Đề tài: Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015-2025

16 1.4K 13
Đề tài: Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015-2025

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015-2025Đề tài Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015-2025 với mục tiêu xác định quy trình xây dựng một chiến lược thể thể là quy trình xây dựng chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015-2025. Mời các bạn cùng tham khảo.

1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với các quốc gia, đổi mới hay cải cách giáo dục luôn là yêu cầu thường xuyên, bức thiết nếu không muốn bị tụt hậu trong cuộc chạy đua phát triển diễn ra ngày càng gay gắt. Bởi thực tế, lịch sử đã chứng minh một quy luật là: không có một sự tiến bộ và thành đạt quốc gia nào mà lại tách rời ra khỏi sự tiến bộ và thành đạt của quốc gia đó trong lĩnh vực giáo dục. Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế thị trường thì yêu cầu đổi mới, cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng trở nên bức thiết. Đối với Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung Ương 8 khóa XI đã nêu rõ vấn đề về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong đó, Nghị quyết đã chỉ rõ thực tế, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu Để khắc phục những hạn chế, tồn tại của vấn đề phát triển giáo dục Việt nam trong thời gian qua, đồng thời để nền Giáo dục Việt Nam trong thời gian tới phát triển theo hướng đổi mới căn bản và phát triển toàn diện, nhóm chúng tôi đã tiến hành xây dựng “ Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025” 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Xác định quy trình xây dựng một chiến lược, cụ thể là quy trình xây dựng chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được cách thức tiếp cận chính sử dụng xây dựng chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025 - Xác định được các phương pháp, công cụ xây dựng chiến lược - Đề xuất khuôn mẫu trình bày chiến lược 3 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm của chiến lược - Về không gian: Chiến lược mang tầm Quốc gia - Về thời gian: Trong 10 năm từ năm 2015 - 2025 - Mục tiêu chung của chiến lược: Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước ta theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập. - Căn cứ để xây dựng chiến lược: - Xuất phát từ nhu cầu thực tế: Đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục là yêu cầu thường xuyên, bức thiết của nước ta hiện nay đặc biệt trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. - Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009; - Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010-2020; - Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020; - Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020; 4 - Căn cứ vào Nghị quyết Hội nghị Trung Ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 2.2. Cách thức tiếp cận 2.2.1. Từ trên xuống  Xác định các cấp quản lý từ trên xuống  Vai trò, nhiệm vụ của các cấp quản lý Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Giáo dục và đào tạo, trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức triển khai xây dựng chiến lược, phối hợp cùng các Bộ khác, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo xuống các tỉnh mà cơ quan trực tiếp làm là Sở Giáo dục và Đào tạo để thông báo, triển khai về Chiến lược cấp Quốc 5 gia và yêu cầu các tỉnh, các địa phương lên kế hoạch lập chương trình, đề án, kế hoạch phát triển giáo dục cho địa phương mình. Tiếp theo, Sở Giáo dục và đào tạo sau khi nhận được chỉ thị từ cấp trên thì tiếp tục chỉ đạo xuống Phòng Giáo dục và Đào tạo, để tiến hành tổ chức thực hiện chiến lược để xin ý kiến hành động, hướng dẫn các huyện, các đơn vị xây dựng chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục cho đơn vị của mình. Sau đó, phòng Giáo dục và Đào tạo lại tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp xuống các khối trường cấp Tiểu học, THCS và mầm non thực hiện.  Hình thức huy động sự tham gia của các cấp trong xây dựng chiến lược theo phương thức từ trên xuống - Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành mở các cuộc họp cho các cán bộ cấp cao của các tỉnh, thành phố và các cán bộ trong các sở Giáo dục và Đào tạo của các tỉnh, thành phố để đưa ra các thông báo, quyết định về xây dựng chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025. Đồng thời, thông báo, tuyên truyền các văn bản đó thông qua các kênh: Ti vi, internet, và các phương tiện truyền thông khác - Tại địa phương, các tỉnh, thành phố mà chịu trách nhiệm chính là Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp tổ chức các cuộc họp đưa ra thông báo về Chiến lược cấp Quốc gia, đồng thời hướng dẫn các đơn vị trong địa phương lên kế hoạch xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục trong đơn vị của mình - Tương tự, tại các huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức các cuộc họp phổ biến Chiến lược cấp Quốc gia, phổ biến nội dung cuộc họp đối với Sở giáo dục đồng thời trực tiếp hướng dẫn khối các trường THCS, Tiều học, mầm non xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục của mình hàng năm hoặc 5 năm, trong đó có thể kết hợp giao chỉ tiêu trực tiếp. 2.2.2. Tiếp cận có sự tham gia 6  Xác định các bên liên quan - Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Bộ Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, - Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - Ủy ban nhân dân các cấp - Các Sở Giáo dục và Đào tạo trực thuộc các tỉnh, thành phố; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tà chính, Các Ban Đảng của Tỉnh ủy, các tổ chức xã hội, - Các Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện, Phòng kế hoạch tài chính, - Khối các trường mầm non, THCS, THPT, Đại học , Trung cấp, Cao đẳng, các đơn vị đào tạo nghề. - Đội ngũ Công chức, Viên chức trong ngành Giáo dục: Ban lãnh đạo Nhà trường, Giáo viên, Giảng viên - Học sinh, sinh viên các cấp  Vai trò, nhiệm vụ của các bên liên quan chủ yếu - Chính phủ chỉ đạo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức xây dựng chiến lược; phối hợp với các Bộ, ban ngành liên quan hoàn thiện các văn bản pháp lý, tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện chiến lược; đồng thời hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục 5 năm và hàng năm phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015 - 2025; kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện chiến lược ở các địa phương. Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ giao trực tiếp cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam soạn thảo đề cương xây dựng Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025. Theo đó sẽ chia thành các nhóm nghiên 7 cứu gồm các chuyên gia giáo dục trog và ngoài ngành, các nhà khoa học; mỗi nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu 1 chuyên đề. - Các chuyên gia về Giáo dục: Hội đồng Quốc gia về Giáo dục và Phát triển nhân lực tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2015 – 2025. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp kế hoạch phát triển giáo dục của các Bộ, Ngành và địa phương vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho phát triển giáo dục; chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành tổ chức công tác thông tin về nhu cầu nhân lực. - Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm bảo ngân sách cho nhu cầu phát triển giáo dục giai đoạn 2015 - 2025; hoàn thiện chính sách tài chính và chế độ quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục. - Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành, địa phương xây dựng cơ chế, chính sách và kế hoạch phối hợp các hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ giữa các viện nghiên cứu với các trường đại học, cao đẳng; tham gia xây dựng các trường đại học xuất sắc. - Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Uỷ ban nhân dân các cấp quy hoạch quỹ đất cho các cơ sở giáo dục. - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm phát triển giáo dục trên địa bàn theo thẩm quyền; hướng dẫn địa phương xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch phát triển giáo dục, kế hoạch phát triển giáo dục 5 năm và hàng năm, các chương 8 trình, đề án phát triển giáo dục của địa phương phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục 2015 – 2025 cấp Quốc gia; chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án của địa phương. - Các cơ quan như: Các Ban Đảng tỉnh ủy, các Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư, phòng Kế hoạch Tài chính,…. Hỗ trợ phát triển giáo dục tại địa phương theo thẩm quyền: Tuyên truyền chương trình, chiến lược, đề án, kế hoạch,…; đảm bảo ngân sách, quy hoạch đất đai,…nhằm phát triển giáo dục của địa phương. - Các cơ quan trực thuộc ngành Giáo dục từ TƯ xuống địa phương ( Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD&ĐT, Phòng GD&Đ) chủ trì chính trong việc xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược phát triển Giáo dục trong địa phương giai đoạn 2015 – 2025 theo thẩm quyền của mình; chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc hướng dẫn, xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục, xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục 5 năm, hàng năm của địa phương. Đồng thời, thường xuyên nâng cao công tác kiểm tra, giám sát hoạt động triển khai thực hiện chiến lược tại các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền của mình. - Ban lãnh đạo Nhà trường, Đội ngũ giáo viên, Giảng viên và các cán bộ có liên quan chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện chiến lược phát triển Giáo dục 2015 – 2025; đồng thời họ còn tham gia xây dựng, hoàn thiện chiến lược cấp Quốc gia, kế hoạch phát triển Giáo dục phù hợp với tình hình của địa phương, cũng như của Nhà trường. Đồng thời họ chính là những người tuyên truyền, phổ biến kế hoạch, chiến lược phát triển giáo dục đến các học sinh, sinh viên và trực tiếp phát động phong trào thi đua trong Nhà trường. - Học sinh, sinh viên là đối tượng tác động trực tiếp của chiến lược phát triển giáo dục. Hàng năm ( đặc biệt là đối với các khối học sinh cấp THPT, và 9 sinh viên) thường xuyên được đưa ra ý kiến thông qua các phiếu điều tra nhanh để bày tỏ sự nhận xét của mình về chất lượng đào tạo, phương thức đào tạo, cơ sở hạ tầng, thái độ, phương thức giảng dạy của giáo viên, giảng viên,… Đồng thời, một chiến lược đúng đắn mà không có ủng hộ, sự quyết tâm, nỗ lực học tập, tu dưỡng rèn luyện của khối học sinh , sinh viên thì chiến lược đó sẽ thất bại.  Hình thức huy động sự tham gia của các cấp trong xây dựng chiến lược theo phương thức có sự tham gia Hội đồng Quốc gia về Giáo dục và Phát triển nhân lực trực tiếp tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành mở các cuộc họp, cuộc hội thảo, hội nghị khoa học lấy đóng góp của các bên liên quan đến chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025. Trên cơ sở đó, Ban soạn thảo Chiến lược sẽ bổ sung, hoàn thiện bản dự thảo Chiến lược phát triển Giáo dục. Bản dự thảo này sẽ được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng: internet, báo, truyền hình, hoặc có các trang Web riêng để tiếp tục lấy ý kiến của toàn xã hội. Tại các địa phương, cũng sẽ mở các cuộc họp lấy ý kiến hành động và có sự chỉ đạo trực tiếp xuống các cấp và huy động sự tham gia của các ban ngành có liên quan bằng cách ra chỉ thị văn bản. 2.3. Phương pháp, công cụ sử dụng 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin  Thu thập thông tin thứ cấp Để xây dựng được Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025 cần phải dựa trên các báo cáo đánh giá tổng kết tình hình thực hiện 10 phát triển giáo dục trước đó của Quốc gia, của các Tỉnh, thành phố được lưu tại Tổng cục thống kê.  Phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia Để xây dựng chiến lược, thì việc lấy ý kiến của các chuyên gia về ngành Giáo dục, các cán bộ lãnh đạo ngành Giáo dục là rất quan trọng. Việc xin ý kiến được tổ chức thông qua các buổi hội thảo, thảo luận và được ghi nhận trực tiếp 2.3.1.2. Phương pháp phân tích thông tin  Phương pháp phân tích thống kê - Sử dụng phương pháp chỉ tiêu tổng hợp: số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân để từ nguồn số liệu thứ cấp để đánh giá tình hình chung, thực trạng của Giáo dục Việt Nam ở từng tỉnh, thành phố và cả nước trong thời gian qua. - Sử dụng phương phápthống kê so sánh giữa các tỉnh, thành phố; so sánh giữa các năm trong cùng 1 tỉnh, thành phố, cả nước để phân tích những thay đổi và thấy được sự biến động của các yếu tố, chỉ tiêu liên quan đến Giáo dục. - Nghiên cứu các thành tựu đạt được, những tồn tại yếu kém, cơ hội cũng như thách thức khi hội nhập của Giáo dục trong thời gian qua để từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp hiệu quả cho chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025. Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng trong bản chiến lược  Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô giáo dục - Tỷ trọng quy mô đào tạo ngoài công lập trong tổng quy mô đào tạo - Số sinh viên cao đẳng, đại học trên 1 vạn dân  Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng giáo dục - Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học: mầm non, THCS, THPT, [...]... điểm chỉ đạo phát triển giáo dục Phần IV: Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2025 1 Mục tiêu tổng quát 2 Mục tiêu cụ thể 2.1 Giáo dục mầm non 2.2 Giáo dục phổ thông 2.3 Giáo dục nghề nghiệp 2.4 Giáo dục đại học 2.5 Giáo dục thường xuyên 14 Phần V: Các giải pháp phát triển giáo dục giai đoạn 2015 - 2025 1) Đổi mới quản lý giáo dục (2 )Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (3) Đổi mới... sách nhà nước chi cho 13 giáo dục 2.4 Kết cấu của chiến lược Kết cấu của Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025 được trình bày như sau: Phần I: Thực trạng giáo dục Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014 1 Những thành tựu đạt được 2 Những bất cập và yếu kém 3 Nguyên nhân của những bất cập, yếu kém Phần II: Bối cảnh, thời cơ, thách thức đối với Giáo dục nước ta giai đoạn 2015 – 2025 1 Bối... sở giáo dục mầm non - Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo - Tỷ lệ giáo viên các khối đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn  Nhóm chỉ tiêu phản ánh đầu tư cho phát triển giáo dục - Tổng số ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục - Số cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng phát triển giáo dục: Số phòng học kiên cố, 2.3.2 Các công cụ được sử dụng Bảng 2.1 Khung logic Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam giai đoạn. .. ngày càng mạnh mẽ thì đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đối với nước Việt Nam ta ngày càng bức thiết Vì vậy xây dựng chiến lược phát triển giáo dục Việt nam giai đoạn 2015 - 2025 có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước góp phần thu hẹp khoảng cách kinh tế và tri thức giữa Việt Nam và các nước trên thế giới Để xây dựng chiến lược này, chúng tôi đã sử dụng cách tiếp cận từ trên... giải pháp then chốt Phần VI: Tổ chức thực hiện chiến lược 1 Hai giai đoạn thực hiện chiến lược - Giai đoạn 1: (2015 – 2020): - Giai đoạn 2: (2020 – 2025): 2 Phân công thực hiện chiến lược 15 PHẦN III KẾT LUẬN Giáo dục nước ta có vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính... chất lượng giáo dục (4) Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục (5) Tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội (6) Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội (7) Phát triển khoa học giáo dục (8) Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục Trong... dục và đào tạo (1) Đổi mới quản lý giáo dục Các hoạt động, giải pháp - Đến 2025, giáo (2 )Phát triển đội ngũ nhà giáo và 100% viên mầm non cán bộ quản lý giáo dục và bậc trung (3) Đổi mới nội dung, phương học đạt chuẩn pháp dạy học, thi, kiểm tra và - Tỷ lệ (%) đánh giá chất lượng giáo dục giáo viên (4) Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mầm non, mới cơ chế tài chính giáo dục trung học đạt (5) Tăng cường gắn... chuyển giao công nghệ đáp ứng - Tỷ lệ (%) giáo viên nhu cầu xã hội trung cấp, cao (6) Tăng cường hỗ trợ phát triển đẳng, giảng giáo dục đối với các vùng khó viên có trình khăn, dân tộc thiểu số và đối độ thạc sỹ, tượng chính sách xã hội Tiến sỹ (7) Phát triển khoa học giáo dục - 100% giảng (8) Mở rộng và nâng cao hiệu viên đại học quả hợp tác quốc tế về giáo dục và cao đẳng sử dụng thành thạo một ngoại... hiện Chiến lược của các cấp, các ngành cũng như người dân và học sinh sinh viên đặc biệt là khu vực vùng núi, khó khăn Kết quả mong đợi Đến năm 2015 nền Giáo dục Việt Nam đã cơ bản đổi mới theo hướng toàn diện; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xã hội học tập; chất lượng đã được nâng cao theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục. .. 2025 Mô tả tóm tắt Đến năm 2025, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và Mục toàn diện; chất lượng giáo dục tiêu được nâng cao, đáp ứng nhu cầu chung nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức, từng bước hình thành xã hội học tập (1) Đối với giáo dục mầm non: giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, . hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất. Trung cấp, Cao đẳng, các đơn vị đào tạo nghề. - Đội ngũ Công chức, Viên chức trong ngành Giáo dục: Ban lãnh đạo Nhà trường, Giáo viên, Giảng viên - Học sinh, sinh viên các cấp  Vai trò, nhiệm. được đổi mới căn bản và toàn diện; chất lượng giáo dục được nâng cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và

Ngày đăng: 16/11/2014, 15:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • (3) Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục

  • (4) Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục

  • (5) Tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội

  • (6) Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan