vị trí, vai trò và xu hướng phát triển của các thành phần kinh tế ở việt nam

19 832 0
vị trí, vai trò và xu hướng phát triển của các thành phần kinh tế ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án kinh tế chính trị ĐỀ TÀI: VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM Mục lục  Lời mở đầu 2 Bối cảnh và các khái niệm 3 1. Kinh tế nhà nước 3 2. Kinh tế tập thể 4 3. Kinh tế cá thể 4 4. Kinh tế tư bản tư nhân 4 5. Kinh tế tư bản nhà nước 5 6. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 5 Đánh giá vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế 7 Xu hướng và định hướng phát triển 14 Kết luận 16 Tài liệu tham khảo 17 SV: Nguyễn Ngọc Anh Líp: KTC - K9 1 Đề án kinh tế chính trị Lời mở đầu Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường, Việt Nam đã và đang phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, kết hợp nội lực với ngoại lực để phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, trong giới nghiên cứu và lý luận hiện vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh vị trí, vai trò của từng thành phần trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bài viết này nhằm mục đích góp thêm tiếng nói vào diễn đàn tranh luận đó. Bài viết được trình bày theo 4 phần, trong đó: phần 1 điểm lại những chủ trương chính sách về phát triển các thành phần kinh tế của Nhà nước ta; phần 2 phân tích và đánh giá vị trí vai trò của từng thành phần kinh tế hiện nay; phần 3 dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới và nêu lên một số định hướng chính sách; và phần cuối là kết luận. Để đánh giá vai trò của các thành phần kinh tế, bài viết sẽ xem xét từng thành phần trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực sản xuất (vốn, lao động, đất đai, khoa học công nghệ, v.v.), đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước và vai trò trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc dự báo xu hướng phát triển sẽ căn cứ vào quá trình phát triển của các thành phần kinh tế trong thời gian qua, bối cảnh và xu hướng phát triển đất nước trong thời gian tới. Bài viết sử dụng những số liệu thống kê công bố chính thức và nhiều kết quả nghiên cứu khác về các lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, hiện nay, những số liệu thống kê theo cả 6 thành phần kinh rất hạn chế nên việc đánh giá khó có thể đầy đủ và hoàn toàn chính xác. Trong các chỉ tiêu đánh giá, chỉ có chỉ tiêu tỷ trọng của từng thành phần kinh tế trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là được tính toán theo 6 thành phần kinh tế, các chỉ tiêu khác chỉ tính theo 3 khu vực kinh tế là kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thậm chí, khái niệm về từng thành phần kinh tế trong các chỉ tiêu không hoàn toàn trùng nhau. Chính vì vậy, bài viết này không có tham vọng đánh giá một cách chính xác tuyệt đối mức độ đóng góp của từng thành phần vào phát triển kinh tế. Thay vào đó, bài viết này chỉ cố gắng nêu lên một số nhận định về vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế trong mối tương quan so sánh với vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế khác. SV: Nguyễn Ngọc Anh Líp: KTC - K9 2 Đề án kinh tế chính trị Bối cảnh và các khái niệm Quan niệm về các thành phần kinh tế ở nước ta có sự thay đổi cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Trước năm 1986 chỉ có hai thành phần kinh tế được công nhận chính thức, đó là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Đến Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), khi bắt đầu bước vào xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, Nhà nước chính thức xác nhận các thành phần kinh tế (bao gồm kinh tế xã hội chủ nghĩa gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể cùng với bộ phận kinh tế gia đình gắn liền với thành phần đó và các thành phần kinh tế khác gồm: kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc tiểu số ở Tây Nguyên và các vùng núi cao khác). Cũng những thành phần kinh tế đó, Đại hội Đảng VII (1991) và VIII (1996) đã phân định thành 5 thành phần (bao gồm: kinh tế quốc doanh/kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể/HTX, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân). Đại hội Đảng IX (2001) đã bổ sung thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Văn kiện của Đại hội IX đã khẳng định rõ "Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân". Bài viết này sử dụng cách phân loại của Đại hội IX. Theo đó, Nhà nước đã xác định, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể phải từng bước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, trong đó, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. 1. Kinh tế nhà nước Thành phần kinh tế nhà nước bao gồm các tổ chức kinh tế thuộc các ngành kinh tế quốc dân do Nhà nước đầu tư vốn và quản lý và phần vốn nhà nước trong các liên doanh hoặc công ty cổ phần. Cụ thể là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đã khoán, cho thuê (sở hữu vẫn thuộc nhà nước); liên doanh mà các bên tham gia đều là doanh nghiệp nhà nước; quỹ dự trữ quốc gia, quỹ bảo hiểm nhà nước, tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế; ngân hàng nhà nước; liên doanh mà nhà nước chiếm cổ phần lớn và người đầu tư nước ngoài chiếm phần rất nhỏ. Trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta, kinh tế nhà nước từ chỗ là khu vực kinh tế gần như độc nhất trong nền kinh tế (bên cạnh còn có kinh tế tập SV: Nguyễn Ngọc Anh Líp: KTC - K9 3 Đề án kinh tế chính trị thể) đã dần chuyển sang giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. Trong bối cảnh chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đã tiến hành nhiều biện pháp cải cách khu vực kinh tế nhà nước để khu vực kinh tế này có thể bảo đảm được vai trò chủ đạo như: sắp xếp, sát nhập các công ty, công ty hoá, cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê, phát triển các tập đoàn kinh tế và giải thể các doanh nghiệp thua lỗ trầm trọng. 2. Kinh tế tập thể. Thành phần kinh tế tập thể bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập theo Luật Hợp tác xã (HTX) trên cơ sở tự nguyện góp vốn của những người sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, quyền sở hữu vốn thuộc về tập thể các thành viên tham gia góp vốn. Khác với khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể có những thay đổi cơ bản trong thời gian qua. Giai đoạn trước những năm đổi mới, quan niệm đơn giản về kinh tế tập thể và nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến hiện tượng tập thể hoá tràn lan, nhất là trong ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, sự không hiệu quả của mô hình này đã ngày càng bộc lộ rõ. Chính vì vậy, trong thời kỳ đổi mới, nhiều đơn vị kinh tế tập thể đã được giải thể hoặc chuyển đổi. Tuy vậy, do xác định kinh tế tập thể phải cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nên Việt Nam đã có nhiều biện pháp chính sách hỗ trợ để phát triển khu vực này, đặc biệt là những năm gần đây. Năm 1996, Quốc hội đã ban hành Luật hợp tác xã, trong đó quy định việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động của HTX kiểu mới và nhiều chính sách ưu đãi dành riêng cho thành phần kinh tế này. Năm 2003, sau 7 năm thực hiện, Quốc hội sửa đổi Luật lần thứ nhất nhằm chuyển đổi HTX theo hướng hoạt động hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn và đưa ra nhiều ưu đãi dành riêng cho các HTX về đất đai, về thuế, về tín dụng, hỗ trợ thông tin tiếp thị và nghiên cứu thị trường. Hội nghị Trung ương 5 khoá IX cũng đã ban hành Nghị quyết số 13 năm 2002 đưa ra các biện pháp hỗ trợ khác về vốn, đào tạo nhân lực, quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể. 3. Kinh tế cá thể Thành phần kinh tế cá thể thực chất là kinh tế tư nhân có qui mô nhỏ, bao gồm hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tiểu chủ trực tiếp sản xuất kinh doanh, có thuê mướn lao động nhưng chưa thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp (ví dụ như các trang trại, chủ thầu xây dựng loại nhỏ, chủ cửa hàng, xưởng sản xuất), các liên doanh trong đó cá thể, tiểu chủ chiếm tỷ trọng vốn lớn. Đây là khu vực kinh tế tồn tại nh một tất yếu và mang tính đặc thù của nền kinh tế nhỏ lẻ, đang phát triển ở trình độ thấp bắt nguồn từ nông nghiệp nh nước ta. SV: Nguyễn Ngọc Anh Líp: KTC - K9 4 Đề án kinh tế chính trị 4. Kinh tế tư bản tư nhân Kinh tế tư bản tư nhân bao gồm những doanh nghiệp do các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn thành lập, thuê mướn lao động và hưởng lợi nhuận. Đó là những doanh nghiệp đăng ký theo Luật Doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần không có vốn nhà nước), liên doanh với thành phần kinh tế tập thể và tiểu chủ trong đó thành phần kinh tế tư bản tư nhân chiếm nguồn vốn lớn nhất. Về chủ trương chính sách, kinh tế tư bản tư nhân được chính thức công nhận từ năm 1986. Những năm gần đây, khu vực tư bản tư nhân được huy động phát triển. Nghị quyết trung ương 4 khoá VIII nêu lên chủ trương phát huy tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong nước; tháo gỡ khó khăn tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Năm 2002, Hội nghị Trung ương 5 đã ban hành Nghị quyết số 14 về phát triển kinh tế tư nhân bằng cách tạo điều kiện thuận lợi hơn về khung thể chế, tiếp cận nguồn vốn và các nhân tố sản xuất khác để khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân. Tương ứng với các chủ trương đó, hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế tư bản tư nhân cũng dần được mở rộng. Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty (1990) đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp tư nhân với các loại hình pháp lý bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt, sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2000 đã thể chế hoá quyền tự do kinh doanh của tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư bản tư nhân phát triển. 5. Kinh tế tư bản nhà nước Kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế bao gồm các liên doanh giữa kinh tế nhà nước và tư bản tư nhân trong nước, trong đó tư nhân trong nước chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất và liên doanh với tư bản tư nhân nước ngoài trong đó kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sự ra đời của thành phần kinh tế này là kết quả của quá trình cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước và mở cửa nền kinh tế Việt Nam ra thế giới. Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thành lập các liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài, chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và phát triển các thành phần kinh tế khác đã làm cho qui mô của kinh tế tư bản nhà nước được nâng lên đáng kể. 6. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và các liên doanh với các doanh nghiệp trong nước mà nước SV: Nguyễn Ngọc Anh Líp: KTC - K9 5 Đề án kinh tế chính trị ngoài chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất. Thành phần kinh tế này đã tồn tại ngay từ cuối những năm 80 thế kỷ 20 và ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. Tuy nhiên, chỉ mới gần đây, tại Đại hội IX, Việt Nam mới chính thức coi kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế, bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích sự phát triển của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tháng 12 năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được Quốc hội thông qua, và sau đó đã qua 4 lần sửa đổi (1990, 1992, 1996 và 2000). Những qui định luật pháp đó đã tạo hành lang pháp lý, cam kết bảo vệ lợi Ých hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài. Gần đây, Nhà nước ta đã tiếp tục bổ sung nhiều chính sách, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài như: mở rộng phạm vi đầu tư về quy mô, về lĩnh vực hoạt động, về hình thức đầu tư. SV: Nguyễn Ngọc Anh Líp: KTC - K9 6 Đề án kinh tế chính trị SV: Nguyễn Ngọc Anh Líp: KTC - K9 7 Đề án kinh tế chính trị Đánh giá vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế Đồ thị: Tỷ trọng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2002 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Sè Doanh nghiÖp Lao ®éng Nguån vèn Doanh thu Nép ng©n s¸ch Doanh nghiÖp cã vèn §TNN T( nh©n Hîp t¸c x· Doanh nghiÖp Nhµ n(íc Nguồn: Tổng cục thống kê, 2003 Các thành phần kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua đều có những đóng góp nhất định vào kết quả tăng trưởng của nền kinh tế (xem Bảng 1). Bảng 1: Cơ cấu GDP (giá thực tế) phân theo thành phần kinh tế và tốc độ tăng trưởng theo thành phần kinh tế, % 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Cơ cấu GDP (giá hiện hành) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Kinh tế nhà nước 38,52 38,40 38,38 39,08 39,23 38,42 Kinh tế ngoài quốc doanh 48,20 47,84 47,86 46,45 45,61 45,68 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13,27 13,76 13,76 14,47 15,17 15,89 Tốc độ tăng GDP (giá so sánh) 6,79 6,89 7,08 7,34 7,79 8,43 Kinh tế nhà nước 7,72 7,44 7,11 7,65 7,75 7,36 Kinh tế ngoài quốc doanh 5,04 6,36 7,04 6,36 6,95 8,19 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 11,44 7,21 7,16 10,52 11,51 13,20 SV: Nguyễn Ngọc Anh Líp: KTC - K9 8 Đề án kinh tế chính trị Chú thích: (*) Tương đương với khái niệm về kinh tế tư bản nhà nước; **: tổng của 3 khu vực kinh tế: tư nhân, cá thể, hỗn hợp. Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bảng 1 cho thấy kinh tế nhà nước chiếm vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm giữ phần lớn các nguồn lực từ tài sản, đất đai đến nguồn vốn tài chính, vốn con người đồng thời có những đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2003, khu vực kinh tế nhà nước hiện có khoảng 5175 doanh nghiệp chiếm giữ 56,5% tổng vốn đầu tư phát triển và đóng góp hơn 38% GDP (xem bảng 2). Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo, thậm chí độc quyền trong nhiều ngành kinh tế, nhất là những ngành có vị trí then chốt như bưu chính viễn thông, hàng không, v.v. Doanh nghiệp nhà nước góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá đất nước theo hướng xuất khẩu. Khu vực này đã sản xuất ra 39,5% giá trị sản lượng công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất khẩu và 23,7% tổng thu ngân sách nhà nước. Hầu hết các hoạt động sản xuất và dịch vụ công Ých đều do doanh nghiệp nhà nước đảm nhiệm (Phương Ngọc Thạch, 2003). Năm 2005, tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế nhà nước rất ít thay đổi, chỉ giảm 0,1 điểm phần trăm so với năm 2000 . Trong khi đó, tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã giảm từ 48,2% năm 2000 xuống còn 45,7% năm 2005. Bảng 2: Vai trò của khu vực kinh tế nhà nước trong nền kinh tế Một số tiêu chí 2001 2002 2003 Đóng góp cho GDP (giá thực tế, %) 38,4 38,31 38,22 Đóng góp cho tổng vốn đầu tư phát triển (giá thực tế, %) 58,1 56,2 56,5 Đóng góp cho tổng thu ngân sách (DNNN, %) 22,28 23,37 23,71 Tỷ trọng trong tổng lực lượng lao động (%) - 4,8 - Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2003 Tuy vậy, thực chất, vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nhà nước nói chung và của doanh nghiệp nhà nước nói riêng có được chủ yếu là do lịch sử để lại và là kết quả của ý muốn chủ quan và sự tác động bằng các cơ chế, chính sách của Nhà nước trong việc cố gắng duy trì vai trò của khu vực này như đã xác định. Hay nói một cách khác, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước hiện nay chưa thực sự xuất phát từ thực lực vượt trội của khu vực này so với các thành phần kinh tế khác và so với các doanh nghiệp trên thế giới. Đặc điểm này thể hiện rõ trong một số điểm cơ bản nh sau: SV: Nguyễn Ngọc Anh Líp: KTC - K9 9 Đề án kinh tế chính trị Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nhà nước thấp kém, nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước quá lớn, nợ quá hạn, nợ khó đòi ngày càng tăng (chiếm tới 74,8% trong số nợ quá hạn của ngân hàng thương mại quốc doanh). So với các doanh nghiệp trên thế giới, doanh nghiệp nhà nước Việt Nam có quy mô nhỏ bé; công nghệ lạc hậu, tạo ra giá trị gia tăng thấp, sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ Ýt có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, Thứ hai, so với các thành phần kinh tế khác, doanh nghiệp nhà nước được nhận nhiều sự hỗ trợ và hưởng những đặc quyền mà các doanh nghiệp khác không thể có được. Doanh nghiệp nhà nước được vay vốn không cần thế chấp (khi kinh doanh thua lỗ, vẫn được khoanh nợ, giảm nợ, dãn nợ); được giao đất mà không phải thuế đất, được giao thực hiện các dự án lớn của Nhà nước mà nắm chắc là thu lãi lớn, v.v Trong 4 năm 1997-2000, ngân sách nhà nước đã đầu tư gần 8.200 tỉ đồng cho doanh nghiệp nhà nước (trong đó 2.216 tỉ đồng cấp bổ sung vốn lưu động, 1.464 tỉ đồng bù lỗ, giúp donh nghiệp giảm bớt khó khăn về tài chính), miễn giảm thuế 1.351 tỉ đồng, xoá nợ 1.088 tỉ đồng, khoanh nợ 3.392 tỉ đồng, giãn nợ 540 tỉ đồng, giảm trích khấu hao 200 tỉ đồng. Hiện Nhà nước vẫn đang tiếp tục cấp thêm nhiều tỉ đồng bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, để trong 5 năm 2001-2005, cơ bản tạo đủ vốn cho doanh nghiệp (Đinh Văn Ân, 2003), Thứ ba, bên cạnh sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng nhà nước và các dịch vụ công khác, kể cả các dịch vụ công Ých, cũng thấp. Hệ thống ngân hàng chưa bảo đảm cung cấp nguồn vốn đầy đủ và thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần. Các dịch vụ công, nhất là những dịch vụ phục vô khu vực doanh nghiệp còn yếu kém, chi phí cao, chất lượng thấp. Khác với khu vực kinh tế nhà nước, vai trò của khu vực kinh tế tập thể đã giảm đi rất nhiều so với thời kỳ trước đổi mới. Trong 3 năm gần đây, khu vực kinh tế này trung bình chỉ tạo ra khoảng 7,8% GDP, đóng góp không đáng kể cho ngân sách nhà nước. Hiện nay, cả nước có khoảng 17.500 HTX, chỉ bằng 20% sè doanh nghiệp thuộc khu vực tư bản tư nhân, với qui mô nhỏ, lượng vốn Ýt. Các HTX thu hút hơn 7 triệu xã viên và tạo việc làm cho khoảng 10 triệu lao động (Trương Tấn Sang, 2003). Trong quá trình công nghiệp hoá hiện nay, khu vực kinh tế tập thể đã có những dấu hiệu chuyển dịch theo hướng gia tăng dần tỉ trọng các HTX phi nông nghiệp. Hiện nay, HTX nông nghiệp chiếm khoảng 31%, công nghiệp chiếm 23,6%, thuỷ sản 12,7%, giao thông vận tải 11%, xây dựng 9%, thương mại chưa đầy 3%. Về mô hình hoạt động, sau nhiều nỗ lực cải cách của Nhà nước, so với trước đây, khu vực kinh tế tập thể đã xuất hiện nhiều mô hình HTX kiểu mới có cơ chế hoạt động và quản lý năng động hơn, loại hình đa dạng hơn (kể cả hình SV: Nguyễn Ngọc Anh Líp: KTC - K9 10 [...]... đại Các thành phần kinh tế khác vẫn tồn tại như một thực tế khách quan, xu t phát từ đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam cũng như văn hoá Việt nam, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, bổ sung và phối kết hợp với các trụ cột trên tạo thành một nền kinh tế phát triển lành mạnh và đa dạng Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là chủ trương đúng đắn và phù hợp với qui luật và xu hướng phát triển. .. nước và đầu tư nước ngoài Kết luận Phân tích và đánh giá ở trên cho thấy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự thiếu hụt nguồn vốn cho phát triển ở Việt Nam, việc huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế là chiến lược phát triển phù hợp Các thành phần kinh tế mới nh kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế Đảng và. ..Đề án kinh tế chính trị thức và lĩnh vực hoạt động) Các hình thức liên doanh giữa HTX với doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác cũng có xu hướng phát triển Ngoài hai khu vực kinh tế nói trên, các khu vực kinh tế khác đều có những vị trí nhất định trong nền kinh tế Khu vực kinh tế cá thể có qui mô lớn và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Hàng năm, khu vực kinh tế này đã... phát triển của kinh tế cá thể và tiểu chủ tạo ra sự năng động cho nền kinh tế đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội Tuy nhiên, sự lớn mạnh của khu vực kinh tế này cũng thể hiện sự manh mún và trình độ phát triển thấp của nền kinh tế Việt Nam Cùng với các chủ trương chính sách ngày càng cởi mở hơn của Nhà nước, khu vực kinh tế tư bản tư nhân ở Việt Nam đã dần dần xu t hiện và ngày càng khẳng định vai trò. .. trương phát triển kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Điều này hiện nay vẫn là mong muốn Trong thời gian tới, các thành phần kinh tế có thể cạnh tranh và hợp tác cùng phát triển, bổ sung lẫn nhau, tạo thành mạng liên kết sản xu t, tận dụng kinh tế theo qui mô và tăng... Theo phân tích trên, các thành phần kinh tế vẫn đang trên đà phát triển Tiềm năng của mỗi thành phần kinh tế cũng nh định hướng cải cách và chính sách của Nhà nước sẽ có ảnh hưởng nhất định đến việc định vị các thành phần kinh tế trong tương lai Trước hết, đối với kinh tế nhà nước, Nhà nước đã có những chủ trương cải cách khu vực kinh tế nhà nước theo hướng nâng cao hiệu quả của khu vực này Chính phủ... của khu vực kinh tế nhà nước Thành phần kinh tế này có mặt ở mọi địa bàn, cả nông thôn và thành thị ở khu vực nông thôn, kinh tế hộ phát triển rộng khắp, phát triển mạnh từ chủ trương xoá bỏ mô hình HTX gượng Ðp của cơ chế cũ Năm 2000, cả nước có khoảng 10 triệu hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định 66 Số lượng các trang trại đang có xu hướng ngày càng gia tăng Trong các thành phố lớn, kinh tế. .. Thu từ DNNN Nguồn: Tổng cục thống kê, 2002 Kinh tế có vốn ĐTNN còn góp phần rất lớn vào ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá và thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Khu vực này hướng vào sản xu t, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ xu t khẩu, hàng hoá và dịch vụ có công nghệ cao Phần lớn các ngành có công nghệ cao, hiện đại đều... trở và hạn chế bởi những nhận thức chưa rõ ràng về vai trò của kinh tế tư bản tư nhân nói riêng và khu vực tư nhân nói chung trong phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN Những vấn đề lý luận chưa được sáng tỏ về kinh tế thị trường định hướng XHCN dẫn đến tâm lý chưa yên tâm để tư bản tư nhân phát triển hết tiềm năng Có nghiên cứu cho rằng, trong tương lai thành phần kinh tế TBNN sẽ phát triển. .. một bộ phận của khu vực kinh tế cá thể đầy tiềm năng này sẽ là nguồn lực dồi dào, mở rộng qui mô khu vực kinh tế tư bản tư nhân Nền kinh tế có môi trường kinh doanh lành mạnh là tạo điều kiện cho khu vực kinh tế này phát triển chuyển đổi từ khu vực kinh tế cá thể tiểu chủ thành kinh tế tư bản tư nhân Bản thân khu vực kinh tế tư bản tư nhân hiện cũng đang còn nhiều tiềm năng và trên đà phát triển Bằng . án kinh tế chính trị ĐỀ TÀI: VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM Mục lục  Lời mở đầu 2 Bối cảnh và các khái niệm 3 1. Kinh tế nhà nước 3 2. Kinh tế. 3. Kinh tế cá thể 4 4. Kinh tế tư bản tư nhân 4 5. Kinh tế tư bản nhà nước 5 6. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 5 Đánh giá vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế 7 Xu hướng và định hướng. nhập kinh tế quốc tế và sự thiếu hụt nguồn vốn cho phát triển ở Việt Nam, việc huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế là chiến lược phát triển phù hợp. Các thành phần kinh tế mới

Ngày đăng: 19/11/2014, 08:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐỀ TÀI: VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

  • CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

    • Lời mở đầu 2

    • Tài liệu tham khảo 17

    • Lời mở đầu

      • Kết luận

      • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan