skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi hoạt động ngoài giwof lên lớp ở trường thcs bình hải

19 821 0
skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi hoạt động ngoài giwof lên lớp ở trường thcs bình hải

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ. 1- Lý do khách quan. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục, điều 24.2 : " Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh ". Ngày 09 tháng 12 năm 2000, Quốc hội đã có Nghị quyết số 40/2000/QH 10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 đã nêu rõ việc " Khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ chương trình sách giáo khoa phổ thông, phù hợp với yêu cầu phát triển mới". Thủ Tướng Chính phủ đã chỉ thị : "… Mục tiêu của việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông là : - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu quê hương và gia đình; tinh thần tự tôn dân tộc, lý tưởng Xã hội Chủ nghĩa; lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật; tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập thân, lập nghiệp. - Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. - Tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước trong khu vực và trên thế giới. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phân luồng sau Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, chuẩn bị tốt cho học sinh học tập tiếp tục ở bậc sau trung học hoặc tham gia lao động ngoài xã hội …" - Bậc trung học cơ sở (THCS) giữ vai trò cầu nối giữa Tiểu học và Trung học phổ thông đảm bảo tính liên thông với hệ thống giáo dục nghề nghiệp của nó. Đây cũng là bậc học vừa được phổ cập trong năm 2010. Sau THCS, đã có sự phân luồng học sinh : các em tiếp tục vào học ở các trường trung học phổ thông, các trường chuyên nghiệp, dạy nghề và đi vào cuộc sống lao động sản xuất. Cho nên các em phải được giáo dục để trở thành người lao động, năng động sáng tạo, thích ứng với sự đa dạng và phát triển Một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi HD GDNGLL ở trường THCS Bình Hải với tốc độ nhanh của xã hội, hay nói cách khác : các em phải được giáo dục toàn diện, trong đó năng lực giải quyết vấn đề luôn được coi trọng. Những yêu cầu trên được phản ánh qua một hệ thống năng lực mà trong đó năng lực giải quyết tình huống, năng lực tự học, tự thích ứng, tự chiếm lĩnh kiến thức có vị trí vô cùng quan trọng. 2- Lý do chủ quan. + Việc thực hiện hướng dẫn ngoài giờ giáo dục lên lớp (HD GDNGLL) ở trường THCS Bình Hải nói riêng và trên địa bàn huyện Bình Sơn nói chung đến nay đã qua 8 năm và hơn một học của năm học thứ 9. Tuy nhiên, giữa các trường trong huyện, giữa các giáo viên chủ nhiệm trong một trường cũng chưa tìm được cái chung, cái cốt lõi của quá trình tổ chức thực hiện một tiết hoặc một buổi HD GDNGLL. + Có thể nói, công việc này không mới nhưng cũng không phải là đủ để mỗi giáo viên chủ nhiệm chúng ta đều có thể tự biên soạn, tự tổ chức thành công một tiết hoặc một buổi HD GDNGLL được. + Đây là một môn mang tính chất nghệ thuật và năng khiếu tổng hợp. Tuy nhiên lực lượng cán bộ giáo viên trực tiếp tham gia đều chưa qua đào tạo cơ bản, còn thiếu tư duy về thời gian và không gian, thiếu tài liệu cụ thể, và thiếu “ mẫu “ để tham khảo. Xuất phát từ những lý do trên đây, bản thân tôi là giáo viên của trường THCS Bình Hải, tôi thấy cần phải hiến kế với nhà trường việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các tiết hoặc các buổi GDNLL với chuyên đề “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi hướng dẫn giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Bình Hải“ để tham mưu cho Ban giám hiệu quản lý và tạo điều kiện cho các anh chị em giáo viên chủ nhiệm cũng như những anh chị em giáo viên được phân công tổ chức thực hiện HD GDNGLL ở trường tìm được điểm chung nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. Trần Thị Đăng Nguyệt- Giáo viên trường THCS Bình Hải, Bình Sơn 2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi HD GDNGLL ở trường THCS Bình Hải PHẦN II : NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ THCS là bậc học phổ cập nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, chuẩn bị đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chúng ta đang phấn đấu đẩy nhanh tiến độ để đến 2005 các thành phố, đô thị, vùng kinh tế phát triển đạt chuẩn quốc gia về phổ cập THCS và đến năm 2010 hoàn thành phổ cập THCS trong cả nước, nâng tỉ lệ học sinh THCS trong độ tuổi từ 74% năm 2000 lên 82% năm 2005 và 90% năm 2010. Giáo dục THCS không chỉ nhằm mục tiêu học lên trung học phổ thông mà còn chuẩn bị cho sự "phân luồng" sau THCS . Học sinh THCS phải có giá trị đạo đức, tư tưởng, lối sống phù hợp với mục tiêu, có những kiến thức phổ thông cơ bản gắn với cuộc sống cộng đồng và thực tiễn của địa phương, có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống bản thân, gia đình và cộng đồng. Điều đó cũng có nghĩa là học sinh được giáo dục toàn diện, trong đó có ý tưởng "giáo dục hướng tới cá nhân" nhằm thỏa mãn cái "tôi" của người học. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học được các cấp quản lý giáo dục quan tâm nhiều, coi đó là một nội lực lớn của ngành cần được khai thác triệt để nhằm tạo ra "bước nhảy" về chất lượng giáo dục. Đến năm 2002, việc đổi mới nội dung sách giáo khoa đại trà trên toàn quốc. Việc biên soạn sách giáo khoa mới và trang thiết bị dạy học được cung cấp khá đầy đủ đã tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện việc dạy học tại các trường, nhưng đối với Hướng dẫn giáo dục ngoài giờ lên lớp của các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 chỉ có sách giáo viên, hướng dẫn các chủ điểm của từng tháng trên cơ sở đó giáo viên tự thiết kế “Kịch bản“ và tổ chức thực hiện. Qua việc tổ chức thực hiện HD GDNGLL của trường THCS Bình Hải và tìm hiểu qua các trường trong huyện, tôi nhận thấy trong thực tế việc thực hiện công tác này còn gặp không ít khó khăn do nhận thức của từng cá nhân cán bộ, giáo viên; về năng lực chuyên môn nghiệp vụ; điều kiện cơ sở vật chất trường học chưa đảm bảo cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cụ thể : Trần Thị Đăng Nguyệt- Giáo viên trường THCS Bình Hải, Bình Sơn 3 Một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi HD GDNGLL ở trường THCS Bình Hải - Tài liệu của Bộ GD&ĐT chỉ có chương trình khung, nên việc biên soạn và thiết kế các hoạt động trong tiết HD GDNGLL còn đơn điệu. - Việc biên soạn nội dung kịch bản chưa mang tính nghệ thuật và năng khiếu, hệ thống câu hỏi chỉ phụ thuộc vào giáo viên chủ nhiệm, phần lớn kiến thức trong hệ thống câu hỏi là kiến thức bộ môn được đào tạo của giáo viên chủ nhiệm. - Hình thức tổ chức còn nghèo nàn, đơn giản và lặp đi lặp lại một hình thức. Chưa hấp dẫn được học sinh và chưa tạo ra môi trường đa dạng để mỗi học sinh thể hiện mình như định hướng của bộ môn này. - Cơ sở vật chất tại trường nhìn chung mới vừa đủ cho 2 ca học chính khóa, chưa có địa điểm dành riêng để tổ chức các buổi HD GDNGLL. - Giáo viên thiếu nhiệt tình để chuẩn bị, có những trường hợp cho rằng “môn này“ không tham gia vào việc đánh giá, xếp loại về học lực nên chỉ làm cho có là được. Ngoài ra, một số giáo viên tính tự học không cao, ngại tiếp xúc để học hỏi nên hiển nhiên có nhiều tiết HD GDNGLL mang tính chiếu lệ, chưa thể hiện sự chủ động khi tổ chức, nhất định kết quả không cao. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TRẠNG. 1- Về phía cán bộ quản lý. - Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng rất chịu khó động não trong công tác quản lý, tuy nhiên về cơ chế còn nhiều thiếu thốn, chưa tạo điều kiện được như : chưa có nguồn ngân sách cho hoạt động ngoài giờ lên lớp; môi trường chưa đảm bảo (thiếu vườn trường, xưởng trường, khu di tích hoặc danh lam thắng cảnh). - Kiến thức và hình thức tổ chức các tiết hoặc buổi HD GDNGLL chưa thông hiểu tường tận từ quan điểm đến nội dung chương trình. Do quá trình tập huấn, chưa đưa ra được những "mẫu gần gũi cho địa phương" nên trong quá trình chỉ đạo không sát đúng. Chưa đủ điều kiện để quyết định những nội dung cần tổ chức thực hiện sau mỗi đợt sinh hoạt chuyên đề cấp huyện hoặc sinh hoạt chuyên môn của nhà trường hoặc tổ chức dự các tiết HD GDNGLL. - Chưa tự học để cập nhật những cái mới một cách thường xuyên, Hiệu trưởng cứ xem " phần này là của giáo viên chủ nhiệm hoặc Tổng phụ trách (TPT)" và không nhất thiết phải nghiên cứu, tìm tòi học hỏi chuyên môn, do đó phần quyết định về chuyên môn phụ thuộc về giáo viên chủ nhiệm hoặc TPT hoặc giáo viên được phân công phụ trách công tác này . Trần Thị Đăng Nguyệt- Giáo viên trường THCS Bình Hải, Bình Sơn 4 Một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi HD GDNGLL ở trường THCS Bình Hải - Ban giám hiệu có kế hoạch riêng cho vấn đề này tuy nhiên vẫn cho rằng đây là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm (họ phân công hẳn cho giáo viên chủ nhiệm). Không duyệt kịch bản của giáo viên chủ nhiệm. Chưa chỉ đạo thiết lập các loại hồ sơ quản lý về HD NGLL như : Sổ biên bản sinh hoạt của tập thể lớp; Sổ đăng ký địa điểm sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm. 2- Về phía giáo viên. - Còn một số cán bộ, giáo viên chưa thực sự quan tâm đến công tác này do “Nó“ vừa là một bộ môn vừa không phải là bộ môn vì không tham gia xếp loại học lực của học sinh. - Việc biên soạn kịch bản không có sự đầu tư, học hỏi, nhiều giáo viên chỉ sao chép của đồng nghiệp trong cùng khối hoặc khác khối lớp và chỉ thể hiện được danh mục các hoạt động chứ chưa cụ thể do đó thể hiện sự chưa chủ động trong quá trình thực hiện. - Một số giáo viên còn ngại khó, ngại khổ trong việc tổ chức sinh hoạt. Việc tổ chức đơn giản, không chuẩn bị trước về cơ sở vật chất do thường tổ chức vào tiết 5 của một buổi nào đó trong tuần. Từ đó, dễ thấy về mặt thời gian cũng không đủ. - Trong sinh hoạt, chỉ tập trung vào một vài học sinh khá, giỏi, có năng khiếu. Còn những học sinh khác được coi như “cổ động viên“ trong suốt cả năm học hoặc cấp học, không có điều kiện để thể hiện mình và tất nhiên những học sinh này không có gì để chuẩn bị trước khi vào tiết sinh hoạt HD GDNGLL. Nhìn chung là sự chuẩn bị từ nội dung đến hình thức chưa đảm bảo tối ưu, chưa tạo điều kiện cho học sinh có môi trường tốt nhất để thể hiện năng khiếu của mình. Trong quá trình sinh hoạt còn bó buộc: về hệ thống câu hỏi chưa biết đưa ra những câu hỏi mở; chưa tích hợp nhiều bộ môn trong hệ thống câu hỏi; về hình thức không thay đổi giữa phần này với phần khác trong cùng một kịch bản hoặc tiết này và tiết khác cũng dùng hình thức như nhau… Nên có thể nói, buổi sinh hoạt không hấp dẫn được đối tượng học sinh do kịch bản chưa hay. 3- Về học sinh. - Như trên đã đề cập, trong mỗi lớp chỉ có một em chuyên dẫn chương trình và một số ít em trong mỗi tổ là đội chơi. - Số đông học sinh không được rèn luyện nói chuyện, giao lưu trước tập thể, không được phân công hoạt động nên số học sinh này thường ngồi Trần Thị Đăng Nguyệt- Giáo viên trường THCS Bình Hải, Bình Sơn 5 Một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi HD GDNGLL ở trường THCS Bình Hải không, nói chuyện, ít tập trung theo dõi. Bên cạnh đó, giáo viên chỉ chuẩn bị cho các đội chơi, chưa chuẩn bị cho phần chơi của cổ động viên. - Giáo viên chủ nhiệm chưa cơ cấu tạo điều kiện cho nhiều và dần đến tất cả học sinh đề được làm giám khảo và đều được chơi nên các em thường thụ động và không nghiên cứu trước nội dung sẽ sinh hoạt. Với những thực trạng trên, thì qua các tiết sinh hoạt hiệu quả đem lại cho học sinh chưa đạt được mục tiêu của môn học. Trần Thị Đăng Nguyệt- Giáo viên trường THCS Bình Hải, Bình Sơn 6 Một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi HD GDNGLL ở trường THCS Bình Hải MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC BUỔI HƯỚNG DẪN GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP I- Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo. 1- Trước tiên, tập thể cán bộ, chuyên viên của Phòng Giáo dục và Đào tạo phải quán triệt quan điểm đổi mới chương trình thay sách giáo khoa và môn HD GDNGLL. Phải hiểu được tường tận bản chất của vấn đề này để làm công cụ chỉ đạo hoạt động cho các trường THCS. 2- Trên cơ sở những giáo viên nòng cốt của bộ môn, thành lập hội đồng chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo có cả môn HD GDNGLL phân công từng thành viên của nhóm bộ môn HD GDNGLL chuyên nghiên cứu nội dung từng chủ điểm, phương pháp và hình thức tổ chức sinh hoạt và viết thành chuyên đề để sinh hoạt chuyên đề cấp huyện theo định kỳ 02 tháng/lần. Nhằm giải đáp những thắc mắc về nội dung. phương pháp và tạo được "cái mẫu mới" cho giáo viên đang trực tiếp thực hiện. 3- Mỗi chủ điểm, khi viết phải thể hiện được hệ thống câu hỏi đố vui chiếm khoảng ba phần tư kiến thức trong buổi sinh hoạt để làm “phần cứng“, một phần tư còn lại để giáo viên chủ nhiệm hoặc TPT tự biên soạn để làm “phần mềm” của trường mình và lớp mình. 4- Trong mỗi chủ điểm viết cần gợi ý một số phương pháp, hình thức và địa điểm tổ chức sinh hoạt HD GDNGLL theo đơn vị lớp, khối lớp. Chú ý nhất là đa dạng hóa hình thức và tạo môi trường cho nhiều học sinh cùng tham gia sinh hoạt, giải quyết tình huống từ đơn giản đến phức tạp, trong mỗi kịch bản đều phải lồng ghép việc giáo dục đạo đức và thẩm mỹ; đồng thời cần phải có phần để nhiều học sinh thể hiện năng khiếu của mình. 5- Sau khi thẩm định ở cấp Phòng GD-ĐT và sao in để lưu hành nội bộ. 6- Kết hợp với bộ phận thanh tra, lập kế hoạch thanh tra chuyên môn xuyên suốt cả năm học trong đó chuyên sâu vào bộ môn HD GDNGLL vào các tháng 9, tháng 11, tháng 01, tháng 3, tháng 5 để (Các tháng chẵn sinh hoạt chuyên đề cấp huyện). Cụ thể, nội dung thanh tra cũng bám sát vào hướng dẫn của Thanh tra Bộ GD&ĐT về nghiệp vụ thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông. Kết quả thanh tra được xử lý thích đáng nếu có cán bộ giáo viên vi phạm, bằng hình thức phát hành thông báo phản hồi kết quả công tác hàng tháng của Phòng Giáo dục và Đào tạo và lưu trữ vào hồ sơ xét thi đua của Trần Thị Đăng Nguyệt- Giáo viên trường THCS Bình Hải, Bình Sơn 7 Một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi HD GDNGLL ở trường THCS Bình Hải đơn vị vào cuối học kỳ I và cuối năm học. Phòng Giáo dục và Đào tạo, qua phản hồi kết quả công tác hàng tháng, Phòng Giáo dục và Đào tạo cần tuyên truyền được đến tất cả các trường trong huyện những ưu khuyết điểm của các cá nhân đơn vị để các trường THCS nói chung và giáo viên bộ môn nói riêng cùng rút kinh nghiệm trong hoạt động của thời gian sau. II- Đối với Hiệu trưởng các trường THCS. 1- Nghiên cứu sâu sắc tài liệu về Chương trình Trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo để nắm được mục đích yêu cầu của bộ môn. Đồng thời phải nghiên cứu sách giáo viên của bộ môn HD GDNGLL từ khối 6 đến khối 9 để hiểu rõ phần khung chương trình của các chủ điểm và mức độ yêu cầu của từng khối lớp. Giờ sinh hoạt giữ vai trò quyết định chất lượng của kịch bản. Do đó, đòi hỏi Hiệu trưởng phải có biện pháp tạo ra khả năng và điều kiện tốt cho giáo viên tổ chức sinh hoạt có chất lượng, đồng thời phải có kế hoạch kiểm tra, dự giờ đánh giá chất lượng giờ sinh hoạt của lớp (khối lớp) một cách cụ thể. Sau giờ dự cần trao đổi ý kiến nhận xét, rút kinh nghiệm. Việc góp ý phải rõ ràng, chính xác, cụ thể, thiết thực, có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý vững chắc, theo quan điểm chương trình và sách giáo viên, trên tinh thần xây dựng cùng tiến bộ, tránh chung chung hoặc theo cảm tính. 2- Yêu cầu Hội đồng giáo viên chủ nhiệm của từng khối lớp biên soạn một số câu hỏi phần mềm của đơn vị bám theo nội dung của từng chủ điểm. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm cần phải biên soạn một số câu hỏi về phần mềm của lớp mình về nội dung của chủ điểm tương ứng và số câu hỏi này nạp vào đầu tháng. 3- Phân công một đồng chí trong ban giám hiệu phụ trách công tác này. Đối với bộ môn HD GDNGLL thường là Hiệu trưởng phụ trách để có thể đưa ra quyết định cuối cùng về thời gian về cơ sở vật chất để tổ chức sinh hoạt cho từng khối lớp, lớp. 4- Lập một thùng thư để vận động học sinh tham gia câu hỏi về từng chủ điểm, trong đó có thể là những câu hỏi có đáp án hoặc những thắc mắc của các em về nội dung có liên quan đến chủ điểm. 5- Phân công một đồng chí giáo viên chuyên trách về HD GDNGLL (thường là TPT Đội) để thu nhận tất cả những câu hỏi của giáo viên chủ nhiệm, của học sinh chọn lọc những câu tiêu biểu, tích hợp nhiều bộ môn để biên soạn thành chủ đề (kết hợp với phần cứng của Phòng Giáo dục và Đào tạo, phần mềm đơn vị của giáo viên chủ nhiệm, phần thắc mắc của học sinh) Trần Thị Đăng Nguyệt- Giáo viên trường THCS Bình Hải, Bình Sơn 8 Một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi HD GDNGLL ở trường THCS Bình Hải làm phần cứng cho kịch bản chung của cả khối lớp tham mưu cho ban giám hiệu. Sau khi ban giám hiệu thống nhất, phô tô cho mỗi giáo viên chủ nhiệm. 6- Lập kế hoạch sinh hoạt HD GDNGLL của đơn vị theo năm học, theo hàng tháng và hàng tuần (nếu tổ chức sinh hoạt theo hàng tuần). Trong năm học cần nghiên cứu tổ chức được theo đơn vị khối lớp ít nhất một lần trong các chủ điểm có nội dung rộng, phong phú như tháng 11 hoặc tháng 3. Qui định cụ thể thời gian cho từng chủ điểm, chủ điểm nào hoạt động theo tiết/ tuần hay theo buổi/ tháng. 7- Hiệu trưởng (hoặc phó hiệu trưởng được phân công) duyệt kịch bản cuối cùng của giáo viên chủ nhiệm trước khi thực hiện. 8- Tham mưu với địa phương, hội cha mẹ học sinh, các tổ chức xung quanh xã,… để tạo được quĩ dùng cho HD GDNGLL để tăng cường thêm hình thức và phần thưởng cho học sinh tham gia và cổ động viên. Có như vậy mới huy động được nhiều học sinh tham gia và lôi cuốn được các em. III- Đối với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên TPT. 1- Trược mắt giáo viên phải nhận thức được: Việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục có vị trí, vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và hướng tới thực hiện các mục tiêu mới do xã hội đặt ra cho giáo dục. 2- Tham gia tập huấn cấp tỉnh và tập huấn lại cấp huyện một cách đầy đủ. Trong quá trình tập huấn cần phải ghi chép, tưởng tượng vận dụng ở trường, lớp mình và biến nội dung tập huấn thành tài liệu hướng dẫn để tổ chức của lớp hoặc đơn vị mình. 3- Căn cứ vào kịch bản (phần cứng của trường), giáo viên chủ nhiệm (hoặc người phụ trách) phải biên soạn kịch bản chi tiết, thể hiện đầy đủ ý của từng phần nội dung, phân công công việc cho tập thể lớp (khối lớp) : người nào dẫn chương trình; các đội chơi trong từng hoạt động (hoạt động 1 : các em A; B; C; D. hoạt động 2 : các em E; F; G; H …. Sao cho nhiều học sinh được tham gia chơi), chuẩn bị câu hỏi hoặc trò chơi cho cổ động viên; ai làm giám khảo trong từng hoạt động ? Một kịch bản có tính khả thi nếu : - Nội dung thể hiện chi tiết. - Nhiều học sinh được bố trí chơi. - Nhiều học sinh được làm giám khảo. - Các hoạt động không rập khuôn nhau (mỗi hoạt động tổ chức hình thức khác nhau). Trần Thị Đăng Nguyệt- Giáo viên trường THCS Bình Hải, Bình Sơn 9 Một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi HD GDNGLL ở trường THCS Bình Hải - Tích hợp được nhiều bộ môn đồng thời giải đáp được những thắc mắc mà học sinh đang cần. - Có tính đến việc phối hợp giữa thời gian và không gian hợp lý. - Mọi hoạt động trong tiết sinh hoạt đều do học sinh tự quản. + Phải nắm được những nội dung mới và khó của chương trình HD GDNGLL đồng thời chấm dứt cách xác định mục tiêu chung chung, chiếu lệ, hình thức. Mục tiêu không đơn giản là chủ đề của tiết sinh hoạt mà là cái đích của tiết sinh hoạt đạt tới. Mục tiêu phải chỉ rõ "đầu ra" của tiết sinh hoạt chứ không phải là tóm tắt nội dung của các hoạt động. Mục tiêu phải định rõ mức độ hoàn thành công việc của học sinh. Bởi vậy, mỗi "đầu ra" của tiết sinh hoạt phải được diễn đạt bằng một động từ được lựa chọn cẩn thận để xác định rõ mức độ học sinh phải đạt bằng hành động. Những động từ như nắm được, hiểu được chỉ thích hợp cho những mục tiêu chung. Để xác định mục tiêu cụ thể cần dùng những động từ như hoạt động gì, phân tích như thế nào, so sánh những gì, chứng minh, quan sát, đo đạc, áp dụng… 4- Xây dựng đội ngũ giáo viên dạy môn HD GDNGLL. + Giáo viên là lực lượng quan trọng quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Để đổi mới nhận thức, giáo viên phải được tập huấn, bồi dưỡng cả về quan điểm lẫn kiến thức đổi mới. Giáo viên được bồi dưỡng phải có đủ phẩm chất, năng lực hoàn thành nhiệm vụ đổi mới giáo dục. Hiệu trưởng phải tạo mọi điều kiện để giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng : - Bồi dưỡng thường xuyên trong hè theo chu kỳ của Bộ GD&ĐT. - Tham gia tập huấn các chuyên đề do ngành cấp trên tổ chức. + Tổ chức hội nghị chuyên môn, triển khai các chuyên đề đã tập huấn để truyền đạt và trao đổi kinh nghiệm theo định kỳ, chỉ đạo việc vận dụng những sáng kiến kinh nghiệm tốt. Nhà trường tổ chức sinh hoạt minh họa theo định kỳ 1 tháng/lần để trao đổi kinh nghiệm và góp ý xây dựng lẫn nhau. Việc nhận xét đánh giá sau tiết dự giờ là việc làm rất cần thiết để giáo viên từng bước có định hướng đúng về chuyên môn, nghiệp vụ. + Giáo viên còn quen với việc "dạy chay", chủ yếu là thuyết trình. đặc biệt là đối với bộ môn HD GDNGLL . Nay phải tự thiết kế hoạt động của học sinh để học sinh tự giải quyết vấn đề theo các trang thiết bị nghèo nàn hiện có là chuyện không phải dễ. Đòi hỏi người giáo viên phải có đủ bản lĩnh về chuyên môn lẫn nghiệp vụ mới thực hiện được, cho nên mỗi giáo viên Trần Thị Đăng Nguyệt- Giáo viên trường THCS Bình Hải, Bình Sơn 10 [...]... dõi việc học tập của từng lớp, kiểm tra sĩ số, Trần Thị Đăng Nguyệt- Giáo viên trường THCS Bình Hải, Bình Sơn 11 Một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi HD GDNGLL ở trường THCS Bình Hải chuyên cần, việc tự học, quản lý chặt chẽ các tiết sinh hoạt đồng thời luôn vận động giáo viên phải biết cách tổ chức cho học sinh cách học thông qua nhóm phương pháp tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh... ra trong cuộc sống sau này Trần Thị Đăng Nguyệt- Giáo viên trường THCS Bình Hải, Bình Sơn 13 Một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi HD GDNGLL ở trường THCS Bình Hải + Chỉ đạo giáo viên khai thác triệt để phương pháp hoạt động theo nhóm để học sinh thấy rằng đáp án đúng cũng có phần đóng góp của mình Đây cũng chính là cơ sở để học sinh hứng thú trong các giờ sinh hoạt + Xây dựng động cơ đúng và... Nguyệt- Giáo viên trường THCS Bình Hải, Bình Sơn 17 Một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi HD GDNGLL ở trường THCS Bình Hải - Môn HD GDNGLL đã được thực hiện đại trà qua 8 năm và một học kỳ, nhưng vẫn còn mang tính chất " thành tích hoá ", số liệu phản ảnh không đúng thực tế và nội dung chuyên đề chỉ đi sâu vào lý luận và chỉ ra một số biện pháp biên soạn kịch bản và tổ chức sinh hoạt theo hướng... là phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh Tăng cường công tác thanh tra chuyên môn, có dự giờ góp ý, xây dựng một cách tương đối những "mẫu" của phương pháp và hình thức sinh hoạt để giáo viên tiếp cận và vận dụng Trần Thị Đăng Nguyệt- Giáo viên trường THCS Bình Hải, Bình Sơn 18 Một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi HD GDNGLL ở trường THCS Bình Hải Triển... nước mình Ta thấy hoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm trong nhà trường và hoạt động giáo dục không chỉ bó buộc trong các tiết lên lớp mà nó thể hiện được ở tất cả các hoạt động trong nhà trường, vì vậy người Hiệu trưởng phải đặt biệt quan tâm đến hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh đồng thời phải nắm bắt được một cách tường tận những nội dung của hai hoạt động này thì mới... đó muốn soạn kịch bản và tổ chức tốt được tiết (buổi) HD GDNGLL, giáo viên phải định hướng cụ thể từng đơn vị kiến thức, yêu cầu khi vận dụng đồng thời phải tham khảo nhiều tài liệu có kiến thức phổ Trần Thị Đăng Nguyệt- Giáo viên trường THCS Bình Hải, Bình Sơn 16 Một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi HD GDNGLL ở trường THCS Bình Hải thông hoặc các môn học khác để vận dụng khi trong sách giáo.. .Một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi HD GDNGLL ở trường THCS Bình Hải phải có tinh thần tự học, tự nghiên cứu đổi mới đồng thời biết vận dụng vào những thời điểm cụ thể làm cho học sinh cảm thấy phấn chấn khi hoạt động + Giáo viên, khi tổ chức sinh hoạt phải biết xây dựng thật tốt mối quan hệ giữa trò với trò, quan tâm đến từng đối tượng học sinh Mà biểu hiện tốt nhất trong tiết sinh hoạt. .. cực hoá hoạt động học tập của học sinh, một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn HD GDNGLL ở trường THCS Bình Hải - Phương pháp nghiên cứu còn hạn chế do bản thân tôi mới là lần đầu nghiên cứu một chuyên đề còn mới mẻ - Thời gian đầu tư cho chuyên đề còn ít ỏi so với dự kiến, nên phạm vi nghiên cứu hẹp, chưa đi sâu vào các vùng miền trong cả huyện để tìm ra đủ các biện pháp quản... 15 Một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi HD GDNGLL ở trường THCS Bình Hải PHẦN III : KẾT LUẬN CHUNG - KIẾN NGHỊ 1- Kết luận Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên qui mô toàn cầu Bối cảnh trên đã tạo ra những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở... biện pháp nâng cao chất lượng các buổi HD GDNGLL ở trường THCS Bình Hải + Phải tạo cho học sinh có môi trường nghiên cứu, tức là giáo viên phải biết soạn hệ thống câu hỏi, trò chơi có tính chất nêu vấn đề cho từng nhóm đối tượng học sinh một cách phù hợp và gợi ý cho học sinh tìm tòi cách giải quyết vấn đề từ dễ đến phức tạp + Khi soạn kịch bản giáo viên phải đặc biệt quan tâm đến bước "chuẩn bị ở nhà" . viên trường THCS Bình Hải, Bình Sơn 6 Một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi HD GDNGLL ở trường THCS Bình Hải MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC BUỔI HƯỚNG DẪN GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN. sở vật chất trường học chưa đảm bảo cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cụ thể : Trần Thị Đăng Nguyệt- Giáo viên trường THCS Bình Hải, Bình Sơn 3 Một số biện pháp nâng cao chất lượng các. (mỗi hoạt động tổ chức hình thức khác nhau). Trần Thị Đăng Nguyệt- Giáo viên trường THCS Bình Hải, Bình Sơn 9 Một số biện pháp nâng cao chất lượng các buổi HD GDNGLL ở trường THCS Bình Hải -

Ngày đăng: 13/11/2014, 20:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

    • PHẦN II : NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan