skkn xây dựng hệ thống câu hỏi tích cực phát huy trí lực của hs trong môn lịch sử ở trường thcs.

14 918 3
skkn xây dựng hệ thống câu hỏi tích cực phát huy trí lực của hs trong môn lịch sử ở trường thcs.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG CÁCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TÍCH CỰC PHÁT HUY TRÍ LỰC HS TRONG MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS I.Lí do chọn đề tài: Về kiến thức bộ môn lịch sử trong cấu trúc chương trình bậc trung học cơ sở có vị trí quan trọng, là bước đầu cho học sinh tiếp thu với kiến thức mở rộng không những học sinh thông hiểu kiến thức mà còn phải vận dụng kiến thức để nhìn nhận những sự kiện, những nhân vật, những biểu tượng lịch sử một cách chuẩn xác và đánh giá các sự kiện đó theo đúng quan điểm lịch sử của tư tưởng Mac xit và Đảng ta, nên việc đổi mới phương pháp dạy học bằng cách xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy trí lực cho các em là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên giảng dạy trực tiếp. Để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo HS thành những người năng động, độc lập sáng tạo, tiếp thu được những tri thức khoa học hiện đại, vận dụng tìm ra những giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của XH. Cho nên GD THCS đang đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng tích cực, giúp HS lĩnh hội kiến thức mới, chính vấn đề trên đòi hỏi GV phải tự nghiên cứu tìm ra cho mình những phương pháp dạy học tích cực. Trong những năm gần đây Bộ GD và ĐT đều nhấn mạnh điều cần thiết phải đổi mới phương pháp giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của đất nước để đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo , có năng lực. HS vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát triển tư duy tích cực sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống Xã hội. Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất đó là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy học. Người GV phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của HS từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học, từ cách ổn định lớp đến khâu kiểm tra bài cũ đến cách học bài mới, củng cố, dặn dò. Những hoạt động đó giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực sáng tạo và ngày càng yêu thích, say mê môn học. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của HS trong dạy học lịch sử. Có rất nhiều biện pháp, ví dụ: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp hướng dẫn HS ghi nhớ các sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng SGK, vở bài tập, tiến hành công tác ngoại khóa Nhưng việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp rất quang trọng, rất có ưu thế để phát triển tư duy của HS. Mặc khác nhằm giảm bớt số lượng HS yếu kém trong nhà trường và phát huy hết khả năng của các em khá giỏi nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, bản thân là GV còn trẻ, kinh nghiệm giảng dạy cũng chưa nhiều. Nhưng tôi cũng xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề bằng cách xây dựng hệ thống câu hỏi tích cực phát huy trí lực của HS trong môn lịch sử ở trường THCS. - Qua chuyên đề này tôi mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc giúp GV tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, HS chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. II. Thực trạng: 1. Về Phía Giáo Viên: *Ưu điểm: -Trong soạn giảng có hướng đổi mới phương pháp dạy học bằng nhiều hình thức như đặt câu hỏi có vấn đề, đưa ra những tình huống để học sinh giải quyết, xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy trí lực HS -Trong quá trình dạy học đã kết hợp nhuần nhuyễn các đồ dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học hư tranh, ảnh, bản đồ, sa bàn, mô hình và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp vào giảng dạy -*Hạn Chế: -Việc vận dụng đổi mới phương pháp vào các tiết dạy chưa linh hoạt, sinh động, hấp dẫn, chưa tạo được hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Lối dạy truyền thụ một chiều tuy có giảm nhưng vẫn còn. Học sinh lắng nghe, ghi nhớ, ghi chép và chủ yếu nhắc lại những điều mà giáo viên đã truyền đạt, chưa phát huy năng lực độc lập suy nghĩ, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc tìn tòi, khám phá những điều biết mới mẻ qua mỗi tiết học. -GV đặt câu hỏi hơi khó, HS không trả lời được nhưng lại không có hệ thống câu hỏi gợi mở nên phải trả lời thay cho HS. Vấn đề này được thể hiện rất rõ qua hoạt động thảo luận, GV chỉ biết nêu ra câu hỏi nhưng lại không hướng dẫn HS trả lời câu hỏi đó như thế nào vì không có hệ thống câu hỏi gợi mở vấn đề. - Một số tiết GV chỉ nêu vài ba câu cho HS khá giỏi trả lời chưa có câu hỏi dành cho đối tượng HS yếu kém. Cho nên đối tượng Hs yếu kém ít được chú ý và không được tham gia các hoạt động, điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em thấy chán nản môn học. 2. Về phía học sinh: *Ưu điểm: -HS đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi mà GV đưa ra như các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà. -Qua học tập HS đã hoạt động tích cực để trả lời câu hỏi tìm ra kiến thức mới. -HS biết tự mình trả lời câu hỏi trước lớp mà không cần đến GV phải hướng dẫn và giảng bài. -Đa số HS đều tích cực thảo luận và đưa ra hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức. *Hạn chế: -HS còn lười học và chưa có sự say mê môn học, một số bộ phận HS không chuẩn bị bài ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp thiếu tập trung suy nghĩ nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn yếu. -Nhiều câu hỏi quá khó hoặc chưa sát với đối tượng HS, không kích thích phát huy được năng lực sáng tạo của HS, Chưa định hướng vào giải quyết các vấn đề làm cho HS thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. -Một số học sinh chưa xác định được nhu cầu học tập bộ môn lịch sử do đó học mang tính đối phó, chưa hứng thú, chưa nỗ lực phấn đấu vươn lên khá, giỏi thông qua việc đọc thêm tài liệu, tìm hiểu, khám phá mở rộng, đào sâu bài học. -Học sinh chưa nắm chắc kiến thức, còn nhiều chỗ hổng; kĩ năng vận dụng chậm, phương pháp học tập bộ môn chưa tốt. Kiến thức về thực tế cuộc sống của các em còn nghèo nàn. III. Biện Pháp Thực Hiện: 1. Xây dựng hệ thống câu hỏi lôgic, gợi mở, phát huy tính tích cực chủ độngtham gia hoạt động học tập của HS -GV phải nắm được nguyên tắc chung của việc đặt câu hỏi, câu hỏi phải tập trung vào vấn đề nghiên cứu, mang tính nêu vấn đề buộc HS phải luôn ở trạng thái có vấn đề, hệ thống câu hỏi , lời giải đáp thể hiện một cách logic chặt chẽ. -GV phải xây dựng hệ thống câu hỏi của bài để hỏi HS, giúp cho GV đạt được mục tiêu của bài dạy, HS nắm được nội dung của bài học, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS trong học tập. Xác định rõ và đúng mục tiêu của câu hỏi, sắp xếp các câu hỏi theo một trình tự phù hợp với các hoạt động học tập. -GV xác định kiến thức trong mục bài, suy nghĩ, chọn lọc xây dựng câu hỏi “bậc thang” từ thấp đến cao, từ câu hỏi mang tính phát hiện, đến câu hỏi mang tính tư duy cần suy nghĩ. -Khi xây dựng hệ thống câu hỏi phải mang tính vừa sức, hợp đối tượng HS. Có cả những câu hỏi cho HS yếu kém, có cả câu hỏi cho HS khá giỏi như vậy mới kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo tránh nhàm chán với những loại câu hỏi đều đều -Dạy học hướng vào HS nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập. -Khi trả lời câu hỏi HS phải phân tích , xác định mối quan hệ, so sánh đối chiếu những điều đã cho và những điều cần tìm tòi đòi hỏi phải suy nghĩ logic. Người học phải luôn luôn suy nghĩ do đó tư duy được phát triển. Ví dụ: Qua ách thống trị của nhà Lương em có nhận xét gì về ách thống trị của nhà Lương đối với nhân dân ta? (bài 21 sử 6) Việc Lí Bí xưng Hoàng đế có ý nghĩa gì? Đặt tên nước là vạn xuân có ý nghĩa gì? Xây dựng hệ thống câu hỏi ở trên lớp: Trong quá trình giảng dạy ở trên lớp, GV còn phải biết đặt ra và giúp HS giải quyết các câu hỏi có tính chất nhận thức kiến thức. Một hệ thống câu hỏi tốt nêu ra trong quá trình giảng dạy phải phù hợp với khả năng của các em, kích thích tư duy phát triển. Đồng thời tạo ra mối liên hệ bên trong của HS và giữa HS với GV là mỗi câu hỏi đưa ra, mỗi HS và cả GV phải thấy rõ vì sao trả lời được? Vì sao không trả lời được? Câu hỏi quá khó hay chưa đủ sự kiện, tư liệu để các em trả lời. -Trong SGK thường mỗi mục, mỗi bài có từ 1 đến 3 câu hỏi, những câu hỏi này là cơ sở để GV xác định kiến thức trong sách, đồng thời bổ sung để xây dựng hệ thống câu hỏi của bài.Câu hỏi phải chuẩn bị từ khi soạn giáo án, phải dự kiến nêu ra lúc nào? HS sẽ trả lời như thế nào? Những câu hỏi đặt ra bắt buộc HS phải suy nghĩ, phải kích được lòng ham hiểu biết, trí thông minh, sáng tạo của HS. Đặt biệt giúp HS yếu kém tích cực hoạt động và dần dần hình thành kiến thức cơ bản cho các em qua hệ thống câu hỏi, từ đó các em có hướng thú học tập và xây dựng bài hơn. -Thông thường trong quá trình giảng dạy ta thường đặt ra nhiều loại câu hỏi, căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các kiến thức lịch sử, chúng ta có các loại câu hỏi cụ thể; + Loại câu hỏi về phát sinh các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà chúng ta thường hỏi về nguyên nhân, bối cảnh hay hoàn cảnh lịch sử của sự kiện, hiện tượng lịch sử và thường áp dụng cho đối tượng HS trung bình yếu Ví dụ: Nguyên nhân bùng nổ phong trào Kn nông dân đầu TK XVI/ Nguyên nhân bùng nổ Kn bà Triệu? Loại câu hỏi này thường xuất hiện vào phần đầu bài giảng. Bởi vì bất kỳ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào đều xuất hiện trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, đều có nguyên nhân phát sinh của nó. Đây cũng là một đặc điểm tư duy của lịch sử cần hình thành từng bước cho HS. + Câu hỏi nêu lên đặc trưng bản chất của các hiện tượng lịch sử bao gồm sự đánh giá và thái độ của HS đối với các hiện tượng lịch sử ấy.loại câu hỏi này thường dùng cho Hs khá giỏi khi thảo luận để bảo trợ kiến thức cho các đói tượng yếu kém. Ví dụ: Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược? ( bài 25 lịch sử 8) Bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418-1427) Gv đặt câu hỏi: Nêu cách đánh của nghĩa quân trong từng trận: Chi Lăng, Xương Giang đối với đạo quân Mộc Thạnh? Nêu nhận xét về cách đánh của nghĩa quân? + Chi Lăng: Mai phục, bất ngờ. + Xương Giang: Tập trung lực lượng, tổng công kích + Mộc Thạnh: Uy hiếp tinh thần và kết hợp tiến công quân sự. + Nhận xét: Các đánh phong phú, đa dạng, phù hợp với địa hình, thế địch nên có hiệu quả. Qua đó HS thấy được và chứng tỏ được sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn. Bài 25 Phong trào nông dân Tây Sơn Tại sao nhân dân hăng hái đi theo ba anh em khởi nghĩa ở Tây Sơn? Qua câu hỏi này HS sẽ suy nghĩ và thấy được họ đều là nạn nhân của chế độ thống trị hà khắc, họ oán giận, muốn lật đổ họ Nguyễn. Anh em Tây Sơn đáp ứng được nguyện vọng của họ. + Câu hỏi nhận thức + Câu hỏi gợi mở + Loại câu hỏi tìm hiểu kết quả, nguyên nhân dẫn đến kết quả đó và ý nghĩa lịch sử Ví dụ: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn + Loại câu hỏi đối chiếu so sánh giữa sự kiện hiện tượng lịch sử này với hiện tượng lịch sử khác mà các em đã học. Ví dụ: Nhà nước thời Lê sơ có gì giống và khác so với nhà nước thời Lý Trần. 2.Xây dựng tình huống có vấn đề trong bài dạy. -Tình huống có vấn đề chính là sự mâu thuẫn giữa tri thức đã biết với những tri thức chưa biết, mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết được nhờ vào những sáng tạo trong tư duy lôgic của HS. Trong mỗi chương, bài, đề mục đều ẩn chứa các tình huống có vấn đề, bản thân các vấn đề bao gồm các vấn đề lớn, trung bình và nhỏ, vấn đề phức tạp hay đơn giản -Xác định kiến thức trọng tâm cần đạt được sau tiết học Ví dụ: Bài 21: khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602). Kiến thức trọng tâm của bài này là nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Lý Bí, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa này. -Tìm tình huống và xây dựng câu hỏi nêu vấn đề, xây dựng câu hỏi gợi mở để các em giải quyết vấn đề. Ví dụ: Trước khi nhà Lương đô hộ nước ta có 3 quận: Giao Chỉ, Cửu chân, nhật nam. Khi nhà Lương đô hộ nó lại chia nhỏ đơn vị hành chính nước ta ra thành 6 quận: Giao châu, Ái châu, Đức châu, Lợi châu, Minh châu và Hoàng châu. Vậy tại sao nhà Lương lại chia thành nhiều quận huyện như vậy? Nhằm mục đích gì? +Trước đây những người khi lên ngôi chỉ xưng Vương như Trưng Trắc chứ không xưng đế. Hoàng đế chỉ giành cho những nước lớn được các nước khác thần phục. Thế theo em vì sao lý Bí xưng đế? Việc làm này của Lý Bí muốn khẳng định điều gì? -Ví dụ: Trong các bài lịch sử 7 Trong bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên TK XIII. GV đặt câu hỏi: Vì sao quân Mông cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại? Qua câu hỏi này HS sẽ độc lập suy nghĩ, phát huy được trí lực của mình để thấy được tinh thần đoàn kết, quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta, biết sử dụng cách đánh thông minh, biết chớp thời cơ, địch không phát huy được thế mạnh kỵ binh nên quân mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại. Trước khi vào bài mới GV nêu ngay câu hỏi định hướng nhận thức cho HS. Các câu hỏi nêu vấn đề đưa ra vào đầu giờ nhằm động viên sự chú ý, huy động các năng lực nhận thức của HS vào việc theo dõi bài giảng để tìm ra câu trả lời. Những câu hỏi này là những vấn đề cơ bản của bài học mà HS phải nắm. Đương nhiên khi đặt câu hỏi không cần HS trả lời ngay mà chỉ sau khi GV đã cung cấp đầy đủ sự kiện thì HS mới trả lời được. Ví Dụ khi dạy bài 5 “Công Xã Pari” lớp 8. GV nêu câu hỏi đầu giờ: Vì sao nói Công Xã Pari là hình ảnh thu nhỏ của nhà nước kiểu mới- nhà nước của dân do dân vì dân? Để hiểu rõ vấn đề đó các em cần phải tự mình tìm hiểu vấn đề này, cách tốt nhất là tìm hiểu hiểu nguyên nhân, diễn biến từ đó rút ra ý nghĩa của Công xã pari. Vì sao Nguyễn Huệ lại thu phục được Bắc Hà? Qua câu hỏi này HS phát huy tính độc lập suy nghĩ và thấy được: Vì sự nghiệp của Nguyễn Huệ là chính nghĩa nên được nhân dân ủng hộ và Thái độ cầu hiền, trân trọng các sĩ phu Bắc Hà nên được các sĩ phu hết lòng ủng hộ. 3. Xây dựng câu hỏi để các em thảo luận nhóm. -Trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động thuần túy, cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường đi tới kiến thức mới -Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập của HS, kết hợp học cá nhân với học theo nhóm tạo ra mối quan hệ giữa người học với người học, giữa người dạy với người học. -Hoạt động nhóm đặc trưng của nó là cần nhiều thời gian, cần có sự tranh cãi, từ nhiều ý kiến của tập thể để đi đến chọn một đáp án tốt nhất để giải quyết vấn đề. Nên trong một bài lịch sử tùy theo yêu cầu nội dung của bài học để chọn xem hoạt động nhóm ở thời điểm nào, kiến thức nào là phù hợp và hiệu quả nhất, tránh thảo luận tràn lan Nên chọn và xây dựng câu hỏi có vấn đề để các em bàn bạc tranh luận. Trong bài này tôi chỉ chọn một câu hỏi hoạt động: Việc Lý Bí xưng Hoàng đế có ý nghĩa gì? Việc đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa gì? Khi thảo luận GV cho các nhóm đánh giá tranh luận, Gv đi đến kết luận, cần có những biện pháp để khuyến khích các nhóm hăng hái tích cực hoạt động. Nếu chúng ta xây dựng được câu hỏi hoạt động nhóm đúng chỗ, đúng lúc, có vấn đề thì đó cũng là một phương pháp để phát huy tính tích cực của HS trong học tập IV. Kết Quả: Khi thực hiện các phương pháp dạy học bằng cách xây dựng hệ thống câu hỏi tích cực phát huy trí lực HS trong môn lịch sử ở trường THCS đã đem lại kết quả. -Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS để giải quyết các vấn đề trong bài học -Tiết học sôi nổi thu hút các em tham gia theo dõi, hoạt động. -Thể hiện rõ sự đổi mới trong phương pháp dạy học: thầy thiết kế - trò thi công, tiết học nhẹ nhàng. -Phát triển năng lực tư duy, rèn luyện kĩ năng cho HS V. Kết Luận: Để xây dựng được hệ thống câu hỏi phát huy được trí lực của HS đem lại hiệu quả trước hết về phía GV khâu soạn giáo án phải được chuẩn bị kĩ lưỡng, GV phải đọc kĩ các nội dung SGK, suy nghĩ và xác định được các nội dung cơ bản , quan trọng của bài, sau đó GV đọc sách hướng dẫn và các tài [...]... điểm của mình trong việc sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực của HS trong dạy học lịch sử góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay -Qua thực tế giảng dạy áp dụng việc xây dựng hệ thống câu hỏi tích cực phát huy trí lực của HS tuy nhiên chúng ta cũng gặp không ít những khó khăn Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã làm cũng như một số suy nghĩ của bản thân nhằm phát huy trí lực. ..liệu tham khảo có liên quan đến bài để xây dựng một giáo án có nhiều tình huống hay, phát huy được tích tích cực, sáng tạo của HS - Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử được vận dụng trong các tiết dạy sẽ đạt được kết quả học tập cao về tất cả các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển Đây là hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò... trình dạy học môn lịch sử mà còn cấp thiết với tất cả các môn học khác trong hệ thống giáo dục THCS -Chú trọng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, tăng cường sức suy nghĩ của HS thông qua hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng HS GV thường đưa ra những lời khen khi các em có câu trả lời đúng nhằm khuyến khích động viên, tạo niềm vui, tạo ra môi trường học... trọng và đòi hỏi nhiều công sức, lao động sáng tạo, ý thức tinh thần trách nhiệm cao của mỗi giáo viên Và cần đòi hỏi phát triển năng lực tư duy và hành động của mình trước khi giáo dục học sinh, cho nên phải nắm vững lý luận, rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên Phát huy tính tự giác , tích cực cho HS là một việc làm rất quan trọng trong quá trình dạy học Đây là việc làm không chỉ cấp thiết trong quá trình... huy trí lực học tập của HS trong môn lịch sử Chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót Rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp để tôi không ngừng phấn đấu vươn lên và hoàn thiện mình hơn trong công tác Xin cảm ơn ! Đại Lộc tháng 03/2012 Người Viết Nguyễn Thị Phượng PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG  SỔ KỈ YẾU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Giáo viên : Lê Thị Thúy Hằng Tổ : Sử -Địa –Anh Văn –Mĩ . CÁCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TÍCH CỰC PHÁT HUY TRÍ LỰC HS TRONG MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS I.Lí do chọn đề tài: Về kiến thức bộ môn lịch sử trong cấu trúc chương trình bậc trung học cơ sở có. số vấn đề bằng cách xây dựng hệ thống câu hỏi tích cực phát huy trí lực của HS trong môn lịch sử ở trường THCS. - Qua chuyên đề này tôi mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc giúp GV tiến. của HS trong học tập IV. Kết Quả: Khi thực hiện các phương pháp dạy học bằng cách xây dựng hệ thống câu hỏi tích cực phát huy trí lực HS trong môn lịch sử ở trường THCS đã đem lại kết quả. -Phát

Ngày đăng: 19/11/2014, 19:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan