Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu thái bình dương (crassostrea angulata lamarck, 1819) giai đoạn ấu trùng chữ d đến con giống cấp 2 (15 mm)

61 514 0
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu thái bình dương (crassostrea angulata lamarck, 1819) giai đoạn ấu trùng chữ d đến con giống cấp 2 (15 mm)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI oOo PHẠM THỊ HIỀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA HẦU THÁI BÌNH DƯƠNG (Crassostrea angulata Lamarck, 1819) GIAI ĐỌAN ẤU TRÙNG CHỮ D ĐẾN CON GIỐNG CẤP 2 (15mm) LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã số: 60.62.70 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Xuân Thu HÀ NỘI – 2012 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Phạm Thị Hiền Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… ii LỜI CẢM ƠN! Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS. Nguyễn Thị Xuân Thu, người thầy đã tận tình định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Ban lãnh đạo và Phòng Hợp tác Quốc tế và Đào tạo-Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học này. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo cùng các cán bộ, nhân viên Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Bắc đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi một phần kinh phí để hoàn thành luận văn này. Lời cảm ơn chân thành xin gửi tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã giúp đỡ và động viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống. Hà Nội, tháng 5 năm 2012 Tác giả Phạm Thị Hiền Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các từ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình vii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Một số đặc điểm sinh học của hầu 3 2.1.1. Hệ thống phân loại và đặc điểm hình thái bên ngoài 3 2.1.2. Đặc điểm phân bố 4 2.1.3. Phương thức sống 5 2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 5 2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng 7 2.1.6. Đặc điểm sinh sản 8 2.1.7. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng 10 2.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống hầu Crassostrea angulata trên thế giới và ở Việt Nam 11 2.2.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống hầu trên thế giới 11 2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống hầu ở Việt Nam 14 PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 16 3.1.1. Thời gian nghiên cứu 16 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu 16 3.1.3. Đối tượng nghiên cứu 16 3.2. Phương pháp tiếp cận 16 3.3. Dụng cụ thí nghiệm 16 3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm 17 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… iv 3.4.1. Ảnh hưởng của mật độ ương tới sinh trưởng, tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng giai đoạn phù du. 17 3.4.2. Thí nghiệm về ảnh hưởng của mật độ ương tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giai đoạn ương từ spat lên con giống cấp 2. 19 3.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 21 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 21 3.5.2. Công thức tính toán 22 3.5.3. Xử lý số liệu: 22 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. Ảnh hưởng của mật độ ương tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hầu giai đoạn phù du: 23 4.1.1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm 23 4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ ương tới tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng phù du: 24 4.1.3. Ảnh hưởng của mật độ ương tới tốc độ sinh trưởng của ấu trùng phù du 26 4.2. Ảnh hưởng của mật độ ương tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giai đoạn spat đến con giống cấp 2 29 4.2.1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm 29 4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ ương tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giai đoạn spat đến con giống cấp 1 (3 – 4 mm) 30 4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ ương tới tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giai đoạn con giống cấp 1 đến con giống cấp 2 (15mm): 34 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 38 5.1. Kết luận 38 5.2. Đề xuất ý kiến 39 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Diễn giải nghĩa 1 ÂT Ấu trùng 2 Chữ D Ấu trùng Veliger 3 CT Công thức 4 DGR Tốc độ sinh trưởng bình quân ngày 5 6 DO Umbo Hàm lượng oxy hòa tan Ấu trùng đỉnh vỏ 7 TBD Thái Bình Dương 8 SGR Tốc độ sinh trưởng đặc trưng 9 Spat Ấu trùng giai đoạn sông bám 10 vb Vật bám 11 VNCNTTS I Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Các dụng cụ đo yếu tố môi trường 17 Bảng 3.2. Lượng thức ăn cho ăn theo từng giai đoạn phát triển của hầu Thái Bình Dương 18 Bảng 4.1. Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm giai đoạn ấu trùng phù du 23 Bảng 4.2. Tỷ lệ sống và thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng phù du hầu 25 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ ương tới sinh trưởng của ấu trùng phù du hầu 26 Bảng 4.4. Tăng trưởng chiều cao của ấu trùng theo thời gian nuôi (µm) 27 Bảng 4.5. Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm giai đoạn spat đến con giống cấp 2 29 Bảng 4.6. Tỷ lệ sống của hầu giai đoạn con giống cấp 1 30 Bảng 4.7. Tốc độ sinh trưởng của hầu giai đoạn ương từ spat lên con giống cấp 1. 31 Bảng 4.8. Tăng trưởng về chiều cao hầu giai đoạn con giống cấp 1 theo thời gian nuôi (mm) 32 Bảng 4.9. Tỷ lệ sống của hầu giai đoạn con giống cấp 2 34 Bảng 4.10. Ảnh hưởng của mật độ ương tới sinh trưởng của hầu giai đoạn con giống cấp 2 35 Bảng 4.11. Tăng trưởng của hầu giai đoạn con giống cấp 2 theo thời gian nuôi 36 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Hình thái ngoài của hầu Thái Bình Dương 3 Hình 2.2. Vòng đời phát triển của Hầu Thái Bình Dương 11 Hình 3.1. Thí nghiệm ương ấu trùng phù du hầu ở các mật độ khác nhau 17 Hình 3.2. Thí nghiệm ương hầu bám ở các mật độ/giá thể 19 Hình 4.1. Sự thay đổi về chiều cao của ấu trùng phù du qua các lần đo 28 Hình 4.2. Tăng trưởng của hầu giai đoạn con giống cấp 1 theo thời gian nuôi 33 Hình 4.3. Tăng trưởng của hầu giai đoạn con giống cấp 2 theo thời gian nuôi 37 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… 1 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng biển nước ta có 11 loài hầu. Trong đó có những loài có giá trị kinh tế lớn như hầu cửa sông (C. rivularis), hầu sú (S. cucullata), hầu dày vảy (O. denselamellosa), hầu đá (O. glomerata) Từ lâu, nhân dân ta đã biết bỏ đá nuôi hầu như bãi hầu ở bãi giữa sông Gianh – Quảng Bình. Theo chủ trương của Tổng Cục Thủy sản, hầu đã là đối tượng nuôi hàng đầu của nghề nuôi hải sản nước ta [5]. Hầu Thái Bình Dương không phân bố tự nhiên ở Việt Nam. Năm 2005, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I đã nhập giống hầu Thái Bình Dương từ Đài Loan về nuôi thăm dò tại vịnh Bái Tử Long. Năm 2008, Viện thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm hầu Thái Bình Dương phục vụ xuất khẩu” [11]. Năm 2008 – 2009, Viện đã nghiên cứu sản xuất thành công giống hầu Thái Bình Dương cho năng suất, chất lượng, tỷ lệ thịt/vỏ cao, cung cấp cho các cơ sở nuôi từ 100 đến 120 triệu con hầu giống/năm [29]. Do hầu không phân bố tự nhiên ở Việt Nam nên việc nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào con giống sản xuất nhân tạo. Vì vậy, đưa ra các giải pháp nuôi thích hợp với con giống từ sản xuất nhân tạo cũng cần được quan tâm nhằm đưa nghề nuôi hầu ở nước ta phát triển mạnh, tạo ra sản lượng lớn để xuất khẩu. Mật độ nuôi cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi. Mật độ ương nuôi có quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng, phát triển, chất lượng của ấu trùng và hầu giống. Mật độ ương quá cao hay quá thấp đều không tốt. Nuôi với mật độ thấp, lãng phí thức ăn, thể tích bể và tốn công chăm sóc. Nuôi với mật độ quá cao, khó quản lý môi trường do các sản phẩm trao đổi chất và các chất thải thải ra nhiều sẽ làm ô nhiễm môi trường nước nuôi, dẫn đến ấu trùng và hầu giống phát triển chậm, thời gian nuôi kéo dài. Do đó, việc nghiên cứu nhằm tìm ra mật độ nuôi phù hợp rất cần thiết, góp phần nâng cao năng suất của nghề nuôi hầu Thái Bình Dương. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… 2 Xuất phát từ thực tế đó, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu Thái bình dương (Crassostrea angulata Lamarck, 1819) giai đọan ấu trùng chữ D đến con giống cấp 2 (15mm)”. * Mục tiêu chung: Góp phần hoàn thiện công nghệ sản xuất giống hầu TBD (dạng bám). * Mục tiêu cụ thể: Xác định được mật độ tối ưu cho sinh trưởng tốt nhất và tỷ lệ sống cao nhất cho giai đoạn ương từ ấu trùng lên con giống cấp 2. * Nội dung: 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và thời gian biến thái của giai đoạn ấu trùng phù du. 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng giai đoạn bám lên con giống cấp 2 (15mm). [...]... từ ấu trùng D đến ấu trùng điểm mắt là 5 con/ ml Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phùng Bảy và Tôn Nữ Mỹ Nga (20 10) khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương khác nhau trên ấu trùng phù du hầu Bồ Đào Nha [2] 4.1.3 Ảnh hưởng của mật độ ương tới tốc độ sinh trưởng của ấu trùng phù du Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng về chiều d i và chiều cao của ấu trùng hầu TBD ở giai đoạn. .. độ sinh trưởng của ấu trùng phù du hầu TBD phụ thuộc vào mật độ ương, mật độ ương cho sinh trưởng cao nhất là mật độ 5 con/ ml sau đó đến mật độ 7 con/ ml và 9 con/ ml, mật độ ương cho tăng trưởng thấp nhất là ở mật độ 11 con/ ml và 13 con/ ml Mật độ ương càng cao thì tốc độ sinh trưởng của ấu trùng phù du càng thấp Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… 28 ... sau đó mới đến yếu tố nhiệt độ Những nghiên cứu về mật độ nuôi đã chỉ ra rằng, mật độ thả giống cao thường làm cho hầu sinh trưởng chậm hơn so với hầu được thả nuôi ở mật độ thấp [21 ], [23 ] Mật độ giống thả còn ảnh hưởng đến hình d ng vỏ, ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu d ng [23 ] Chất lượng giống, vị trí nuôi và thời gian thả giống cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu Các loài... ấu trùng 2 ngày/lần bằng thước đo trên trắc vi thị, theo d i thời gian chuyển giai đoạn và xác định mật độ theo từng giai đoạn phát triển của ấu trùng bằng buồng đếm động vật 3.4 .2 Thí nghiệm về ảnh hưởng của mật độ ương tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giai đoạn ương từ spat lên con giống cấp 2 * Sơ đồ thí nghiệm: Ấu trùng bám MĐ 20 AT/GT MĐ 30AT/GT MĐ 25 AT/GT - MĐ 35 AT/GT MĐ 40 AT/GT Tỷ lệ sống. .. ngày và 13,5 ngày, nhanh hơn 3 - 4 ngày so với mật độ 11 và 13 con/ ml Như vậy mật độ nuôi cao làm cho ấu trùng phát triển chậm, d n đến thời gian chuyển giai đoạn kéo d i Tỷ lệ sống của ấu trùng từ giai đoạn ấu trùng chữ D đến ấu trùng điểm mắt trong các thí nghiệm dao động từ 19,85 - 57,43% Trong đó, tỉ lệ sống cao nhất ở mật độ 5 con/ ml là 57,43% và thấp nhất ở mật độ 13 con/ ml là 19,85%, mật độ 7 con/ ml... biến thái chuyển giai đoạn điểm mắt hao hụt nhiều, tỷ lệ sống thấp Thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng hầu TBD ở các công thức thí nghiệm khác nhau cũng khác nhau và dao động trong khoảng từ 13 – 17,5 ngày từ giai đoạn ấu trùng chữ D đến ấu trùng điểm mắt Trong đó, ở mật độ 11 con/ ml và 13 con/ ml, thời gian chuyển giai đoạn là 16,5 và 17,5 ngày Ở mật độ 5 con/ ml và 7 con/ ml thời gian chuyển giai đoạn. .. chuẩn Từ kết quả bảng 4.3 cho thấy mật độ nuôi đã ảnh hưởng đến kích thước của ấu trùng hầu Ở mật độ 11 con/ ml và 13 con/ ml, ấu trùng điểm mắt có kích thước nhỏ nhất (chiều d i đạt 159,99 µm và 157,39 µm; chiều cao đạt 20 2 ,27 µm và 199,78 µm), kích thước ấu trùng lớn nhất ở mật độ 5 con/ ml (21 2,17 µm chiều d i và 25 6,61 µm chiều cao) và giảm d n ở mật độ 7 con/ ml và 9 con/ ml Trường Đại học Nông Nghiệp... nhất (6 ,21 mg/l), giảm d n ở các công 7 con/ ml, 9 con/ ml và thấp nhất ở mật độ 11 và 13 con/ ml Nhìn chung DO ở các công thức tương đối cao, khi so sánh ANOVA thì thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các công thức (P < 0,05) DO ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của ấu trùng phù du, DO cao thì sinh trưởng và phát triển của ấu trùng tốt và ngược lại 4.1 .2 Ảnh hưởng của mật độ ương tới tỷ lệ sống và thời... sống con giống Từ ấu trùng spat, ấu trùng bám vào giá thể là các loại vỏ động vật thân mềm, các tấm nhựa… chúng sống cố định vào các vật bám cho đến khi trưởng thành Thời gian từ giai đoạn ấu trùng spat đến con giống cấp 2 kéo d i khoảng 2 tháng tùy vào điều kiện chăm sóc Hình 2. 2 Vòng đời phát triển của Hầu Thái Bình D ơng (Nguồn: Fishers and Marine technology center Saturo Aka Shige) 2. 2 Tình hình nghiên. .. lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng phù du: Kết quả theo d i tỷ lệ sống và thời gian chuyển giai đoạn của các công thức thí nghiệm được trình bảy ở bảng 4 .2: Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… 24 Bảng 3 .2 Tỷ lệ sống và thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng phù du hầu Thời gian chuyển giai đoạn từ ấu Tỷ lệ sống trùng chữ D – điểm mắt (ngày) (%) 5 . độ ương tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giai đoạn spat đến con giống cấp 1 (3 – 4 mm) 30 4 .2. 3. Ảnh hưởng của mật độ ương tới tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giai đoạn con giống. 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và thời gian biến thái của giai đoạn ấu trùng phù du. 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống. nghiệm 23 4.1 .2. Ảnh hưởng của mật độ ương tới tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng phù du: 24 4.1.3. Ảnh hưởng của mật độ ương tới tốc độ sinh trưởng của ấu trùng phù du 26 4 .2. Ảnh

Ngày đăng: 22/11/2014, 08:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang bìa

    • Lời cam đoan

    • Lời cảm ơn

    • Mục lục

    • Đặt vấn đề

    • Tổng quan tài liệu

    • Nội dung và phương pháp nghiên cứu

    • Kết quả và thảo luận

    • Kết luận và đề xuất

    • Tài liệu tham khảo

    • Phụ lục

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan