Tiểu luận tài chính doanh nghiệp CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC

36 1.1K 2
Tiểu luận tài chính doanh nghiệp CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận tài chính doanh nghiệp CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Chính sách cổ tức quyết định phân phối , là một trong ba loại của quyết định tài chính bên cạnh quyết định đầu tư và tài trợ. Các quyết định này luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Và mục tiêu cuối cùng của việc đưa ra và thực hiện các quyết định này là tối đa háo giá trị doanh nghiệp hay là tối đa hóa giá trị cổ đông

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP  Đề tài: CÁ C NH Â N T Ố Ả N H H ƯỞ N G ĐẾ N C HÍ N H S Á C H C Ổ T Ứ C GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Nhóm thực hiện lớp TCDN Ngày – K22 TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2013 i 1. Văn Thị Mỹ Ngân 2. Huỳnh Thị Hải Hà 3. Nguyễn Hồng Thái 4. Trần Thị Kim Yến 5. Nguyễn Thị Thu Hà BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Họ và tên Công việc Điểm Văn Thị Mỹ Ngân - Phân công công việc nhóm. - Làm đề cương - Dịch và hoàn chỉnh nội dung 2 bài nghiên cứu: + “Các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty Ấn Độ” của Manoj Anand (2004) + “Các các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chính sách cổ tức – bằng chứng từ Jordan” của Husam-Aldin Nizar Al-Malkawi (2008), - Làm phần mở đầu và kết luận Huỳnh Thị Hải Hà - Dịch và hoàn chỉnh nội dung 2 bài nghiên cứu: + Các yếu tố ảnh ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức của doanh nghiệp tài chính và phi tài chính ở Pakistan” của Fakhar Malik, Sajid Gul, Mardan, Muhammad Tauseef Khan, Shafiq Ur Rehman and Madiha Khan (2013) + Nghiên cứu “ các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức : bằng chứng thực nghiệm ở Iran” của Mehdi Moradi, Mahdi Salehi & Shahnaz Honarmand (2009) - Làm đề cương Nguyễn Hồng Thái - Dịch và hoàn chỉnh nội dung 2 bài nghiên cứu: + Thuế và chính sách cổ tức trong chế độ thuế thay đổi” của Kerry Pattenden và Garry Twite ( 2007) + “Nhóm 6 yếu tố tác động chính sách cổ tức” của Yiu Man Leung (2006) - Tìm term paper - In ấn bài hoàn chỉnh Trần Thị Kim Yến - Dịch và hoàn chỉnh nội dung 1 bài nghiên cứu: Tác động của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Nigieria của Dr. J. J. Adefila ; Dr. J. A. Oladipo and J.O Adeoti - Làm phần lý thuyết - Canh chỉnh, hoàn thiện. Nguyễn Thị Thu Hà Tìm bài nghiên cứu. - Dịch và hoàn chỉnh nội dung 2 bài nghiên cứu: + Yếu tố quyết định chính sách cổ tức : Trường hợp ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Xuân Trang (2012) + Phân tích các các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức Ngân hàng Châu Âu - Canh chỉnh và sửa lỗi chính tả. NHẬN XÉT CỦA GVHD: 2 3 MỤC LỤC 4 Chính sách cổ tức - quyết định phân phối , là một trong ba loại của quyết định tài chính bên cạnh quyết định đầu tư và tài trợ. Các quyết định này luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Và mục tiêu cuối cùng của việc đưa ra và thực hiện các quyết định này là tối đa háo giá trị doanh nghiệp hay là tối đa hóa giá trị cổ đông Chính sách cổ tức là một chủ đề gây ra nhiều tranh luận trong lĩnh vực tài chính, điển hình như: chính sách cố tức có tác động đến giá trị doanh nghiệp hay không? Các yếu tố nào tác động đến quyết định cổ tức? Trên cơ sở đó, có khá nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả ở các thị trường khác nhau và trong các giai đoạn khác nhau đã ra đời. Với phương pháp tiếp cận và dữ liệu sử dụng trong các nghiên cứu khác nhau và được thực hiện ở những thị trường có đặc thù khác nhau, dẫn đến kết quả tìm thấy cũng khá đa dạng. Với mong muốn có thể hệ thống được một số yếu tố tác động đến chính sách cổ tức, nhóm em đã tiến hành thu thập nhiều nghiên cứu về chính sách cổ tức được thực hiện ở nhiều thị trường khác nhau: Nigirea, Anh, Jordan, India, Việt Nam,… trong các giai đoạn khác nhau. Sau đó tiến hành tìm hiểu và hệ thống lại những kết quả mà các tác giả này tìm thấy được theo các yếu tố. Bài nghiên cứu gồm có hai phần chính: - Mở đầu - Phần 1: Lý luận chung về chính sách cổ tức - Phần 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách cổ tức - Kết luận 5 1. Lý luận chung về chính sách cổ tức Chính sách cổ tức là chính sách mà tại đó công ty ấn định một tỷ lệ phần trăm hợp lý giữa lợi nhuận giữ lại tái đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ đông. Lợi nhuận giữ lại giúp công ty tái đầu tư với chi phí vốn thấp sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư một nguồn tăng trưởng lợi nhuận tiềm năng trong tương lai, trong khi cổ tức cung cấp cho họ một phân phối hiện tại. 1.1. Chính sách cổ tức trong thị trường hoàn hảo Với giả định là một thị trường hoàn hảo, chính sách cổ tức không có tác động gì lên giá trị của công ty cả, đại diện cho lập luận MM. 1.2. Chính sách cổ tức trong thực tiễn Theo MM, trong điều kiện các giả định về thị trường hoàn hảo được thỏa mãn, chính sách cổ tức sẽ không tác động đến giá trị doanh nghiệp. Nhưng trong thực tế, thị trường không hoàn hảo, chính sách cổ tức của doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, với các tỷ lệ giữa lợi nhuận giữ lại và cổ tức chi trả khác nhau sẽ có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với một số đặc điểm, cũng như các giai đoạn phát triển khác nhau của doanh nghiệp. Do đó, đối với các giám đốc tài chính, các nhà quản lý, lựa chọn chính sách cổ tức phù hợp thõa mãn nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp đồng thời đáp ứng yêu cầu của các cổ đông là một quyết định rất khó khăn. Các chính sách cổ tức cần phải được phân tích, xem xét kỹ lưỡng. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều cách ấn định tỷ lệ này, ở đây chúng ta chỉ giới hạn nghiên cứu 4 chính sách cổ tức chính thường được sử dụng trong thực tiễn. 1.2.1. Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động Theo lý thuyết trật tự phận hạng của tài trợ doanh nghiệp như sau: (1) Các doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ hơn từ việc sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư với nguồn chi phí vốn thấp nhất. (2) Các doanh nghiệp điều chỉnh các tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu theo các cơ hội đầu tư, đồng thời tránh các thay đổi đột xuất trong chính sách cổ tức của công ty. (3) Chính sách cổ tức cứng nhắc, sử dụng dòng chi tiêu nội bộ từ chứng khoán thị trường hoặc số dư tiền mặt. (4) Cuối cùng là sử dụng đến tài trợ bên ngoài gồm nợ và trái phiếu, phát hành cổ phần mới. Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động là đề cập đến trật tự thứ (2) của lý thuyết trật tự phân hạn, doanh nghiệp sẽ giữ lại lợi nhuận khi mà doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷ 6 suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mà các cổ động đòi hỏi. Điều này đồng nghĩa với việc nghĩa là việc chi trả cổ tức thay đổi từ năm này sang năm khác, tùy thuộc vào các cơ hội đầu tư có sẵn. Nhược điểm chính của chính sách này là cổ tức chi trả không ổn định. Bên cạnh đó, các cổ đông rất quan tâm đến sự thay đổi đột ngột của chính sách cổ tức, đặc biệt là khi cổ tức bị cắt giảm với lý do là dùng lợi nhuận giữ lại để đầu tư vào một dự án mới tạo giá trị gia tăng cho công ty trong tương lai. Nếu không có một chiến lược hợp lý, trong một số trường hợp, công ty phải đối diện với việc cắt giảm cổ tức đột ngột cùng với những hệ lụy từ việc cắt giảm cổ tức đột ngột này. Về mặt lý thuyết, cổ tức bị cắt giảm không làm thiệt hại gì đến quyền lợi của cổ đông vì họ sẽ được đền bù bởi sự tăng giá cổ phần khi công ty đầu tư hiệu quả. Nhưng một sự sụt giảm đột ngột trong thu nhập từ cổ tức sẽ làm những cổ đông này phải thay đổi mục tiêu lợi nhuận và tốn kém một khoản chi phí cơ hội từ nguồn thu nhập cổ tức ổn định. Việc thay đổi chính sách cổ tức đột ngột cũng tạo một tín hiệu đến thị trường làm tác động đến giá trị doanh nghiệp. Do đó, khi muốn cắt giảm cổ tức, các công ty cần phải cung cấp đầy đủ thông tin và giải thích rõ ràng cho các nhà đầu tư biết về chương trình đầu tư sắp tới cũng như nhu cầu tài chính cần thiết để tài trợ cho dự án đó, để tối thiểu những hậu quả gây ra từ một sự cắt giảm cổ tức đột ngột. Nhưng chính sách này cũng có một số ưu điểm là tùy thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mà tiến hành chi trả cổ tức. + Một là, không tiến hành chi trả cổ tức quá nhiều để bỏ qua cơ cơ đầu tư tốt. + Hai là không giữ lại lợi nhuận quá nhiều, tạo dòng tiền nhàn rỗi tại doanh nghiệp, làm tăng chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đầu tư lợi nhuận của mình vào những cơ hội đầu tư có tỷ suất sinh lợi cao, với chi phí thấp, dễ dàng sử dụng, mang lại hiệu quả cao, làm tăng giá trị của doanh nghiệp trong tương lai. Các công ty đăng ở giai đoạn “tăng trưởng” thường có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn các doanh nghiệp đang trong giai đoạn sung mãn. Do đối với các công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng thường có rất nhiều cơ hội đầu tư tốt, nhu cầu vốn trong giai đoạn này rất cao và không ổn định. Nhà đầu tư trong giai đoạn này cũng không nhằm vào cổ tức được nhận mà nhắm đến lãi vốn. Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động rất thích hợp sử dụng trong giai đoạn này. Nhưng một doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tăng trưởng trong nhiều năm liên tục có thể bị buộc phải cắt giảm cổ tức hoặc phát hành cổ phần mới nhằm thỏa mãn nhu cầu tài trợ và duy trì cấu trúc vốn tối ưu. Vậy để có thể sử dụng chính sách cổ tức này một cách hiệu quả, những 7 doanh nghiệp nên thực hiện chính sách nào nhằm tránh tối đa việc cắt giảm cổ tức không mong muốn? Doanh nghiệp có thể kết hợp chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động với chi trả cổ tức ổn định hàng năm. Đầu tiên, doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận với tỷ lệ khá cao trong những năm có nhu cầu vốn cao, tương ứng với tỷ lệ chi trả cổ tức tương đối thấp. Do đó, khi khi công ty tiếp tục tăng trưởng có thể tiếp tục sử dụng chiến lược này mà không cần cắt giảm cổ tức. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn việc đi vay nợ dài hạn do chi phí sử dụng vốn của nợ dài hạn thấp hơn, điều này có thể làm thay đổi cấu trúc vốn tạm thời của doanh nghiệp để tránh trường hợp cắt giảm cổ tức. Trong những năm tiếp theo, doanh nghiệp có thể giữ lại cổ tức tiếp tục duy trì cấu trúc vốn tối ưu. 1.2.2. Chính sách tiền mặt ổn định Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định là việc chi trả cổ tức với một giá trị tiền mặt tương đối ổn định theo thời gian dù cho lợi nhuận mỗi cổ phần có biến động như thế nào trong suốt khoảng thời gian đó. Tính ổn định được đặc trưng bằng một sự miễn cưỡng trong việc giảm lượng tiền mặt chi trả cổ tức từ kỳ này sang kỳ khác. Sự gia tăng cổ tức thường trễ hơn gia tăng lợi nhuận. Những sự gia tăng cổ tức thường bị trì hoãn cho đến khi nào các giám đốc tài chính công bố các khoản lợi nhuận trong tương lai đủ cao đến mức độ thỏa mãn cổ tức lớn hơn do các giám đốc thường lo ngại các NĐT sẽ đòi hỏi việc tiếp tục duy trì mức chi trả cổ tức như vậy ở những năm tiếp theo sẽ gây khó khăn trong việc giảm mức chi trả cổ tức gây tác động xấu trong đánh giá của các nhà đầu tư về tính hình tài chính của và khả năng tăng trưởng của công ty Nhược điểm của việc sử dụng chính sách cổ tức ổn định là doanh nghiệp phải gánh chịu các chi phí như: + Doanh nghiệp phải bỏ qua các cơ hội đầu tư tốt có thể làm tăng giá trị doanh nghiệp trong tương lai. + Nếu không muốn bỏ qua cơ hội đầu tư tốt, doanh nghiệp phải đi vay, hoặc phát hành thêm cổ phiếu mới. Nhưng chi phí cho việc đi vay này là lãi suất vay và sự gia tăng rủi ro tài chính mà doanh nghiệp phải gánh chịu, còn chi phí của việc phát hành cổ phiếu là chi phí phát hành và nguy cơ mất kiểm soát. 8 + Trong một số trường hợp, nếu doanh nghiệp không có các cơ hội đầu tư tốt, cổ tức chi trả thấp trong một thời gian dài sẽ làm phát sinh dòng tiền nhàn rỗi tại công ty trong những năm có lợi nhuận giữ lại cao, làm tăng chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. + Ngoài ra, duy trì chính sách cổ tức ổn định trong tất cả các giai đoạn sẽ làm cho nhà đầu tư lầm tưởng về giai đoạn hoạt động của công ty. Cổ tức chi trả thấp trong giai đoạn sung mãn làm cho nhà đầu tư hy vọng vào mức lãi vốn trong tương lai cao hơn nhưng thực tế không như vậy. Tuy nhiên, việc theo đuổi chính sách cổ tức này mang một số ưu điểm như sau: + Giúp cho doanh nghiệp ổn định tâm lý của các cổ đông, tạo một tín hiệu tốt đến thị trường, thu hút được những nhà đầu tư bảo thủ. + Rủi ro và chi phí thấp Như đã trình bày ở phần trên, các doanh nghiệp và các cổ đông thường thích chính sách cổ tức tương đối ổn định. Có nhiều lý do khiến các cổ đông và doanh nghiệp thích chính sách cổ tức ổn định như: Về phía các nhà đầu tư, họ cảm thấy các sự thay đổi trong cổ tức có nội dung hàm chứa thông tin, họ đánh đồng các thay đổi trong cổ tức của một doanh nghiệp với khả năng sinh lợi. Một sự cắt giảm cổ tức có thể được hiểu như là một tín hiệu tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp bị sụt giảm trong dài hạn. Đặc biệt là những nhà đầu tư bảo thủ sẽ cho rằng công ty đang trong thời kỳ khó khăn, không đủ tiền mặt để chi trả cổ tức. Ngược lại, một sự gia tăng trong cổ tức được xem như là dự kiến rằng lợi nhuận trong tương lai sẽ gia tăng. Ngoài ra, như đã đề cập, các cổ đông rất cần và lệ thuộc vào một dòng cổ tức không đổi cho các nhu cầu lợi nhuận tiền mặt của mình. Do vậy, các nhà đầu tư sẽ không ngại mua cổ phần của những công ty có chính sách cổ tức ổn định với giá cao, dẫn đến việc làm tăng giá trị doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, các giám đốc tài chính cũng cho rằng một chính sách cổ tức tăng trưởng và ổn định thường có xu hướng làm giảm sự bất trắc của NĐT về các dòng cổ tức trong tương lai. Và do đó các NĐT sẽ trả giá cao hơn cho cổ phần chi trả cổ tức ổn định, sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn cổ phần của doanh nghiệp. Chính sách cổ tức ổn định là một đòi hỏi mang tính pháp lý trong một số trường hợp. Nhiều định chế phân phối tài chính thường dựa vào chính sách cổ tức tiền mặt ổn định hằng năm để đánh giá mức xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Từ đó, giá cổ phần của doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao hơn, khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng cũng dễ dàng hơn. 9 Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định rất phù hợp cho các doanh nghiệp đang trong giai đoạn sung mãn. Khi đó hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt, rủi ro thấp, doanh nghiệp đang có dòng tiền thuần cao hoặc có khả năng vay nợ tốt để chi trả cổ tức. 1.2.3. Chính sách tỷ lệ chi trả không đổi Một số công ty áp dụng chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi. Nếu lợi nhuận doanh nghiệp thay đổi nhiều từ năm này sang năm khác thì cổ tức cũng giao động theo. Áp dụng chính sách cổ tức này cho thấy việc chi trả cổ tức có sự thay đổi rất lớn nếu lợi nhuận của công ty thay đổi mặc dù tỷ lệ chi trả không đổi. Các tỷ lệ chi trả có khuynh hướng tăng khi lợi nhuận giảm và giảm khi lợi nhuận tăng. 1.2.4. Chính sách chi trả một cổ tức nhỏ thường xuyên cộng với cổ tức thường cuối năm Chính sách này rất thích hợp cho các doanh nghiệp có lợi nhuận biến động, cũng như nhu cầu về tiền mặt cũng biến động giữa các năm. Khi lợi nhuận thấp, nhà đầu tư vẫn nhận được mức chi trả cổ tức đều đặn. Khi lợi nhuận cao, công ty hông có nhu cầu sữ dụng ngay nguồn tiền này, công ty sẽ công bố mức cổ tức thưởng cuối năm. Chính sách này đưa ra một khả năng linh hoạt để giữ lại lợi nhuận khi cần mà vẫn thõa mãn mong muốn của nhà đầu tư về một mức cổ tức đảm bảo ở hiện tại. Tuy nhiện chính sách này cũng làm cho việc chi trả cổ tức thay đổi rất lớn giữa các năm. 1.3. Các phương pháp chi trả cổ tức Cổ tức là phần thu nhập cổ đông thực nhận từ phần thu nhập đáng lẽ cổ đông được nhận do phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trừ đi các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với chủ nợ (lãi vay), Nhà nước (thuế) và cổ đông cổ phần ưu đãi (nếu có). Có nhiều hình thức chi trả cổ tức khác nhau mà các công ty đang thực hiện như sau: 1.3.1. Cổ tức trả bằng tiền mặt Là việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt (hoặc chuyển khoản) thông qua một tỷ lệ chi trả được công ty công bố. Ưu điểm: - Cổ tức tiền mặt có thể phát tín hiệu tốt cho thị trường rằng công ty đang hoạt động hiệu quả, khả năng thanh toán khá tốt. - Cổ tức tiền mặt thường có thanh khoản cao 10 [...]... cứu “ Các yếu tố ảnh ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức của doanh nghiệp tài chính và phi tài chính ở Pakistan” của Fakhar Malik, Sajid Gul, Mardan, Muhammad Tauseef Khan, Shafiq Ur Rehman and Madiha Khan (2013) cũng đã lần nữa xác định lại yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức và kiểm tra xem có có sự khác biệt các yếu tố tài chính giữa các công ty áp dụng chính sách chi trả cổ tức (DP) và các. .. thuế ảnh hưởng chi trả cổ tức, những thay đổi cho khung thuế mà làm thay đổi cân bằng giữa chi trả cổ tức và lợi nhuận giữ lại sẽ dẫn đến sự thay đổi trong chính sách cổ tức doanh nghiệp Bài nghiên cứu này xem xét sự thay đổi trong chính sách cổ tức doanh nghiệp xoay quanh việc đưa ra hệ thuế đánh trên cổ tức và làm nổi bật độ nhạy cảm của chính sách cổ tức đối với thay đổi thuế đáng kể Chính sách cổ tức. .. suất cổ tức có thể được bảo đảm nhưng yếu tố quy mô không đóng vai trò quan trọng trong chính sách cổ tức - Biến động cổ tức và log của thu nhập là như nhau trong mỗi năm Điều này kết luận chính sách cổ tức không chỉ phụ thuộc vào những yếu tố quan trọng trong suốt các thời gian Các yếu tố quyết định chính sách cổ tức có thể thay đổi bởi các tiêu chí khác như môi trường vĩ mô và các chính sách của các. .. thống thuế cổ tức như là hệ quả biến động trong mức ưu đãi thuế • Khởi sự chính sách cổ tức: Tác giả kỳ vọng rằng các doanh nghiệp khởi sự chính sách cổ tức sẽ có lợi nhuận cao hơn và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách thấp hơn các doanh nghiệp không chi trả cổ tức Tác giả nhận thấy rằng khởi sự chính sách cổ tức gia tăng theo việc đưa ra đánh thuế cổ tức Hàm ý, ngay cả sau khi xét đến đặc điểm... những doanh nghiệp có lãi thì có khả năng nhiều hơn để khởi sự chính sách cổ tức Tuy nhiên, không có mối liên quan giữa khởi sự chính sách cổ tức và tỷ số giá trị thị trường trên sổ sách Khởi sự chính sách cổ tức có nhiều khả năng hơn trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao 2.7 Ưu tiên cổ đông Chính sách cổ tức của doanh nghiệp còn chịu sự tác động về ưu tiên của các cổ đông Giả sử một doanh nghiệp có... trả cổ tức: Việc chi tra cổ tức được thực hiện 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách cổ tức 2.1 Chi phí giao dịch Việc xuất hiện chi phí giao dịch khi bán cổ phần sẽ làm giảm lãi vốn của nhà đầu tư khi bán cổ phần Trong khi đó theo MM thì lãi vốn sẽ bằng với cổ tức, vì vậy cổ tức sẽ tốt hơn lãi vốn Do đó, trong trường hợp này nhà đầu tư sẽ thích những doanh nghiệp có chính sách cổ tức thiên... do đ ảnh hưởng đếnsố tiền có sẵnđểtrả cổ tứccho các cổ đông Mặtkhác,ROEcó liên quan đếnlợi nhuậnđược tạo rathông quacác hoạt độngvà có thểtăngcổ tức Như vậy, kết quả hồi quy đã xác định được ba biến lớn trong chính sách cổ tức của các ngân hàng mua lại; mức độ rủi ro, khả năng thanh toán và cấu trúc tài chính và lợi nhuận của các ngân hàng mua lại 2.13 Đòn bẩy Theo nghiên cứu Các các nhân tố ảnh hưởng. .. khoán Việt Nam.Cuối cùng tác giả đi đến kết luận Từ việc kiểm tra tương quan Pearson trong mô hình hồi quy thì cơ hội đầu tư không ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức 2.20 Tuổi đời doanh nghiệp Theo nghiên cứu Các các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chính sách cổ tức – bằng chứng từ Jordan” của Husam-Aldin Nizar Al-Malkawi (2008), kết quả cho thấy rằng các doanh nghiệp lâu năm với tăng trưởng ít... cho các công ty Anh từ báo cáo tài chính để xem kết quả có phù hợp với các nghiên cứu trước đây hay không Hơn nữa, phân tích nhân tố có thể được sử dụng để kiểm định kết quả từ phần hồi quy để tìm ra nhân tố nào là quan trọng nhất ảnh hưởng đến chính sách cổ tức. Tác giả kiểm định 6 yếu tố tác động đến tỷ suất cổ tức (dividend yield) như thế nào để từ đó rút ra kết luận các yếu tố tác động đến chính sách. .. thuế cổ tức làm tăng số lượng khởi sự chính sách cổ tức Trái với kỳ vọng , tác giả không thấy liên quan giữa khởi sự chính sách cổ tức và thuế suất hiệu quả của doanh nghiệp sau khi đưa ra tính thuế cổ tức Tuy nhiên, tác giả cũng nhận thấy rằng doanh nghiệp có tỷ lệ thu nhập cao có cổ tức chịu thuế thì có khả năng nhiều hơn để khởi sự chính sách cổ tức Ở cấp độ doanh nghiệp tác giả nhận thấy những doanh . thanh to n hiện hành với chính sách cổ tức. Tỷ lệ thanh to n hiện hành được coi là tỷ lệ quan trọng đối với tính thanh khoản nhưng đối với thanh khoản cao, chúng tôi bao gồm cả tỷ lệ thanh to n. chính và đề phòng bất ổn. Trong nghiên cứu tỷ số thanh to n hiện hành(CR) vàTỷ số thanh to nnhanh(QR) được sử dụngđể đo lườngkhả năng thanh to n. Theokết quả của các nghiên cứu trước đây, có mối. trả cổ tức giảm 1,53%. Có nghĩa là nếu tăng 1% tỷ lệ thanh to n hiện hành nó sẽ làm tăng 1.43% xác suất thanh to n cổ tức Tỷ lệ thanh to n hiện hành đang chiếm ưu thế hơn trong thanh khoản cho

Ngày đăng: 17/11/2014, 01:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Lý luận chung về chính sách cổ tức

    • 1.1. Chính sách cổ tức trong thị trường hoàn hảo

    • 1.2. Chính sách cổ tức trong thực tiễn

      • 1.2.1. Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động

      • 1.2.2. Chính sách tiền mặt ổn định

      • 1.2.3. Chính sách tỷ lệ chi trả không đổi

      • 1.2.4. Chính sách chi trả một cổ tức nhỏ thường xuyên cộng với cổ tức thường cuối năm

      • 1.3. Các phương pháp chi trả cổ tức

        • 1.3.1. Cổ tức trả bằng tiền mặt

        • 1.3.2. Cổ tức bằng cổ phần

        • 1.3.3. Cổ tức trả bằng tài sản và Cổ phần thưởng

        • 1.4. Quy trình chi trả cổ tức

        • 2.1. Chi phí giao dịch

        • 2.2. Chi phí phát hành

        • 2.3. Lạm phát

        • 2.4. Điều khoản hạn chế

        • 2.5. Hạn chế pháp lý

        • 2.6. Ảnh hưởng của thuế

        • 2.7. Ưu tiên cổ đông

        • 2.8. Nhu cầu thanh khoản

        • 2.9. Khả năng vay và tiếp cận thị trường vốn

        • 2.10. Các cơ hội tăng trưởng

        • 2.11. Bảo vệ chống loãng giá

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan