xác định cách thức quản lý và xây dựng kế hoạch chiến lược để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh quảng nam và vùng trung trung bộ

68 497 2
xác định cách thức quản lý và xây dựng kế hoạch chiến lược để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh quảng nam và vùng trung trung bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i i VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHÍ TƯỢNG KHÍ HẬU o0o BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Xác định cách thức quản lý và xây dựng kế hoạch chiến lược để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh Quảng Nam và Vùng Trung Trung Bộ TS. HOÀNG ĐỨC CƯỜNG Trung tâm Nghiên cứu KTKH Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường HÀ NỘI, 2011 ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….1 CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3 1.1. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3 1.1.1. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu 3 1.1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam 7 Tình hình biến đổi khí hậu ở khu vực Trung Trung Bộ: 10 1.2. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 11 1.3. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 14 1.3.1. Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực Trung Trung Bộ 14 1.3.2. Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Nam 15 1.4. TÁC ĐỘN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 17 1.4. 1. Tác động đến điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 17 1.4.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất 18 1.4.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội 19 CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 27 2.1. THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 27 2.2. NHỮNG GIẢI PHÁP ƯU TIÊN CỦA CÁC NGÀNH 28 2.2.1. Tài nguyên môi trường 28 2.2.2. Giải pháp thích ứng trong lĩnh vực nông nghiệp 28 2.2.3. Trong quản lý nguyên nước 29 2.2.4. Giải pháp thích ứng trong lĩnh vực lâm nghiệp 30 2.2.5. Giải pháp thích ứng trong lĩnh vực thủy sản 31 2.2.6. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải. 32 2.2.7. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực y tế và sức khỏe cộng đồng 32 2.2.8. Thích ứng biến đổi khí hậu trong lĩnh vực du lịch 33 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT KHUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO TỈNH QUẢNG NAM 34 3.1. THÔNG TIN CHUNG 37 3.1.1. Quan điểm 37 3.1.2. Nguyên tắc chỉ đạo 37 3.1.3. Phạm vi thực hiện của kế hoạch 38 3.2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC ĐỂ GIẢM THIỂU VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH 38 iii iii 3.2.1. Đối với ngành Nông Nghiệp 38 3.2.2. Đối với lâm nghiệp 43 3.2.3. Đối với Thủy sản 45 3.2.4. Đối với Tài nguyên nước 47 3.2.5. Đối với ngành quy hoạch sử dụng đất 48 3.2.6. Đối với ngành công nghiệp và năng lượng 50 3.2.7. Đối với ngành Giao thông vận tải 51 3.2.8. Đối với sức khỏe cộng đồng 53 3.2.9. Đối với lĩnh vực tuyên truyền, vận động, giáo dục và tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu 55 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG VÀ LỒNG GHÉP CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH 56 3.3.1. Hiệu quả về kinh tế 56 3.3.2. Hiệu quả về xã hội 57 3.3.3. Hiệu quả về môi trường 57 3.3.4. Hiệu quả lồng ghép với các kế hoạch phát triển khác 57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59 KẾT LUẬN 59 KIẾN NGHỊ 59 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 1 MỞ ĐẦU Việt Nam là một trong những nước sớm tham gia ký kết và phê chuẩn Công ước Khung của Liên hợp quốc và Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu. Đối với Việt Nam, Công ước có hiệu lực từ ngày 14/2/1995, Nghị định thư Kyoto có hiệu lực từ ngày 16/2/2005. Như vậy, từ ngày 16/2/2005, Việt Nam chính thức là một Bên không thuộc Phụ lục I của Công ước và Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu, có đầy đủ quyền hạn, nghĩa vụ của một Bên trong quá trình thi hành cam kết của mình về thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu. Vì vậy việc biên soạn khung kế hoạch hành động thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu rất cần thiết giúp các ngành, các cấp có định hướng chủ động trong ứng phó biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan. Tại Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động của mình để ứng phó với biến đổi khí hậu và giao Bộ Tài nguyên và Môi trường “Hướng dẫn và hỗ trợ các Bộ, ngành và địa phương trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu”. Được sự đồng ý của Chính phủ, tháng 9 năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam và sẽ tiếp tục định kỳ cập nhật các kịch bản làm định hướng cho các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu toàn cầu là điều không thể tránh khỏi, hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ khôn lường và nghiêm trọng chưa thể tính toán trước hết được. Với kịch bản biến đổi khí hậu đã được tính toán, dự báo, nhưng thực tế xảy ra còn có thể lớn hơn rất nhiều. Biến đổi khí hậu sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, du lịch, tài nguyên nước, môi trường sinh thái, sức khỏe con người 2 Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu nhiệt độ khí quyển tăng thêm 2 0 C thì mực nước biển sẽ dâng cao hơn 1m; Việt Nam sẽ bị mất hơn 12% diện tích đất, 23% số dân mất nơi cư trú, khoảng 22 triệu người dân sẽ bị mất nhà. Một phần lớn diện tích của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải miền Trung có thể bị ngập lụt. Quảng Nam là một trong những địa phương được đánh giá chịu ảnh hưởng nhiều của BĐKH. Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, Quảng Nam đã thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường góp phần nhỏ để hạn chế BĐKH. Tuy nhiên, Quảng Nam chưa có kế hoạch hành động cụ thể để đảm bảo ứng phó có hiệu quả với những tác động trước mắt và tiềm tàng của BĐKH. Chính vì vậy, việc xây dựng và thực hiện khung kế hoạch hành động của tỉnh Quảng Nam ứng phó với BĐKH (sau đây gọi tắt là kế hoạch hành động) thực hiện theo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH là rất cần thiết và cấp bách. 3 CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1.1. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu là biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong khoảng thời gian dài (vài thập kỷ hoặc dài hơn). Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã được khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con người. Nguyên nhân của nước biển dâng: Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. Mực nước biển được đo thông qua hệ thống thiết bị đo triều ký đặt tại các trạm hải văn hoặc các máy đo độ cao vệ tinh. Theo Báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC), sự nóng lên của hệ thống khí hậu đã rõ ràng được minh chứng thông qua số liệu quan trắc ghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu, sự tan chảy nhanh của lớp tuyết phủ và băng, làm tăng mực nước biển trung bình toàn cầu. Mực nước biển tăng phù hợp với xu thế nóng lên do sự đóng góp của các thành phần chứa nước trên toàn cầu được ước tính gồm: giãn nở nhiệt của các đại dương, các sông băng trên núi, băng Greenland, băng Nam cực và các nguồn Hình 1.1. Cơ chế của hiệu ứng nhà kính 4 chứa nước trên đất liền. Các kết quả nghiên cứu gần đây đưa ra dự báo mực nước biển sẽ cao hơn từ 0,5 – 1,4m vào cuối thế kỷ XXI. 1.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở quy mô toàn cầu Sự nóng lên của hệ thống khí hậu toàn cầu là rất rõ ràng với biểu hiện của sự tăng nhiệt độ không khí và đại dương, sự tan băng diện rộng và qua đó là mức tăng mực nước biển trung bình toàn cầu. Các quan trắc cho thấy rằng nhiệt độ tăng trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở các vĩ độ cực Bắc. Trong 100 năm qua (1906 – 2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0.74 O C, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó (Hình 1.2, 1.3). Theo báo cáo gần đây của WMO, 2010 là năm nóng nhất trong lịch sử, với mức độ tương tự như các năm 1998 và 2005. Ngoài ra, trong mười năm qua tính từ năm 2001, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã cao hơn nửa độ so với trung bình giai đoạn 1961-1990, mức cao nhất từng được ghi nhận đối với bất kì một giai đoạn 10 năm nào kể từ khi bắt đầu quan trắc khí hậu bằng thiết bị đo đạc (Michel Jarraud, 2011). Theo số liệu của NOAA (Hoa Kỳ), tháng 6 năm 2010 được ghi nhận là tháng nóng nhất trên toàn thế giới kể từ những ghi chép bắt đầu từ năm 1880 (Hình 1.4). Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 30 O B thời kỳ 1901–2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ giữa những năm 1970 (Hình 1.4). Ở khu vực nhiệt đới, mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế là 7,5% cho cả thời kỳ 1901–2005. Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở miền Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á. Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu thế giảm đi (IPCC, 2010). Hình 1.2. Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu (Nguồn: IPCC/2007) 5 Trên phạm vi toàn cầu, biến đổi của xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) chịu sự chi phối của nhiệt độ nước biển, của hoạt động ENSO và sự thay đổi quỹ đạo của chính XTNĐ. Xu thế tăng cường hoạt động của XTNĐ rõ rệt nhất ở Bắc, Tây Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (IPCC, 2010). Trong thế kỷ 20 cùng với sự tăng lên của nhiệt độ mặt đất có sự suy giảm khối lượng băng trên phạm vi toàn cầu. Từ năm 1978 đến nay, lượng băng trung bình hàng năm ở Bắc Băng Dương giảm 2,7 (2,1–3,3)% mỗi thập kỷ (IPCC, 2007). Châu Âu Bắc Mỹ Nam M ỹ Châu Phi Châu Á Châu Úc Nă m Nă m Nă m Nă m Nă m Nă m Toàn cầu Đất Biển Năm Năm Năm D ị thường nhiệt độ ( o C) D ị thường nhiệt độ ( o C) D ị thường nhiệt độ ( o C) Hình 1.3. Diễn biến nhiệt độ ở quy mô toàn cầu và khu vực (Nguồn: IPCC AR4 WG-I Report, 2007) 6 Hình 1.5. Diễn biến lượng mưa năm ở các vùng khác nhau trên thế giới (Nguồn: IPCC/2007) % trên th ế Xu th ế giáng thủy năm, từ 1901 đến 2005 Hình 1.4. Chuẩn sai nhiệt độ toàn cầu tháng 6 năm 2010 so với thời kỳ 1971 – 2000 (Nguồn: NOAA/2010) [...]... Hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện CTMTQG ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2009 – 2015; Quyết định số 2418/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011-2015 13 1.3 KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.3.1 Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu cho... định mục tiêu của kế hoạch hành động 3 Lập kế hoạch Xây dựng kế hoạch hành động 4 Thu thập thông tin và số liệu điều tra cơ bản 5 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu 6 Xác định các giải pháp ứng phó 7 Biên soạn dự thảo kế hoạch hành động 8 Tổ chức lấy ý kiến đóng góp 9 Phê duyệt và công bố kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Cách tiếp cận đánh giá tác động của biến đổi có thể được thực... VX) giảm từ 5 đến trên 10% trên đa phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua Xu thế diễn biến của lượng mưa năm hoàn toàn tương tự như lượng mưa mùa mưa nhiều, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa ít mưa, mùa mưa nhiều và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở. .. triển và lan truyền các vật chủ mang bệnh, nhất là bệnh truyền nhiễm, giảm sức đề kháng của cơ thể con người 26 CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.1 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Sự thích ứng với khí hậu là một quá trình, qua đó con người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khoẻ, đời sống đồng thời tận dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang... tổn thương - Thay đổi các xu hướng có thể dẫn đến tổn thương cao - Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu Xác định giải pháp thích ứng là chỉ ra các giải pháp đáp ứng được mục tiêu/nhu cầu thích ứng theo các tiêu chí cụ thể Quy trình xác định giải pháp thích ứng bao gồm: - Xác định mục tiêu/ nhu cầu thích ứng và xác định tiêu chí lựa chọn giải pháp; - Đề xuất các giải pháp thích ứng (động não, hội... cao), với mực nước biển dâng 73,7cm thì diện tích ngập lụt là 4,03km 2 (theo kịch bản trung bình B2) 16 1.4 TÁC ĐỘN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU Vì sao chúng ta cần đánh giá tác động (ĐGTĐ) của biến đổi khí hậu: Theo Khung hướng dẫn lập Kế hoạch Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, các bước tiến hành cần phải thực hiện như sau: 1 Khởi động và chuẩn bị triển khai 2 Xác định mục tiêu của kế. .. rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là ở Trung Bộ và Nam Bộ Tình hình biến đổi khí hậu ở khu vực Trung Trung Bộ: Về nhiệt độ: Nhìn chung nhiệt độ có xu thế tăng khá rõ ràng trong những năm gần đây Đặc biệt, tăng nhanh nhất ở khu vực Tuy Hòa (0,2oC/thập niên) và ở cực Nam của khu vực, nhiệt độ tăng thấp nhất ở trạm Sơn Hòa (0,005oC/thập niên) Còn ở các khu vực khác nhiệt độ không khí trung bình... thức mới về BĐKH và các biện pháp thích ứng với BĐKH; - Quản lý để phân bổ hài hòa nguồn nước cho các hộ sử dụng trên quan điểm tiết kiệm và bền vững - Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất vùng đồng bằng ven biển khu vực Trung Trung Bộ và tỉnh Quảng Nam; - Nghiên cứu các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường ở các khu vực có nguy cơ bị ngập úng hoặc bị ảnh hưởng của nước biển dâng; - Xây dựng và triển khai các... 0,6oC/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ còn mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,3oC/50 năm (Hình 1.6) Xu thế chung của nhiệt độ là tăng trên hầu hết các khu vực trên cả nước, tuy nhiên có những khu vực nhỏ thuộc vùng ven biển Trung Bộ và Nam Bộ như Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Tiền Giang có xu hướng giảm của nhiệt... khí hậu mang lại Sự thích ứng diễn ra ở cả trong hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế xã hội Các giải pháp thích ứng là các giải pháp giúp nâng cao năng lực thích ứng hoặc giảm nhẹ khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu Mục tiêu và nhu cầu thích ứng bao gồm: - Tăng cường độ bền vững của cơ sở hạ tầng - Tăng cường sự mềm dẻo của các hệ thống quản lý - Tăng cường khả năng thích ứng của các nhóm dân

Ngày đăng: 18/11/2014, 17:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan