nghiên cứu tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm bản địa của người mường ở xã quảng lạc, huyện nho quan, tỉnh ninh bình

56 1.3K 0
nghiên cứu tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm bản địa của người mường ở xã quảng lạc, huyện nho quan, tỉnh ninh bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm ở châu Á, đặc biệt với 3/4 lãnh thổ là đồi núi đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao. Việt Nam được xếp thứ 16 trong 25 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới [22]. Gần đây, theo thống kê mới nhất của Viện Dược liệu (2006), ở Việt Nam có 3.948 loài cây thuốc thuộc 307 họ thực vật và nấm, chiếm khoảng 37% số loài đã biết. Số loài cây thuốc ở Việt Nam chiếm khoảng 19% so với 20.000 loài cây thuốc trên thế giới (IUCN, 1992) [50]. Nghiờn cứu về cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc ở Việt Nam có vai trò quan trọng, nhất là trong hoạt động bảo tồn nguồn gen thực vật làm thuốc. Trải qua quá trình lịch sử, tri thức về cây thuốc được lưu truyền từ đời này sang đời khác, hình thành nên một nền văn hóa Việt đa dạng, đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, xã hội phát triển kéo theo sự lãng quên và xói mòn các kinh nghiệm và tri thức y học truyền thống cùng với sự tiện dụng của “thuốc tõy” làm sự tin dùng vào thuốc cổ truyền ngày càng suy giảm. Hơn nữa, nhiều vùng dân tộc thiểu số không còn chú trọng đến việc sử dụng cây thuốc truyền thống. Đồng thời, các ông lang, bà mế người dân tộc thiểu số đang giảm nhanh, họ ra đi mang theo cả tri thức về cây thuốc mà chưa có sách nào ghi chép lại được, đặc biệt thế hệ trẻ ít người tiếp thu những kinh nghiệm quý báu đó, dẫn đến các kinh nghiệm quý báu và độc đáo của các dân tộc thiểu số dần bị mai một. Mặt khác, rừng và hệ sinh thái đang bị đe dọa nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân như: du canh du cư, chặt phá rừng bừa bãi, đốt nương làm rẫy… Đặc biệt, tình trạng lạm dụng khai thác mà không đi đôi với bảo tồn, dẫn tới sự suy giảm nguồn tài nguyên thực vật trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc. Điều này cho thấy tình trạng tài nguyên cây thuốc đang ở mức báo động, vì thế cần phải có một số biện pháp như: khai thác kết hợp với gây trồng, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về giá trị của thực vật dùng làm thuốc… để bảo tồn những tri thức y học bản địa. Xã Quảng Lạc là một xã miền núi, nằm ở phía Nam cuối huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, dân số chủ yếu người Mường. Với địa hình phần lớn là đồi núi đá vôi thuận lợi cho hệ thực vật phát triển, đặc biệt là nguồn tài nguyên cây thuốc. Tuy nhiên, những năm gần đây nguồn gen cây thuốc nơi đây đang có nguy cơ bị suy 2 giảm do chưa được đầu tư, quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm bản địa của người Mường ở xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình” nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Điều tra những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc và bài thuốc chữa bệnh của đồng bào dân tộc Mường xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. - Tiến hành thu mẫu ở thực địa, xác định tên khoa học và xây dựng Danh lục thực vật làm thuốc ở khu vực nghiên cứu. - Phân tích và đánh giá tính đa dạng nguồn gen cây thuốc ở xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình phục vụ cho công tác bảo tồn. - Điều tra, phát hiện những cây thuốc thuộc diện quý hiếm ở Việt Nam, hiện có ở khu vực nghiên cứu. - Sàng lọc những cây thuốc có chứa coumarin, bước đầu định tính bằng phản ứng đóng mở vòng lacton và phương pháp sắc kí lớp mỏng. - Đánh giá hiệu quả dịch chiết chứa coumarin của 10 loài cây thuốc trên một số vi sinh vật gây bệnh. 3. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐẾ TÀI - Đây là nghiên cứu đầu tiên về tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm bản địa của người Mường ở xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. - Đã sàng lọc được 10 loài cây thuốc mới có chứa hợp chất coumarin và bước đầu thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết chứa coumarin của các cây thuốc. 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC 1.1.1. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam Trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên để tìm thức ăn, tổ tiên ta đã sớm phát hiện ra những vị thuốc bằng cây cỏ, động vật, khoáng vật. Đồng thời trong sinh hoạt lao động hàng ngày, đấu tranh với bệnh tật tổ tiên ta cũng đã sáng tạo ra các phương pháp chữa bệnh như: xoa bóp, châm cứu, chích lề [37]. Thời Hồng Bàng và thời các vua Hùng (2900 năm TCN) đó có tục ăn trầu và tục nhuộm răng đen bằng cánh kiến đỏ, vỏ lựu, ngũ bội tử. Từ rất lâu, nhân dân ta đã biết dùng gừng, tỏi, ớt làm gia vị ăn hàng ngày vừa giúp cho việc tiêu hóa tốt, vừa phũng các bệnh đường ruột. Người dân miền núi có tục ăn ý dĩ và uống nước củ Riềng để phòng chống ẩm thấp và phòng chống sốt rét rừng. Cuối thế kỉ III TCN ở Giao Chỉ đã phát hiện các cây thuốc như: Sắn dây, Gừng, Riềng, Đậu khấu, Ích trớ, Lỏ lốt, Sả, Quế, Quan õm, Vụng nem … [42]. Trải qua hơn 1000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã tích lũy một kho tàng kinh nghiệm y học dân tộc vô cùng độc đáo. Vào thời nhà Lý, triều đình đó cú Ty thái y chăm lo và bảo vệ sức khỏe của nhà Vua. Ngoài ra, phương pháp chữa bệnh bằng tâm lý liệu pháp được lương y Nguyễn Chí Thành (hiệu Nguyễn Minh Không, Gia Viễn – Ninh Bình) áp dụng chữa trị cho vua Lý Thần Tông vào năm 1136 [37]. Y học cổ truyền dưới triều nhà Trần (1224 – 1399) đã có nhiều bước tiến đáng kể. Viện thái y dưới sự lãnh đạo của Phạm Cụng Bõn (thế kỉ XIII) đã tổ chức đi hái thuốc hoang ở núi An Tử (Đông Triều), tướng Phạm Ngũ Lóo đó trồng thuốc ở Vạn An – Dược Sơn (xã Hưng Đạo – Chí Linh – Hải Dương) để cung cấp cho quân y. Thời kì này xuất hiện nhiều danh y, nổi bật là Tuệ Tĩnh (Phạm Bá Tĩnh) – một lương y nổi tiếng được suy tôn là “Thỏnh thuốc nam”, ụng đó truyền bá y dược học cổ truyền cho nhân dân qua tác phẩm “Nam dược thần hiệu” 11 quyển gồm bản thảo 499 vị thuốc Nam, 3873 phương thuốc dân tộc điều trị 184 loại bệnh trong 10 khoa lõm sàng [37], [42]. Bộ “Hồng nghĩa tư giác thư” gồm các bài Hỏn Nụm phỳ nờu công dụng của 130 loài cây thuốc, 13 đơn thuốc và cách trị 37 chứng sốt khác 4 nhau. Tuệ Tĩnh là người đầu tiên đặt nền móng cho nền Y học cổ truyền một cách toàn diện, ụng đó nêu cao khẩu hiệu “Nam dược trị Nam nhân” nhằm mở rộng việc chữa bệnh cho nhân dân [37]. Phát huy truyền thống của Tuệ Tĩnh, dưới triều Lê, Hoàng Đụn Hũa – một lương y có nhiều công đức ở thế kỉ XVI đã có công trong việc chống dịch và cứu sống nhiều người [37]. Trong giai đoạn này xuất hiện nhiều lương y với những tư liệu về y học dân tộc vô cùng quý báu như: Phan Phự Tiờn với tác phẩm “Bản thảo thực vật toàn yếu” gồm 392 vị thuốc Nam dùng làm thức ăn giúp phòng bệnh và tiết chế dinh dưỡng. Tác phẩm “Bảo anh lương phương” của Nguyễn Trực (1416 – 1417) sử dụng phương pháp điều trị nhi khoa, xoa bóp, châm cứu để điều trị bệnh ở trẻ em [37]. Tiêu biểu nhất cho nền Y học cổ truyền thời kì này là danh y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác, ụng đã kế thừa dược học của Tuệ Tĩnh chép vào tập “Lĩnh nam bản thảo” nội dung 496 vị thuốc Nam của “Nam dược thần hiệu” với hơn 300 vị thuốc phát hiện thêm [16]. Với sự tổng kết tinh hoa của trung y và y học dân tộc, ụng đã biên soạn bộ “Hải Thượng y tụng tõm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển để đào tạo thầy thuốc, lưu truyền cho hậu thế [42]. Với những đóng góp to lớn cho nền y học nước nhà, ông được mệnh danh là ông tổ sáng lập ra nghề thuốc Việt Nam [17]. Thời kỳ Tây Sơn và nhà Nguyễn (1788 – 1802), Nguyễn Hoành đã tổ chức Nam dược cục nghiên cứu thuốc Nam và để lại tập “Nam dược” gồm 620 vị với các phương thuốc kinh nghiệm trong gia truyền bí phương và kinh nghiệm lương phương [16]. Cùng với các tác phẩm “Nam dược tập nghiệm quốc õm” của Nguyễn Quang Lượng về phương thuốc dân gian, “Ngư tiều y thuật vấn đỏp” của Nguyễn Đình Chiểu, “Nam Thiên Bảo toàn thư” của Lê Đức Huệ gồm 511 vị thuốc Nam và bệnh học [36]. Y học cổ truyền đang có xu hướng phát triển thỡ Phỏp sang xâm lược nước ta (1884 – 1945), tình hình xã hội cũng như y học bị đảo lộn, Phỏp cú âm mưu loại y học cổ truyền ra khỏi vị trí y học của nước nhà. Mặc dù vậy, y học cổ truyền vẫn cố gắng tìm cách hoạt động, đã thành lập các hội y học ở Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Các tác phẩm “Trung Việt dược hợp tớnh biờn” của Đinh Nho Chân gồm 1.600 vị thuốc Nam, “Nam dược bộ” của Nguyễn An Cư ở Nam Bộ và “Việt Nam dược học” của Phó Đức Thành [16]. Sau cách mạng tháng 8 - 1945, y học cổ truyền được Đảng và Chính phủ luôn quan tâm và giúp đỡ, Hội đông y thành lập ở khắp nơi, lĩnh vực nghiên cứu nguồn 5 tài nguyên cây thuốc đã có cơ sở để phát triển. Đi đầu là Đỗ Tất Lợi với bộ “Dược liệu học Việt Nam” gồm 3 tập vào năm 1957, sau đó ông cho xuất bản cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập ( từ 1962 – 1965). Vào những năm 1970, 1977, 1981, 1986, 1995, 1999, 2001, 2003, 2005, công trình nghiên cứu của ông được tái bản nhiều lần và có sung thêm nhiều loài cây thuốc. Ông đã mô tả tỉ mỉ chi tiết tên khoa học, phân bố, công dụng, thành phần hóa học, chia các cây thuốc đó theo những nhóm bệnh khác nhau [25]. Công trình này đánh dấu bước phát triển của sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Cuốn sách “450 cây thuốc Việt Nam có tên trong bảng dược thảo Trung Quốc” của Phó Đức Thành (1963) và “Túm tắt đặc điểm các họ cây thuốc” của Dược sĩ Vũ Văn Chuyên là cơ sở để tìm hiểu, nghiên cứu về cây thuốc [13]. Hòa bình lặp lại và giải phóng miền Nam, y học dân tộc đã phát triển khắp cả nước, các tổ chức về y dược học dân tộc được thành lập trong ngành y tế, nhiều công trình nghiên cứu khoa học y dược, phòng bệnh dưỡng sinh, xoa bóp, chữa bệnh bằng y học cổ truyền được tổng kết và có tác dụng tăng cường khả năng bảo vệ sức khỏe của người dân [16]. Tiêu biểu như cuốn Sổ tay Y học cổ truyền gồm “500 bài thuốc gia truyền” của Vũ Văn Kính (1979) [31]; Đỗ Huy Bớch, Bựi Xuõn Chương đã giới thiệu 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện vào năm 1980 với cuốn “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” [6]; Viện Dược liệu với ấn phẩm “Dược điển Việt Nam” tập I, II và kết hợp với bộ Y tế, trung tâm nghiên cứu dược liệu đã xây dựng được “Danh lục cây thuốc miền Bắc Việt Nam”, “Danh lục cây thuốc Việt Nam”, tập “Alats – Bản đồ cây thuốc” thống kê được 1.114 loài ở miền Bắc (1961 – 1972), 1.119 loài ở miền Nam (1977 – 1985). Đến năm 1985, cả nước đó cú 1.863 loài và dưới loài, phân bố trong 1.033 chi, 236 họ, 101 bộ, 17 lớp, 11 ngành xếp theo hệ thống của nhà thực vật học Takhtajan với đầy đủ công dụng và cách sử dụng [26]. Năm 1976, Võ Văn Chi thống kê 1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc - Việt Nam. Sau đó vào các năm 1991, 1996 tác giả lần lượt giới thiệu danh sách các loài cây thuốc Việt Nam và cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” mô tả đặc điểm công dụng của 3.200 loài. Công trình này đã góp phần vào công tác điều tra, tìm hiểu tri thức y học dân tộc cho các nhà khoa học [10]. Nguyễn Nghĩa Thìn là người có nhiều cống hiến cho công tác nghiên cứu cây thuốc dân tộc, ụng đó giới thiệu được 112 loài thuộc 50 họ trong công trình nghiên cứu cây thuốc Lâm Sơn – Lương Sơn – Hà Sơn Bình vào năm 1994 [47]. Cùng với 6 tác giả, nhiều nhà khoa học cũng có nhiều công trình tổng kết về cây thuốc như: “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam” của Đỗ Huy Bớch, Bựi Xuõn Chương và cộng sự (1993) [7], Vương Thừa Ân với cuốn “Thuốc quý quanh ta” (2005) [2]. Năm 2002, sự ra đời cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Đỗ Huy Bích và cộng sự đã biên soạn, thống kê được hơn 1.000 loài trong đó có 920 cây và 800 động vật lựa chọn từ hơn 3.000 loài cây thuốc và hơn 4.000 loài động vật đã biết [5]. Theo nhịp tiến của lịch sử, nền y học của nước ta ngày càng được hoàn thiện, nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ với đường lối kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trên cơ sở khoa học kế thừa và phát huy những kinh nghiệm tốt của Đông y và Tây y để tăng khả năng phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân. Đề ra các chiến lược phát triển y học cổ truyền phấn đấu đến năm 2010 có 30% thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền [42]. Để đáp ứng được yêu cầu đó, phải có kế hoạch phát triển nguồn cây thuốc dân tộc và bảo tồn nguồn gen quý giá này. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi cộng đồng dân tộc nhìn chung đều mang bản sắc văn hoỏ riờng. Trong đó, vốn tri thức dân gian về kinh nghiệm sử dụng cây thuốc chữa bệnh rất đa dạng và phong phú [37]. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu cây thuốc dân tộc đang được đẩy mạnh nhằm bảo tồn nguồn gen cây thuốc và y học cổ truyền các dân tộc vùng cao, đầu tiên là công trình của Võ Thị Thường với nghiên cứu về các loài cây ăn được của dân tộc Mường đã giới thiệu 89 loài thuộc 38 họ (1986) [39]. Đến 1993, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cõy thuốc dân tộc cổ truyền (CREDEP) đã hợp tác với trường Đại học Dược Hà Nội và các tổ chức khoa học trong nước và quốc tế tiến hành điều tra, nghiên cứu về cây thuốc dân tộc, đã triển khai các dự án về bản tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây có ích, đặc biệt cây thuốc của các dân tộc thiểu số như: Tày, Dao, H’mông ở Vườn Quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn); Sỏn Dỡu ở Vườn Quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Dao ở Ba Vì (Hà Tây); Mường ở Cúc Phương (Ninh Bình); Tày và Dao ở 2 xó Yờn Ninh và Yên Đổ (huyện Phú Lương, Thỏi Nguyờn); Cao Lan ở xã Đội Cấn (huyện Yên Sơn, Tuyên Quang)… [22]. 7 Giai đoạn từ 1990 – 1995, tại Hội thảo Quốc tế lần thứ hai về Dân tộc học ở Côn Minh – Trung Quốc, Nguyễn Nghĩa Thỡn đó trình bày lịch sử nghiên cứu Dân tộc dược học, giới thiệu 2.300 loài thuộc 1.136 chi, 2 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch sử dụng làm thuốc. Năm 1998, công trình nghiên cứu bảo tồn cây thuốc và y học dân tộc Dao ở Vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Tây) đã thống kê, xác định được 501 loài cây, thuộc 307 chi, 114 họ thực vật, trong đó có 50 loài thường xuyên sử dụng và có 4 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam [36]. Bước sang thế kỉ mới, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về nguồn tài nguyên cây thuốc đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng y học dân tộc. Đó là công trình của Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự “Cõy thuốc của đồng bào Thái ở Con Cuông, Nghệ An”. Qua đó, các tác giả đánh giá tính đa dạng sinh học nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu hệ, vấn đề sử dụng cây thuốc và tính hiệu quả cây thuốc được đồng bào Thái sử dụng [31]. Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Copia ở Thuận Châu (Sơn La), Đinh Thị Hoa, Trần Minh Hợi (2007 - 2008) đã ghi nhận được 125 loài thuộc 116 chi, 66 họ và 4 ngành thực vật bậc cao có mạch [48]. Năm 2007, Lê Thị Thanh Hương khi nghiên cứu về đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày của huyện Định Hóa, tỉnh Thỏi Nguyờn đã thống kê được 307 loài có khả năng làm thuốc chữa bệnh thuộc 244 chi, 102 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch [21]. Dự án Bảo tồn nguồn cây thuốc cổ truyền hoạt động từ năm 1997, trải qua 12 năm thực hiện các công trình nghiên cứu trong Dự án đã tiến hành điều tra, khảo sát thu thập các loài cây thuốc và bài thuốc của cộng đồng dân tộc ở nhiều nhiều vựng trờn cả nước: Người Dao (khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì): 579 loài và 125 bài thuốc; người Mường (Cẩm Liên, Cẩm Thủy, Thanh Hóa): 136 loài và 102 bài thuốc; người H'mông (Kỳ Sơn, Nghệ An): 206 loài và 32 bài thuốc; người Tày: (Vị Xuyên, Hà Giang): 292 loài; Người Tày - Nùng (Tràng Định, Lạng Sơn): 126 loài và 51 bài thuốc; Bản Mường (xã Vĩnh Lạc, Lục Yờn, Yờn Bỏi): 40 loài và 40 bài thuốc; 85 bài thuốc của cộng đồng người Dao; 72 bài thuốc của cộng đồng người H'mông; 16 bài thuốc của cộng đồng người Thái và Khơ Mú; 11 bài thuốc của cộng đồng Bru - Vân Kiều [52]. Hiện nay, nhiều loài cây thuốc quý phân bố chủ yếu ở miền núi, đang có nguy cơ bị tàn phá dẫn đến tuyệt chủng do lạm dụng khai thác quá nhiều. Vì vậy cần phải có biện pháp tiến hành điều tra, tư liệu hoá thực trạng sử dụng cây thuốc của các dân tộc và tri thức bản địa về cây cỏ làm thuốc để xây dựng các 8 giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu cõy thuốc bản địa Trong giai đoạn 1945 – 1976, ở Ninh Bình thành lập Hợp tỏc xó Đông dược phục vụ rộng rãi việc chữa bệnh bằng cao đơn hoàn tán. Đến nay, việc sử dụng các loài thực vật chữa bệnh hàng ngày thay thế cho thuốc tây y càng trở nên phổ biến hơn. Người dân ở Ninh Bình đã trồng và thu hoạch thuốc nam, hàng năm đạt sản lượng từ 50 – 70 nghìn tấn dược liệu; tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan với 45 nghìn tấn, thị xã Tam Điệp là 20 nghìn tấn, huyện Gia Viễn có 1315 tấn. Một số xó Khỏnh Tuy, Khánh Thủy, Khỏnh Cụng của huyện Yờn Khỏnh, xó Chính Tâm – huyện Kim Sơn - Ninh Bình cũng đã thành lập Hội Đông y gồm 3 cấp tỉnh – huyện – xã, ở tuyến huyện và tỉnh cú cỏc chuyên gia đầu ngành, còn ở xã chủ yếu là các thầy lang chữa bệnh theo phương pháp gia truyền. Năm 1995, tỉnh đã thành lập Bệnh viện y học cổ truyền chuyên bào chế dược liệu và điều trị bệnh cho người dân với cỏc nhúm thuốc: phát tán phong hàn có bạch chỉ, kinh giới, ma hoàng…; phát tán phong nhiệt, phát tán phong thấp, thanh nhiệt giải độc, an thần, an thai, bổ âm, bổ máu…[29]. Nho Quan là huyện miền núi duy nhất của tỉnh Ninh Bỡnh, cú địa hình đặc trưng của vùng núi cao đá vôi và vùng bán sơn địa. Nho Quan thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều được thiên nhiên ban tặng Vườn Quốc gia Cúc Phương nơi có nguồn tài nguyên động thực vật đa dạng, trong đó, khu hệ thực vật cực kỳ phong phú. Đến nay, đã thống kê được 1.944 loài, thuộc 912 chi, 219 họ, 86 bộ của 7 ngành thực vật bậc cao bao gồm có cả thực vật làm thuốc [19]. Từ 1992 – 1994, Nguyễn Nghĩa Thìn tiến hành điều tra đánh giá tính đa dạng thực vật ở Cúc Phương, đến năm 1995, tác giả cùng Nguyễn Bá Thụ, Trần Văn Thụy nghiên cứu các quần xã thực vật và xây dựng bản đồ thảm thực vật vườn Quốc gia Cúc Phương [34]. Ông cùng với Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Bá Thụ công bố cuốn sách “Tính đa dạng thực vật Cúc Phương” (1976) [34]. Tiếp đó, là công trình của Phan Kế Bính về cấu trúc hệ thực vật Cúc Phương (1992) [34]. Khu hệ thực vật Cúc Phương thể hiện tính đa dạng về các yếu tố địa lý, 17 yếu tố địa lý của hệ thực vật Cúc Phương đều mang một đặc trưng chung gồm các yếu tố đặc hữu và các yếu tố di cư; trong đó có nhiều loài quý hiếm, nhiều loài cây thuốc, cây cho tinh dầu, tinh bột, nguyên liệu quý khác, đặc biệt có tới 39 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam [19]. 9 Là huyện có tỉ lệ đồng bào dân tộc Mường sinh sống cao nhất tỉnh chiếm 12% dân số toàn huyện [19]. Từ lâu, người Mường đó cú tri thức y học dân gian vô cùng độc đáo, họ đã biết sử dụng cây cỏ tự nhiên dùng chữa bệnh. Đi sâu vào tìm hiểu vốn tri thức quý báu ấy đó có nhiều công trỡnh nghiên cứu tình hình sử dụng cây thuốc và bài thuốc nơi đây: Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Cây thuốc dân tộc cổ truyền (CREDEP) điều tra nghiên cứu tri thức của cộng đồng dân tộc Mường ở xó Cúc Phương (1997), trong đó đã phát hiện những loài cây thuốc mới chưa có trong danh lục cây thuốc ở Việt Nam [19], [50]. Người Mường ở Quảng Lạc có một nền y học cổ truyền mang nét đặc trưng riêng nhưng luôn hòa đồng, gắn bó với dòng chảy của dân tộc. Phỏng vấn các ông lang, bà mế cùng với nhân dân nơi đây, chúng tôi được biết thuốc nam là nguồn tài nguyên quý được người dõn thường xuyên sử dụng chữa bệnh thông thường cũng như các bệnh nan y. Tổ chức y tế ở cấp xó cú trạm y tế đầu tư xây dựng kiên cố trên diện tích 920m 2 , đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo cơ bản có 2 bác sĩ, 1 y sĩ đủ khả năng khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Ngoài ra, trạm cũn cú vườn thuốc nam phục vụ chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Theo điều tra, chúng tôi được biết tri thức y học dân tộc của đồng bào nơi đây mang những nét đặc trưng riêng được kế thừa qua nhiều thế hệ cho nên việc điều tra nghiên cứu cây thuốc dân tộc ở đây là một việc làm cần thiết. 1.2. TỔNG QUAN VỀ COUMARIN THỰC VẬT Coumarin thực vật thuộc nhóm hợp chất tự nhiên, là hợp chất dị vòng chứa oxy - dẫn xuất lacton của acid orto hydroxyxinamic [8]. 1.2.1. Đặc điểm cấu trúc Coumarin là những dẫn chất α – pyron có cấu trúc C6 – C3, trong các coumarin đều có nguyên tử oxi nối vào C7 nên có thể coi coumarin đều là dẫn xuất của umbelliferon [8]. Công thức hóa học: C 9 H 6 O 2 . Công thức cấu tạo: Khối lượng phân tử: 146,14 g /mol -1 . Mật độ: 0,935 g/cm 3 ở 20°C. Điểm nóng chảy: 71°C, 344 K, 160°F. Nhiệt độ sôi: 301°C, 574 K, 574°F. Độ hòa tan: Coumarin ít tan trong nước (1,7 gam/lớt ở 20°C) nhưng tan tốt trong ethanol, diethyl ether và cloroform [51]. 10 Coumarin thuộc nhúm cỏc hợp chất phenol nhưng phần lớn cỏc nhúm OH phenol được ether hóa bằng CH 3 hoặc bằng một mạch terpenoid từ 1 đến 3 đơn vị isoprenoid. Coumarin có thể tồn tại dưới dạng tự do hay kết hợp với đường glucose tạo thành coumaringlucosid. Mạch đường thường là glucosa, glucosa-glucosa hoặc glucosa-xylosa. Coumarin sinh ra do chuyển hóa qua các acid cinnamic, acid p-coumaric. Đặc trưng cho quá trình này là hydroxyl hóa ở vị trí 2’, đồng phân hóa nối đôi, rồi đến lacton hóa. Trong các trường hợp này, coumarin chỉ sinh ra sau khi mô bị tổn thương và thủy phân men. Sự tạo thành di- và tri- hydroxycoumarin và ether của chúng liên quan đến sự hydroxyl hóa của umbelliferon hơn là lacton hóa của các acid cinnamic tương ứng. Prenyl hóa của vòng benzen bởi dimethyl allyl pyrophosphate ở vị trí 6 của 7- hydroxycoumarin cho ra furano và pyranocoumarin mạch thẳng, còn ở vị trí 8 thì có khả năng tạo ra những chất đồng đẳng. 1.2.2. Phân loại Dựa vào cấu trúc hóa học, chia coumarin làm 4 loại chính [3], [8], [15]: - Coumarin đơn giản: là dẫn xuất của umbelliferon chứa nhóm thế ở vòng benzen như hydroxyl, methoxyl, prenyl bao gồm oxycoumarin và ankyl – oxycoumarin. - Furanocoumarin: có vòng pyran gắn với hệ benzopyron bao gồm 6,7 – furannocoumarin; 6,7 – furanocoumarin; 7,8 – furannocoumarin; hidro 7,8 – furannocoumarin. - Pyrannocoumarin: có vòng pyran gắn với hệ benzopyron bao gồm 6,7 – pyranocoumarin; dihydro 6,7 – pyranocoumarin; 7,8 – pyranocoumarin; dihydro 7,8 – pyranocoumarin; 5,6 – pyranocoumarin. - Coumarin khác thường: là những coumarin cú nhúm thế ở vòng pyron với cỏc nhúm 3 – alkyl, 4 – alkyl, 3 – pheny, 4 – hydroxyl… 1.2.3. Các họ thực vật chứa coumarin Coumarin thường tồn tại trong thiên nhiên dưới dạng dẫn xuất của bezopyren, được tìm thấy ở 27 họ thực vật phổ biến ở lớp Hai lá mầm như: họ Hoa tán (Apiaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà (Solananceae)… Coumarin có [...]... 7 x 10 cm, đã được ghi đầy đủ tên khoa học, tên phổ thông, tên dân tộc, tên họ, địa điểm nghiên cứu, công dụng Sắp xếp tiêu bản mẫu khô và cho vào cỏc thựng đựng mẫu, có gắn tên theo từng họ để tiện cho việc nghiên cứu * Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn gen cây thuốc Các chỉ tiêu đánh giá tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Mường dựa trên... 4.1.1 Đa dạng các bậc taxon của nguồn gen cây thuốc • Sự đa dạng ở bậc ngành Đồng bào dân tộc Mường ở Quảng Lạc – Nho Quan – Ninh Bình có truyền thống sử dụng cây cỏ trong tự nhiên làm thuốc chữa bệnh, bằng những kinh nghiệm thực tiễn, đồng bào ở đây đã đúc kết thành tri thức y học dân gian vô cùng quý báu Qua điều tra nghiên cứu, chỳng tụi đã xác định được tại khu vực nghiên cứu 151 loài cây thuốc được. .. gặp cây thuốc là cây gỗ Cần có biện pháp bảo tồn những loài cây thuốc sống trên núi đá vôi ở Quảng Lạc, Nho Quan góp phần bảo vệ những giá trị khoa học cỏc vựng Karst ở Ninh Bình 34 Môi trường sống trên núi đá vôi Môi trường sống ở đồi Môi trường sống ven suối Môi trường sống ở vườn Hình 4.4 Một số môi trường sống của cây thuốc ở KVNC 4.1.4 Đa dạng về cách sử dụng cây thuốc của người Mường ở xã Quảng. .. vấn đề sử dụng các dạng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của người dân tộc Mường tại xã Quảng Lạc rất phong phú và đa dạng 4.1.3 Đa dạng về môi trường sống của thực vật làm thuốc Căn cứ vào địa hình, đất đai, khí hậu và sự phân bố của các loài cây thuốc trên thực tế ở khu vực nghiên cứu, chúng tôi chia ra các môi trường sống như sau: Sống ở núi đá (Nu) : Cây sống trên núi đá Sống ở rừng (R) : Cây sống ở rừng... 2,08 6,48 (1) Khu vực nghiên cứu ở 4 thôn: Đồng Bài, Đồng Trung, Đồng Thanh, Hưng Long xã Quảng Lạc, Nho Quan, Ninh Bình (2) Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2005), Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật” [33] • Sự đa dạng ở bậc chi Thống kê các chi có nhiều loài cây thuốc để thấy được sự đa dạng trong từng bậc phân loại cũng như sự đa dạng về nguồn tài nguyên cây thuốc Theo bảng 4.5 cho thấy, có... hoạt tính enzym, đánh dấu các protein, kháng thể, DNA, lipid, phân tích ion, đánh dấu hóa học trong dầu hỏa [8], [45] 15 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Các loài thực vật bậc cao có mạch được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của người Mường ở xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh. .. sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 2.3.1 Các phương pháp nghiên cứu đa dạng nguồn gen cây thuốc * Phương pháp điều tra thực địa - Điều tra phỏng vấn thu thập cây thuốc trong cộng đồng: Điều tra phỏng vấn thu thập cây thuốc và cách sử dụng cây thuốc trong cộng đồng sử dụng theo phương pháp điều tra mở, dựa trên các tiêu chí trong: Phiếu điều tra cây thuốc trong cộng đồng và phiếu điều tra bài thuốc. .. các mẫu vật thu được tại thực địa từ cơ sở đó xây dựng Danh lục thực vật làm thuốc Danh lục được xây dựng theo vần ABC tên phổ thông và tên khoa học - Xây dựng Danh lục các loài cây thuốc quý hiếm thuộc diện bảo tồn ở Việt Nam đã được ghi nhận, hiện có ở khu vực nghiên cứu - Phân tích, đánh giá tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng dân tộc Mường ở Quảng Lạc - Định tính coumarin... cây thuốc tại xã Quảng Lạc Dạng sống Số lượng loài Tỷ lệ (%) Cây bụi Thân thảo Dây leo Gỗ nhỏ Gỗ trung Gỗ lớn Cây ký (Na) (Th) (Lp) (Mi) bình (Me) (Mg) sinh (Hp) 55 46 36 6 2 2 1 36,42 30,46 23,84 3,97 1,32 1,32 0,66 Hình 4.2 Tỷ lệ các dạng sống của cây thuốc ở KVNC 32 Theo thống kê ở bảng 4.6 phần lớn cây thuốc được người Mường sử dụng là dạng cây bụi (Na) với 55 loài chiếm 36,42% so với tổng số cây. .. họ Sổ (Dilleniaceae)… Trong quá trình điều tra về nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây, chúng tôi đã thu được những loài cây thuốc nằm trong những họ có nhiều loài nhất ở Việt Nam Số lượng thống kê và so sánh được thực hiện ở bảng 4.4 Các cây thuốc được đồng bào dân tộc Mường xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình tương đối đa dạng so với hệ thực vật Việt Nam có những họ 28 nhiều loài như: Euphorbiaceae . chưa được đầu tư, quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm bản địa của người Mường ở xã Quảng Lạc, huyện. việc nghiên cứu. * Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn gen cây thuốc Các chỉ tiêu đánh giá tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Mường. loài cây thuốc trên một số vi sinh vật gây bệnh. 3. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐẾ TÀI - Đây là nghiên cứu đầu tiên về tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm bản địa của người Mường

Ngày đăng: 16/11/2014, 15:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • * Phương pháp xử lý, phân tích và phân loại mẫu vật

  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan