Rèn kỹ năng nghe, nói môn làm văn lớp 2

17 695 1
Rèn kỹ năng nghe, nói môn làm văn lớp 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG NGHE, NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2 QUA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN Người thực hiện : Lê Thị Loan Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Lam Sơn - Thọ Xuân Môn : Tiếng Việt A/ ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã chủ trương đổi mới chương trình tiểu học theo các mục tiêu: Tiếp tục tăng cường thực hiện giáo dục toàn diện (Đức - Trí - Thể - Mỹ và các kỹ năng cơ bản), đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa các lĩnh vực học tập và giáo dục ở nhà trường tiểu học. Đứng trước thực trạng đó, yêu cầu đối với nhà giáo dục phải đào tạo con người toàn diện, trong đó tiếng mẹ đẻ (tiếng phổ thông) là một trong những điều kiện tiên quyết giúp học sinh nắm bắt được tri thức một cách dễ dàng. Để giúp học sinh nghe, nói, đọc, viết đúng tiếng phổ thông trước hết người giáo viên cần phải hiểu và nắm vững thuật ngữ "chính tả" được hiểu theo nghĩa gốc là "phép tính đúng" hoặc "lối viết hợp chuẩn". Chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết, được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó làm phương tiện thuận lợi cho việc giao tiếp bằng chữ viết đảm bảo cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, một sự quy định có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, nó không cho phép vận dụng quy tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân. 1 Một ngôn ngữ văn hóa không thể không có chính tả thống nhất. Chính tả thống nhất là một trong những biểu hiện của trình độ văn hóa phát triển của một dân tộc. Phân môn Chính tả trong nhà trường giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt. Vì vậy, phân môn Chính tả có vị trí đặc biệt quan trọng, nhằm thực hiện mục tiêu của môn Tiếng Việt là rèn và phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh, trong đó có năng lực chữ viết. Hơn nữa, rèn cho các em viết đúng, viết đẹp đồng nghĩa với việc rèn luyện tính cẩn thận, tính khoa học trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó, giúp các em học tốt hơn ở các môn học khác nhằm phát triển toàn diện cho học sinh. Trong những năm gần đây, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thanh Hoá, Phòng Giáo dục Thọ Xuân, các nhà trường Tiểu học luôn quan tâm đến chữ viết của cả giáo viên và học sinh. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua các phong trào thi "Viết chữ đẹp" cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh. Đây là một hình thức để tuyên truyền sâu rộng cho toàn dân trong việc giáo dục con em viết chữ đẹp và là một dịp để cả giáo viên và học sinh nhận thức đúng đắn hơn nữa về tầm quan trọng của chữ viết. Viết đẹp không phải chỉ đẹp về hình thức mà còn đúng cả về luật chính tả. Vì vậy, những lý do trên đã thôi thúc tôi tìm tòi một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả. II. THỰC TRẠNG CẦN CẢI TIẾN Hiện nay, tình hình viết của học sinh còn chưa đẹp, thậm chí còn sai rất nhiều lỗi chính tả. Vấn đề này có thể do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu là do học sinh bị ảnh hưởng phương ngữ (chưa nói chuẩn theo tiếng phổ thông). Hơn nữa, khả năng ghi nhớ luật chính tả của học sinh còn chưa sâu nên rất lúng túng trong việc viết chính tả. Mặt khác, do các em nắm kiến thức về chính âm chưa tốt. Điều kiện gia đình các em làm nông nghiệp, thương nghiệp, công nhân viên chức nên bố mẹ suốt ngày bận rộn với công việc, ít có thời gian dạy dỗ con 2 cái. Sách tham khảo gần như không có. Phần nữa là ý thức học tập của các em còn hạn chế, không đồng bộ Do đó, ngay sau khi nhận lớp, tôi đã tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng lớp phụ trách. Qua bài khảo sát của học sinh đầu năm ở lớp 2A với sĩ số là 30 em, tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau: * Bài viết của học sinh đầu năm: TT Xếp loại SL Tỷ lệ (%) 1 Loại A 10 33 2 Loại B 11 36 3 Loại C 9 31 Học sinh có chữ viết xếp loại B và loại C gồm có 20 em, các em thường sai một số lỗi chính tả phổ biến như sau: Lỗi về phụ âm Lỗi về vần Lỗi về dấu thanh Lỗi về cỡ chữ, thế chữ Lỗi về khoảng cách giữa các chữ, trình bày SL % SL % SL % SL % SL % 5 17 2 7 3 10 5 17 3 10 Từ thực tế trên cho thấy các em còn mắc lỗi nhiều. Bản thân rất băn khoăn trước kết quả trên. Quan tâm đến chữ viết của học sinh, giúp các em viết đúng, viết đẹp là một việc làm hết sức cần thiết của mỗi giáo viên đứng lớp nói riêng. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả". Mong muốn góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Giáo viên tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp và phân loại học sinh theo tiêu chí chữ viết. 2. Giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học môn Tiếng Việt. 3. Giúp học sinh nắm vững kiến thức Tiếng Việt (hiểu nghĩa từ, ghi nhớ luật chính tả để viết đúng). 4. Luyện cho học sinh phát âm chuẩn (nói tiếng phổ thông) trong các môn học và ở mọi tình huống giao tiếp. 3 5. Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính khoa học, tính thẩm mỹ. 6. Tăng cường khâu chấm chữa bài, đánh giá đúng chất lượng học sinh, tạo hứng thú thi đua trong học tập. 7. Kết hợp với phụ huynh, đồng nghiệp để phối hợp rèn luyện cho học sinh viết đúng chính tả. II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Giáo viên tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp và phân loại học sinh theo tiêu chí chữ viết Tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp và phân loại học sinh là một việc làm tiên quyết, quan trọng không thể thiếu đối với bất cứ giáo viên chủ nhiệm nào khi bắt đầu nhận lớp. Thông qua việc tìm hiểu, tôi nắm bắt được hoàn cảnh, tâm sinh lý của từng em, từ đó đưa ra các biện pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng. Những em viết đúng, đẹp được xếp loại A; những em viết chưa đẹp lắm, sai ít lỗi chính tả được xếp loại B; những em viết còn xấu, sai nhiều lỗi được xếp loại C. Từ việc phân loại học sinh tôi sắp xếp được chỗ ngồi hợp lý, em có chữ viết chưa đẹp được ngồi cạnh em có chữ viết đúng, đẹp để học hỏi bạn. Tôi quy định các điều kiện cần có như vở 5 ô li, không viết bút bi, kh¨n kª, Đồng thời quan tâm đến từng đối tượng, nhất là những em mắc nhiều lỗi chính tả. Đây là việc làm tiên quyết, là cơ sở để tôi tiếp tục tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả. 2. Giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học môn Tiếng Việt "Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là hình thành cho học sinh 4 kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết", "Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt là cách thức làm việc của thầy giáo và học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng Tiếng Việt". Chính vì thế tôi luôn tâm niệm rằng: có thầy giỏi thì mới có trò giỏi. Để giúp học sinh viết đúng chính tả thì trước hết đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững kiến thức về Tiếng Việt, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học môn Tiếng Việt. Vì chỉ khi hiểu rõ được bản chất của chính tả, chính âm, ngữ nghĩa 4 của Tiếng Việt thì người giáo viên mới lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp, tìm tòi con đường tối ưu nhất để giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng nhất, hứng thú nhất. Hơn thế nữa, ở mỗi bài học tôi luôn xác định kiến thức trọng tâm học sinh cần đạt là gì, đặt ra các tình huống sư phạm và cách giải quyết, hình thức tổ chức ra sao. Ngoài việc trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi còn tự học, tự bồi dưỡng qua sách báo, các tài liệu tham khảo, cập nhật những kiến thức và thông tin bổ ích nhằm tăng thêm hiểu biết của bản thân. Vì vậy, để giúp học sinh viết đúng chính tả thì việc nắm vững mục tiêu, nội dung, kiến thức, phương pháp dạy học môn Tiếng Việt là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với người giáo viên tiểu học. 3. Giúp học sinh nắm vững kiến thức Tiếng Việt (hiểu nghĩa từ, ghi nhớ luật chính tả để viết đúng) Trước hết, tôi nghiên cứu tìm tòi để lựa chọn các phương pháp dạy học tối ưu và hình thành tổ chức dạy học phong phú, phù hợp với nội dung và đối tượng để giúp học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng Tiếng Việt, hiểu nghĩa từ và ghi nhớ luật chính tả, viết đúng chính tả, tôi luyện cho các em viết đúng chữ ghi âm đầu: c/k; g/gh; ng/ngh (có quy tắc) và bất quy tắc, phân biệt r/d/gi; ch/tr; s/x. Luyện viết đúng chữ ghi tiếng có vần khó. Luyện viết đúng dấu ghi thanh hỏi/ thanh ngã. Cụ thể như sau: 3.1. Luyện viết đúng chữ ghi phụ âm đầu 3.1.1. Phân biệt c/k, g/gh, ng/ngh Để giúp học sinh viết đúng một số chữ ghi phụ âm đầu dễ lẫn này, trong mỗi giờ chính tả tôi kết hợp nhiều phương pháp dạy học một cách linh hoạt. Chẳng hạn, với phương pháp trực tiếp, tôi cho học sinh nghe, đọc, nhận xét các chữ viết đúng bằng mắt, tập viết vài lần chữ khó vào bảng con cho quen tay. Bước đầu tôi đọc toàn bài, sau đọc từng câu, từng cụm từ, chú ý nhấn mạnh những tiếng khó để học sinh dễ phân biệt. Tiếp theo tôi đặt câu hỏi bằng phương pháp gợi mở vấn đáp để giúp các em nhận ra những chữ ghi tiếng, từ các em hay viết sai. Sau đó tôi cho một số em nhắc lại một số luật chính tả các em đã được học. 5 Như trước e, ê và i (âm cờ) được viết bằng chữ k (ca). Ví dụ: kể, kẻ Hoặc trước e, ê và i âm gờ viết bằng chữ gh (gh ghép) hay ngờ viết bằng ngh (ngờ ghép). Ví dụ: ghế, ghé nghỉ, nghé Sau khi các em nhắc lại được một số luật chính tả thì cho các em được luyện viết nhiều lần trên bảng con để các em nhớ. Ngoài ra tôi còn tổ chức trò chơi "tiếp sức" thông qua các bài tập dạng tìm các chữ bắt đầu bằng c, các chữ bắt đầu bằng k. Chữ bắt đầu bằng c Chữ bắt đầu bằng k Con cá, cò, cầm kĩ, kể, kê Chữ bắt đầu bằng g Chữ bắt đầu bằng gh Gọn gàng, gà, gói Ghi, ghé, ghế Chữ bắt đầu bằng ng Chữ bắt đầu bằng ngh Ngân nga, ngủ, ngọn Nghi, nghé, nghề Thông qua trò chơi, các em được "học mà chơi, chơi mà học", tạo sự hứng thú học tập. Đồng thời giúp các em ghi nhớ quy tắc chính tả Tiếng Việt một cách tự nhiên, không gò ép mà lại khắc sâu hơn. 3.1.2. Phân biệt r/d/gi; s/x; tr/ch Trong những giờ chính tả có phần luyện tập r/d/gi đa số các em khó phân biệt khi nào viết r, d, hay gi. Vì vậy với bài tập so sánh trên tôi cho các em phân biệt bằng nhiÒu cách như sau: 1/ Cho học sinh đọc kỹ đoạn văn, tìm ra những tiếng từ có phụ âm đầu r/d/gi có trong bài. - Học sinh tìm được là: rụt rè, giỗ, giỏi, dỗ, dành 2/ Cho học sinh viết bảng con (nhận xét, giảng giải cách viết) phát âm, giải nghĩa từ, tìm từ có tiếng đó. Chẳng hạn: với tiếng "giỗ". 6 Học sinh viết bảng con, giáo viên nhận xét và giảng cách viết. gi + ô + dấu ngã = giỗ. + Phát âm (giáo viên làm mẫu gọi 1, 2 học sinh phát âm lại). + Giải nghĩa (giáo viên có thể gợi ý cho học sinh giải nghĩa). + Học sinh tìm chữ ghi từ có tiếng "giỗ", "dỗ", ăn giỗ, dỗ dành 3/ Cho học sinh phân biệt r/ d/ gi bằng cách tìm các từ có âm r, d, gi, kết hợp với vần thích hợp. Gợi ý cho học sinh tìm từ bằng cách dùng câu hỏi gợi ý. Em tìm chữ ghi tõ có tiếng "dỗ", "giỗ". Học sinh tìm đến đâu tôi ghi lên bảng đến đấy. Dù sử dụng phương pháp nào đi nữa, tôi đều theo dõi, quan tâm uốn nắn từng em. Những em viết sai chữ có âm đầu là s/ x thường cho các em phát âm sai. Khi dạy, tôi phát âm mẫu cho các em nghe. Phát âm s n©ng lưỡi, đầu lưỡi chạm ngạc phía trên. Còn âm x khi đọc lưỡi thẳng, đầu lưỡi đưa ra phía ngoài, luồng hơi thẳng ra ngoài. Sau đó tôi cho cả lớp phát âm lại nhiều lần cho đúng, viết bảng con theo sự phát âm của cô như: Thi viết đúng, cô đọc "xanh", cả lớp viết vào bảng con, bạn nào viết sai bị đứng lên phát âm lại 10 lần hoặc một số từ có tiếng khác như: "mùa xuân", "sương sớm" Để phân biệt được s/ x tôi đưa ra cho các em nhiều dạng bài tập như dạng câu đố giúp học sinh học tập sôi nổi hơn. Từ đó các em làm quen và biết cách dùng đúng khi viết chính tả. Ví dụ: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hay x có nghĩa như sau: - Cùng nghĩa với chăm chỉ (siêng năng). - Trái nghĩa với gần (xa). - Nước chảy rất mạnh và nhanh (xiết). Với những dạng bài tập trên tôi tổ chức cho các em trao đổi theo nhóm. Sau đó, đại diện nhóm lên thực hiện, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên chốt lại lời giải đúng, tuyên dương những nhóm làm đúng. Để giúp học sinh lớp tôi viết đúng chính tả, cũng như phân biệt được các phụ âm đầu, tôi thường linh hoạt khi dạy chính tả. Các bài tập trong sách giáo khoa 7 được đưa ra phân biệt l/n hoặc in/inh. Nhưng học sinh lớp tôi không nói sai và không viết sai l/n hoặc in/inh nên tôi chủ động thay bài tập này bằng bài tập phân ch/tr hoặc s/x cho các em được luyện đọc, luyện viết nhiều và từ việc hiểu nghĩa của từ học sinh dễ nhớ và viết đúng chính tả. Hoặc khi dạy chính tả tiết 5 - tuần 3, ở phần luyện tập tôi chọn bài tập 3a (bài lựa chọn) giúp các em làm quen với cách phân biệt ch/tr qua các dạng bài tập. Bài tập: Hãy chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ? a) (Chở, trở): chuyện, che b) (Trắng, chăm): tinh, chỉ. Trước khi làm bài tôi cho 2 đến 3 em đọc to nội dung yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm. Sau khi học sinh hiểu được nội dung, yêu cầu bài tập, tôi tiến hành tổ chức các hình thức tập luyện như sau: Giáo viên phát ba băng giấy cho 3 em học sinh thi làm bài tại chỗ. Cả lớp làm bài trên giấy nháp. Mỗi em làm bài xong (trên băng giấy) dán bài lên bảng, đọc kết quả. Cả lớp và giáo viên nhận xét về nội dung lời giải, phát âm, kết luận bài làm đúng. Bạn nào mà làm đúng, viết đẹp, nhanh nhất là thắng cuộc. Cả lớp và giáo viên nhận xét, sửa lỗi bài làm trên bảng lớp được dán. - trò chuyện, che chở. - trắng tinh, chăm chỉ. Những em thắng cuộc được tôi khen ngợi và cả lớp thưởng một tràng vỗ tay khuyến khích. Với việc dạy phân biệt r/d/gi; s/x; tr/ch các em hay nói sai và dẫn đến viết sai, nên tôi luôn luyện cho các em như các hình thức luyện tập nói trên. Khi dạy chính tả, trước khi viết bài tôi luôn coi trọng việc tìm luyện viết chữ khó (chữ các em hay viết sai) trong bài. Đối với bước luyện viết từ khó này, ở tiết dạy nào tôi cũng thực hiện và trước hết cho các em tìm trong đoạn bài viết những từ nào em thấy khó viết, học sinh nêu ra trước lớp sau đó giáo viên cho các em được 8 luyện viết trên bảng con và gọi vài em lần lượt lên bảng viết, học sinh và giáo viên nhận xét đúng, sai. Ngoài ra tôi còn khuyến khích các em ở hoàn cảnh giao tiếp nào các em cũng chú ý luyện phát âm chuẩn. Song song với việc phân biệt phụ âm đầu, tôi luyện cho các em viết đúng các vần khó trong các tiếng từ. 3.2. Luyện viết đúng chữ ghi tiếng có vần khó Trong quá trình viết các em thường gặp phải những chữ ghi tiếng, từ có vần khó (uyu, uôn, oang, uyết ) một số chữ ghi tiếng có vần dễ lẫn (oe/ eo/, oa/ ao ) một số từ ghi từ khó "thuở nào" trong bài "Gọi bạn", "loay hoay" trong bài "Chiếc bút mực" , "quẫy té nước" trong bài "Quà của bố", "hí hoáy" trong bài "Cậu bé và cây si già" Để rèn viết đúng các lỗi này, trước khi viết bài tôi cho học sinh phân biệt từng tiếng, cho học sinh nhận xét và thống nhất cách viết. th + uơ + thanh hỏi = thuở l + oay + thanh không = loay Vần khó nên khi phân tích, tôi chú ý nhấn giọng vào phần vần, sau đó cho học sinh viết bảng con, lớp nhận xét, sửa sai. Với những bài viết có ít vần khó tôi có thể lấy thêm một số tiếng có vần khó đó, đọc cho học sinh viết, để khắc sâu vần cần chú ý. Trong các tiết chính tả tôi thường chọn các dạng bài tập khác nhau cho các em được làm nhiều, luyện viết nhiều để các em nhớ cách viết đúng. 3.3. Luyện viết đúng dấu thanh hỏi/ thanh ngã Trên cơ sở tìm hiểu về đặc điểm phát âm của học sinh địa phương, tôi nhận thấy phần lớn các em phát âm các tiếng có thanh huyền, thanh sắc, nặng và thanh không tương đối chuẩn. Riêng các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã, các em thường phát âm chưa chuẩn. - Ví dụ: "Xin lỗi" các em thường phát âm sai là "xin lổi". - Hay: "bài giải" các em thường phát âm sai là "bài gi·i". 9 Trước tình hình đó, khi gặp bài chính tả lựa chọn chưa sát với yêu cầu luyện tập về chính tả của học sinh lớp dạy, tôi mạnh dạn tự soạn bài tập cho phù hợp và có tác dụng thiết thực, trao đổi trong chuyên môn để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất giúp học sinh luyện tập phân biệt hỏi/ngã đạt kết quả tốt. Trước hết tôi lựa chọn bài tập từ dễ đến khó, chú ý đảm bảo tính "vừa sức" đối với học sinh lớp 2. - Từ dạng bài tập đơn giản như: Điền vào chỗ trống nghỉ hoặc nghĩ: học; lo: ; ngơi: ; ngẫm - Đến dạng bài tập khó hơn như: Điền vào chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã. Làng tôi có luy tre xanh Có sông Tô Lịch chay quanh xóm làng Trên bề, vai, nhan hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. - Với các dạng bài tập trên, trước tên tôi cho 2, 3 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi. - Sau khi học sinh hiểu được nội dung yêu cầu, tôi tổ chức cho các em thảo luận nhóm đôi để được trao đổi, bày tỏ ý kiến với bạn. Đồng thời tự phát âm và nghe được bạn phát âm các tiếng cần luyện, giúp đỡ nhau pháp âm đúng. - Các em ghi kết quả thảo luận vào băng giấy. Sau đó tôi gọi một vài nhóm lên dán bằng giấy trên bảng lớp. - Cả lớp và giáo viên nhận xét bài làm của các nhóm bạn và sửa sai (nếu có). - Đáp án đúng như sau: "nghỉ học; lo nghĩ; nghỉ ngơi; ngẫm nghĩ". Làng tôi có lũy tre xanh Có sông Tô Lịch chạy quanh xóm làng Trên bề, vải, nhãn hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. Tiếp theo tôi tổ chức cho các em luyện cách phát âm trước lớp. Đồng thời giải nghĩa một số từ mới, khó hiểu. Ví dụ như: "ngẫm nghĩ" (suy nghĩ kỹ). 10 [...]... sinh lớp tôi không chỉ viết đúng, viết đẹp và còn nói đúng tiếng phổ thông Những kết quả các em đạt được chính là sự thành công lớn của tôi và một động lực giúp tôi viết lên sáng kiến: "Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả" * Kết quả cụ thể như sau: STT Xếp loại SL (em) Tỉ lệ (%) 1 Loại A 21 70 2 Loại B 9 30 3 Loại C 0 0 2 Bài học kinh nghiệm Muốn đạt được kết quả "giúp học sinh lớp. .. giúp cho các em phát triển lời nói, sau một thời gian không lâu, học sinh lớp tôi đã phát âm tương đối chuẩn theo tiếng phổ thông Tôi còn tìm thêm những tài liệu hấp dẫn để sử dụng trong giờ ngoại khoá, có những bài tập thú vị gắn liền với chủ đề đang được dạy học trên lớp nhằm nâng cao kỹ năng phát âm chuẩn trong các tình huống giao tiếp để học sinh viết đúng chính tả 5 Rèn luyện cho học sinh tính cẩn... thường) Nhóm 1: Nhóm chữ cao 1 li (đơn vị) như: i; e; ê; n; m Nhóm 2: Nhóm chữ cao 1 ,25 li (đơn vị) như chữ: r, s Nhóm 2: Nhóm chữ cao 1,5li (đơn vị) như chữ t Nhóm 3: Nhóm chữ cao 2, 5 li (đơn vị) như chữ h, l, b, k, y, g Khi học sinh học thuộc các độ cao của các chữ cái trên, tôi tiến hành hướng dẫn viết trên c¸c ®êng kÎ, dòng kẻ bảng lớp Trong khi viết, giáo viên nhắc nhở các em: Muốn viết đẹp thì trước... thị Sau đó giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát và làm theo tư thế ngồi viết ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực xuống bàn Đầu hơi cúi, mắt các vở khoảng 20 - 25 cm Tay phải cầm bút, tay trái đặt phía dưới bên trái quyển vở, giữ mép vở khi viết không bị xê dịch, quyển vở được để hơi chếch về phía tay trái Hai chân để thẳng, vuông góc Sau đó, tôi hướng dẫn cho các em cách cầm 12 bút sao cho dễ viết,... bút sao cho dễ viết, không cao quá khó viết và không thấp quá làm mực vào tay làm bẩn bài viết Khi hướng dẫn tỉ mỉ tôi khuyến khích cho các em thực hiện, bạn nào ngồi đúng nhất được cô tuyên dương trước lớp Không chỉ trong giờ dạy chính tả mà các tiết học khác, tôi luôn nhắc nhở các em để các em nhớ và ngồi đúng tạo thói quen cho học sinh Để rèn học sinh tính khoa học tôi hướng dẫn các em các cách nhớ... sinh viết đẹp thì người giáo viên hiểu rằng rèn nề nếp tác phong cho học sinh khi viết là rèn tính cẩn thận cho các em Từ thế ngồi viết của học sinh là cái quan trọng đầu tiên giúp học sinh có nét chữ đẹp Ngay từ buổi đầu vào lớp, tôi chú ý ngay đến tư thế ngồi viết của từng em Nhiều em khi viết, mắt vẫn cúi xuống bàn, hay cầm bút quá thấp nên mực hay ra tay làm bẩn vở Để giúp những em này biết ngồi... để các em viết đẹp theo Khi các em đã viết đúng kích cỡ, tôi tập cho các em viết nhanh dần đúng tốc độ viết đối với học sinh lớp 2 Ngoài những việc luyện viết chữ đẹp ở tiết chính tả tôi luôn quan tâm nhắc nhở các em cần phải viết đúng, nắn chữ ở những tiết học khác như tập làm văn, 13 tập viết và tóm lại cứ đặt bút viết là các em phải viết cẩn thận đẹp như đang trong giờ luyện viết vậy, thì dần dần... viên, khuyến khích tôi càng hăng say thực hiện mong muốn của mình 7 Kết hợp với phụ huynh để phối hợp rèn luyện cho học sinh viết đúng chính tả Ngoài việc rèn chữ viết cho học sinh ở lớp, tôi còn gặp gỡ phụ huynh để trao đổi về tầm quan trọng của chữ viết, thông báo về tình hình học tập và đặc biệt là khả năng chữ viết của con em Từ đó giúp phụ huynh có kế hoạch kèm cặp bảo ban thêm cho các em học ở nhà... pháp và hình thức tổ chức dạy học như trên, tôi luôn chú ý luyện chính tả cho các em ở tất cả các môn học Tôi còn khuyến khích cho các em trong giao tiếp hằng ngày, khi nói các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã các em chú ý luyện phát âm chuẩn 4 Luyện cho học sinh phát âm chuẩn (nói tiếng phổ thông) trong các môn học và ở mọi tình huống giao tiếp Để viết đúng chính tả thì học sinh không chỉ có kiến thức... từ, ghi nhớ luật chính tả để viết đúng) Thứ tư là khuyến khích học sinh luyện phát âm chuẩn (nói tiếng phổ thông) trong các môn học và ở mọi tình huống giao tiếp Tạo phong trào thi đua, tự sửa sai và giúp bạn sửa sai do phương ngữ Bởi vì chỉ khi nói đúng thì học sinh mới viết đúng chính tả Thứ năm là góp phần rèn luyện cho các em những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tính khoa học, óc thẩm mỹ, . NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG NGHE, NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2 QUA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN Người thực hiện : Lê Thị Loan Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Lam Sơn - Thọ Xuân Môn. Việt "Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là hình thành cho học sinh 4 kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết", "Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt là cách thức làm việc của thầy giáo. viết đúng, viết đẹp là một việc làm hết sức cần thiết của mỗi giáo viên đứng lớp nói riêng. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả".

Ngày đăng: 22/11/2014, 12:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan