TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐÁNH TRÊN MẶT HÀNG THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM

20 1.6K 9
TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐÁNH TRÊN MẶT HÀNG THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐÁNH TRÊN MẶT HÀNG THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM Hàng năm thuốc lá, thuốc lào giết hại hàng triệu người trên thế giới, hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh và tử vong. Khoa học kỹ thuật phát triển chúng ta có thể chứng minh ngày càng nhiều hơn những độc tố trong thuốc lá tác động đến sức khỏe của chúng ta. Trong khói thuốc la chứa hơn 4000 loại hóa chất và trong 4000 loại này có 200 loại có hại cho sức khỏe của chúng ta. Hút 1 điếu thuốc tức bạn đã làm mất 5,5 phút cuộc sống, tuổi thọ trung bình của người hút thuốc so với người không hút thuốc giảm 5 đến 8 năm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐÁNH TRÊN MẶT HÀNG THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM. GVHD: PGS TS NGUYỄN NGỌC HÙNG SVTH: Tống Thị Vân Anh Cao Học Ngân hàng Đêm 6 - Khóa 20 TP.HCM, tháng 08 năm 2012. SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang LỜI MỞ ĐẦU Hàng năm thuốc lá, thuốc lào giết hại hàng triệu người trên thế giới, hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh và tử vong. Khoa học kỹ thuật phát triển chúng ta có thể chứng minh ngày càng nhiều hơn những độc tố trong thuốc lá tác động đến sức khỏe của chúng ta. Trong khói thuốc la chứa hơn 4000 loại hóa chất và trong 4000 loại này có 200 loại có hại cho sức khỏe của chúng ta. Hút 1 điếu thuốc tức bạn đã làm mất 5,5 phút cuộc sống, tuổi thọ trung bình của người hút thuốc so với người không hút thuốc giảm 5 đến 8 năm. Hút thuốc còn làm tăng tỉ lệ tử vong 30-80% chủ yếu các bệnh như ung thư phổi, bệnh phổi, tác nghẽn mãn tính, sinh non, bệnh tim mạch Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người mà còn gây hại kinh tế, bệnh tật do thuốc lá gây ra làm tăng chi phí y tế của mỗi cá nhân và gia đình, gây suy giảm năng suất lao động và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế quốc gia. Trước những tác hại về con người, kinh tế như vậy, chính phủ ta đã nhận thức rõ được điều này và trong nghị quyết của chính phủ về chính sách quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2001-2010 có quy định thuốc lá là mặt hàng độc hại, không khuyến khích sử dụng do đó chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm này phải cao. Để thấy được tác động của thuế đối với sản phẩm thuốc lá đối với hành vi của người tiêu dùng, ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá cũng như chính sách của nhà nước về nhóm mặt hàng này, nhóm chúng tôi chọn đề tài " TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐÁNH TRÊN MẶT HÀNG THUỐC LÁ". SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐÁNH TRÊN THUỐC LÁ 1. Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hoá, dịch vụ chưa thật cần thiết đối với nhu cầu thiết yếu của nhân dân hoặc cần tiết kiệm, hướng dẫn tiêu dùng một cách hợp lý. 2. Đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt - Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong đó giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng. - Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế chỉ thu đối với một số nhóm hàng hoặc dịch vụ mà Nhà nước có chính sách định hướng tiêu dùng và chỉ thu một lần ở khâu sản xuất hay khi nhập khẩu; thuế suất thường cao hơn các loại thuế khác để điều tiết thu nhập, hướng dẫn tiêu dùng và bảo vệ hàng nội địa. Trong đó thuốc lá là một trong những mặt hàng thuộc diện mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tại Việt Nam. 3. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đánh lên thuốc lá Bảng 2.1: Thuế suất thuốc lá, 1990–2010 Thuế tiêu thụ đặc biệt (SCT) Thuế SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang GTGT (VAT) Thuốc lá Có đầu lọc, chủ yếu sản xuất bằng… Không đầu lọc Xì gà Nguyên liệu nhập ngoại Nguyên liệu trong nước 10/1990-8/1993 50 50 40 40 - 9/1993-12/1995 70 52 32 32 - 1/1996-12/1998 70 52 32 70 - 1/1999-12/2005 65 45 25 65 10 1/2006-12/2007 55 55 55 55 10 1/2008-06/2010 65 65 65 65 10 Nguồn Bộ tư pháp Việt Nam. 4. Mục đích đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên thuốc lá - Tăng nguồn thu cho Chính Phủ. Tăng thuế thuốc lá sẽ tăng nguồn thu ngân sách để tăng chi tiêu vào các dự án công có mục đích tốt đẹp trong xã hội. Ngành thuốc lá chiếm tổng số 15% thuế tiêu thụ đặc biệt toàn ngành công nghiệp của nước ta. Theo số liệu từ Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá hiện mang lại khoản đóng góp lên đến 6.000 tỷ đồng mỗi năm cho ngân sách Nhà nước. Nếu tăng thuế thuốc lá thì nguồn thu ngân sách sẽ tăng (nếu lượng tiêu thụ thuốc lá không đổi hoặc giảm không đáng kể). - Hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng xã hội. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng thuốc lá với mức thuế suất rất cao so với các loại thuế khác (theo biểu thuế suất được trình bày ở phần dưới) và không đặt ra chế độ miễn giảm thuế. Điều này ảnh hưởng đến hai đối tượng; • Đối với các nhà sản xuất thuốc lá, nhà nhập khẩu phải cân nhắc trước khi quyết định sản xuất, nhập khẩu đối với mặt hàng này. • Đối với người tiêu dùng thuốc lá phải suy nghĩ, cân nhắc khi quyết định tiêu dùng hay hạn chế tiêu dùng vì chính họ là người chịu thuế và thuế chiếm một tỷ lệ cao trong giá cả hàng hoá này. SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào thuốc lá làm đẩy giá thuốc lá lên. Tăng thuế thuốc lá là biện pháp quan trọng để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá nhằm đạt mục tiêu hạ thấp tỷ lệ người sử dụng thuốc lá. Giá thuốc lá cao làm cho người chưa nghiện lắm muốn bỏ thuốc, người chưa hút thì e ngại hơn khi bắt đầu, còn người nghiện thuốc lá thì giảm số lượng điếu hút. Những người chưa có thu nhập hoặc thu nhập thấp đang hoặc chuẩn bị tham gia hút thuốc cũng giảm. - Gián tiếp cải thiện sức khỏe cộng đồng. Các công trình nghiên cứu trên toàn thế giới đều kết luận rằng thuốc lá có hại cho sức khoẻ, không những cho người hút thuốc mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh, gia đình vợ con, thậm chí đến thai nhi và các thế hệ mai sau. Chi phí phát sinh cho cộng đồng do điều trị các bệnh thuốc lá gây ra cũng vô cùng lớn so với số thuế thu vào cho ngân sách. 5. Người nộp thuế và người chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trên thuốc lá. - Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. - Người chịu thuế: một trong những sự cân nhắc quan trọng nhất về thuế là ai thực sự là người trả thuế. Phân tích trên lý thuyết, loại thuế đánh vào người cung cấp tiêu dùng sẽ làm đường cầu giảm một lượng bằng thuế. Các kết quả đều giống nhau cho dù thuế có được thực thi như thế nào. Phần này sẽ được làm rõ hơn trong phần thực trạng thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trên thuốc lá tại Việt Nam. SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐÁNH TRÊN THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM Người chịu thuế phụ thuộc vào: - Độ co giãn của cung và cầu - Thị trường có cạnh tranh hay không cạnh tranh Thuế làm thay đổi giá cả hàng hoá và sự tương tác thích ứng của thị trường sẽ quyết định ai là người chịu thuế. 1. Độ co giãn của cầu thuốc lá theo giá Một vài nghiên cứu về cơ sở chính sách thuế thuốc lá cho thấy rằng tính trung bình, nếu giá thuốc lá tăng lên 10% thì lượng nhu cầu thuốc lá ở các nước phát triển có thu nhập cao giảm là 4%, và ở các nước đang phát triển có thu nhập trung bình và thấp như Việt Nam giảm khoảng 8%. Tức là: độ co giãn theo giá của cầu thuốc lá ở Việt Nam vào khoảng -0.8. Độ co giãn nhỏ hơn 1 có thể lý giải là do sản phẩm thuốc lá là hàng hóa có tính chất gây nghiện vì vậy việc giảm cầu sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian. Việc giảm cầu của hàng hóa này chủ yếu tập trung vào các đối tượng chưa có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hay những đối tượng chỉ mới bắt đầu sử dụng. 2. Độ co giãn của cung thuốc lá theo giá Nhìn chung trong cả thời kỳ từ 2000 đến 2007, lượng cung thuốc lá tăng từ 2.835,8 triệu bao đến 4.298 triệu bao (số liệu phân tích ở phần cung thuốc lá), tức tăng khoảng 50%. SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang Chỉ số giá cả của mặt hàng này cũng tăng từ năm 2000 đến 2007 là 14%, cụ thể như sau: Như vậy, khi giá tăng 14 % thì lượng cung tăng khoảng 50%, tức độ co giãn của cung theo giá là +3.57. Độ co giãn của cung là /+3.57/ cao hơn độ co giãn của cầu là /-0.8/, rõ ràng người gánh chịu thuế nhiều hơn là người tiêu dùng. Do cầu ít co giãn hơn cung nên người tiêu dùng sẽ chịu một gánh nặng thuế cao hơn người sản xuất (thể hiện diện tích hình chữ nhật màu xanh lớn hơn diện tích hình chữ nhật màu tím). Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên sản phẩm thuốc lá giúp Chính phủ có được nguồn thu (thể hiện bằng tổng diện tích 2 hình chữ nhật) và can thiệp của Chính phủ cũng đã tạo ra một tổn thất xã hội (thể hiện là phần diện tam giác bên cạnh thuế) Trên thị trường hiện nay, bên cạnh thuốc lá sản xuất trong nước, lượng thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam chiếm khoảng 10% tổng số thuốc lá tiêu dùng trên thị trường, và con số này đang ngày một tăng lên. Trong thực tế, khi thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trên thuốc lá tăng cao thì khả năng thuốc lá ngoại nhập lậu qua biên giới sẽ phát triển rất mạnh, đặc biệt với địa hình nước ta, chúng ta có cả một dải biên giới và bờ biển rộng lớn là điều kiện thuận lợi SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang P Q P D P 0 P S Q 1 Q 0 S + Thuế S D Đơn vị % 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Thuốc lào, thuốc lá 100.0 99.6 99.1 99.8 100.5 103.9 114.0 Chỉ số giá bán mặt hàng thuốc lá (Năm 2000 = 100) cho hành vi buôn lậu thuốc lá, và việc kiểm soát hành vi này là rất khó khăn và tốn nhiều chi phí. Vì vậy, độ co giãn cung cầu thuốc lá ước lượng được chỉ là lượng thuốc lá được sản xuất và tiêu thụ chính thức có khai báo thuế. Trên thực tế, với tác động của lượng thuốc lá nhập khẩu lậu đang tràn lan khắp nơi trên cả nước thì phản ứng của cung cầu đối với giá rất khác nhau nên độ co giãn cung cầu thuốc lá cũng khó có thể xác định được. Bởi lẻ, trong khi lượng thuốc lá hợp pháp phải chịu một gánh năng thuế rất lớn thì hàng nhập lậu lại được bán với giá thấp hơn nhiều do không chịu thuế gì, do đó có thể nói rằng với một tỷ lệ thuế tiêu thụ đặc biệt cao và có xu hướng tăng thì người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ tiêu dùng hàng sản xuất trong nước sang hàng nhâp lậu, còn người sản xuất thì không thể tăng sản lượng sản xuất khi phải gành chịu một gánh nặng thuế quá lớn trong khi giá cả bán trên thị trường thì rất vô chừng. 3. Lượng cầu và cung thuốc lá  Cầu thuốc lá Trên thế giới, theo thông báo của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới (1990): Người hút thuốc lá Ở các nước phát triển Ở các nước đang phát triển Nam 30 – 40% 40 – 70% Nữ 20 – 40% 2 – 10% Theo thống kê của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới, tại Việt Nam số lượng người hút thuốc lá là cao nhật châu Á, 50 % nam giới và 3,4% nữ giới hút thuốc lá. 26% thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15 – 24 hút thuốc lá. Trên 40% nam cán bộ y tế và 1,3 % nữ cán bộ y tế hút thuốc lá. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, 10% dân số Việt Nam nghĩa là vào khoảng 7,5 triệu người Việt Nam sẽ chết sớm do hút thuốc lá. Trên thế giới cứ 6,5 giây có 1 người chết do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Ở Việt Nam, theo Bộ Y Tế, số người chết do các bệnh liên quan đến thuốc lá hàng năm lên tới 40.000 người. Theo điều tra của Bộ Y tế, Nghệ sĩ là đối tượng hút thuốc lá nhiều nhất. Tại Hà Nội, có đến 63% nam nghệ sĩ hút thuốc lá (hút thường xuyên nhất là đạo diễn, biên kịch, nhạc công). Các nữ nghệ sĩ cũng hút thuốc nhiều hơn so với phụ nữ làm các nghề khác. Tỷ lệ hút thuốc ở nông dân là 40%, công an 48% và bộ đội 60%. Kết quả nghiên cứu gần 2.000 nữ thanh niên tuổi từ 13-15 tại hai tỉnh Thái Bình và Hà Nội cho thấy, bậc Đại học có tỷ lệ hút cao nhất với 5,3% và giảm dần ở THPT và THCS. SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ nữ thanh niên từng hút thuốc ở thành thị cao hơn nông thôn. Cụ thể, tại Hà Nội, cứ 10 nữ thanh niên tuổi 20-25 thì có 1 người từng hút thuốc. Kết quả nghiên cứu “Hút thuốc ở nữ thanh thiếu niên” tại Việt Nam được thực hiện trên 2.951 nữ thanh thiếu niên tuổi 13-25 tại 2 địa bàn Hà Nội (thành thị) và Thái Bình (nông thôn) từ tháng 10/2007 đến 3/2008 do tổ chức HealthBridge thực hiện cho thấy, tỉ lệ hút thuốc lá ở nữ thanh niên Việt Nam từ 13 đến 25 tuổi là khoảng 4,5%. Tỷ lệ hút thuốc lá theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam thì có tới hơn một nửa nam giới (56%) hút thuốc lá. Tỷ lệ này ở nữ giới là 1,8% tổng số nữ giới. Đáng nói, tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất lại tập trung vào lứa tuổi thanh niên từ 15- 24 tuổi, chiếm 31,6%. Như vậy, với dân số khỏang 88 triệu người thì số người hút thuốc khỏang 25.670.480 người, trong đó: - Nam: 88.000.000 người * 50.5% * 56% = 24.886.400 người - Nữ: 88.000.000 người * 49.5% * 1.8%= 784.080 người Trung bình mỗi người hút 0.5 bao thuốc một ngày thì số lượng thuốc tiêu thụ trong 1 ngày sẽ là: 25.670.480 * 0.5 = 12.835.240 bao thuốc Lượng thuốc tiêu thụ trong một năm là 12.835.240 * 365 = 4.684.862.600 bao thuốc. (số liệu năm 2007)  Cung thuốc lá Bảng giá trị sản xuất thuốc lá qua các năm (từ 1996 đến 2006): Năm Giá trị sản xuất thuốc lá theo giá thực tế (tỷ đồng) Cơ cấu giá trị sản xuất thuốc lá theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp (%) 1996 4.722,3 3,2 1997 4.761,1 2,6 1998 5.771,8 2,8 1999 5.476,1 2,2 2000 7.602,4 2,3 2001 8.809,1 2,2 2002 10.448,7 2,2 2003 12.422,2 2,0 2004 13.651,3 1,7 2004 16.222,1 1,6 2006 15.944,7 1,3 (theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê Việt Nam) Bảng sản lượng sản xuất thuốc lá qua các năm phân theo khu vực: ĐVT: triệu bao Năm Sản lượng thuốc Sản lượng thuốc Sản lượng thuốc lá Tổng sản lượng SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang lá của khu vực Nhà nước lá của khu vực ngoài Nhà nước của khu vực đầu tư nước ngoài thuốc lá 1995 2.116,0 30,0 1,0 2.147,0 2000 2.801,5 16,1 18,2 2.835,8 2001 3.018,9 6,9 49,4 3.075,2 2002 3.338,0 1,6 35,6 3.375,2 2003 3,837,5 2,5 30,6 3.870,6 2004 4.137,7 2,5 52,1 4.192,3 2005 4.424,2 1,7 58,8 4.484,7 2006 3.891,6 - 49,7 3.941,3 2007 4.246,0 - 52,0 4.298,0 (theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê Việt Nam) Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số doanh nghiệp nước ngoài tham gia sản xuất thuốc lá bao gồm British American Tobacco (BAT), Philips Morris và Japan Tobacco (JT). Các doanh nghiệp này đang liên doanh, liên kết với Tổng công ty thuốc lá Việt Nam để sản xuất các loại thuốc lá mang nhãn hiệu 555, Marlboro, Dunhill, Mild Seven… Lợi nhuận mà các doanh nghiệp này thu được không hề nhỏ. Các nhãn thuốc lá trên đã được tiêu thụ với mức hơn 1 tỷ bao trong tổng số hơn 3 tỷ bao thuốc lá tiêu thụ tại Việt Nam trong năm 2006, chiếm khoảng 31% thị phần về số lượng bao, nhưng chiếm một tỷ lệ cao hơn nhiều nếu tính về doanh thu vì phần lớn trong số này là các loại thuốc lá trung và cao cấp. Theo số liệu của bộ nông nghiệp Mỹ, thuốc lá ngoại tiêu thụ trên thị trường VIệt Nam chiếm từ 15-18%. Hàng năm, có trên 500 triệu bao thuốc lá nhập lậu vào thị trường Việt Nam chiếm 10-15% thị trường thuốc lá Việt Nam, chủ yếu là Jet và Hero - 90%, ngoài ra, còn có các loại như 555, Caraven ; về thuốc lá giả chủ yếu là Vinataba và White Horse. Tại Hội nghị tổng kết công tác phòng chống buôn lậu và sản xuất thuốc lá giả ngày 3/12, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) cho biết, trong năm 2008 có khoảng 731 triệu bao thuốc lá nhập lậu trên cả nước, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước. Lượng thuốc lá nhập lậu này đã làm chảy máu ngoại tệ của đất nước khoảng 200 triệu USD/năm, gây thất thu thuế khoảng 2.500 - 3.000 tỉ đồng/năm.  So sánh lượng cầu và cung thuốc lá ta thấy, cầu về sản phẩm thuốc lá trung bình hàng năm là 4.684.862.600 bao thuốc, trong khi lượng thuốc lá sản xuất chính thức năm 2007 chỉ là khoảng 4.298.000.000 bao thuốc. Vậy khoảng chênh lệnh gần 4 trăm triệu bao do đâu mà có, rõ ràng là do nhập lậu. Như vậy, hàng năm ngân sách nhà nước đã thất thu hàng nghìn tỷ đồng do thuốc lá nhập lậu. 4. Tác động của Thuế tiêu thụ đặc biệt  Tác động của Thuế tiêu thụ đặc biệt đến thu ngân sách nhà nước Về cơ bản, việc tăng thuế sẽ giúp tăng thu ngân sách nhà nước. Nghiên cứu trường ĐH Thương mại về cơ sở chính sách thuế thuốc lá cũng cho thấy: ước tính ảnh hưởng của SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang [...]... một mức thuế 65% hoặc 70% giá sản xuất làm doanh thu thuế của Chính phủ tăng lên, với mức tăng dao động từ 10,8- 20,4% Từ sau Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, với sự gia tăng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trên mặt hàng thuốc lá lên 65%, tổng thu ngân sách nhà nước từ nguồn thuế này đã tăng đáng kể: STT Đơn vị: triệu đồng Thuế tiêu thụ đặc biệt toàn ngành Diễn giải 1 Theo mức thuế năm... Phương án thuế suất 55% 4.384.187 Chênh lệch so với 2005 107.086 Phương án thuế suất 65% 4.869.185 Chênh lệch so với 2005 592.084 3 Như vậy, với mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 65%, tổng thuế tiêu thụ đặc biệt của toàn ngành thuốc lá sẽ tăng 592,08 tỷ đồng (tăng 13,84% so với tổng thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành của toàn ngành) Cụ thể là: Đơn vị: triệu đồng Đơn vị Thuế suất năm 2005 Thuế suất... trường Thuốc lá là mặt hàng không khuyến khích nhưng lại quá nhiều người tiêu dùng Dù thuế tiêu thụ đặt biệt đã tới 65%, Việt Nam vẫn là nước có giá thuốc lá rẻ nhất thế giới 11,5% nam giới hiện hút thuốc lá, 40.000 người chết mỗi năm vì thuốc lá, cao gấp mấy lần tai nạn giao thông, chi phí cho người hút thuốc lá lên tới 14.000 tỷ đồng mỗi năm, chưa tính tiền trị bệnh Như vậy thuốc lá không chỉ gây tác. .. năm tới  Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đến diện tích trồng nguyên liệu thuốc lá Hiện Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 50% nguyên liệu sản xuất thuốc lá Ngay cả trong trường hợp tăng thuế làm giảm tiêu dùng thì Việt Nam vẫn trong tình trạng nhập nguyên liệu chứ chưa thừa nguyên liệu Nhưng khi áp dụng chung một mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 55% hoặc 65%, không phân biệt nguồn gốc nguyên... nhóm nghiên cứu nói trên phân tích, nếu tăng giá bán lẻ thuốc lá (thông qua tăng thuế thuốc lá) thêm 10% có thể dẫn đến giảm lượng tiêu thụ thuốc lá ít nhất 5% Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra nếu tăng thuế thuốc lá như: liệu người hút thuốc có chuyển sang hút loại thuốc rẻ tiền hơn? Việc tăng giá thuốc lá ảnh hưởng thế nào đến người nghèo? Liệu có làm tăng buôn lậu thuốc lá tại Việt Nam? Song theo ông... WHO tại Việt Nam cũng cho rằng, nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (tăng thuế giá bán lẻ) đối với thuốc lá thêm 20% so với hiện nay, sao cho giá các sản phẩm thuốc lá tăng ít nhất là bằng hoặc vượt tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam Việc tăng thuế này sẽ giúp tăng thêm khoảng 2.000 tỷ đồng trong doanh thu thuế hàng năm và giúp ngăn chặn khoảng 100.000 ca tử vong sớm trong vòng 40 năm tới  Tác động. .. lao động đang làm việc trong các ngành trên toàn quốc là 37,609 triệu người (2000), 44,171 triệu người (2007) thì con số lao động của ngành thuốc lá rất nhỏ Sự thay đổi về mức thuế có dẫn đến việc cắt giảm lao động (nếu có) cũng không gây ảnh hưởng quá lớn đến nền kinh tế và lao động trong các ngành khác  Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đến hành vi người tiêu dùng Một nghiên cứu về Thuế Thuốc lá. .. 2% thì số thuế thu được sẽ giảm đi  Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đến nhà sản xuất Khi áp dụng các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 55% và 65% sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành thuốc lá như sau: Đơn vị: Triệu đồng STT 1 2 3 Diễn giải Lợi nhuận toàn ngành Theo mức thuế 2005 Phương án thuế suất 55% Chênh lệch so với mức 2005 Phương án thuế suất 65% Chênh lệch so với 2005... tiêu dùng Một nghiên cứu về Thuế Thuốc lá tại Việt Nam" do Trường ĐH Y tế công cộng phối hợp với VINACOSH và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa thực hiện cho thấy, tăng thuế thuốc lá là phương pháp hiệu quả nhất để làm giảm tiêu dùng thuốc lá Nghiên cứu chỉ ra, hiện tại ở Việt Nam, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá từ năm 2008 là 65% giá xuất xưởng và 10% thuế giá trị gia tăng, tương đương 45% giá... rằng thuốc lá có hại cho sức khoẻ Theo một báo cáo nghiên cứu của Chương trình Kiểm soát Thuốc lá Việt Nam năm 2007, Việt Nam hiện có khoảng 30.000-40.000 người chết hàng năm vì có liên quan đến thuốc lá Con số này cũng cho thấy, hàng năm số người hút thuốc lá tại Việt Nam đã “đốt” đi khoảng 8,2 ngàn tỷ đồng (tương đương 521,5 triệu đô-la Mỹ) Chỉ tính riêng chi phí điều trị nội trú 3 bệnh do thuốc lá . cứ tính thu tiêu thụ đặc biệt là giá tính thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thu và thu suất. Số thu tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thu tiêu thụ đặc biệt nhân với thu suất thu tiêu. Nam. 3. Thu suất thu tiêu thụ đặc biệt đánh lên thu c lá Bảng 2.1: Thu suất thu c lá, 1990–2010 Thu tiêu thụ đặc biệt (SCT) Thu SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang GTGT (VAT) Thu c lá Có đầu lọc,. người chịu thu và thu chiếm một tỷ lệ cao trong giá cả hàng hoá này. SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang Tăng thu tiêu thụ đặc biệt đánh vào thu c lá làm đẩy giá thu c lá lên. Tăng thu thu c lá là

Ngày đăng: 16/11/2014, 19:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan