bài giảng tài chính công phân cấp ngân sách

10 2.4K 0
bài giảng tài chính công phân cấp ngân sách

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 1 PHÂN CẤP NGÂN SÁCH Nguyễn Thị Huyền 2 KHÁI NIỆM VỀ PHÂN CẤP • Phân cấp là một sự chuyển giao quyền lực về chính trị và luật pháp đối với công tác xây dựng chính sách, lập kế hoạch, quản lý và phân bổ các nguồn lực tài chính từ chính quyền TW đến các chính quyền địa phương. • Nội dung cơ bản của phân cấp bao gồm: phân cấp về chính trị, phân cấp về hành chính và phân cấp về quản lý ngân sách nhà nước. • Phân cấp chính trị là nội dung bao hàm việc chuyển giao các quyền lực về c.sách và luật pháp cho các chủ thể đại diện người dân đã được bầu cử theo một quy trình dân chủ ở chính quyền địa phương. NTH 3 PHÂN CẤP VỀ HÀNH CHÍNH Phân cấp về hành chính Tản quyền Ủy quyền Phân quyền bao gồm NTH PHÂN CẤP VỀ HÀNH CHÍNH • Tản quyền: việc chuyển giao quyền thực hiện một số n.vụ của CQTW cho các bộ phận hay nhân viên của CQTW đóng tại địa phương. • Ủy quyền: việc CQCT chuyển giao cho cấp dưới quyền ra quyết định và thực hiện các n.vụ cụ thể. Cấp dưới có sự tự chủ lớn hơn trong công việc nhưng vẫn có trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình cho cấp trên ủy quyền. • Trao quyền (phân quyền): CQCT chuyển nhượng lại một số chức năng nhất định cho CQCD. Đây là cấp độ đảm bảo độc lập cao nhất của CQCD. 4 2 5 Lý do cơ bản của phân cấp ngân sách • Theo lý thuyết truyền thống của Musgrave: Xuất phát từ hiệu quả kinh tế, lợi ích của việc cung cấp h.hóa và dịch vụ c.cộng được giới hạn về không gian, phù hợp với sở thích của người dân địa phương. Nhờ phân cấp, người dân sẽ bộc lộ sở thích thông qua “ bỏ phiếu vì quyền lợi của mình”. H.hóa c.cộng đ.phương sẽ làm gia tăng phúc lợi so với trường hợp chỉ có một cấp duy nhất c.cấp các d.vụ cc trong toàn bộ nền kinh tế. • Theo lý thuyết phân cấp của Oates(1972): mỗi dịch vụ công cộng phải được c.cấp bởi một chính quyền có khả năng kiểm soát một khu vực địa lý tối thiểu, trong đó lợi ích và chi phí của h.động cung ứng này được giới hạn trong khu vực đó. • Thông qua p.cấp, chế độ dân chủ ở địa phương được phát huy, góp phần vào quá trình dân chủ hóa của xã hội. NTH Mô hình Tiebout • Tiebout cho rằng khả năng của các cá nhân để di chuyển giữa các khu vực quản lý của chính phủ tạo ra một giải pháp giống thị trường đối với vấn đề hàng hóa công địa phương. • Các cá nhân bỏ phiếu bằng chân và ở lại cộng đồng mà đem lại nhiều dịch vụ công cộng và thuế mà họ thích nhất. • Các giả định của Tiebout? 6 Điều kiện để công dân bỏ phiếu bằng chân • Các cá nhân hoàn toàn cơ động. Nơi làm việc không có y.cầu về nơi cư ngụ và không ảnh hưởng đến thu nhập. • Có thông tin hoàn hảo về thuế và các dịch vụ cộng đồng. • Có đủ cộng đồng khác nhau để mỗi cá nhân có thể tìm được một cộng đồng có các dịch vụ công đáp ứng được yêu cầu của họ. 7 8 Đức giáo hoàng John Paul II có quan điểm cho rằng: “ Cộng đồng tầng lớp bên trên không nên can thiệp vào đời sống nội bộ của cộng đồng tầng lớp thấp hơn…mà nên hỗ trợ khi họ cần và giúp đỡ phối hợp hoạt động của họ với hoạt động của phần xã hội còn lại, luôn trên quan điểm vì lợi ích chung.” Public Finance, Harvey S.Rosen 1995, trang 507. 3 9 Khái niệm phân cấp ngân sách • Phân cấp NS là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền nhà nước về trách nhiệm và quyền hạn trong việc quyết định và quản lý hoạt động thu, chi NS từ TW đến địa phương, nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ được pháp luật qui định. • Phân cấp NS là sự chuyển giao trách nhiệm và quyền hạn từ cấp TW đến các cấp chính quyền bên dưới trong việc quyết định và quản lý NSNN, đảm bảo cho các cấp chính quyền có sự tự chủ nhất định về tài chính để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. NTH 10 Nguyên tắc phân cấp ngân sách 1. Phân cấp NS phù hợp với phân cấp về hành chính: sự tồn tại của hệ thống chính quyền nhiều cấp là tiền đề cần thiết để tổ chức hệ thống NSNN nhiều cấp. 2. Phân cấp NS phải đảm bảo công bằng: xuất phát từ yêu cầu của công chúng về việc hưởng thụ hàng hóa và dịch vụ công. P.cấp NS phải đảm bảo phát triển cân đối giữa các vùng, địa phương; địa phương có đk khó khăn, mức hỗ trợ từ NSCT nhiều hơn. 3. Phân cấp NS phải đi đôi với việc tăng cường trách nhiệm giải trình của địa phương. NTH 11 NỘI DUNG PHÂN CẤP NGÂN SÁCH Khoản trợ cấp và chuyển giao Vay nợ Chính quyền Địa phương Phân định nhiệm vụ thu Phân định nhiệm vụ chi Phân cấp NS Xây dựng hệ thống tài khóa giữa các cấp chính quyền NTH 12 Đặc điểm của phân cấp NS ở VN • Hệ thống NS mang tính tập trung khá lớn. • NSTW đóng vai trò chủ đạo. NSTW tập trung toàn bộ nguồn tài chính chủ yếu của quốc gia và đảm bảo nhu cầu chi tiêu có tính chất cốt lõi ở phạm vi cả nước. • Quốc hội quyết định các sắc thuế (thuế suất, cơ sở thuế), quyết định các khoản trợ cấp NS cho CQĐP, quyết định dự toán NSNN bao gồm cả dự toán NS các địa phương. • Phân cấp NS cho địa phương chủ yếu là phân định trách nhiệm và quyền hạn cho mỗi cấp CQĐP trong tổ chức thực hiện NS cấp mình. NTH 4 13 • Phân định thu chi ngân sách nhà nước • Phân định thu ngân sách nhà nước • Phân định chi ngân sách nhà nước NTH 14 Phân định thu NSNN theo Luật NS 1. Thuế GTGT hàng nhập khẩu 2. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu. 3. Thuế TTĐB hàng nhập khẩu 4. Thuế TNDN của đơn vị hạch toán toàn ngành. 5. Khoản thuế và thu khác của hoạt độngkhai thác dầu khí Khoản thu 100% dành cho ngân sách trung ương 6. Thu hồi vốn ở các cơ sở kinh tế. 7. Phí, lệ phí do đơn vị TW thu. 8. Chênh lệch thu>chi của NHNN. 9. Thu kết dư NSTW 10. Thu chuyển nguồn 11. Viện trợ không hoàn lại 12. Thu khác của NSTW. NTH 15 Phân định thu NSNN theo Luật NS 1. Thuế nhà đất 2. Thuế tài nguyên, không kể dầu khí. 3. Thuế môn bài. 4. Thuế sử dụng đất nông nghiệp 5. Tiền sử dụng đất. 6. Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước. 7. Tiền đền bù thiệt hại đất Khoản thu 100% dành cho ngân sách địa phương 8. Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước 9. Lệ phí trước bạ 10. Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết. 11. Thu hồi vốn của NSĐP tại các cơ sở kinh tế 12. Phí, lệ phí do đơn vị địa phương thu. 13. Thu kết dư NSĐP 14. Thu bổ sung NS cấp trên 15. Thu chuyển nguồn… NTH 16 Phân định thu NSNN theo Luật NS 1. Thuế GTGT không kể thuế GTGT hàng nhập khẩu và thuế GTGT từ hoạt động xổ số kiến thiết. 2. Thuế TNDN, không kể thuế TNDN của đơn vị hạch toán toàn ngành và của h.động xổ số kiến thiết. 3. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. 4. Thuế TTĐB từ dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước, không kể thuế TTĐB từ hoạt động xổ số kiến thiết. 5. Phí xăng, dầu Khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%) giữa NSTW và NSĐP NTH 5 17 Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia khoản thu giữa NSTW và NST,TP • Tổng số chi NSĐP (A) (ngoại trừ chi bổ sung cho NS cấp dưới, chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ NSTW, chi đầu tư từ nguồn huy động theo Khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN, chi từ nguồn đóng góp tự nguyện, chi từ nguồn viện trợ, chi từ vay n.ngoài, chi ch.nguồn NS năm sau). • Tổng số thu NSĐP hưởng 100% (B)(sau khi trừ đi các khoản thu sau: thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu kết dư, thu huy động theo Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước, thu từ đóng góp tự nguyện, thu viện trợ, thu chuyển nguồn từ ngân sách năm trước). • Tổng số thu được phân chia giữa NSTW và NSĐP (C). NTH 18 Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia khoản thu giữa NSTW và NST,TP • Nếu A - B < C thì tỷ lệ phần trăm (%) phân chia được xác định: A - B • Tỷ lệ p.chia (%) =  100% C • Nếu A - B ≥ C thì tỷ lệ phần trăm (%) xác định bằng 100% và phần chênh lệch sẽ được NSTW bổ sung để cân đối NSĐP. NTH 19 STT Tỉnh(Thành phố) trực thuộc TW Tỷ lệ (%)phân chia nguồn thu giữa NSTW và NSĐP (2007-2010) 1 TP.HCM 26 2 Hà nội 45 3 Bình Dương 40 4 Đồng Nai 45 5 Bà Rịa-Vũng Tàu 46 6 Khánh Hòa 53 7 Vĩnh Phúc 67 8 Quảng Ninh 76 9 Hải Phòng 90 10 Đà Nẵng 90 11 Cần Thơ 96 NTH 20 STT Tỉnh(Thành phố) trực thuộc TW Tỷ lệ (%)phân chia nguồn thu giữa NSTW và NSĐP (2011-2015) 1 TP.HCM 23 2 Bình Dương 40 3 Hà Nội 42 4 Bà Rịa-Vũng Tàu 44 5 Đồng Nai 51 6 Vĩnh Phúc 60 7 Quảng Ngãi 61 8 Quảng Ninh 70 9 Khánh Hòa 77 10 Đà Nẵng 85 11 Hải Phòng 88 12 Cần Thơ 91 13 Bắc Ninh 93 NTH 6 21 THU BỔ SUNG TỪ NS CẤP TRÊN • Thu bổ sung từ NS cấp trên bao gồm 2 loại: Bổ sung cân đối Thu, chi NS Bổ sung có mục tiêu Ổn định từ 3 – 5 năm Được xác định hàng năm NTH 22 Mục đích của thu bổ sung từ NS cấp trên • Đảm bảo NSĐP của các tỉnh(TP) có khả năng cung cấp các dịch vụ tối thiểu cho người dân. • Khắc phục sự thiếu hụt trong năng lực thu thuế của địa phương(để điều chỉnh hệ thống tài trợ không đủ của địa phương) nhất là những địa phương nghèo và chậm phát triển. • Điều chỉnh các điều kiện kinh tế không bình đẳng giữa các vùng, khu vực. • Để khuyến khích địa phương mở rộng dịch vụ ở những lĩnh vực cụ thể.(tăng ngoại tác tích cực và khuyến khích cung cấp những hàng hóa khuyến dụng). NTH 23 BỔ SUNG CÂN ĐỐI NS • Bổ sung cân đối NS từ NSCT cho NSCD là khoản trợ cấp cho cấp dưới nhằm đảm bảo cho cấp này cân đối được ngân sách để thực hiện nhiệm vụ được giao. • Hiện nay, có 50 tỉnh, thành phố trực thuộc TW phải nhận khoản bổ sung để cân đối NS. • Xác định số bổ sung cân đối: MỨC BỔ SUNG = TỔNG THU NSĐP HƯỞNG 100% SỐ THU PHÂN CHIA GiỮA NSTW VÀ NSĐP + TỔNG CHI NSĐP - NTH 24 BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU • Bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ NSCD thực hiện chi:  C.sách chế độ mới do cấp trên ban hành chưa có trong dự toán năm đầu th.kỳ ổn định.  Thực hiện các CT, DA quốc gia. Mức hỗ trợ theo dự toán chi.  Các công trình, dự án có ý nghĩa lớn với yêu cầu PTKT-XH và NSCD đã bố trí chi nhưng chưa đủ nguồn.  Hỗ trợ một phần để xử lý khó khăn đột xuất: khắc phục thiên tai, hỏa hoạn sau khi NSCD đã sd dự phòng, một phần quỹ DTTC nhưng không đủ. • Mức bổ sung cụ thể căn cứ vào khả năng cân đối NSCT và yêu cầu mục tiêu cụ thể của cấp dưới. NTH 7 25 PHÂN CẤP NS CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG  Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định phân cấp cụ thể cho các cấp chính quyền địa phương theo nguyên tắc:  Phù hợp phân cấp nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng.  NS xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% các khoản thu thuế CQSDĐ, thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ KD; thuế SDĐNN thu từ hộ GĐ; lệ phí trước bạ nhà, đất.  NS thị xã, TP thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất.  Căn cứ vào các khoản thu phân chia theo tỷ lệ với NSTW và các khoản thu NSĐP hưởng 100%, HĐND tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm phân chia giữa NS các cấp NTH 26 Phân cấp nguồn thu giữa các cấp CQĐP • Chú trọng khả năng đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, khuyến khích khai thác thu phù hợp với đặc điểm của địa phương. Nguồn thu gắn liền với vai trò QL của cấp CQ nào thì phân cấp cho NSCQ đó. • Phân cấp tối đa nguồn thu trên địa bàn để đảm bảo nhiệm vụ chi được giao; hạn chế bổ sung từ NS cấp trên. • Hạn chế phân cấp cho nhiều cấp NS đối với các nguồn thu có quy mô nhỏ. • Bảo đảm tỷ lệ phân chia các khoản thu NS cấp mình và cấp dưới không được vượt quá tỷ lệ phân chia mà NSĐP được hưởng. NTH 27 Lưu ý: • NSĐP được sử dụng nguồn thu hưởng 100%, các khoản thu phân chia giữa các cấp và số bổ sung cân đối từ NSCT để cân đối thu, chi NS cấp mình. • Từ năm 2007, số thu từ xổ số kiến thiết không đưa vào cân đối ngân sách; thực hiện quản lý thu, chi số thu này qua NSNN. Số thu từ xổ số kiến thiết đề đầu tư các công trình phúc lợi công cộng ở địa phương(tập trung vào giáo dục, y tế). NTH 28 Ví dụ về các khoản thu phân chia tỷ lệ giữa NS Tỉnh, Huyện, Xã ở địa bàn Tỉnh Vĩnh Long từ năm 2006-2008. NTH 8 29 TT NGUỒN THU NS TỈNH (%) NS Huyện, Thị xã (bao gồm xã, phường, thị trấn) 2006 2007 2008 2006 2007 2008 1 Thuế GTGT hộ cá thể 60 - - 40 100 100 Riêng thị xã Vĩnh Long 50 50 50 50 2 Thuế TNDN hộ cá thể 60 - - 40 100 100 Riêng thị xã Vĩnh Long 50 50 50 50 3 Thuế SD đất NN - - - 100 100 100 4 Thuế tài nguyên 70 - - 30 100 100 5 Thuế TTĐB hàng sản xuất trong nước 60 - - 40 100 100 6 Lệ phí trước bạ nhà, đất p.sinh trên địa bàn Huyện 70 - - 30 100 100 7 Lệ phí trước bạ nhà, đất nộp NS tỉnh(chỉ áp dụng NS tỉnh và TX Vlong 90 90 90 10 10 10 8 Thuế CQSDĐ 20 80 100 100 9 Thuế nhà đất 100 100 100 10 Tiền sử dụng đất 100 100 100 30 Các khoản thu phân chia tỷ lệ giữa các cấp NS Huyện và NS xã, thị trấn TT NGUỒN THU NS Huyện, Xã, Thị trấn Trong đó NS Huyện NS Xã, thị trấn 2006 2007 2008 2006 2007 2008 2006 2007 2008 1 Thuế GTGT hộ cá thể 40 100 100 30 90 90 10 10 10 2 Thuế TNDN hộ cá thể 40 100 100 30 90 90 10 10 10 3 Thuế SD đất NN 100 100 100 70 50 50 30 50 50 4 Thuế tài nguyên 30 100 100 30 100 100 - - - 5 Thuế TTĐB HSX trong nước 40 100 100 20 50 50 20 50 50 6 LPTB nhà, đất ở Huyện 30 100 100 20 80 80 10 20 20 7 Thuế CQSDĐ 80 100 100 30 50 50 50 50 50 8 Thuế nhà đất 100 100 100 50 50 50 50 50 50 9 Tiền sử dụng đất 100 100 100 90 90 90 10 10 10 31 Các khoản thu NS Huyện, xã, phường hưởng 100% TT NGUỒN THU NS Huyện NS Xã, thị trấn NS phường 2006 2007 2008 2006 2007 2008 2006 2007 2008 1 Thuế môn bài (bậc 1-3) 100 100 100 - - - - - - 2 Thuế môn bài (bậc 4-6) - - - 100 100 100 - - - 3 Phí, lệ phí CQ Huyện 100 100 100 - - - - - - 4 Phí ở xã, phường, t.trấn - - - 100 100 100 100 100 100 5 Thu bổ sung từ NS cấp trên của Huyện 100 100 100 - - - - - - 6 Thu bổ sung từ NS cấp trên của xã - - - 100 100 100 100 100 100 7 Thu kết dư NS Huyện 100 100 100 - - - - - - 8 Thu kết dư NS Xã - - - 100 100 100 100 100 100 32 Nhiệm vụ chi NSTW theo Luật NS 1. Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không có khả năng thu hồi vốn do TW quản lý. 2. Đầu tư vào DN, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các DN thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước. 3. Chi hỗ trợ tài chính, bổ sung vốn, thưởng xuất khẩu cho DN. 4. Phần chi ĐTPT trong các CTMT quốc gia. 5. Chi bổ sung dự trữ nhà nước 6. Các khoản chi ĐTPT khác. Chi đầu tư phát triển 9 33 Nhiệm vụ chi NSTW theo Luật NS 1. Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, y tế, VHTT, TDTT… 2. Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cơ quan TW quản lý: sn giao thông, sn nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp… 3. Chi quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. 4. Hoạt dộng Quốc hội, các bộ, cơ quan ngang bộ. 5. Trợ giá theo chính sách nhà nước 6. Chi thường xuyên của các CTMT quốc gia. 7. Khoản chi thường xuyên khác. Chi thường xuyên NTH 34 Nhiệm vụ chi NSĐP theo Luật NS 1. Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không có khả năng thu hồi vốn do địa phương quản lý. 2. Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các DN, tổ chức kinh tế, tài chính của nhà nước. 3. Phần chi ĐTPT trong các CTMT quốc gia do cơ quan địa phương thực hiện. 4. Các khoản chi ĐTPT khác . Chi đầu tư phát triển NTH 35 Nhiệm vụ chi NSĐP theo Luật NS 1. Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, y tế, VHTT, TDTT… do các cơ quan địa phương quản lý. 2. Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý. 3. Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn do NSĐP đảm bảo. 4. Các hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội 5. Chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý 6. Chi thường xuyên của các CTMT quốc gia do các địa phương thực hiện. 7. Trợ giá theo chính sách của Nhà nước. 8. Khoản chi thường xuyên khác. Chi thường xuyên NTH 36 Phân cấp NS xảy ra hai loại mất cân đối: • Mất cân bằng thu chi của các chính quyền địa phương gọi là mất cân bằng hàng dọc. • Mất cân bằng hàng ngang là những khác biệt về năng lực và nhu cầu giữa các đơn vị CQĐP trong cùng một cấp chính quyền. 10 37 Mất cân bằng hàng dọc • “Hầu như không có ngoại lệ, các nước giao nhiều chức năng chi tiêu hơn cho các CQĐP hơn là mức có thể tài trợ từ nguồn thu được phân giao cho các CQ đó. Kết quả của sự không tương khớp giữa chức năng và tài chính này – gọi là “mất cân bằng hàng dọc”- Odd-Helge Fjeldstad -2001. • “Tiền là trái tim của các vấn đề liên cấp chính quyền” (Bird, 1990) • Làm thế nào giải quyết MCBHD: chia sẻ nguồn thu giữa TW và ĐP. Tỷ lệ nguồn thu chia cho ĐP được ấn định một tỷ lệ không đổi trên cơ sở thuế có chia sẻ. 38 Mất cân bằng hàng ngang (MCBHN) • Khả năng nguồn lực và nhu cầu giữa các vùng địa lý thường khác nhau tạo nên MCBHN. MCBHN là năng lực cung cấp khác nhau giữa các đơn vị CQ cùng cấp để cung cấp hàng hóa dịch vụ công theo mức “tiêu chuẩn quốc gia” • Ví dụ:  Cơ sở kinh tế khác nhau về quy mô và số lượng ở vùng đô thị và nông thôn (Quận và Huyện; Tỉnh và TP…)=> cơ sở thuế khác nhau  Chi phí cung cấp dịch vụ công cũng khác nhau do mật độ dân số, vị trí địa lý… • Kết quả là NSTW chuyển giao cho NSĐP có điều kiện khó khăn hơn gọi là cấp NS ngang bằng hóa. . lý và phân bổ các nguồn lực tài chính từ chính quyền TW đến các chính quyền địa phương. • Nội dung cơ bản của phân cấp bao gồm: phân cấp về chính trị, phân cấp về hành chính và phân cấp về. 1 1 PHÂN CẤP NGÂN SÁCH Nguyễn Thị Huyền 2 KHÁI NIỆM VỀ PHÂN CẤP • Phân cấp là một sự chuyển giao quyền lực về chính trị và luật pháp đối với công tác xây dựng chính sách, lập kế. định về tài chính để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. NTH 10 Nguyên tắc phân cấp ngân sách 1. Phân cấp NS phù hợp với phân cấp về hành chính: sự tồn tại của hệ thống chính quyền

Ngày đăng: 21/11/2014, 10:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan