đánh giá thực trạng trồng và thăm dò ảnh hưởng của naa đến khả năng giâm cành của thanh long ruột đỏ và ruột trắng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị

108 478 0
đánh giá thực trạng trồng và thăm dò ảnh hưởng của naa đến khả năng giâm cành của thanh long ruột đỏ  và ruột trắng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRỒNG VÀ THĂM DÒ ẢNH HƯỞNG CỦA α-NAA ĐẾN KHẢ NĂNG GIÂM CÀNH CỦA THANH LONG RUỘT ĐỎ (Hylocereus polirhizus (F.A.C. Weber) Britton & Rose) VÀ RUỘT TRẮNG (Hylocereus undatus (Haw.) Britton & Rose) Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC HUẾ, NĂM 2013 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục 1 Danh mục bảng, biểu đồ, hình vẽ 3 PHẦN MỘT. MỞ ĐẦU 6 1. Tính cấp thiết của đề tài 6 2. Mục đích của đề tài 6 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 7 3.1. Ý nghĩa khoa học 7 3.2. Ý nghĩa thực tiễn 7 PHẦN HAI. NỘI DUNG 8 CHƯƠNG MỘT. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8 1.1. Tổng quan về cây thanh long 8 1.1.1. Đặc điểm sinh thái 8 1.1.2. Đặc điểm thực vật học 8 1.1.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 13 1.1.4. Kĩ thuật trồng trọt 14 1.2. Tổng quan về chất kích thích sinh trưởng auxin 20 1.2.1. Cấu tạo auxin 20 1.2.2. Sự phân bố và vận chuyển auxin trong cây 21 1.2.3. Tác dụng sinh lý của auxin 21 1.2.4. Ứng dụng của auxin 23 1.2.5. Một số nguyên tắc khi sử dụng chất điều hoà tăng trưởng thực vật 25 1.3. Đặc điểm địa bàn huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị 26 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên 26 1.3.2. Nông – lâm nghiệp 32 1.3.3. Kinh tế - xã hội 33 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2 2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 34 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34 2.1.2. Nội dung nghiên cứu 34 2.2. Phương pháp nghiên cứu 35 2.2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 35 2.2.2. Phương pháp chuyên khảo 35 2.2.3. Phương pháp điều tra PRA 35 2.2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm 36 2.2.5. Phương pháp nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu 38 2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu 38 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 39 3.1. Thực trạng trồng cây thanh long ở huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị 39 3.1.1. Nguồn gốc thanh long, loại đất trồng thanh long 39 3.1.2. Số hộ dân trồng thanh long, số gốc và diện tích thanh long trên địa bàn các xã nghiên cứu 39 3.1.3. Độ tuổi thanh long 41 3.1.4. Giá thể trồng thanh long 42 3.1.5. Các biện pháp và kĩ thuật chăm sóc thanh long trên địa bàn nghiên cứu 43 3.1.6. Sâu bệnh và các loài xâm hại 45 3.1.7. Hiệu quả kinh tế của cây thanh long 45 3.1.8. Hướng phát triển cây thanh long tại các xã trong thời gian đến 47 3.2. Kết quả thực nghiệm thăm dò ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng giâm cành của thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ 48 3.2.1. Kết quả thực nghiệm thăm dò ảnh hưởng của α-NAA đến số lượng chồi 48 3.2.2. Kết quả thực nghiệm thăm dò ảnh hưởng của α-NAA đến chiều dài chồi 53 3.2.3. Kết quả thực nghiệm thăm dò ảnh hưởng của α-NAA đến số lượng rễ 58 3.2.4. Kết quả thực nghiệm thăm dò ảnh hưởng của α-NAA đến chiều dài rễ 63 PHẦN BA. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68 1. Kết luận 68 2. Đề nghị 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 3 DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt: Viết đầy đủ AIA: axit β- indol axetic AIB: Axit β-indol butiric α- NAA: α - Napthyl axetic axit CT: công thức ĐC: đối chứng NXB: nhà xuất bản TP: thành phố 4 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Trang 1. Danh mục bảng Bảng 1.1. Chiều dài cành thanh long 9 Bảng 1.2. Sự ra hoa của thanh long trong năm 10 Bảng 1.3. Thành phần quả của thanh long ở Bình Thuận 12 Bảng 1.4. Thành phần sinh hóa của quả 12 Bảng 1.5. Một số chỉ tiêu về khí hậu 28 Bảng 1.6. Tình hình sử dụng đất của huyện Hướng Hóa 31 Bảng 3.1. Thống kê số hộ, số gốc, diện tích trồng thanh long ruột trắng và ruột đỏ trên địa bàn các xã nghiên cứu 40 Bảng 3.2. Thống kê số gốc thanh long ruột trắng và ruột đỏ ở các độ tuổi khác nhau 41 Bảng 3.3. Thống kê loại giá thể trồng cây thanh long 42 Bảng 3.4. Thống kê số lần làm cỏ trong năm cho thanh long 43 Bảng 3.5. Thống kê số lần vun gốc, bón phân 44 Bảng 3.6. Năng suất, lợi nhuận từ cây thanh long 46 Bảng 3.7. Số lượng chồi của thanh long ruột đỏ qua các giai đoạn theo dõi 48 Bảng 3.8. Số lượng chồi thanh long ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 50 Bảng 3.9. Số lượng chồi của thanh long ruột đỏ và ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 52 Bảng 3.10. Chiều dài chồi thanh long ruột đỏ qua các giai đoạn theo dõi 53 Bảng 3.11. Chiều dài chồi thanh long ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 55 Bảng 3.12. Chiều dài chồi thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 57 Bảng 3.13. Số lượng rễ của thanh long ruột đỏ qua các giai đoạn theo dõi 58 Bảng 3.14. Số lượng rễ thanh long ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 60 Bảng 3.15. Số lượng rễ của thanh long ruột đỏ qua các giai đoạn theo dõi 62 Bảng 3.16. Chiều dài rễ thanh long ruột đỏ qua các giai đoạn theo dõi 63 Bảng 3.17. Chiều dài rễ thanh long ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 65 Bảng 3.18. Chiều dài rễ thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 67 5 2. Danh mục biểu đồ Biểu đồ 3.1. Số lượng chồi của thanh long ruột đỏ qua các giai đoạn theo dõi 49 Biểu đồ 3.2. Số lượng chồi thanh long ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 51 Biểu đồ 3.3. Số lượng chồi của thanh long ruột đỏ và ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 52 Biều đồ 3.4. Chiều dài chồi thanh long ruột đỏ qua các giai đoạn theo dõi 54 Biểu đồ 3.5. Chiều dài chồi thanh long ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 56 Biểu đồ 3.6. Chiều dài chồi thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 57 Biểu đồ 3.7. Số lượng rễ thanh long ruột đỏ qua các giai đoạn theo dõi 58 Biểu đồ 3.8. Số lượng rễ thanh long ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 61 Biểu đồ 3.9. Số lượng rễ của thanh long ruột đỏ qua các giai đoạn theo dõi 62 Biểu đồ 3.10. Chiều dài rễ thanh long ruột đỏ qua các giai đoạn theo dõi 64 Biểu đồ 3.11. Chiều dài rễ thanh long ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 66 Biểu đồ 3.12. Chiều dài rễ thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 67 3. Danh mục hình Hình 1.1. Cấu trúc một số auxin phổ biến 20 Hình 1.2. Bản đồ huyện Hướng Hóa 33 6 PHẦN MỘT. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống càng được cải thiện, con người càng chú ý nhiều hơn đến nhu cầu được ăn ngon, đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại hoa quả từ thiên nhiên. Cũng như nhiều loại hoa quả khác, thanh long là một loại quả dễ ăn, giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và phù hợp mọi lứa tuổi. Thanh long Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ là cây ăn quả đang được trồng nhiều ở Việt Nam, bên cạnh đó thanh long Hylocereus polyrhizus thuộc chi Hylocereus, ruột đỏ với vỏ hồng cũng đang được đưa vào trồng ở một số vùng trong cả nước. Ở Việt Nam nói chung và huyện Hướng Hóa nói riêng chỉ mới biết đến nhiều về giống thanh long ruột trắng. Ở Huyện Hướng Hóa có rất nhiều hộ gia đình trồng thanh long nhưng ở dạng tự phát, chưa có quy hoạch, việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng phát triển và nhân giống cây thanh long hầu như chưa được quan tâm đến. Huyện Hướng Hóa là một huyện miền núi, đất đai, thổ nhưỡng giàu tiềm năng phát triển về các loại cây ăn quả trong đó có cây thanh long nhưng vẫn chưa có sự khảo sát và đánh giá về diện tích, sản lượng trồng thanh long trên địa bàn huyện. Hoocmon thực vật từ lâu đã được biết đến là các chất đóng một vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cây. Auxin là một nhóm chất kích thích sinh trưởng được nghiên cứu và được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp. Tuy nhiên việc tìm ra nồng độ thích hợp cụ thể của auxin trên mỗi loài cây vẫn là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt là trên đối tượng thanh long, hiện chưa tìm thấy một công bố nào. Xuất phát từ những lí do đó, chúng tôi chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng trồng và thăm dò ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng giâm cành của thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrhizus (F.A.C.Weber) Britton & Rose) và ruột trắng (Hylocereus undatus (Haw.) Britton & Rose) ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”. 2. Mục đích của đề tài - Đánh giá được thực trạng trồng cây thanh long ở địa bàn huyện Hướng Hóa. 7 - Xác định ảnh hưởng của α-NAA (α - Napthyl axetic axit) đến khả năng giâm cành của hai loài thanh long ruột đỏ và ruột trắng. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1.Ý nghĩa khoa học - Xác định được thực trạng trồng thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ ở huyện Hướng Hóa làm cơ sở cho việc phát triển các giống này trên địa phương. - Xác định được ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng giâm cành của mỗi giống thanh long. 3.2.Ý nghĩa thực tiễn - Từ việc tìm hiểu thực trạng trồng cây thanh long, đề xuất biện pháp quy hoạch trồng 2 loài thanh long này trên địa bàn huyện Hướng Hóa cho phù hợp. - Trên cơ sở xác định được nồng độ α-NAA có hiệu quả nhất trong nhân giống, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế đối với các giống thanh long tại địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 8 PHẦN HAI. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về cây thanh long 1.1.1. Đặc điểm sinh thái Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nên được trồng ở những vùng có khí hậu nóng. Một số loài chịu được nhiệt độ từ 50 0 C tới 55 0 C, nhưng nó không chịu được giá lạnh. Chúng thích hợp khi trồng ở các nơi có cường độ ánh sáng mạnh, vì thế nếu bị che ánh nắng thân cây sẽ kém phát triển và lâu cho quả. Cây mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (TP.HCM), đất đỏ latosol (Long Khánh)… Cây thanh long cũng có khả năng thích ứng với các loại đất chua có độ (pH) khác nhau. Khi trồng thanh long nên chọn chân đất có tầng canh tác dày tối thiểu 30 – 50 cm và để có năng suất cao chúng ta nên tưới và giữ ẩm cho cây vào mùa khô. Cây thuộc họ xương rồng chịu hạn rất tốt nhưng chịu đựng độ mặn kém, dù vậy đã có một số nông hộ ở Cần Giờ trồng thử thanh long trên đất bị nhiễm mặn (0,8%) đã được lên liếp và cải tạo tầng mặt, mùa khô không tưới cây vẫn phát triển và cho năng suất cao [5], [17]. 1.1.2. Đặc điểm thực vật học 1.1.2.1. Rễ cây Khác hẳn với chồi cành, rễ thanh long không mọng nước nên nó không phải là nơi tích trữ nước giúp cây chịu hạn. Cây thanh long có hai loại rễ đó là rễ địa sinh và khí sinh. Rễ địa sinh phát triển từ phần lồi ở gốc hom. Sau khi đặt hom từ 10 – 20 ngày thì từ gốc hom xuất hiện các rễ tơ màu trắng, số lượng rễ tăng dần và kích thước của chúng cũng tăng dần theo tuổi cây, những rễ lớn đạt đường kính từ 1 – 2 cm. Rễ địa sinh tập trung ở gốc có nhiệm vụ bám vào đất và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây. Rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt (0 – 15 cm). Theo Gibson và Nobel (1986) thì rễ xuất hiện trong tầng đất từ 0 – 30 cm. ở các nơi đất xốp và có tưới nước rễ có thể mọc sâu hơn. Khi đất khô các rễ sợi sẽ chết đi, các rễ cái lớn hơn sẽ hóa bần làm giảm sự dẫn nước khoảng 10 lần để ngăn chặn sự mất nước vào đất thông qua rễ. Khi đất ẩm rễ mọc trở lại một cách dễ dàng [20], [31]. 9 Do hệ thống rễ tơ nằm gần sát mặt đất, rất dễ bị tổn thương nên trong quá trình canh tác cần hết sức thận trọng tránh làm rễ tổn thương nhiều. Rễ khí sinh mọc dọc theo thân cây phần trên không, bám vào cây chống (choái) để giúp cây leo lên giá đỡ, giúp cho cây vững chắc khó bị đỗ ngã, ngoài ra chúng còn có tác dụng hút nước và chất dinh dưỡng, nhờ vậy cây thanh long có thể phát triển trên các cây khác khi chúng bám. Những rễ khí sinh nằm gần đất sẽ phát triển dài ra và bám xuống đất giống như rễ địa sinh [18], [31]. 1.1.2.2. Thân, cành Thanh long (một loại xương rồng) trồng ở nước ta có thân, cành trườn bò trên trụ đỡ (climbing cacti), trong khi ở một số nước trồng loại xương rồng thân cột (columnar cacti). Thân chứa nhiều nước nên nó có thể chịu hạn một thời gian dài. Thân, cành thường có ba cánh dẹt, xanh, hiếm khi có 4 cánh. Ở các nước khác có 3, 4 hoặc 5 cánh. Tiết diện ngang cho thấy có hai phần: bên ngoài là nhu mô chứa diệp lục, bên trong là lõi cứng hình trụ. Mỗi cánh chia ra làm nhiều thùy có chiều dài 3 - 4 cm. Đáy mỗi thùy có từ 3 – 5 gai ngắn. Trong thân chứa nhiều nước nên có khả năng chịu hạn [18]. Chúng sử dụng CO 2 trong quang hợp theo hệ CAM (Crassulacean Acid Metabolism) là một hệ thích hợp cho các cây mọc ở vùng sa mạc. Mỗi năm cây cho từ 3 – 4 đợt cành. Đợt cành thứ nhất là cành mẹ của đợt cành thứ hai và cứ thế cành xếp thành hàng lớp trên đầu trụ. Trong mùa ra cành, khoảng thời gian giữa hai đợt ra cành từ 40 – 50 ngày. Số lượng cành trên cây tăng theo tuổi cây: cây một tuổi trung bình ra độ 30 cành, hai tuổi ra độ 70 cành, ba tuổi ra độ 100 cành và bốn tuổi 130 cành. Ở cây 5 – 6 tuổi chỉ duy trì độ 150 – 170 cành. [17], [18], [28]. Chiều dài cành thanh long đo ở cuối vụ thu hoạch được trình bày ở bảng 1.1. Bảng 1.1. Chiều dài cành thanh long Tuổi vườn Trung bình (cm) Dài nhất (cm) Ngắn nhất (cm) 1 73 119 42 2 82 140 52 3 98 180 49 4 108 160 45 5 103 140 53 (nguồn: Nguyễn Văn Kế, đại học nông lâm TP. Hồ Chí Minh) [37] 1.1.2.3. Hoa 10 [...]... phân bố thanh long trong huyện Hướng Hóa - Xác định diện tích, quy mô trồng thanh long ở Hướng Hóa - Tìm hiểu kĩ thuật chăm sóc: làm cỏ, tưới nước, bón phân, sử dụng chế phẩm sinh trưởng, sâu bệnh - Tìm hiểu sản lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây thanh long trong huyện Hướng Hóa 2.1.2.2 Thăm dò ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng α -NAA lên khả năng giâm cành của cây thanh long ruột... Giống thanh long ruột đỏ được nghiên cứu ở đây là thanh long ruột đỏ Long Định 1 Về đặc điểm cụ thể của giống đã được mô tả ở trang 15 Giống thanh long ruột trắng được nghiên cứu ở đây là giống địa phương, với dạng trái tròn Về đặc điểm cụ thể của giống đã được mô tả ở trang 14 2.1.2 Nội dung nghiên cứu 2.1.2.1 Thực trạng trồng cây thanh long ở huyện Hướng Hóa - Xác định các giống thanh long. .. xanh đậm [20] Hiện nay ở nước ta trồng phổ biến là giống thanh long ruột trắng phổ biến là thanh long Bình Thuận và thanh long Chợ Gạo (Tiền Giang), giống thanh long Bình Thuận và thanh long Chợ Gạo có thịt quả màu trắng, chắc, khá ngọt, ít chua, quả to, năng suất cao Giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khó khăn, cho năng suất cao, hình dạng trái đẹp, vỏ màu đỏ, thịt trái... 2004 tạo được giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 (giống lai giữa bố là: thanh long ruột đỏ từ Colombia và mẹ là thanh long ruột trắng) để cải thiện nhược điểm này đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận là giống quốc gia năm 2005 Đặc điểm của thanh long ruột đỏ Long Định 1: - Cây sinh trưởng mạnh, cành to khỏe, khả năng đâm cành trung bình, rất giống cành của thanh long ruột trắng -... có giống thanh long quả vàng có chứa chất captin dùng làm thuốc trợ tim Các thương nhân Đài Loan còn cho biết thanh long có tác dụng chữa bệnh cao huyết áp và xuất huyết não Người dân thường dùng hoa và thân đem sắc lên làm thuốc chữa bệnh ho [3], [17], [27] Phần ăn được trong thịt quả thanh long chiếm 70%, vỏ chiếm 26% trọng lượng tươi, hạt chiếm 4% Thành phần dinh dưỡng trong quả thanh long theo... dày 2,5 – 3 mm - Năng suất cao (bằng hoặc hơn thanh long ruột trắng) Cây 3 tuổi tại Tiền Giang cho năng suất 57,9 tấn/ha Tại Long An cho năng suất 32,53 tấn/ha và tại Bình thuận cho năng suất 37,5 tấn/ha - Thịt trái chắc, màu đỏ tím, tỉ lệ ăn được cao (65 – 70%), vị ngọt chua nhẹ (độ Brix 16 – 17%, pH 4,7 – 5,1), axit tổng số: 0,23 mg/100ml dịch quả, thịt quả khá chắc hơn 0,55 kg/cm 2 Năng suất trung... khi leo tới đầu trụ cành thanh long rủ trên giàn khung tạo thành tán cây như một cái dù (hoặc hình nấm) Có thể làm giàn đỡ bằng que sắt thay gỗ [1], [26] 1.1.4.5 Hom giống Cành được chọn làm hom giống cần chọn ở những cành tốt, khỏe và phải đạt các tiêu chuẩn sau: - Cành dùng làm giống cần chọn trên cây mẹ là giống thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ Long Định 1 có năng suất cao, khỏe, ít sâu... đến sinh trưởng, ra hoa, đậu quả của thanh long Với các cây lớn, phần trên tán cây xòe rộng rất dễ bị gãy đổ khi gặp gió to Vùng duyên hải miền Trung nên trồng cây chắn gió cho thanh long [19], [20], [31] 14 1.1.3.5 Đất Thanh long sinh trưởng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (TP Hồ Chí Minh, Long An), đất đỏ latosol (Long Khánh) Độ chua thích hợp pH = 6,0... thanh long hình bầu dục có nhiều tai lá xanh (do phiến hoa còn lại), đầu quả lõm sâu tạo thành “hốc mũi” Khi còn non vỏ quả màu xanh, lúc 11 chín chuyển qua đỏ tím rồi đỏ đậm Đại đa số cây thanh long trồng ở miền Nam Việt Nam có thịt quả màu trắng trong có nhiều hạt như hạt vừng, đen, mềm có thể cùng ăn cả thịt quả lẫn hạt Quả thanh long có vị ngọt, mềm, hơi chua, dùng để giải khát Thịt quả thanh long. .. phù hợp với tiềm năng kinh tế – văn hoá, đến nay huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt trên 8,16% trong nữa đầu nhiệm kì 2011 – 2015 34 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và nội dung nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: cây thanh long ruột đỏ và cây thanh long ruột trắng . ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRỒNG VÀ THĂM DÒ ẢNH HƯỞNG CỦA α -NAA ĐẾN KHẢ NĂNG GIÂM CÀNH CỦA THANH LONG RUỘT ĐỎ (Hylocereus polirhizus (F.A.C Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị . 2. Mục đích của đề tài - Đánh giá được thực trạng trồng cây thanh long ở địa bàn huyện Hướng Hóa. 7 - Xác định ảnh hưởng của α -NAA (α -. axit) đến khả năng giâm cành của hai loài thanh long ruột đỏ và ruột trắng. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1.Ý nghĩa khoa học - Xác định được thực trạng trồng

Ngày đăng: 14/11/2014, 18:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan