đánh giá việc mở rộng điều kiện các giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước việt nam được sửa đổi theo luật nhnn

14 659 0
đánh giá việc mở rộng điều kiện các giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước việt nam được sửa đổi theo luật nhnn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận LỜI NÓI ĐẦU Nghiệp vụ tín dụng với các Ngân hàng thương mại (NHTM) hay nghiệp vụ tái cấp vốn và nghiệp vụ Thị trường mở(NVTTM) từ lâu đã được coi là những kênh phát hành tiền hiệu quả nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(NHNNVN).Đối với nghiệp vụ Thị trường mở,NHNN phải có trong tay hàng hoá,đó chính là các loại giấy tờ có giá để thực hiện mua vào hay bán ra nhằm cung ứng hay hấp thụ vốn.Còn với nghiệp vụ tái cấp vốn,NHNN sẽ thực hiện phát hành tiền bằng cách cho các tổ chức tín dụng (TCTD) vay dưới hình thức chiết khấu,tái chiết khấu GTCG hoặc cho vay có đảm bảo bằng GTCG. Như vậy,ở cả hai nghiệp vụ đều có sự xuất hiện của các GTCG và nó có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của nghiệp vụ cũng như hiệu quả của NHNNVN trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.Xuất phát từ lý do trên nên em đã chọn đề tài: “Đánh giá việc mở rộng điều kiện các giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ tái cấp vốn và nghiệp vụ Thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được sửa đổi theo Luật NHNN”. 1 Tiểu luận CHƯƠNG 1.LÝ LUẬN CHUNG 1.1.Nghiệp vụ tái cấp vốn và các GTCG được sử dụng ở nghiệp vụ tái cấp vốn 1.1.1.Khái niệm về nghiệp vụ tái cấp vốn Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) đối với các NHTM nhằm cung ứng nhu cầu vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các NHTM. 1.1.2.Các hình thức tái cấp vốn 1.1.2.1.Tái chiết khấu các GTCG Tái chiết khấu là việc NHTƯ thực hiện việc mua lại các GTCG còn thời hạn thanh toán,thuộc sở hữu của các ngân hàng.Các GTCG ngắn hạn này đã được các ngân hàng chiết khấu trên thị trường thứ cấp.ở Việt Nam,hình thức chiết khấu,tái chiết khấu gọi chung là chiết khấu theo quyết định 898,2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 của Thống đốc NHNN.Với quyết định này thì chiết khấu GTCG của ngân hàng là nghiệp vụ NHNN mua các GTCG còn thời hạn thanh toán mà các GTCG này các ngân hàng đã mua trên thị trường sơ cấp hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp. Trong hình thức tái chiết khấu GTCG,NHTƯ sẽ phải xác định hạn mức tái chiết khấu cũng như lãi suất tái chiết khấu áp dông cho các ngân hàng. *Điều kiện các GTCG được chấp nhận Tuỳ theo qui định của từng nước mà điều kiện GTCG được sử dụng trong nghiệp tái cấp vốn có sự khác biệt nhưng nhìn chung,chúng được đấnh giá và lựa chọn dựa trên hai yếu tố là thời hạn và chất lượng các GTCG. Theo qui định của NHNNVN ban hành tạI điều 4,quyết định 906/2002/QĐ- NHNN ngày 26-8-2002,chỉ các GTCG sau đây mới đủ điều kiện tái chiết khấu tại NHNN: 2 Tiểu luận 1_Các GTCG ngắn hạn bao gồm:Tín phiếu Kho bạc,Tín phiếu NHNN và các loại GTCG khác do Thống đốc NHNN qui định trong từng thời kỳ. 2_Các GTCG ngắn hạn nêu tại khoản 1 điều này được NHNN tái chiết khấu có đủ các điều kiện: a_Phát hành bằng đồng Việt Nam và có thể chuyển nhượng được. b_Thời hạn còn lại tối đa là 90 ngày trong trường hợp NHNN tái chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của GTCG ngắn hạn. c_Thời hạn còn lại của GTCG phải dài hơn thời hạn NHNN chiết khấu,tái chiết khấu trong trường hợp tái chiết khấu có kỳ hạn. 1.1.2.2.Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố GTCG Khi có nhu cầu vay vốn,các TCTD có thể sử dụng các GTCG để cầm cố làm đảm bảo cho khoản vay được yêu cầu tại NHTƯ.Khi tái cấp vốn theo hình thức này,giá trị tiền vay được xác định theo tỷ lệ % tính trên giá trị GTCG làm đảm bảo.Tỷ lệ này có thể thay đổi tuỳ thuộc mức độ rủi ro của GTCG theo đánh giá của ngân hàng. *Điều kiện GTCG Căn cứ qui định tại điều 7,điều 8 quyết định 251/2001/QĐ-NHNN ngày 30- 3-2001 về việc ban hành qui chế cho vay có đảm bảo bằng cầm cố GTCG ngắn hạn của NHNN đối với các ngân hàng thì: -Tài sản cầm cố bao gồm:Tín phiếu Kho bạc Nhà nước,Tín phiếu NHNN và các GTCG ngắn hạn khác được sử dụng làm tài sản cầm cố do Thống đốc NHNN qui định trong từng thời kỳ. -Ngân hàng xin vay là người thụ hưởng hoặc người nắm giữ hợp pháp. -Được giao dịch,được thanh toán cho NHNN với tư cách là người thứ ba theo qui định của pháp luật và cam kết của người thụ hưởng. 3 Tiểu luận -Trường hợp GTCG được phát hành dưới hình thức ghi sổ phải có xác nhận và bảo đảm của tổ chức có trách nhiệm thanh toán đối với GTCG đó về việc sẽ thanh toán cho NHNN khi ngân hàng xin vay có nợ đến hạn nhưng chưa thanh toán. @Trường hợp vay có đảm bảo bằng các hồ sơ tín dụng thì các hồ sơ tín dụng được sử dụng làm đảm bảo nợ vay phải là những hồ sơ có khả năng thu hồi nợ tốt,khách hàng vay vốn đang sử dụng tốt đồng vốn được vay cũng như sản xuất kinh doanh có hiệu quả… 1.2.Nghiệp vụ Thị trường mở và hàng hoá của nghiệp vụ Thị trường mở 1.2.1.Khái niệm nghiệp vụ Thị trường mở Về mặt lý thuyết,nghiệp vụ Thị trường mở là hoạt động mua bán các chứng khoán của NHTƯ với các đối tác.Thông qua đó,NHTƯ có thể tác động đến dự trữ của hệ thống ngân hàng,từ đó gián tiếp tác động đến lãi suất thị trường.Hàng hoá trên TTM có thể là các chứng khoán Chính phủ,của doanh nghiệp hay của các ngân hàng.Đối tác trên thị trường có thể là các TCTD hoặc các tổ chức tài chính phi ngân hàng và các doanh nghiệp. Trên thực tế,TTM ở các nước khác nhau sẽ không giống nhau về phạm vi hoạt động,vÒ đối tượng tham gia,về loại hàng hoá giao dịch cũng như thời hạn của chúng. ở Việt Nam,NVTTM được chính thức áp dụng vào tháng 7/2000 và khái niệm NVTTM được qui định rất rõ tại khoản 3 điều 9 Luật NHNNVN năm 1997: “Nghiệp vụ Thị trường mở là nghiệp vô mua bán các GTCG ngắn hạn cho NHNN,thực hiện trên Thị trường mở nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia”.Theo qui định này thì chỉ những chứng khoán có thời hạn ngắn mới được giao dịch và phần lớn là Tín phiếu Kho bạc và Tín phiếu NHNN. 4 Tiểu luận Tuy nhiên,cách hiểu này đã được thay đổi theo Luật NHNN sửa đổi (17/6/2003) ,đó là: “Nghiệp vụ Thị trường mở là nghiệp vụ mua bán ngắn hạn Tín phiếu Kho bạc,chứng chỉ tiền gửi(CDs),Tín phiếu NHNN và các GTCG khác trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia”. 1.2.2.Hàng hoá của nghiệp vụ Thị trường mở Mức độ đa dạng của các GTCG được giao dịch trên Thị trường mở phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của từng quốc gia.Mặc dù vậy,các công cụ nợ của Chính phủ vãn được xem là hàng hoá tốt nhất của thị trường vì khối lượng lớn,dễ chọn lựa,rủi ro thấp,thanh khoản cao.Sau đây là một số loại hàng hoá chính: 1.2.2.1.Tín phiếu Kho bạc Tín phiếu Kho bạc là giấy nhận nợ do Chính phủ phát hành để bù đắp thiếu hụt ngân sách tạm thời trong năm tài chính.Đây là công cụ chủ yếu trong giao dịch TTM vì tính thanh khoản và tính an toàn rất cao của nó. 1.2.2.2.Chứng chỉ tiền gửi Đây là loại giấy nhận nợ của ngân hàng,xác nhận một món tiền đã được gửi vào ngân hàng trong một thời gian nhất định với lãi suất cho trước.Thời hạn của CDs thường ngắn.Sự ra đời của CDs đã đánh dấu sự thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý ngân hàng,chuyển từ quản lý tài sản nợ sang tài sản có bởi nó cung cấp một hình thức huy động vốn chủ động cho ngân hàng thay vì phụ thuộc vào người gửi tiền như trước.Chính vì tính ưu việt này nên nó đã trở thành một loại hàng hoá phổ biến của thị trường. 1.2.2.3.Thương phiếu Là giấy nhận nợ trong quan hệ mua bán chịu hàng hoá do doanh nghiệp phát hành nhằm thoả mãn nhu cầu vốn ngắn hạn.Lãi suất áp dụng với thương phiếu thường thấp hơn lãi suất ngân hàng nên công cụ này có tính hấp dẫn nhất định. 1.2.2.4.Trái phiếu Chính phủ 5 Tiểu luận Là công cụ nợ dài hạn được Nhà nước phát hành để bù đắp thiếu hụt ngân sách hoặc dùng vốn thu hút được để thực hiện các dự án đầu tư phát triển.Thời hạn của Trái phiếu Chính phủ có thể kéo dài tới 10-30 năm nhưng do tính an toàn và ổn định nên nó vẫn được sử dụng rộng rãi. 1.2.2.5.Trái phiếu chính quyền địa phương Là giấy nhận nợ dài hạn do chính quyền địa phương phát hành.Thông thường,Trái phiếu chính quyền địa phương khác với Trái phiếu Chính phủ về điều kiện ưu đãi,thuế thu nhập từ trái phiếu và thường do chính quyền địa phương lớn phát hành.Đây là hàng hoá có tính an toàn cao nên cũng rất được ưa chuộng CHƯƠNG2.ĐÁNH GIÁ VIỆC MỞ RỘNG ĐIỀU KIỆN CÁC GTCG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIỆP VỤ TÁI CẤP VỐN VÀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỎ CỦA NHNN VIỆT NAM ĐƯỢC SỬA ĐỔI THEO LUẬT NHNN 2.1.Đánh giá việc mở rộng điều kiện GTCG sử dụng trong nghiệp vụ Thị trường mở Theo qui định trước đây của NHNN thì chỉ có hai loại công cụ chính được phép giao dịch trên TTM là Tín phiếu Kho bạc và Tín phiếu NHNN. *Một là,Tín phiếu Kho bạc Tín phiếu Kho bạc là loại hàng hoá được ưa chuộng nhất trên TTM.Thị trường Tín phiếu Kho bạc cung cấp tới 80% số lượng hàng hoá cho thị trường.Chúng ta có thể theo dõi biểu đồ phản ánh tình hình giao dịch Tín phiếu Kho bạc sau đây: 6 Tiểu luận 3 313.81 620 3933.81 7245 .53 1700 11340 9843.15 11340 21183.15 0 5000 10000 15000 20000 25000 2001 2002 2003 doanh sè mua doanh sè b¸n tæng ds (Nguồn:Tổng hợp báo cáo tổng kết hoạt động nghiệp vụ thị trường mở 2002- 2003) Biểu đồ trên cho thấy sự tăng trưởng rất nhanh và liên tục của doanh sè giao dịch Tín phiếu Kho bạc,khẳng định sự lớn mạnh của thị trường Tín phiếu Kho bạc trên TTM nói riêng và thị trường tiền tệ nói chung. *Hai là,Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Ngoài Tín phiếu Kho bạc thì Tín phiếu NHNN cũng là một loại hàng hoá được sử dụng trên TTM nhằm thực thi chính sách tiền tệ.Tuy nhiên,về doanh sè giao dịch thì Tín phiếu NHNN thấp hơn nhiều so với Tín phiếu Kho bạc.Cụ thể,năm 2001:doanh sè giao dịch chỉ đạt 14.5% doanh số toàn thị trường còn năm 2002 con số này là 20.7%. Sau đây là bảng số liệu về tỷ trọng mua GTCG của NHNN trên thị trường mở năm 2001-2003: 7 Tiểu luận Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 KL % KL % KL % KL mua 3313.8 100 8945.53 100 9843.15 100 Mua co KH 3258.81 98.19 7246 81 343.15 3.49 Mua hẳn 60 1.18 1699.53 19 9500 96.51 (Nguồn:Tổng hợp báo cáo tổng kết hoạt động nghiệp vụ thị trường mở 2002- 2003) Mặc dù doanh sè giao dịch GTCG trên TTM đã có sự gia tăng nhất định qua các năm song với chỉ hai loại hàng hoá như vậy đã phần nào hạn chế sự phát triển của thị trường chưa thực sự tương xứng với tiềm năng.Vì vậy,theo Luật NHNN sửa đổi (17/6/2003) thì NHNN thực hiện nghiệp vụ Thị trường mở thông qua hoạt động mua bán ngắn hạn Tín phiếu Kho bạc,CDs,Tín phiếu NHNN và các loại GTCG khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Mua bán ngắn hạn là việc mua bán với kỳ hạn không quá một năm các GTCG trong đó bao gồm cả các loại GTCG có thời hạn trên một năm nhưng thời hạn còn lại dưới một năm vẫn được phép mua bán. Như vậy,với qui định mới,số lượng và chủng loại hàng hoá của TTM đã được nới lỏng hơn rất nhiều.Tính đến nay,số lượng GTCG do TCTD nắm giữ có thể sử dụng trong NVTTM lên tới 20000 tỷ đồng.Chính điều này đã góp phần tạo điều kiện thu hút thêm các thành viên tham gia và tăng cường tính thanh khoản cho GTCG.Đồng thời,việc nới lỏng điều kiện GTCG sẽ tạo tiền đề phát triển cho TTM hiện tại và tương lai. 2.2.Đánh giá việc mở rộng điều kiện GTCG sử dụng trong nghiệp vụ tái cấp vốn 8 Tiểu luận Căn cứ quyết định 1452/2003/QĐ-NHNN ngày 3/11/2003 Luật NHNNVN sửa đổi thì những qui định đối với GTCG được sử dụng trong hình thức cho vay cầm cố về cơ bản giống với qui định trước đây( đã đề cập ở chương 1),ngoài ra có thêm Công trái,Trái phiếu Kho bạc cũng có thể sử dụng làm đảm bảo khoản vay. Tương tự,đối với hình thức cho vay chiết khấu,tái chiết khấu GTCG thì ở QĐ 898 đã có thêm Trái phiếu Kho bạc trong danh mục GTCG có thể sử dụng. Mặc dù vẫn còn những hạn chế về mặt mệnh gá của GTCG ( mệnh giá bằng VND) hay về thời hạn…song nhìn chung thì các quyết định mới của Luật NHNN sửa đổi đã thể hiện sự mở rộng rõ rệt vÒ điều kiện GTCG trên các phương diện số lượng,chủng loại cũng như tính lỏng của chúng. Việc mở rộng phạm vi GTCG trong giao dịch NVTTM không chỉ giúp NHNN khắc phục được tình trạng thiếu hàng hoá và đảm bảo khả năng can thiệp chủ động của NHNN theo mục tiêu chính sách tiền tệ mà còn giúp tăng cường hoạt động của thị trường thứ cấp đối với các chứng từ có giá đó.Khi các khế ước tiền vay được sử dụng như loại hàng hoá làm đảm bảo trong các giao dịch của TTM ,nó giúp tăng độ linh hoạt cho bảng cân đối tài sản của hệ thống ngân hàng và tạo tiền đề để định giá trị thị trường của bảng cân đối tài sản trong từng thời kỳ.Tuy nhiên,làm được điều này không hÒ dÔ dàng mà cần có thời gian và những biện pháp cụ thể. 9 Tiểu luận CHƯƠNG3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ THÔNG QUA MỞ RỘNG ĐIỀU KIỆN GTCG 3.1.Giải pháp *Đối với nghiệp vụ Thị trường mở -Tiếp tục duy trì và phát triển hàng hoá truyền thống trên TTM (đặc biệt là Tín phiếu Kho bạc).Cụ thể: +NHNN cần tiếp tục tham gia mua Tín phiếu Kho bạc chưa bán hết để làm tăng khối lượng tín phiếu,làm công cụ điều tiết thị trường. +Cần có sự phối hợp đồng bộ các phòng ban,các ngành các cấp có liên quan trong việc soạn thảo các qui định cụ thể về tính chuyển nhượng Tín phiếu Kho bạc cũng như các GTCG khác nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động mua bán trên thị trường thứ cấp. +NHNN phối hợp Bộ tài chính nghiên cứu đa dạng hoá các kỳ hạn của TPKHNN có thể là kỳ hạn 3 tháng,6 tháng,9 tháng với lãi suất linh hoạt hơn,phản ánh chính xác hơn lãi suất thị trường. 10 [...]... II: ĐÁNH GIÁ VIỆC MỞ RỘNG ĐIỀU KIỆN CÁC GTCG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIỆP VỤ TÁI CẤP VỐN VÀ NGHIỆP VỤ TTM CỦA NHNN VN ĐƯỢC SỬA ĐỔI THEO LUẬT NHNN .6 2.1 Đánh giá việc mở rộng điều kiện GTCG sử dụng trong nghiệp vụ Thị trường mở 6 2.2 Đánh giá việc mở rộng điều kiện GTCG sử dụng trong nghiệp vụ tái cấp vốn 8 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ THÔNG QUA MỞ RỘNG ĐIỀU KIỆN... việc mở rộng mệnh giá GTCG Thực tế,hầu hết các loại GTCG hiện nay đều có mệnh giá bằng VND mà chưa có mệnh giá ngoại tệ được phép sử dụng trong nghiệp vụ. Đây là một trở ngại lớn đối với các ngân hàng liên doanh trong việc tiếp cận nguồn vốn của NHNN và như vậy,vô hình chung đã tạo một sân chơi chưa bình đẳng cho tất cả các ngân hàng 3.2.Kiến nghị @Về phía Ngân hàng Nhà nước -Từng bước đa dạng hoá các. .. cho nghiệp vụ TTM bên cạnh các loại giấy tờ truyền thống -Nới lỏng điều kiện về mệnh giá cho GTCG được sử dụng trong nghiệp vụ tái cấp vốn @Về phía các Tổ chức tín dụng Cần mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ như đầu tư Tín phiếu Chính phủ trên thị trường sơ cấp, tạo hàng hoá cho các giao dịch của NHNN 11 Tiểu luận TÀI LIỆU THAM KHẢO 1_Một sè ý kiến góp phần hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất và phát... tái cấp vốn và các GTCG được sử dụng ở nghiệp vụ tái cấp vốn 2 1.1.1 Khái niệm về nghiệp vụ tái cấp vốn .2 1.1.2 Các hình thức tái cấp vốn .2 1.1.2.1 Tái chiết khấu các GTCG 2 1.1.2.2 Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố GTCG 3 1.2 Nghiệp vụ TTM và hàng hoá của nghiệp vụ TTM 4 1.2.1 Khái niệm nghiệp vụ TTM 4 1.2.2 Hàng hoá của nghiệp vụ TTM 4 1.2.2.1 Tín phiếu kho bạc... triển thị trường tiền tệ_TS Nguyễn Đắc Hưng 2_Nâng cao hiệu quả tác động của hệ thống công cụ chính sách tiền tệ_TS Tô Kim Ngọc 3_Giáo trình Ngân hàng Trung ương 4_Giáo trình Tiền tệ ngân hàng và Thị trường tài chính_Frederic Mishkin 5_Báo cáo hoạt động Thị trường tiền tệ 2002 12 Tiểu luận Mục lục Lời nói đầu 1 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG 2 1.1 Nghiệp vụ tái cấp vốn và các GTCG được sử dụng. .. cường mở rộng các loại hàng hoá trên TTM Trước mắt,bên cạnh CDs,Repos ,NHNN có thể nghiên cứu đưa thêm các loại tín phiếu,kỳ phiếu do NHTM phát hành cũng như trái phiếu của doanh nghiệp có uy tín được phép giao dịch trên TTM nhằm tạo tính đa dạng cho thị trường cũng như tạo cơ sở phát triển danh mục hàng hoá TTM sau này *Đối với nghiệp vụ tái cấp vốn -Duy trì số lượng loại GTCG hiện tại tuy nhiên,NHNN . chọn đề tài: Đánh giá việc mở rộng điều kiện các giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ tái cấp vốn và nghiệp vụ Thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được sửa đổi theo Luật NHNN . 1 Tiểu. ĐIỀU KIỆN CÁC GTCG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIỆP VỤ TÁI CẤP VỐN VÀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỎ CỦA NHNN VIỆT NAM ĐƯỢC SỬA ĐỔI THEO LUẬT NHNN 2.1 .Đánh giá việc mở rộng điều kiện GTCG sử dụng trong nghiệp. II: ĐÁNH GIÁ VIỆC MỞ RỘNG ĐIỀU KIỆN CÁC GTCG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIỆP VỤ TÁI CẤP VỐN VÀ NGHIỆP VỤ TTM CỦA NHNN VN ĐƯỢC SỬA ĐỔI THEO LUẬT NHNN 6 2.1 Đánh giá việc mở rộng điều kiện GTCG sử dụng

Ngày đăng: 14/11/2014, 22:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

    • CHƯƠNG 1.LÝ LUẬN CHUNG

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan