Dự án dạy học vận dụng kiến thức liên môn Trồng thanh long đạt hiệu quả cao

10 1.2K 5
Dự án dạy học vận dụng kiến thức liên môn Trồng thanh long đạt hiệu quả cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài dự thi: “Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” (Kèm theo công văn số 660/PGDĐT ngày 27 tháng 8 năm 2014 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Yên) - Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tiên Yên - Trường TH&THCS Đại Dực - Địa chỉ: xã Đại Dực – huyện Tiên Yên – tỉnh Quảng Ninh - Điện thoại: - Email: - Thông tin về thí sinh: 1. Họ và tên: Tằng Móc Mai. Ngày sinh Lớp: 8 2. Họ và tên: Nình Thị Dung. Ngày sinh Lớp: 8 1. Tên tình huống. - Gia đình em có một mảnh đất để trồng trọt. Mẹ em muốn trồng Thanh long. Mẹ hỏi em “biện pháp trồng Thanh long đạt hiệu quả cao”. Em sẽ xử lí tình huống này ra sao? 2. Mục tiêu giải quyết tình huống. - Vận dụng các kiến thức liên môn áp dụng vào trồng Thanh long đạt hiệu quả tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình. 3. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến việc giải quyết tình huống. - Để đạt hiệu quả cao, ta cần áp dụng vào nhiều môn học khác nhau: + Về môn Sinh học Chọn giống Chăm bón cho cây trồng + Về môn Địa lý Chọn đất trồng phù hợp loại cây, điều kiện khí hậu, thời tiết thích hợp. + Về môn Công nghệ Kiểm tra mầm bệnh, sâu hại; phun thuốc trừ sâu bệnh đúng cách, khi thực sự cần thiết, tránh lạm dụng thuốc khi không cần thiết; Đảm bảo tưới tiêu đầy đủ, kịp thời để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Lắp đặt đường ống nước thuận lợi cho tưới tiêu (ống nhựa, van khóa đồng) + Về Toán học Đo khoảng cách giữa các hố trồng Thanh long: khoảng cách là 3m x 3m (hàng cách hàng 3 m, trụ cách trụ 3m), mật độ khoảng 1.000 - 1.100 trụ/ha; đo chiều dài đường ống nước, lắp đặt tưới tiêu hợp lí. Dựng trụ, tính độ cao các trụ để dựng cho phù hợp. Trụ có kích thước dài 2 - 2,2 m, cạnh vuông từ 15 - 20 cm. Thiết kế phía trên trụ có 4 cọng sắt ló ra dài 20 - 25cm được bẻ cong theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho cành Thanh long. + Về Vật lý Thiết kế trồng Thanh long trên khu đất sao cho hợp lí; bề mặt khu đất bằng phẳng không lồi lõm, có lối đi giữa các luống thuận lợi cho việc chăm bón cây. 4. Giải pháp giải quyết tình huống. - Thành lập nhóm nghiên cứu. - Tiến hành nghiên cứu thực tế. - Tổng hợp các kết quả, đánh giá nghiên cứu, đề xuất kiến nghị các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội làm vườn 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống. a. Điều kiện sinh thái : Cây Thanh long (Hylocereus undatus Haw) là cây nhiệt đới thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc ở vùng sa mạc thuộc Mêhicô và Colombia. Nhiệt độ thích hợp cho Thanh long sinh trưởng và phát triển từ 20 - 34oC. Trong điều kiện thời tiết có sương giá nhẹ với thời gian ngắn cũng sẽ gây ảnh hưởng cho cây Thanh long. Cây Thanh long chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ra hoa trong điều kiện ngày dài, cây sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng thân cây ốm yếu. Tuy nhiên, nếu cường độ ánh sáng quá cao, nhiệt độ cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của Thanh long. Cây Thanh long có khả năng chịu hạn nhưng không chịu úng. Để cây phát triển tốt, cho nhiều trái và trái to cần cung cấp đủ nước, nhất là trong thời kỳ phân hoá mầm hoa, ra hoa và kết trái. Nhu cầu về lượng mưa cho cây là 800 - 2.000 mm/năm, nếu thấp hơn hoặc vượt quá sẽ dẫn tới hiện tượng rụng hoa và thối trái. Có nguồn nước tưới chủ động trong mùa khô, vườn trồng không sử dụng các nguồn nước thải. Cây Thanh long trồng được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát pha, đất xám bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ Bazan, đất thịt Tuy nhiên, cây Thanh long đạt hiệu quả cao trong điều kiện đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, không bị nhiễm mặn và có pH từ 5 - 7 . Để sản xuất Thanh long theo hướng an toàn cần phân tích đất, nước trước khi trồng. Vườn trồng cách khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện khoảng 500 m, đất không bị nhiễm kim loại nặng. Toàn bộ hồ sơ về vị trí lô đất và kết quả phân tích đất được lưu giữ tại HTX, nhóm sản xuất hoặc tại hộ gia đình có thể truy nguyên nguồn gốc theo yêu cầu. b. Thiết kế vườn : Đất được cày kỹ, tạo mặt phẳng để dễ thoát nước chống ngập úng, không nên sử dụng thuốc khai hoang để xử lý thực bì. Có thể dùng gỗ, trụ gạch hoặc xi măng cốt sắt để trồng Thanh long. Hiện nay trụ xi măng cốt sắt đang được khuyến cáo và sử dụng phổ biến trong sản xuất. Trụ có kích thước dài 2 - 2,2 m, cạnh vuông từ 15 - 20 cm. Khi trồng, phần trên mặt đất cao khoảng 1,5 - 1,6 m, phần chôn dưới mặt đất khoảng 0,5 - 0,6 m, phía trên trụ có 4 cọng sắt ló ra dài 20 - 25cm được bẻ cong theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho cành Thanh long. Giống hiện trồng phổ biến là giống Thanh long ruột trắng. Giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khó khăn, cho năng suất cao, hình dạng trái đẹp, vỏ màu đỏ, thịt trái màu trắng. Giống có thời gian ra hoa từ tháng 4 - 9 (chính vụ), thời gian từ đậu trái đến thu hoạch khoảng 28 - 35 ngày. Cành được chọn làm hom giống cần chọn ở những cành tốt, khỏe và phải đạt các tiêu chuẩn sau : - Tuổi cành 12 tháng (đã cho trái vụ trước, không nên chọn những cành vừa mới cho trái), cần chọn các cành có gốc cành đã bắt đầu hoá gỗ để hạn chế bệnh thối cành. - Chiều dài cành tốt nhất từ 40 - 50 cm. - Cành khỏe có màu xanh đậm, sạch sâu bệnh. - Các mắt trên cành phải mang chùm gai tốt, mẩy. Phần gốc cành được cắt bỏ phần vỏ khoảng 2 - 4 cm chỉ để lại lõi giúp nhanh ra rễ và tránh thối gốc. Cành được giâm nơi thoáng mát khoảng 20-30 ngày ra rễ có thể đem trồng. Thiết kế vườn c. Kỹ thuật trồng và chăm sóc : *Thời vụ trồng : Cây Thanh long có thể trồng được quanh năm, nhưng thời điểm xuống giống thích hợp nhất : - Tháng 10-11: Thời gian này thuận lợi là nguồn hom giống dồi dào, các vùng đất thấp tránh được nguy cơ ngập úng, nhưng cần phải đảm bảo có đủ nước tưới trong mùa khô. - Tháng 5-6 : Đối với các vùng thiếu nước nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5-6) nhưng sẽ gặp khó khăn về hom giống. - Tốt nhất có kế hoạch giâm hom để chủ động xuống giống . *Cách đặt hom : - Đặt hom cạn 2-3 cm, đặt phần lõi (đã gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài) xuống đất để tránh thối gốc. - Khi trồng nên áp phần phẳng của hom vào mặt trụ tạo điều kiện thuận lợi cho cành ra rể và bám sát vào cây trụ. - Sau khi trồng dùng dây cột hom vào trụ để tránh gió làm lung lay, đổ ngã. - Mỗi trụ đặt 4 - 5 hom theo từng mặt trụ. *Tưới nước : Cây Thanh long là cây chịu hạn, tuy nhiên trong điều kiện nắng hạn kéo dài nếu không đủ nước sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển của cây và giảm năng suất. Biểu hiện của sự thiếu nước ở cây Thanh long là: Cành mới hình thành ít, cành sinh trưởng rất chậm, bị teo tóp và chuyển sang màu vàng. Ở những cây thiếu nước khi ra ra hoa, tỉ lệ rụng hoa ở các đợt ra hoa đầu tiên cao > 80%, quả nhỏ. Do đó, cần tưới nước thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển. *Tủ gốc giữ ẩm: Vào mùa nắng nên dùng rơm rạ, xơ dừa, rễ lục bình (bèo tây) để tủ gốc giữ ẩm cho cây. Ngoài việc giữ ẩm cho cây biện pháp này còn giúp hạn chế sự phát triển của cỏ dại và bổ sung dinh dưỡng cho đất. Tủ gốc cho cây *Tỉa cành và tạo tán : Mục đích của tỉa cành và tạo tán là tạo cho cây có bộ khung cơ bản, thông thoáng giúp cây sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao và ổn định. - Tỉa cành tạo bộ tán đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh và cạnh tranh dinh dưỡng. - Từ mặt đất tới giàn, tỉa tất cả các cành xung quanh chỉ để lại một cành phát triển tốt, áp sát cây trụ. - Trên giàn, tỉa cành theo nguyên tắc 1 cành mẹ để lại 1-2 cành con, chọn cành sinh trưởng mạnh, phát triển tốt, tỉa bỏ các cành tai chuột (bánh mì), cành ốm yếu, cành sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho quả, các cành nằm khuất trong tán không nhận được ánh sáng. Khi cành dài 1,2m - 1,5m bấm đọt cành giúp cành phát triển tốt và nhanh cho quả. - Hàng năm, sau khi thu hoạch cần tỉa bỏ những cành đã cho quả 2 năm, cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm khuất trong tán. Cắt tỉa cành, tạo dáng * Phòng chống sâu bệnh +Sâu: trong giai đoạn đầu sau khi trồng thường thấy xuất hiện các đối tượng gây bệnh hại trên cây thanh long như: kiến các loại, bọ cánh cứng (ngâu) và sâu ăn cành non. Phòng trị bằng các loại thuốc: Karate, Fastac. Đối với các loại kiến: Regent để bẫy kiến Côn trùng cánh cứng (ngâu): có thể bắt bằng tay +Bệnh: thối cành, nám cành Bệnh nám cành dùng các lọai thuốc có gốc đồng: Antracol – Ridomilgodl – Coc 85. Đối với sâu bệnh trên ta dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị theo từng trường hợp gây bệnh của sâu bệnh cho phù hợp * Làm cỏ, bón phân Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây Thanh long và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Trước mỗi đợt bón phân cần làm sạch cỏ gốc và xung quanh gốc. Phải dọn dẹp, cắt sạch cỏ trong vườn, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ cỏ nhằm hạn chế khả năng ô nhiễm đất do thuốc. Nếu dùng chỉ được phép dùng các loại thuốc nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp & PTNT, nếu sử dụng thuốc diệt cỏ để xử lý cỏ dại trong vườn thì phải ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ của hộ gia đình, HTX ngày phun, loại thuốc và liều lượng đã sử dụng. Tuỳ theo loại đất, giai đoạn sinh trưởng của cây Thanh long mà phải bón đầy đủ phân cho cây phát triển. Riêng đối với phân chuồng phải có nơi ủ để hạn chế ô nhiễm đất và nguồn nước. *Giai đoạn kiến thiết cơ bản : (1-2 năm đầu sau khi trồng). - Bón lót: Được áp dụng vào 1-2 ngày trước khi trồng, với liều lượng 5 - 10 kg phân chuồng hoai, 0,5 kg Super lân hoặc Lân Văn Điển/trụ. Nếu không chủ động được nguồn phân chuồng có thể thay thế phân chuồng bằng các loại phân hữu cơ sinh học với liều lượng từ 0,5 - 1 kg theo khuyến cáo của nhà sản xuất. - Một tháng sau khi trồng, bón 25g Urea + 25g DAP/trụ, hoặc 80g NPK 20-20-15/trụ. - Định kỳ bón 1 tháng/lần - Cách bón: rải phân xung quanh gốc (cách gốc 20 - 40 cm tuỳ theo tuổi cây), lấp lớp đất mỏng hoặc dùng *Giai đoạn kinh doanh : (Từ năm thứ 3 trở đi) + Phân hữu cơ : - Lần 1: (sau khi thu hoạch) bón 15 - 20 kg phân chuồng hoai mục hoặc thay thế bằng phân hữu cơ sinh học với liều lượng 2 -5 kg/trụ. - Lần 2: (chuẩn bị ra hoa) bón 0,5 - 1,0 kg phân hữu cơ sinh học/trụ. - Lần 3: (nuôi trái) bón 0,5 - 1,0 kg phân hữu cơ sinh học/trụ. + Phân hoá học : - Liều lượng bón : Tuổi vườn (năm) Lượng phân bón nguyên chất gr/trụ Lượng phân bón tương đương kg/trụ N P 2 O 5 K 2 O Urea Lân Kali 3-5 500 500 500 1,08 3,6 0,83 >5 750 500 750 1,63 3,6 1,25 - Cách bón : Rải đều trên mặt đất xung quanh trụ, tủ lên bằng một lớp đất mỏng bằng rơm rạ, hay cỏ khô, sau đó tưới nước cho phân tan. - Thời gian bón: Chia làm 8 lần bón/năm (trung bình 1,5 tháng/lần ) như sau: Lần bón Tuổi cây từ 3-5 năm tuổi ( lượng phân bón) Trên 5 năm ( lượng phân bón) Lân Urea Kali Lân Urea Kali ( kg/trụ) ( kg/trụ) ( kg/trụ) ( kg/trụ) ( kg/trụ) ( kg/trụ) 1 ( sau thu hoạch 80 % cuối tháng 9 dl) 3,6 0,2 3,6 0,3 2 ( cuối tháng 12 dl) 0,2 0,15 0,3 0,25 3 (Cuối tháng 02 dl) 0,2 0,15 0,3 0,25 4 (cuối tháng 4 dl) 0,1 0,1 0,3 0,25 5 (cuối tháng 5 dl) 0,1 0,1 0,3 0,25 6 (cuối tháng 6 dl) 0,1 0,1 0,3 0,25 7 ( cuối tháng 7 dl) 0,1 0,1 0,3 0,25 8 ( cuối tháng 8 dl) 0,1 0,1 0,3 0,25 Tổng cộng 3,6 0,9 0,8 3,6 2,4 1,75 Ghi chú : - Nếu đất có phản ứng chua thì thế super lân bằng lân Văn Điển *Tỉa hoa, quả: chọn 2-4 hoa phát triển tốt trên mỗi cành, các hoa còn lại tỉa bỏ, nên chọn các hoa trên cùng một cành ở 2 mắt xa nhau. Sau khi hoa nở 5-7 ngày tiến hành tỉa quả, mỗi cành chỉ để lại 1-2 quả, chọn các quả phát triển tốt, không dấu vết sâu bệnh và không bị che khuất trong bóng mát. *Bao quả: Nhằm tạo quả thanh long có màu sắc đẹp ngăn ngừa vết chích hút của côn trùng, có thể dùng bao ni lon để bao quả thanh long. Thời gian bao: sau khi hoa thụ phấn vài ngày, lúc cánh hoa vừa héo hoặc rụng. Nếu cánh hoa chưa rụng thì cần tỉa bỏ cánh hoa khi bao quả. Phương pháp bao: bao ni lon được cắt phần dưới đáy bao ở hai bên gốc đáy, cách gốc bao 2cm, cắt sâu vào trong bao khoảng 2cm, mục đích cho hơi nước thoát ra khi quả hô hấp, dùng dây thun cột miệng bao dính vào cành thanh long. * Thu hoạch và bảo quản: Thanh long nên thu hoạch trong thời gian 30 – 32 ngày sau khi nở hoa để quả có chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn Thu hoạch lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào quả làm tăng nhiệt độ trong quả, mất nước nhanh ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản Hái quả bằng kéo cắt tỉa cành sắc bén, khi cắt quả xong cho vào giỏ nhựa, để trong mát, vận chuyển ngay về nhà đóng gói càng sớm càng tốt, không để lâu ngoài vườn Không đặt quả xuống đất trong khi hái nhằm tránh nhiễm nấm bệnh Không chất quả quá đầy giỏ khi vận chuyển, bao lót kỹ, che phủ mặt giỏ bằng giấy, lá, tránh ánh nắng chiếu và tổn thương khi va chạm Bảo quản ở nhiệt độ 5 oC , ẩm độ 90% kết hợp với bao quả bằng polyetylen có đục 20-30 lổ bằng kim may và hàn kín bao, thanh long có thể bảo quản tươi được 40-50 ngày. Ở nhiệt độ 28 oC và ẩm độ 70% thời gian tồn trữ chỉ được một tuần. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Các biện pháp trên đều được lấy từ những kinh nghiệm đời sống và dựa vào các kiến thức đã học. Ví dụ như việc ủ rơm rơm rạ, hay cỏ khô lên gốc cây hay hái lá cây mui, cây cứt lợn cho vào ngâm nước để làm phân bón cũng là dựa trên cơ sở môn công nghệ : Khi lá cây dụng xuống đất và tự phân hủy góp phần làm tăng nguồng dinh dưỡng cho đất. Đó có thể là một cách rất dễ để làm ra phân bón cho cây nhưng lại rất ít người tìm ra được cách vừa nhanh chóng, hiệu quả lại tiết kiệm đó. Hầu như chúng ta chỉ biết sử dụng những thứ đã có sẵn như : phân lân, phân đạm, thuốc trừ sâu, mà không biết tận dụng những gì chính chúng ta đang có. Các biện pháp trên, nếu biết cách áp dụng đúng cách và hợp lý với từng loại cây trồng thì ta sẽ thu được năng suất cao hơn trước và chất lượng thu được cũng tốt hơn. Thanh long là một loại cây rất rễ trông trong nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trên đây là một số học hỏi của bản thân tôi về tự nhiên và những hiểu biết dựa trên những gì đã được học. Tôi mong rằng các biện pháp trên sẽ được áp dụng vào thực tiễn và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Chúc cho vườn thanh long của mẹ tôi nói riêng và vườn cây của các cô chú nông dân nói chung có một mùa bội thu đạt năng suất và chất lượng cao. . Yên) - Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tiên Yên - Trường TH&THCS Đại Dực - Địa chỉ: xã Đại Dực – huyện Tiên Yên – tỉnh Quảng Ninh - Điện thoại: - Email: -. 1.000 - 1.100 trụ/ha; đo chiều dài đường ống nước, lắp đặt tưới tiêu hợp lí. Dựng trụ, tính độ cao các trụ để dựng cho phù hợp. Trụ có kích thước dài 2 - 2,2 m, cạnh vuông từ 15 - 20 cm. Thi t. nhiễm đất và nguồn nước. *Giai đoạn kiến thi t cơ bản : ( 1-2 năm đầu sau khi trồng). - Bón lót: Được áp dụng vào 1-2 ngày trước khi trồng, với liều lượng 5 - 10 kg phân chuồng hoai, 0,5 kg Super

Ngày đăng: 21/11/2014, 10:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan