từ hán việt trong các văn bản chính luận của chủ tịch hồ chí minh

112 2.2K 10
từ hán việt trong các văn bản chính luận của chủ tịch hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VŨ ĐÌNH TUẤN TỪ HÁN VIỆT TRONG CÁC VĂN BẢN CHÍNH LUẬN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ Thái Nguyên - 2013 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VŨ ĐÌNH TUẤN TỪ HÁN VIỆT TRONG CÁC VĂN BẢN CHÍNH LUẬN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 60.22.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Khang Thái Nguyên - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Khang, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng các thầy giáo ở Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đã động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2013 Tác giả luận văn Vũ Đình Tuấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Vũ Đình Tuấn Xác nhận của trƣởng khoa chuyên môn Xác nhận của cán bộ hƣớng dẫn GS.TS. Nguyễn Văn Khang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn i Lời cam đoan ii Mục lục iii MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của luận văn 5 7. Cấu trúc luận văn 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN. KHÁI QUÁT VỀ VĂN CHÍNH LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH 6 1.1. Những cơ sở lí luận liên quan đến đề tài 6 1.1.1 Hiện tượng vay mượn của từ trong tiếng Việt 6 1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán – Việt 6 1.1.3 Những đặc điểm chủ yếu của từ Hán Việt 12 1.1.4 Vai trò của từ Hán Việt trong sáng tác văn học 22 1.1.5 Văn chính luận là gì 26 1.2 Hồ Chí Minh và các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh 27 1.2.1. Hồ Chí Minh (1890 – 1969) 27 1.2.2. Những tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh 28 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG VĂN CHÍNH LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH 30 2.1. Đặc điểm chung của từ Hán Việt trong văn chính luận Hồ Chí Minh . 30 2.1.1. Số từ Hán Việt trên tổng số các từ của toàn tác phẩm 30 2.1.2. Từ Hán Việt trong tổng số các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 2.1.3 Từ Hán Việt trong từng loại tác phẩm 35 2.2 Đặc điểm hình thức của các từ Hán Việt trong văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh 38 2.2.1. Khái quát chung về các từ Hán Việt xét về mặt cấu tạo 38 2.2.2. Từ Hán Việt là những từ đơn âm tiết 39 2.2.3 Từ Hán Việt là những từ phức 42 2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của những từ Hán Việt trong văn chính luận của Hồ Chí Minh 50 2.3.1 Khái quát chung 50 2.3.2. Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm chính trị 50 2.3.3. Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm kinh tế 52 2.3.4. Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm quân sự 53 2.3.5. Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm văn hoá 55 2.3.6. Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm đạo đức 56 2.4. Tiểu kết chương 2 58 Chƣơng 3 VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT TRONG VĂN CHÍNH LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH 59 3.1 Hồ Chí Minh với việc sử dụng từ Hán Việt trong văn chính luận 59 3.1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về từ ngoại lai trong tiếng Việt 59 3.1.2. Hồ Chí Minh với việc sử dụng từ Hán Việt trong việc viết cho ai 59 3.1.3 Hồ Chí Minh với việc sử dụng từ Hán Việt để viết về cái gì 69 3.2 Những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vệc sử dụng từ Hán Việt 75 3.2.1 Khái quát chung 75 3.2.2 Từ Hán Việt Nguyên khối và những từ ghép giữa một yếu tố Hán với một yếu tố Việt 77 3.3 Tiểu kết chương 3 78 KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Vay mượn từ vựng là hiện tượng ngôn ngữ học xã hội phổ biến của mọi ngôn ngữ, Tiếng Việt cũng không phải là một loại trừ . Khi nghiên cứu và phân tích về tiếng Việt các nhà ngôn ngữ học đã cho thấy, khoảng 70% ngôn ngữ bắt nguồn từ yếu tố Hán. Điều này cũng không mấy khó hiểu, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, giữa hai dân tộc Hán và Việt đã có sự tiếp xúc về mặt ngôn ngữ. Các từ có nguồn gốc từ tiếng Hán đã hoà chung với dòng chảy của những từ thuần Việt tạo nên một vốn từ vựng tiếng Việt phong phú, có sức sống mãnh liệt và sức biểu cảm cao. Vì thế, trong các tác phẩm viết bằng tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm một số lượng đáng kể và có vai trò quan trọng. Là nhà cách mạng, nhà văn hóa, Hồ Chí Minh đã sử dụng tiếng Việt một cách sáng tạo và tài tình trong tác của mình, trong đó có cách dùng từ Hán Việt. Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890, tại Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An, một Vùng quê nghèo nhưng giầu truyền thống cách mạng. Cả thân phụ và thân mẫu đều có những ảnh hưởng rất lớn tới Hồ Chí Minh. Sinh ra trong thời loạn lạc( đất nước bị kẻ thù xâm lược) nên Hồ Chí Minh sớm có ý tưởng ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 5/6/1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Người đã ra đi tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam. Trong quá trình bôn ba, Hồ Chí Minh đã qua nhiều nước ở Châu Âu, Châu Phi và làm nhiều nghề để kiếm sống. Sau hơn 30 năm bôn ba ngày 28/1/1941, Người trở về Tổ quốc tiếp tục hoạt động cách mạng cùng với đồng chí, đồng bào. Sinh thời Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ nhà văn, nhưng do hoàn cảnh tác động, Người đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ được chia làm 3 mảng: Văn chính luận, truyện và kí, thơ ca. Đặc điểm sử dụng từ Hán Việt trong văn chính luận của Hồ Chí Minh như thế nào đến nay chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh và hệ thống. Trong khi đó lớp từ Hán Việt trong văn chính luận của Hồ Chí Minh được sử dụng như một biện pháp nghệ thuật và đã trở thành một phong cách riêng. Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Từ Hán Việt trong các văn bản chính luận của chủ tịch Hồ Chí Minh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 2. Lịch sử vấn đề - Ngôn ngữ là tài sản quý báu của nhân loại, là người bạn đồng hành của con người, không có ngôn ngữ sẽ không có nền văn minh nhân loại hôm nay. Ngôn ngữ từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học. Việc nghiên cứu về từ vựng là một khía cạnh nhỏ trong việc nghiên cứu ngôn ngữ. Khi nghiên cứu về từ vựng ngữ nghĩa người ta đã chỉ ra: Các đơn vị của từ vựng; ý nghĩa của từ và ngữ; các lớp từ vựng; vấn đề hệ thống hoá từ vựng. Một trong những người nghiên cứu thành công về vấn đề này là các tác giả: Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết và GS.TS Vadim B.Kasevic. - Như chúng ta đều biết từ Hán Việt là sản phẩm của quá trình tiếp xúc quy mô sâu rộng trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt giữa hai dân tộc Hán và Việt trên nhiều lĩnh vực. Chính sự tiếp xúc Hán - Việt đã hình thành nên cách đọc Hán Việt. Cách đọc Hán Việt là kết quả của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Tuy nhiên, có rất nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề từ Hán Việt. Vì vậy, việc nghiên cứu từ Hán Việt là một công việc không thể thiếu trong vấn đề nghiên cứu từ ngữ nói chung. Nghiên cứu từ Hán Việt là một đề tài được nhiều tác giả quan tâm chú ý. Dưới đây, chúng tôi xin liệt kê những công trình nghiên cứu thành công về vấn đề từ Hán Việt: Tác giả Phan Ngọc với công trình Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt , Nxb Đà Nẵng, 1984; Tác giả Đặng Đức Siêu với công trình nghiên cứu Dạy học từ Hán - Việt ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục, 2000; Các tác giả Nguyễn Quang Ninh(chủ biên), Đào Ngọc, Đặng Đức Siêu, Lê Xuân Thại với công trình nghiên cứu Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt và mở rộng vốn tư Hán - Việt, Nxb Giáo dục, 2001; Tác giả Hoàng Trọng Canh với công trình nghiên cứu Từ Hán Việt và cách dạy học từ Hán Việt ở tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009 Bên cạnh những công trình này còn có các bài nghiên cứu về từ Hán - Việt, gắn liền với vấn đề giảng dạy tiếng Việt, trong đó nổi bật lên là các bài viết như: Từ Hán - Việt và vấn đề dạy học từ Hán - Việt trong nhà trường phổ thông (Nguyễn Văn Khang, Tạp chí ngôn ngữ, số 1/1994); Dạy và học từ Hán - Việt ở trường phổ thông (Trương Chính, Tiếng Việt, Số 7/1989); Xung quanh vấn đề dạy và học từ ngữ Hán - Việt ở trường phổ thông ( Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Lê Xuân Thại, Tạp chí ngôn ngữ, Số 4/1990), Trong các công trình nghiên cứu và những bài viết trên, các tác giả đã khái quát lại những đặc điểm cơ bản của từ Hán Việt và đưa ra những phương pháp cụ thể về dạy - học từ Hán Việt trong nhà trường phổ thông để đạt kết quả cao nhất. Đây chính là tài sản vô giá mà các nhà nghiên cứu đã khổ công tìm kiếm giúp cho chúng ta học tập và giảng dạy tốt phần từ Hán Việt ở trường phổ thông. Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Ngoài việc tìm ra con đường giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh còn để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp văn chương khá đồ sộ bao gồm ( văn chính luận, truyện kí và thơ ca). Vì vậy, việc nghiên cứu ngôn ngữ trong các tác phẩm văn chương của Hồ Chí Minh là một điều cần thiết. Ngoài những công trình nghiên cứu chung về toàn bộ cuộc đời của Hồ Chí Minh, thì việc nghiên cứu ngôn ngữ cũng được nhiêu tác giả đề cập đến trong các vấn đề sau: Nghiên cứu về phong cách văn chương Hồ Chí Minh, nghiên cứu về liên kết độ dài trong các văn bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghiên cứu về câu và việc sử dụng câu trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh. Riêng vấn đề nghiên cứu về việc sử dụng từ Hán Việt trong sáng tác của Hồ Chí Minh là một vấn đề thú vị nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào hoàn thiện và thành hệ thống. Đặc biệt là việc sử dụng từ Hán Viết trong các tác phẩm văn chính luận lại càng ít. Chính từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu về Từ Hán Việt trong các văn bản chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là, thông qua việc khảo sát, nghiên cứu từ Hán Việt trong các văn bản chính luận của chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần nghiên cứu về từ Hán Việt nói riêng, vốn từ trong tiếng Việt nói chung, đồng thời góp phần vào nghiên cứu phong cách ngôn ngữ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn cần đề ra những nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa kiến thức về từ mượn nói chung và từ Hán Việt nói riêng. - Giới thiệu đôi nét về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và thể loại văn chính luận và việc sử dụng từ Hán Việt trong các văn bản chính luận. - Tiến hành khảo sát việc sử dụng từ Hán Việt trong các văn bản chính luận của Hồ Chí Minh. - Phân tích chỉ ra vai trò của hệ thống từ Hán Việt trong những bài văn chính luận của Hồ Chí Minh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các văn bản chính luận của chủ tịch Hồ Chí Minh gồm: Là những bức thư (Thư gửi Tổng thư ký Quốc tế nông dân, Thư gửi Tổng thư kí Hội những người hồi hương từ Đông Dương, Thư gửi Ph. Bi-u, Thư gửi đồng chí Mác Ti, Thư gửi ông Phen và ông Becna, Thư gửi đồng chí Sôta ( liên đoàn chống đế quốc ở Becslin), Thư gửi ông Phen, Thư gửi những người hồi hương, Thư gửi ông Đặng Thai Mai, Thư gửi các chiến sĩ dân quân du kích, Thư gửi nha bình dân học vụ, Thư gửi nông dân thi đua canh tác, Thư chúc tết năm 1951); Văn chính luận là các tác phẩm tuyên ngôn (Tuyên ngôn độc lập, Tuyên ngôn của hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức); Văn chính luận là lời kêu gọi, lời hiệu triệu (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi nhân dịp kỉ niệm 6 năm toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi nhân dịp kỉ niệm cách mạng tháng Tám và ngày độc lập, Lời kêu gọi nhân dịp kỉ niệm Nam Bộ kháng chiến, Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mĩ xâm lược, Lời kêu gọi nhân dịp phát động phong trào sản xuất và tiết kiệm, Lời hiệu triệu đoàn kết tất cả các bậc phụ lão); Văn chính luận là các bài báo và bài trả lời phỏng vấn (Những tội ác của chủ nghĩa quân phiệt, Tội ác của chủ nghĩa thực dân, Trả lời bọn De Gaulle). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Hệ thống từ Hán Việt trong các văn bản chính luận của chủ tịch Hồ Chí Minh về những vấn đề sau: về cấu tạo từ; về ngữ nghĩa; về mặt ngữ dụng học. Tư liệu được rút ta từ “ Hồ Chí Minh toàn tập” NXB chính trị Quốc gia. [...]... Chƣơng 1: Cơ sở lí luận Khái quát về văn chính luận của Hồ Chí Minh Chƣơng 2: Đặc điểm của từ Hán Việt trong văn chính luận của Hồ Chí Minh Chƣơng 3: Vai trò của việc sử dụng từ Hán Việt trong văn chính luận của Hồ Chí Minh 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN KHÁI QUÁT VỀ VĂN CHÍNH LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH 1.1 Những cơ sở lí luận liên quan... (trả lời báo chí) e Văn chính luận còn là những bài viết tố cáo tội ác của chính quyền thực dân - Bản án chế độ thực dân Pháp 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG VĂN CHÍNH LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH 2.1 Đặc điểm chung của từ Hán Việt trong văn chính luận Hồ Chí Minh 2.1.1 Số từ Hán Việt trên tổng số các từ của toàn tác phẩm... độc đáo Văn chính luận giữ vai trò đặc biệt trong các cuộc đấu tranh xã hội, trong lịch sử văn hoá của nhân loại nói chung của dân tộc ta nói riêng Hịch tướng sĩ văn của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những tác phẩm chính luận bất hủ.” [17 - tr 401] 1.2 Hồ Chí Minh và các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh 1.2.1 Hồ Chí Minh (1890... mới trong việc sử dụng từ Hán Việt, một lĩnh vực chưa được nghiên cứu đầy đủ và thành một hệ thống Luận văn bước đầu nghiên cứu về từ Hán Việt trong các văn bản chính luận của Hồ Chí Minh, góp phần làm rõ hơn quan điểm của chủ tịch Hồ Chí minh về việc đấu tranh chống lạm dụng ngôn ngữ ngoại lai vào tiếng Việt 7 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, thư mục tham khảo, luận văn gồm các. .. cứu Luận văn sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê phân loại: Dựa và các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh để khảo sát các từ Hán Việt, sau đó đưa ra bảng thống kê các từ Hán Việt được sử dụng theo một số tiêu chí nhất định - Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp này được sử dụng để làm nổi bật nghệ thuật sử dụng từ Hán Việt trong văn chính luận của Hồ. .. cao cả, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, vô cùng khiêm tốn và giản dị Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất 1.2.2 Những tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh Về văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể được chia ra thành các loại sau: a Văn chính luận là những lời kêu gọi,... nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2000: “Xét về mặt lịch sử, một từ Hán Việt là một từ được viết ra bằng chữ khối vuông của Trung Quốc nhưng lại phát âm theo cách phát âm Hán Việt, người Việt vẫn dùng để đọc mọi văn bản viết bằng chữ Hán, dù đó là của người Hán hay của người Việt Xét về chữ, thì chỉ có chữ Hán mà không có chữ Hán Việt Hán Việt chỉ là cách phát âm riêng của. .. dấu hiệu quan trọng của phong cách chính luận Tất cả những cái đó làm cho giọng điệu, cấu trúc và chức năng của lời văn tuyên truyền, hùng biện [17 - tr 400] Văn chính luận là một trong những thể loại khá đặc biệt trong các thể loại văn học Nó có một số đặc trưng cơ bản sau: Đặc trưng cơ bản của văn chính luận khác với các thể văn khác là tính thuyết phục, luận thuyết Khác với văn học nghệ 26 Số hóa... trò của từ ngữ Hán Việt trong tiếng Việt Mặc dù từ Hán Việt xuất hiện trong tiếng Việt khi mà hệ thống từ vựng đẫ tương đối ổn định về vốn từ cơ bản, nhưng chúng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong vốn từ vựng tiếng Việt Lớp từ Hán Việt có mặt ở mọi cấp độ, trong mọi hoạt động của đời sống ngôn ngữ tiếng Việt Chúng không chỉ dừng lại ở các từ mượn nguyên khối như: độc lập, tự do, hạnh phúc, … hay các. .. chữ Hán là công cụ quan trọng nhất để xây dựng nhà nước, việc học chữ Hán ngày càng phát triển và từ đây dẫn đến sự hình thành cách phát âm Hán Việt, đó là cách phát âm chữ Hán của đời Đường 1.1.3 Những đặc điểm chủ yếu của từ Hán Việt Để tiến hành nhận diện được từ Hán Việt, chúng ta căn cứ vào một số đặc điểm sau: a Đặc điểm về cấu tạo của từ ngữ Hán Việt Căn cứ vào số lượng âm tiết từ ngữ Hán Việt . ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG VĂN CHÍNH LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH 30 2.1. Đặc điểm chung của từ Hán Việt trong văn chính luận Hồ Chí Minh . 30 2.1.1. Số từ Hán Việt trên tổng số các từ của toàn. lí luận. Khái quát về văn chính luận của Hồ Chí Minh Chƣơng 2: Đặc điểm của từ Hán Việt trong văn chính luận của Hồ Chí Minh. Chƣơng 3: Vai trò của việc sử dụng từ Hán Việt trong văn chính luận. dụng từ Hán Việt trong các văn bản chính luận. - Tiến hành khảo sát việc sử dụng từ Hán Việt trong các văn bản chính luận của Hồ Chí Minh. - Phân tích chỉ ra vai trò của hệ thống từ Hán Việt trong

Ngày đăng: 21/11/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan