Bài tập thực hành câu hỏi vận dụng thấp môn Ngữ văn THCS (Tập huấn đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh)

6 2.4K 36
Bài tập thực hành câu hỏi vận dụng thấp môn Ngữ văn THCS (Tập huấn đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHÓM NGỮ VĂN THCS QUẢNG NINH CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP Câu 1 Những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa qua bài thơ Sang thu. (Ngữ văn 9 tập 2, NXBGD, 2010, trang 70) ĐÁP ÁN * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, kết hợp các thao tác lập luận để làm sáng tỏ vấn đề. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục; diễn đạt, văn phong trong sáng; dùng từ, đặt câu chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả. * Yêu cầu về nội dung kiến thức: Bài viết cần đảm bảo các nội dung sau: 1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm Sang thu của Hữu Thỉnh và vấn đề nghị luận. 2. Thân bài: 2.1. Cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về không gian làng quê lúc sang thu (khổ 1): - Tín hiệu sang thu: + hương ổi, mùi hương quen thuộc của làng quê. + gió se - phả, gợi sự chuyển động nhẹ nhàng của làn gió heo may - nét riêng biệt của mùa thu Bắc Bộ mang theo hương ổi lan tỏa khắp không gian. + sương - chùng chình: sương được nhân hóa trở nên có hồn đang bước đi nhẹ nhàng nơi đường quê ngõ xóm. - Cảm xúc của nhà thơ: + Bỗng: cảm xúc ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bất ngờ trước những tín hiệu báo thu sang. + Hình như: tâm trạng buâng khuâng, xao xuyến, chưa rõ ràng trong cảm nhận. - Nhận xét: dấu hiệu thu sang được tác giả cảm nhận tinh tế từ những gì vô hình, mờ nhạt bằng nhiều giác quan. Qua đó thể hiện tình cảm yêu mùa thu, yêu làng quê của tác giả. 2.2. Cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về không gian đất trời lúc sang thu (khổ 2): - Hình ảnh dòng sông và cánh chim được nhân hóa kết hợp việc sử dụng hai từ láy dềnh dàng, vội vã gợi dòng sông phẳng lặng, trôi thanh thản, gợi vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên; từng đàn chim hối hả bay về phương Nam tránh rét. Hai hình ảnh với sự đối lập trái chiều giữa chậm và nhanh nhưng đó là quy luật của muôn loài vào thời điểm giao mùa. - Hình ảnh độc đáo: Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu. Đám mây được nhân hóa Vắt nửa mình gợi nhiều liên tưởng thú vị (có thể là nhịp cầu mềm mại, duyên dáng nối hai bờ thời gian mùa hạ - mùa thu, ). - Nhận xét: đó là sự cảm nhận tinh tế cùng trí tưởng tượng bay bổng diệu kì của nhà thơ gợi sự chuyển động của đất trời sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt. 2.3. Cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về những biểu hiện khác biệt của thời tiết lúc sang thu (khổ 3): - Những hiện tượng thời tiết như nắng, mưa, sấm vẫn còn nhưng đã vơi dần, bớt. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, bớt chói chang rực rỡ. Những cơn mưa rào ào ạt đã vơi đi. Những tiếng sấm bất ngờ đã thưa dần. - Nhận xét: thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ. - Suy ngẫm của nhà thơ trong hai câu thơ cuối: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi. Ngoài nghĩa tả thực về thiên nhiên hai câu thơ còn mang nghĩa ẩn dụ tượng trưng: + Sấm là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. + Hàng cây đứng tuổi là những con người từng trải. Hai câu thơ gửi gắm một tâm sự, một suy ngẫm về cuộc đời: khi con người đã từng trải thì bản lĩnh cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh. 2.4. Đánh giá, mở rộng: - Nghệ thuật: + Khắc họa được những hình ảnh đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa. + Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ. - Sự mới mẻ của Hữu Thỉnh trong việc thể hiện đề tài mùa thu: Sang thu không chỉ dừng lại ở cảnh thu mà còn thể hiện nỗi niềm của nhà thơ khi cuộc đời con người đã sang thu nhưng vẫn có niềm tin vào bản thân, vào cuộc đời. 3. Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận và liên hệ bản thân. Câu 2 Cảm nhận của em về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. ĐÁP ÁN * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học; - Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục; diễn đạt, văn phong trong sáng; dùng từ, đặt câu chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả. *Yêu cầu về nội dung kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau nhưng cơ bản đảm bảo các nội dung sau: 1. Mở bài: giới thiệu tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy 2. Thân bài: * Hình ảnh vầng trăng trong cảm xúc của nhà thơ: - Vầng trăng trong quá khứ (khổ 1, 2): + Hồi nhỏ: vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên trần trụi và hồn nhiên tươi mát, là người bạn tuổi thơ chứng kiến bao trò chơi trong những đêm trăng sáng. + Hồi chiến tranh: khi là người lính, vầng trăng soi sáng, đồng hành trong những đêm ở rừng. Trăng trở thành người bạn tri kỉ, tình nghĩa khiến con người ngỡ không bao giờ quên. - Vầng trăng trong hiện tại (khổ 3,4,5): + Hoàn cảnh sống thay đổi, chiến tranh kết thúc, người lính trở về được sống trong hòa bình với cuộc sống hiện đại, tiện nghi. + Thái độ của con người đã thay đổi, vô tình, lãng quên vầng trăng năm xưa "vầng trăng đi qua ngõ/ như người dưng qua đường" bởi vì thời gian, điều kiện sống đã khác biệt, trăng được thay bằng ánh điện cửa gương. + Cuộc gặp gỡ bất ngờ với vầng trăng: khi thình lình đèn điện tắt, vầng trăng làm thức dậy trong tâm trí con người biết bao cảm xúc Ngửa mặt lên nhìn mặt/ có cái gì rưng rưng. Con người xót xa, ân hận, day dứt. Rồi những kỉ niệm của vầng trăng năm xưa lại trở về trong tâm trí như là đồng là bể / như là sông là rừng. * Suy ngẫm của nhà thơ (khổ 6) - Trăng cứ tròn vành vạnh, biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình và vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống. - ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình, là lời nhắc nhở nghiêm khắc con người đừng quên quá khứ. Cái giật mình ở đây thật đáng quý bởi nó giúp con người nhớ lại quá khứ nghĩa tình; là sự tự vấn lương tâm để hoàn thiện mình; là cái giật mình để nối quá khứ với hiện tại. - Những kí ức đẹp đẽ không bao giờ mất đi, nó chỉ tạm lắng xuống, chỉ cần một tác động nhỏ nó sẽ trở lại vẹn nguyên. * Nghệ thuật: - Kết hợp giữa tự sự và trữ tình, vì thế bài thơ như một câu chuyện riêng. - Sáng tạo nên hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa: trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, là vẻ đẹp của đời sống tự nhiên vĩnh hằng, là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình. - Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ. Nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng suy tư tạo nên sự chân thành và truyền cảm của tác phẩm. 3. Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận và liên hệ bản thân. Câu 3 Phân tích lời tâm niệm chân thành, lời gửi gắm tha thiết của nhà thơ Thanh Hải với cuộc đời thể hiện qua đoạn thơ sau: "Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc." (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ) ĐÁP ÁN * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh viết đúng kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ - Bố cục rõ ràng; diễn đạt lưu loát; trình bày sạch đẹp; ít lỗi câu, từ, chính tả. *Yêu cầu về nội dung: a.Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu vị trí của đoạn thơ - Nhận xét, đánh giá đoạn thơ là lời tâm niệm chân thành, lời gửi gắm tha thiết của nhà thơ Thanh Hải với cuộc đời. b.Thân bài: Học sinh cần làm sáng tỏ được các sau: - Lời tâm niệm của nhà thơ là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung. + Ước nguyện được hóa thân làm con chim hót gọi xuân về, đem đến những niềm vui, một cành hoa dâng hương sắc cho đời, một nốt trầm trong bản hòa ca vang động của đất trời có độ dư vang, lan xa làm xao xuyến lòng người + Cái "ta" đã thay cho cái "tôi", ước nguyện của riêng mình đã hòa với khát vọng chung của dân tộc + Với Thanh Hải, hóa thân là để hiến dâng, là để phục vụ cho cho một mục đích cao cả: được làm "Một mùa xuân nho nhỏ" hiến những gì đẹp đẽ nhất của bản thân mình cho mùa xuân của cuộc đời, cho cách mạng, cho đất nước, cho nhân dân (liên hệ với cuộc đời tác giả) + Niềm khát khao được dâng hiến ấy càng có ý nghĩa và xúc động khi là ước nguyện của một người đang nằm trên giường bệnh - Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành, tha thiết trong những hình ảnh thơ đẹp, giản dị, tự nhiên mà giàu sức gợi, giàu cảm xúc; với cách điệp cấu trúc cú pháp, giọng thơ nhỏ nhẹ, khiêm nhường. + Hình ảnh thơ đẹp một cách tự nhiên, giản dị: "con chim", "cành hoa" + Nghệ thuật điệp ngữ, điệp cấu trúc: "ta làm", "ta nhập", "dù là" tạo âm điệu tha thiết, sâu lắng, hình ảnh ẩn dụ "mùa xuân nho nhỏ" giàu sức gợi, giàu cảm xúc + Cách nói khiêm tốn, chân thành: "nho nhỏ", "lặng lẽ", "dâng cho đời" là lẽ sống đẹp, cao cả - Đánh giá, liên hệ Bằng giọng tâm tình thiết tha, nhỏ nhẹ , sâu lắng, ước nguyện của nhà thơ đã đi vào lòng người, lung linh trong ánh sáng của một nhân sinh quan cao đẹp: Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh túy - dù nhỏ bé - và không ngừng cống hiến cho đất nước. Đó mới là ý nghĩa cao quý của đời người. Liên hệ với nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa ( Nguyễn Thành Long), Một khúc xuân (Tố Hữu) c. Kết bài: Khái quát lại vấn đề , rút ra bài học cho bản thân . sáng; dùng từ, đặt câu chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả. * Yêu cầu về nội dung kiến thức: Bài viết cần đảm bảo các nội dung sau: 1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm Sang thu của Hữu Thỉnh và. xác, không mắc lỗi chính tả. *Yêu cầu về nội dung kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau nhưng cơ bản đảm bảo các nội dung sau: 1. Mở bài: giới thiệu tác phẩm. những niềm vui, một cành hoa dâng hương sắc cho đời, một nốt trầm trong bản hòa ca vang động của đất trời có độ dư vang, lan xa làm xao xuyến lòng người + Cái "ta" đã thay cho cái "tôi",

Ngày đăng: 13/11/2014, 19:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan