Tiểu luận Triết học Sự ra đời của Triết học Mác là bước ngoặc cách mạng trong lịch sử Triết học

17 644 0
Tiểu luận Triết học Sự ra đời của Triết học Mác là bước ngoặc cách mạng trong lịch sử Triết học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Triết học Sự ra đời của Triết học Mác là bước ngoặc cách mạng trong lịch sử Triết học

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC   TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ BƯỚC NGOẶT CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC Giáo viên hướng dẫn : TS. BÙI VĂN MƯA Sinh viên thực hiện : TRẦN VĂN TRUNG Số thứ tự : 05 Lớp : ĐÊM 5 khóa : K20 TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012 2 MỤC LỤC Mở đầu 1 Chương 1: Hoàn cảnh ra đời của triết học Mác. 1.1 Tiền đề, điều kiện ra đời của triết học Mác 2 1.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội 2 1.1.2 Tiền đề lý luận 3 1.1.3 Tiền đề khoa học tự nhiên 4 1.2 Những giai đoạn chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác- Lênin 4 1.2.1 Giai đoạn Mác – Angghen 4 Chương 2: Sự ra đời của triết học Mác là “bước ngoặt cách mạng” trong lịch sử triết học. 2.1 Sụ thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng 9 2.2 Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử 11 2.3 Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn 12 2.4 Thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng 12 2.5 Xác định mối quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể 13 Kết luận……………………………………………………………………………14 LỜI MỞ ĐẦU Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng hoàn chỉnh, là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc 3 đấu tranh để nhận thức và cải tạo thế giới. Hiện nay, cuộc đấu tranh tư tưởng và thực tiễn mới xây dựng đất nước đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu và nhận thức lại những giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có việc nghiên cứu và quán triệt những nguyên lý cơ bản của triết học duy vật biện chứng, để phát triển và vận dụng học thuyết cách mạng vào khoa học đó một cách sáng tạo trong hoạt động thực tiễn. Vì vậy, việc khôi phục và bảo vệ những giá trị của triết học mácxít cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác - Lênin, khẳng định vị trí và vai trò của triết học mácxít trong lịch sử triết học cũng như trong cuộc sống, trở thành một nhiệm vụ bức thiết. Trong bài tiểu luận ngắn này em xin trình bày một cách ngắn gọn và sơ lược quá trình hình thành và ra đời của triết học duy vật biện chứng mácxít: “Sự ra đời của triết học Mác là bước ngoặt cách mạng trong lịch sử Triết học”. Vì thời gian và trình độ có hạn, bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự chỉ bảo của các thầy và những ai quan tâm đến vấn đề này. 4 CHƯƠNG 1 HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Sự ra đời của triết học Mác không phải là ngẫu nhiên mà là sự kết tinh có tính quy luật của sự phát triển của lịch sử tư tưởng triết học nhân loại và trên cơ sở các điều kiện kinh tế- xã hội cũng như trình độ phát triển của khoa học tự nhiên ở thế kỉ XIX. 1.1 Tiền đề, điều kiện ra đời của triết học Mác. 1.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội. Giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh ở các nước Tây Âu, nhất là ở Anh, Pháp và một phần ở Đức. Vượt qua thời kì phong kiến, sự phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã chứng minh tính ưu việt của nó so với các chế độ xã hội khác trong lịch sử. Triết học Mác ( chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa vật lịch sử) là bộ phận cấu thành đồng thời là cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác, là chìa khoá để giải thích trên cơ sở khoa học quá trình phát triển của tư tưởng nhân loại. Trong thời kỳ này, phong trào của giai cấp vô sản đã phát triển mạnh mẽ. Cuộc đầu tranh của giai cấp vô sản ở nhiều nơi đã trở thành các cuộc khởi nghĩa với những yêu sách giai cấp rõ ràng. Cuộc khởi nghĩa của công nhân Liông (Pháp) năm 1831 và năm 1834, cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở Xilêdi (Đức) năm 1834 và phong trào Hiến chương ở Anh vào cuối những năm 30 đầu những năm 40 của thế kỷ XIX đã thu hút được sự chú ý của các đại biểu tiên tiến của các tầng lớp tri thức tư sản tiến bộ, trước hết là C. Mác và Ph.Ăngghen tới vấn đề nguyên nhân, bản chất của các cuộc đấu tranh giai cấp - xã hội và những triển vọng của các cuộc đấu tranh giai cấp ấy. Rõ ràng những cuộc đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến ở châu Âu những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX là nhân tố khách quan chứng tỏ rằng đã có những tiền đề xã hội - giai cấp và những điều kiện để xuất hiện chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, là chứng cứ để nói rằng nhu cầu xã hội đã chín muồi để xuất hiện một thế giới quan triết học mới - triết học mácxít. 5 Mặt khác lý luận chủ nghiã xã hội không tưởng của Xanh Ximong, Phuriê , Về bản chất, không đáp ứng được yêu cầu, lợi ích và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Chỉ có triết học Mác ra đời mới đáp ứng được nhu cầu là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản cũng như giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của triết học Mác, bởi vì chỉ có triết học Mác mới có khảo năng cải tạo chủ nghĩa xã hội không tưởng thành chủ nghĩa xã hội khoa học 1.1.2 Tiền đề lý luận. Tiên đề về lý luận của triết học Mác là biểu hiện quá trình tiếp nhận, trên tinh thần phê phán những giá trị nổi bật trong triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. Sự ra đời của triết học Mác không phải là hiện tượng biệt lập, tách rời lịch sử nhân loại, mà là kết quả của toàn bộ quá trình đó. Một trong những đại biểu lớn nhất của triết học cổ điển Đức là Phoiơbắc. Ông là nhà triết học duy vật, chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc là chủ nghĩa duy vật nhân bản. Ông coi con người với tư cách là một thực thể của tự nhiên- là đối tượng nghiên cứu của triết học. C.Mác và Ăngghen đã đánh giá cao chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc nhưng đồng thời cũng phê phán tư duy siêu hình và duy tâm về lịch sủ của ông .Chính C.Mác và Ăngghen là những người nhận thức một cách chính xác đóng góp và hạn chế của Phoiơbắc, làm tiền đề cho sự hình thành và phát triển của thế giới quan duy vật biện chứng của mình. Xét trong tiến trình phát triển của lịch sử triết học, sự ra đời cuả triết học Mác còn là sự tiếp nhận tinh thần phê phán tinh hoa của lịch sử triết học nhân loại. Những học thuyết đó là những đỉnh cao của sự phát triển tư tưởng lý luận xã hội của loài người trong tại kỳ trước Mác. Sự phát triển hơn nữa về kinh tế chính trị học, lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học và triết học chỉ có thể có được với sự ra đời của phép biện chứng duy vật. Song rõ ràng, những thành tựu đã đạt tới của nhân loại lại là những tiền đề lý luận tất yếu về mặt lịch sử; và là nguồn góc của chủ nghĩa Mác nói chung và của triết học mácxít nói riêng. 6 1.1.3 Tiền đề khoa học tự nhiên. Sự phát triển mạnh mẽ của hoa học tự nhiên, nhất là trên lĩnh vực vật lý học và sinh học đã làm thay đổi quan niệm siêu hình về thế giới tự nhiên; đồng thời khẳng định tính biện chứng khách quan của mọi quá trình trong sự vận động và phát triển của thế giới. Khoa học tự nhiên mang tính chất lý luận trong giai đoạn này là tiền đề cho sự ra đời của triết học Mác; cũng như những khái quát của triết học Mác đặt cơ sở về thế giới quan và phương pháp luận cho các lĩnh vực khoa học cụ thể trong việc nhận thức thế giới khách quan. Chủ nghĩa Mác ra đời trong bối cảnh ấy và nó là sản phẩm mang tính quy luật của khoa học và triết học mà nhân loại đã đạt tới, nó được hình thành như là kết quả của các phát hiện của Mác và Ăngghen về những quy luật chung nhất của sự phát triển thế giới. Chủ nghĩa Mác do Mác và Ăngghen sáng lập là một học thuyết thống nhất, hoàn chỉnh, gồm ba bộ phận cấu thành: triết học mácxít, kinh tế chính trị học mácxít và chủ nghĩa xã hội khoa học. Sự hình thành thế giới quan duy vật của Mác và Ăngghen cũng đồng thời là quá trình nghiên cứu những cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng của các ông diễn ra trong nửa đầu của những năm 40 thế kỷ XIX dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào công nhân và những phát minh về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, trong quá trình đấu tranh chống phép biện chứng duy tâm của Hêghen và phê phán chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phoiơbắc. 1.2 Những giai đoạn chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác-Lênin. 1.2.1 Giai đoạn Mác- Angghen Các Mác sinh ngày 5 - 5 - 1818 tại Tơria, vùng Ranh của nước Đức. Ngay từ lúc còn học trung học, Mác đã thể hiện là một thanh niên tài năng, biết gắn hạnh phúc của mình với hạnh phúc của mọi người. Trong quá trình học tập, nghiên cứu ở Đại học Bon và Béclin, Mác rất khao khát học tập, nghiên cứu triết học, vì theo ông, không có triết học thì không thể xâm nhập được vào sự vật. Mác say sưa đọc các tác phẩm của Căng, Vônte, Rútxô và 7 đặc biệt là của Hêghen. Càng nghiên cứu triết học, Mác càng khao khát tìm câu trả lời về các vấn đề có ý nghĩa của con đường lịch sử loài người. Và ở Hêghen. Nét nổi bật nhất của Mác nhận thấy ở Hêghen là phương pháp tư duy của ông, là phép biện chứng và tư tưởng phát triển. Phép biện chứng Hêghen vạch rõ rằng các trạng thái của lịch sử chỉ là những bước phát triển nhất thời, chỉ là những giai đoạn trong tiến trình phát triển vô tận từ thấp đến cao của xã hội loài người. Cái mà hôm qua vẫn còn tồn tại một cách hợp lý, thì hôm nay lại đang tiêu vong, thay vào đó là một hiện thực mới, cao hơn, đi vào lịch sử xã hội loài người. Nhưng Hêghen là nhà duy tâm. Ông đã coi cơ sở của mọi cái hiện tồn là sự phát triển của “ý niệm tuyệt đối” của cái “tinh thần thế giới”. Ý niệm tuyệt đối của Hêghen như ông đã khẳng định - đã đạt tới điểm cuối cùng của nó, và sẽ đạt tới đỉnh hoàn thiện trong một nhà nước Phổ cải cách và trong một nền quân chủ lập hiến. Như vậy quan điểm đó lại là một quan điểm bảo thủ, trái với phép biện chứng của ông, trái với phương pháp không hề biết đến trạng thái tĩnh và chân lý tuyệt đối. Mâu thuẫn đó phản ánh sự bất đồng trong giai cấp tư sản, là giai cấp muốn thoát khỏi những xiềng xích của chế độ phong kiến, nhưng do sợ hãi nhân dân nên đã tìm cách thoả hiệp với chế độ quân chủ Phổ và giới quý tộc phong kiến. Mặc dù có những mâu thuẫn đó và còn mang tính chất nửa vời; nhưng triết học Hêghen vẫn là một bước tiến lớn trong lịch sử tư duy của con người. Chính vì thế nên Mác chuyển sang nghiên cứu Hêghen, tiếp thu phép biện chứng của Hêghen. Khoảng giữa tháng 4 - 1841 Mác từ Béclin trở về Tơria, dự định xin làm một giảng viên trường Đại học, nhưng không thực hiện được. Giữa lúc đang tìm kiếm một môi trường hoạt động thích hợp thì Mác đọc được một cuốn sách mà suốt thời gian sau đó khiến ông bận tâm rất nhiều - đó là cuốn Bản chất đạo Cơ đốc của Lút vích Phoiơbắc. Mác say sưa với cuốn sách vì ông nhận thấy ở đây xuất hiện một nhà triết học không chỉ phê phán gay gắt hệ tư tưởng tôn giáo của các tầng lớp phong kiến mà còn tiếp tục phát triển một cách có phê phán một số mặt riêng biệt của triết học Hêghen. Trong tác phẩn này, tác giả đã vứt bỏ mọi thứ tôn giáo cũng như toàn bộ chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, coi chúng là trái ngược với bản chất 8 thực sự của thế giới và với phẩm giá con người và thay vào đó bằng chủ nghĩa duy vật triết học. Phoiơbắc tuyên bố rằng, để tồn tại thì thế giới cũng như con người chẳng cần một vị thần hay một “ý niệm tuyệt đối” nào của Hêghen cả. Con người tồn tại được chỉ là nhờ tự nhiên và là một sản phẩm của sự phát triển tự nhiên. Tự nhiên, tồn tại là cái có trước và chúng tồn tại độc lập đối với con người và đối với ý thức của con người. Ngoài con người và tự nhiên ra không còn có cái gì khác, không có thần. Tôn giáo là một sản phẩm của con người. Những nhận thức đó của Phoiơbắc đã đánh tan sự hấp dẫn của chủ nghĩa duy tâm của Hêghen. Những tư tưởng duy vật, vô thần và nhân đạo chủ nghĩa của Ông đã gây ấn tượng mạnh mẽ trong giới tri thức tiến bộ ở Đức. Song chẳng bao lâu, với cách nhìn phê phán, Mác đã bắt đầu nhận thấy những điểm yếu trong học thuyết của Phoiơbắc, trước hết là cái khuyết điểm không coi con người là một thực thể có tính lịch sử và do xã hội quy định. Điều đó đã cản trở Phoiơbắc vận dụng chủ nghĩa duy vật để xem xét xã hội loài người và lịch sử của xã hội loài người. Nhưng ngay cả Mác cũng phải dân dần mới có được những nhận thức ấy. Những năm 1843 đến 1844 là thời kỳ chuyển biến mạnh mẽ của Mác từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa, từ duy tâm sang duy vật biện chứng. Điều đó được thể hiện trong các bài viết của ông đăng trên tờ báo Niên giám Pháp - Đức, đặc biệt là trong lời nói đầu của tác phẩm góp phần phê phán của triết học pháp quyền của Hêghen đăng trong tờ Niên giám trên, số tháng 2 năm 1844 tại Pari. Trong lời nói đầu của tác phẩm này, Mác đã khẳng định: những quan hệ pháp quyền cũng như các hình thức của Nhà nước, không thể hiểu từ bản thân chúng, từ cái gọi là sự phát triển chung của tinh thần con người, mà ngược lại, chúng có nguồn gốc từ những quan hệ vật chất của đời sống. Khi phê phán triết học của Hêghen về mặt Nhà nước và pháp quyền, Mác cũng đồng thời đã thực hiện một thể nghiệm bước đầu đặc biệt có kết quả là mở rộng chủ nghĩa duy vật sang lĩnh vực các hiện tượng xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, ông chỉ ra sức mạnh và hiệu lực của phép biện chứng duy vật là phương pháp tạo ra khả năng phát hiện các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, cho phép 9 giải quyết một cách triệt để những nhiệm vụ nhận thức và cải tạo cách mạng đối với thế giới. Rõ ràng ở đây Mác đã đặt cơ sở cho một thế giới quan mới để nhìn nhận sự vật, khác về chất so với phép biện chứng của Hêghen. Phép biện chứng của Hêghen chỉ là phép biện chứng của ý niệm và ông mới chỉ phỏng đoán phép biện chứng của khái niệm. Ngược lại, đối với Mác, phép biện chứng của khái niệm chỉ là sự phản ánh trong ý thức của con người đối với phép biện chứng của thế giới khách quan C.Mác cũng đã vạch ra bản chất và nguồn gốc của tôn giáo trong mối quan hệ với đời sống hiện thực và nhu cầu tinh thần, tình cảm của con người. Tôn giáo là kết quả của các điều kiện kinh tế- xã hội trong từng thời kì lịch sử. C.Mác viết: “ Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn về hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Đây là luận điểm có ý nghĩa khoa học sâu sắc, làm cơ sở cho việc nhận thức và giải quyết vấn đề tôn giáo trong thực tiễn. Tháng 8 năm 1844, trên đường từ Anh về Đức, Ph.Ăngghen đã gặp Mác tại Pari, thủ đô của Pháp. Hai ông đã có một tình bạn, tình đồng chí vĩ đại và cảm động trong suốt cả cuộc đời để sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác. Trong thời gian Mác ở Pari thì Ăngghen sống và làm việc tại Anh, hoạt động thực tiễn trong phong trào công nhân và nghiên cứu lý luận độc lập với Mác, nhưng cũng đã rút ra những kết luận cơ bản phù hợp với quan điểm của Mác trên các vấn đề về triết học và về chính trị - xã hội. Ph. Ăngghen sinh ngày 28 - 11- 1820 tại Bácmen, thuộc tỉnh Anh. Vốn là con người yêu thích tự do, có tinh thần dân chủ cách mạng, Ăngghen đã kiên trì tự học, hăng hái tham gia hoạt động khoa học và chính trị. Tại Anh ông đã có điều kiện nghiên cứu tình cảnh của giai cấp công nhân, giao thiệp với phái Hiến Chương và bắt đầu nghiên cứu kinh tế chính trị học cổ điển Anh. Những kết quả nghiên cứu về bộ môn này được ông thể hiện trong tác phẩm 10 lược thảo phê phán khoa Kinh tế chính trị đăng trong tờ Niên giám Pháp - Đức số tháng 2 - 1844. Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Ăngghen với Mác diễn ra vào tháng 11 - 1842 khi Mác còn làm biên tập viên cho tờ Nhật báo tỉnh Ranh. Tháng 8 - 1844, trên đường từ Anh về Đức tại Pari đã diễn ra cuộc gặp gỡ thứ hai giữa Mác và Ăngghen. Và từ đó hai ông đã có mối quan hệ bền chặt, gắn bó trong suốt cộc đời, cùng làm việc để sáng tạo lên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sáng tạo ra kinh tế chính trị học mácxít và lý luận của chủ nghĩa cộng sản khoa học. Như vậy, đến đây Mác và Ăngghen đã chuyển biến hoàn toàn từ những người đứng trên lập trường dân chủ cách mạng và duy tâm biện chứng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa và duy vật biện chứng. Quá trình hình thành và phát triển trong thế giới quan của hai ông không phải là quá trình giản đơn mà là một quá trình phức tạp, gắn với sự phát triển của Khoa học và thực tiễn chính trị xã hội. Đó là một quá trình thống nhất hai mặt, vừa cải biến theo chủ nghĩa duy vật cái nội dung hợp lý trong phép biện chứng duy tâm của Hêghen, vừa giải thích theo phép biện chứng cách giải quyết duy vật vấn đề cơ bản của triết học, khắc phục quan điểm siêu hình. Mác và Ăngghen thực sự làm một cuộc cách mạng trong triết học: đồng thời khắc phục phép biện chứng duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình, đặt nền móng cho một thế giới quan triết học hoàn toàn mới, khác về chất so với triết học cũ - đó là triết học duy vật biện chứng mácxít. Trong triết học Mác chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn bó chặt chẽ thống nhất với nhau, quy định lẫn nhau, trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới. Bắt đầu từ đây Mác và Ăngghen bắt tay vào khởi thảo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cùng xây dựng và hoàn thiện các bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác. [...]... SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ “BƯỚC NGOẠT CÁCH MẠNG” TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC Triết học Mác ra đời là một bước ngoặt có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử triết học nhân loại Toàn bộ hệ thống triết học do C .Mác và Ăngghen thực hiện đã chứng minh một cách bản chất và sinh động giá trị lý luận và thực tiễn lớn lao của học thuyết Mác 2.1 Thứ nhất :Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng Trong. .. giữa khoa học với triết học Mác trên con đường nhận thức và cải tạo thế giới 16 KẾT LUẬN Bằng việc trình bày sự ra đời của triết học Mác cùng với bước ngoặt vĩ đại trong triết học, có thể khẳng định :Học thuyết Mác – Lênin là hệ tư tuởng cách mạng nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Học thuyết đó là khối thống nhất vững chắc của ba bộ phận cấu thành là Triết học, Kinh tế chính trị học, chủ... thống triết học khác trong lịch sử 2.3 Thứ ba: Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Triết hoc Mác không chỉ là lý luận khoa học phản ánh bản chất, quy luật của sự vận động và phát triển của thế giới, mà quan trọng hơn, đó là học thuyết nhằm mục đích cải tạo thế giới.Vì vậy sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản của triết học Mác Trong lịch sử các hệ thống triết học. .. chất thì nó có tính phê phán và tính cách mạng 2.5 Thứ năm: Xác định mối quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể Quan niệm truyền thống trong lịch sử triết học trước C .Mác coi : “ triết học là khoa học của mọi khoa học Triết học Mác ra đời đã chấm dứt quan niệm đó, đồng thời xác định tính đúng đối tượng của triết học là nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên , xã hội và tư duy Vì... lý luận và thực tiễn mới được xem là một nguyên tắc cơ bản, chi phối mọi hoạt động 2.4 Thứ tư: Thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng Bản chất khoa học của triết học Mác đã bao hàm tính cách mạng tính khao học càng sâu sắc, càng phản ánh đúng quy luật của sự phát triển thế giới thì tính cách mạng càng cao, càng triệt để Triết học Mác biểu hiện tính cách mạng ở từng bản chất khoa học của học. .. bức đã sống lay lắt từ trước tới nay” Triết học Mác là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản, còn giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của triết học Mác trong cuộc đấu tranh vì xã hội tương lai Tính cách mạng của triết học Mác biểu hiện ở bản chất khoa học và cách mạng của phép biện chứng C .Mác cho rằng : “ Dưới dạng hợp lý của nó, phép biện 15 chứng chỉ đem lại sự giận giữ và kinh hoàng cho cho giai... cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lich sử triết học và phép biện chứng duy vật với tính cách là khoa học về sự phát triển của thế giới tự nhiên, lịch sử xã hội loài người và tư duy 2.2 Thứ hai: Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử Một đặc điểm có ý nghĩa to lớn của cuộc cách mạng trong triết học là mở rộng chue nghĩa duy vật sang xã hội loài người, hình thành nên chủ nghĩa duy vật lịch sử V.I.Lenin... phủ định của phủ định) Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Mác đã công khai tính giai cấp của để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động Trong khi đó các nền triết học trước Mác che dấu lợi ích của nó, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, của một nhóm người thiểu số trong xã hội Tóm lại, phép biện chứng duy vật Mác - xít là kết quả của sự chín muồi về mặt lịch sử của nhận... Mác, kể cả các hệ thống triết học tiến bộ, đều chưa thấy vai trò của thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý, chưa nhận thức hết ý nghĩa thực tiễn cao nhất của triết học là hướng đến phát triển xã hội và giải phóng con người Vì vậy tách rời giữa lý luận và thực tiễn là đặc điểm vốn có của triết học trước Mác Chỉ khi triết học Mác ra đời, vai trò thực tiễn và sự. .. nhận thức khoa học và của thực tiễn xã hội Sự ra đời của nó đáp ứng nhu cầu về mặt lý luận của giai cấp công nhân Giai đoạn mới trong sự phát triển của phép biện chứng gắn với tên tuổi của V.I.Lênin đã vận dụng thành công 13 phép biện chứng Mác- xít trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 Sự phát triển của V.I.Lênin về phép biện chứng duy vật thể hiện trong lý luận cách mạng xã hội

Ngày đăng: 22/11/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan