Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lí 10 NC ở trường THPT quảng xương 4 nhằm giáo dục học sinh kiến thức về bảo vệ môi trường sống

27 2.1K 18
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lí 10 NC ở trường THPT quảng xương 4 nhằm giáo dục học sinh kiến thức về bảo vệ môi trường sống

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái đã là vấn đề quan tâm chung của nhân loại. Vì vậy, người ta coi vấn đề môi trường là một trong các "vấn đề toàn cầu". Ở nước ta, đó cũng là vấn đề được quan tâm sâu sắc của tất cả các ngành, các cấp. Ngày 27 tháng 12 năm 1993 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường; Ngày 17 tháng 10 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về việc phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; Ngày 31 tháng 01 năm 2005, ngành giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạt động ngoại khoá, Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát triển và xử lí các vấn đề về môi trường. Trong số các môn học ở trường THPT thì môn Vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu đặt ra, cùng với các môn học khác, trong quá trình giảng dạy Vật lí việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề không thể thiếu. Với lòng quyết tâm cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường đã hướng tôi nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm: “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lí 10 NC ở trường THPT Quảng Xương 4 nhằm giáo dục học sinh kiến thức về bảo vệ môi trường sống”. 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Theo định nghĩa về môi trường của Chương trình môi trường Liên Hiệp quốc (United Nation Enviroment Program - UNEP): "Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng". Việc phân tích cấu trúc môi trường theo khoa học môi trường cho thấy các yếu tố vật lý có vai trò rất quan trọng. Như vậy, môn vật lý ở trường phổ thông có thể khai thác nhiều cơ hội để tích hợp các nội dung GDMT, có thể nêu ra một số trường hợp như: - Khai thác từ nội dung môn học vật lý. - Tích hợp các nội dung của các môn học khác như: hóa học, sinh học, (vì nhiều quá trình hóa học, sinh học, chịu tác động của yếu tố vật lý). - Để định hướng cho việc lựa chọn nội dung GDMT phù hợp, có thể nêu lên một số vấn đề môi trường đang được quan tâm hiện nay có liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lý. Thứ nhất, tài nguyên rừng bị suy giảm: - Trước hết phải làm rõ được vai trò của rừng đối với cuộc sống con người: + Rừng - nguồn gien quý giá (động, thực vật). + Cung cấp lâm thổ sản. + Điều hòa lượng nước trên mặt đất. + Rừng là "lá phổi xanh" của trái đất. + Rừng chống xói mòn đất, Dưới góc độ khoa học vật lý, có thể nêu lên các quá trình vật lý như: hiện tượng mao dẫn của đất, quá trình quang hợp, thế năng, động năng, dòng chảy của nước gây ra sự bào mòn đất, - Các giải pháp bảo vệ rừng, phát triển rừng nhìn từ góc độ vật lý (chống xói mòn đất, hạn chế khí nhà kính,…). Thứ 2, ô nhiễm nước: vai trò của nước đối với sự sống trên Trái Đất, các quá trình lý hóa khi nước bị ô nhiễm, các biện pháp bảo vệ nước, chu trình nước trong tự nhiên (liên quan tới các hiện tượng chuyển thể của nước,…). Thứ 3, suy thoái và ô nhiễm đất: môi trường đất chủ yếu bị ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu bền vững, các chất thải từ hoạt động sản xuất, 3 sinh hoạt không qua xử lí, các chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh, sạt lở, rửa trôi, xói mòn, hoang mạc hóa, mặn hóa và phèn hóa, Thứ 4, ô nhiễm không khí: khí quyển, quá trình suy giảm tầng ôzôn, chất phóng xạ, hóa chất. Thứ 5, ô nhiễm tiếng ồn: - Khái niệm: Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn là tập hợp những âm thanh tạp loạn có tần số và chu kỳ khác nhau, nói cách khác là những âm thanh chói tai, gây những tác động không mong muốn, có hại cho sức khỏe con người, cơ thể sống. - Các nguồn ô nhiễm: tiếng máy bay, xe cộ, karaoke quá giới hạn cho phép, âm thanh 80 dB, Ô nhiễm tiếng ồn liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lý như sóng âm. Thứ 6, ô nhiễm ánh sáng: sự chiếu sáng gây tác hại đến con người và sinh vật. Thứ 7, sản xuất, truyền tải và sử dụng điện năng nhìn nhận dưới góc độ bảo vệ môi trường. Thứ 8, ô nhiễm phóng xạ: Các tia phóng xạ, an toàn hạt nhân,… Hiện nay con người đã khai thác quá mức và sử dụng không hợp lí các nguồn tài nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng và đang đe dọa đến cuộc sống con người như: Ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính, nguồn nước bị ô nhiễm, rừng bị suy giảm, sạt lở, lũ lụt, hạn hán, Vì thế, việc lựa chọn địa chỉ, nội dung, để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Bên cạnh đó tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Bảo vệ môi trường hiện nay đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có học sinh. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ đối với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần giáo dục học sinh nhận thức và biết cách bảo vệ môi trường, trước hết là môi trường sống xung quanh các em. 4 Trong quá trình dạy học Vật lí, tôi chắc rằng các giáo viên đã đề cập đến các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế học sinh. Trong khi đó, Vật lí là môn khoa học mang tính thực tiễn cao, chúng ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng kích thích tính tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi trường. Thực tế tại trường THPT Quảng Xương 4 và qua tìm hiểu các đồng nghiệp giảng dạy Vật lí trên địa bàn huyện Quảng Xương nói chung hiện tại có rất ít tài liệu hướng dẫn giáo viên về nội dung, chương trình cũng như phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong môn Vật lí một cách cụ thể, rõ ràng. Cũng vì vậy trong quá trình dạy học, hầu hết giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc dạy học tích hợp giáo dục môi trường, nếu có chỉ mang tính đối phó. Đa số giáo viên chỉ dạy học có tích hợp khi có sinh hoạt chuyên đề, thao giảng. Để nắm rõ thực trạng hiểu biết về kiến thức môi trường trong môn Vật lí của học sinh khối 10 trường THPT Quảng Xương 4, khi bắt đầu nghiên cứu lí luận để viết sáng kiến này tôi đã tiến hành 1 bài kiểm tra 15 phút lấy điểm hệ số 1 (sau khi học sinh học xong Tiết 26 – Lực ma sát) với câu hỏi về kiến thức môi trường như sau: Câu hỏi: Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại gì đối với môi trường và sinh vật? Em hãy đề xuất một giải pháp để hạn chế những tác hại đó? Kết quả học sinh trả lời câu hỏi trên như sau: Lớp Tổng số học sinh Kết quả Trả lời đúng Có trả lời nhưng chưa đầy đủ Không có câu trả lời hoặc trả lời sai SL TL% SL TL% SL TL% 10K 42 6 14,3 12 28,6 26 61,9 5 10M 40 10 25,0 14 35,0 16 40,0 Tổng 82 16 19,5 26 31,7 42 51,2 Qua kết quả kiểm tra có thể thấy tỉ lệ học sinh hiểu biết về môi trường (sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và biết cách bảo vệ môi trường) còn rất hạn chế, có hơn 51 % số học sinh không quan tâm hoặc không hiểu biết về kiến thức môi trường liên quan trong môn Vật lí. Trước thực trạng trên, trong năm học 2012 – 2013 tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lí lớp 10 NC nhằm: - Xây dựng nội dung, chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí lớp 10 NC. - Đề xuất một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong môn Vật lí lớp 10 đạt hiệu quả cao. III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thông qua dạy học môn vật lí 1.1. Lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp - Khi khai thác nội dung tích hợp, có thể khai thác theo hai dạng sau: + Nội dung chủ yếu của bài học, hoặc có nội dung môn học trùng hợp với nội dung môi trường (hình thức lồng ghép). + Một số nội dung của bài học có liên quan tới GDMT song không nêu rõ trong SGK (hình thức liên hệ). - Song, dù khai thác theo hình thức nào cũng cần tuân theo các nguyên tắc: + Không làm mất tính đặc trưng của môn học. Không biến bài học bộ môn thành bài học môi trường. + Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tuỳ tiện. + Phát huy nhận thức của học sinh, khai thác kinh nghiệm thực tế của học sinh. Ví dụ: Trong bài “Thế năng. Thế năng trọng trường - Vật lí 10NC”. Giáo viên chọn chủ đề khai thác là phần 3 - Thế năng trọng trường. Sử dụng nguồn tài liệu dẫn đến những thảm hoạ về môi trường và những biện pháp khắc phục. Ví dụ: 6 Thác nước, nước chảy từ trên cao xuống thì sinh công làm xói mòn đất, làm quay tua bin. Ở miền núi lợi dụng sức nước để bơm nước lên cao làm cối giã gạo. Giải pháp: Khắc phục sự xói mòn đất; Tích cực trồng cây trên đồi trọc, đất trống, làm ruộng bậc thang, canh tác vùng đất dốc có khoa học. - Đối với mỗi nội dung cần tích hợp, giáo viên có thể yêu cầu học sinh: + Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. + Học sinh tự đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường hoặc giáo viên đưa ra để học sinh tìm hiểu. + Giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống của các em. 1.2. Lựa chọn phương pháp tích hợp cho từng nội dung Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợp bảo vệ môi trường nói riêng. Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo viên tìm và lựa chọn những hình ảnh, clip sinh động, ấn tượng phù hợp với yêu cầu, nội dung kiến thức để đưa vào bài giảng. Khi chọn được hình ảnh thích hợp nên lưu lại trong một tập tin với định dạng cỡ ảnh to nhất (khi đưa vào giáo án điện tử hình ảnh sẽ đạt chất lượng cao hơn). Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần tích hợp bảo vệ môi trường đòi hỏi không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh thái độ tích cực trước các vấn đề về môi trường bị suy thoái, điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những hình ảnh, clip về thực trạng cũng như những hậu quả của ô nhiễm môi trường đưa lại. 1.3. Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp nội dung BVMT Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng. Một mặt nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu lựa chọn không phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức. Ý thức được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng các phương án tích hợp để vừa đảm bảo dạy đúng, dạy đủ vừa đạt được mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường. Để đảm bảo được các yêu cầu đó thì nội dung tích hợp giáo dục bảo 7 vệ môi trường được đưa vào sau khi các em đã tiếp thu được kiến thức nội dung học tập của phần đó. 1.4. Các nội dung có thể tích hợp được trong môn vật lí 10 NC Tiết Tên bài Địa chỉ tích hợp (vào nội dung nào của bài) Nội dung GDMT (Kiến thức, kĩ năng có thể tích hợp) 26 Bài 20: Lực ma sát 4. Vai trò của ma sát trong đời sống - Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường: ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh. Biện pháp: + Khi tham gia giao thông cần mang khẩu trang để bảo vệ sức khỏe. + Vận động người dân không sử dụng các phương tiện đã cũ nát, không đảm bảo chất lượng. + Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra các phương tiện tham gia giao thông đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường. - Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt dễ gây ra tai nạn, đặc biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn. Biện pháp: + Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe đặc biệt là lốp xe. + Tham gia vệ sinh và giữ vệ sinh mặt đường sạch sẽ. 47 Bài 33: Công và công suất 1. Công - Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật không di chuyển thì không có công cơ học nhưng con người và máy móc vẫn tiêu tốn năng lượng. Trong giao thông vận tải, các đường gồ ghề làm các 8 phương tiện di chuyển khó khăn, máy móc cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Tại các đô thị lớn, mật độ giao thông đông nên thường xảy ra tắc đường. Khi tắc đường các phương tiện tham gia vẫn nổ máy tiêu tốn năng lượng vô ích đồng thời xả ra môi trường nhiều chất khí độc hại. - Giải pháp: + Khi không tham gia giao thông thì nên tắt động cơ của các phương tiện. + Người dân hạn chế tham gia giao thông vào các giờ cao điểm. + Cơ quan có thẩm quyền: Cải thiện chất lượng đường giao thông và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm giảm ách tắc giao thông. Công an giao thông cần thiết có mặt vào các giờ cao điểm để hướng dẫn người dân tham gia giao thông đảm bảo an toàn và giảm thiểu tắc đường. 49 Bài 34: Động năng, định lí động năng 1. Động năng - Khi tham gia giao thông, phương tiện tham gia có vận tốc lớn (có động năng lớn) sẽ khiến cho việc xử lí sự cố gặp khó khăn, nếu xảy ra tai nạn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. - Giải pháp: + Khi tham gia giao thông cần đi đúng phần đường và đúng tốc độ quy định. + Chỉ tham gia giao thông bằng ô tô, xe máy khi đủ tuổi quy định và đã học luật giao thông. + Vận động mọi người không tham gia giao thông khi đã uống rượu, bia. 50 Bài 35: Thế năng. Thế năng trọng trường 3. Thế năng trọng trường - Thác nước, nước chảy từ trên cao thì sinh công làm sói mòn đất, làm quay tua bin. Ở miền núi lợi dụng sức nước để bơm nước lên cao làm cối giã gạo. - Giải pháp: Khắc phục sự xói mòn đất: Tích cực trồng cây trên đồi trọc, đất trống, làm ruộng bậc thang, canh tác vùng đất dốc có khoa học. 59 Bài 41: 1. Áp suất của - Sử dụng chất nổ để đánh cá sẽ gây ra một áp suất 9 Áp suất của chất lỏng chất lỏng rất lớn, áp suất này truyền theo mọi phương gây ra sự tác động của áp suất rất lớn lên các sinh vật khác sống trong đó. Dưới tác dụng của áp suất này, hầu hết các sinh vật bị chết. Việc đánh bắt cá bằng chất nổ gây ra tác dụng hủy diệt sinh vật, ô nhiễm môi trường sinh thái. - Biện pháp: + Bản thân và gia đình không tham gia đánh bắt cá bằng thuốc nổ. + Tuyên truyền người dân không sử dụng chất nổ để đánh bắt cá. + Khi phát hiện có người sử dụng chất nổ để đánh bắt cá, kịp thời báo với người lớn. 61 Bài 43: Ứng dụng của định luật Becnuli 4. Một vài ứng dụng khác của định luật Becnuli - Khi lên cao áp suất khí quyển giảm. Ở áp suất thấp, lượng oxi trong máu giảm, ảnh hưởng đến sự sống của con người và động vật. Khi xuống các hầm sâu, áp suất khí quyển tăng, áp suất tăng gây ra các áp lực chèn ép lên các phế nang của phổi và màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. - Biện pháp: + Để bảo vệ sức khỏe cần tránh thay đổi áp suất đột ngột, tại những nơi áp suất quá cao hoặc quá thấp cần mang theo bình oxi. + Khi đi gần đường tàu không nên đi gần. + Khi đi rừng không nên trèo lên các ngọn đồi quá cao hoặc đi vào các hang động quá sâu. 74 Bài 54: Hiện tượng dính ướt Hiện tượng mao dẫn 2. Hiện tượng mao dẫn - Các ống mao dẫn trong rễ cây và thân để hút nước và dưỡng chất nuôi cây tốt. - Đất đồi có cây xanh che phủ thì ít bị hạn hán. - Giải pháp: Trồng cây xanh ở đồi núi, làm ruộng bậc thang. 76, 77 Bài 56: Sự hoá hơi và 1. Sự bay hơi, hơi khô và hơi bão hoà. Độ ẩm của - Độ ẩm có ảnh hưởng đến rất nhiều quá trình trên trái đất: Sự sống của động thực vật, con người, độ bền của vật liệu. 10 [...]... 30,0 20 50,0 82 12 14, 6 24 29,3 44 53,7 42 10 23,8 15 35,7 17 40 ,5 Lớp 10K Tổng 1 tiết HKI Tổng số Trả lời đúng 10K 18 10M 40 10 25,0 15 37,5 15 37,5 82 20 24, 4 30 36,6 32 39,0 10K 42 22 52 ,4 14 42,9 6 14, 3 10M 40 16 40 ,0 14 35,0 10 25,0 82 38 46 ,3 28 34, 1 16 19,5 10K 42 30 71 ,4 10 23,8 2 4, 8 10M 40 25 62,5 10 25,0 5 12,5 82 55 67,1 20 24, 4 7 8,5 10K 42 30 71 ,4 10 23,8 2 4, 8 10M 40 30 75,0 7 17,5 3... khóa về giáo dục môi trường môn Vật lí lớp 10 như sau: I MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ TÍNH CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG: - Thông qua hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về môi trường sống, tác hại và nguyên nhân của ô nhiễm môi trường và thiên tai đối với cuộc sống của con người và sinh vật - Thông qua hội thi nhằm giáo dục học sinh ý thức bảo vệ, cải tạo môi trường cũng như tinh thần hợp tác trong học tập... tập II ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM: 1 Đối tượng: Học sinh lớp khối 10 và GVCN khối 10, giáo viên tổ lí- công nghệ của trường THPT Quảng Xương 4 2 Hình thức tổ chức: Thi hiểu biết kiến thức về môi trường trong môn Vật lí 10 3 Thời gian tổ chức: Dự kiến trong tháng 5/2013 (vào tuần 18 của HKII – Môn Vật lí theo PPCT mới chỉ học trong 17 tuần) 4 Địa điểm tổ chức: Phòng học lớp chủ nhiệm III... đến môn Vật lí đã tăng lên rõ rệt với trên 93% (73% số học sinh có câu trả lời đúng và gần 20% số học sinh có câu trả lời nhưng chưa đầy đủ) C KẾT LUẬN Để nâng cao hiệu quả việc dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Vật lí 10 cần xây dựng được nội dung, chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và có các phương pháp dạy học tích hợp đạt hiệu quả cao, đảm bảo khai thác... dạy môn Vật lí đã xây dựng kế hoạch ngoại khóa về môi trường đối với môn Vật lí khối 10 Sau khi xây dựng đã đề xuất lên nhà trường bằng văn bản và đã được nhà trường phê duyệt, dự kiến thực hiện trong tháng 05 năm 2013 với đối tượng là học sinh khối 10 trường THPT quảng Xương 4 Sau đây tôi xin đưa ra kế hoạch ngoại khóa về môi trường đã xây dựng từ đầu năm học 2012 – 2032 đối với môn Vật lí khối 10: ... Học kì I Tổng 15 phút Tổng 1 tiết HKII Tổng Qua kết quả kiểm tra có thể thấy tỉ lệ học sinh hiểu biết về môi trường (sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và biết cách bảo vệ môi trường) ngày càng tăng + Từ tháng 10 (bài kiểm tra 15 phút học kì I) khi chưa áp dụng các giải pháp trong sáng kiến này có gần 54% số học sinh không quan tâm hoặc không hiểu biết về kiến thức môi trường liên quan trong môn Vật. .. môn Vật lí khối 10: dưới hình thức hội thi TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ VẬT LÍ – CÔNG NGHỆ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Kính gửi: Ban giám hiệu trường THPT Quảng Xương 4 - Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học 2012 – 2013 của trường THPT Quảng Xương 4 12 - Nhằm hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6/2013, tôi... của môn học, không biến bài học vật lí thành bài học giáo dục 19 môi trường Nội dung giáo dục môi trường cần gần gũi, thiết thực, gắn liền với hoạt động thực tiễn của địa phương, đất nước Để các giải pháp đưa ra trong sáng kiến này phát huy tối đa hiệu quả khi áp dụng ở trường THPT Quảng Xương 4 nói riêng và các trường học trong toàn huyện nói chung, tôi kiến nghị một số vấn đề sau: * Về phía giáo. .. quả mà sáng kiến mang lại, từ đầu năm học tôi đã chủ động lồng ghép vào các bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết và kiểm tra học kì các câu hỏi liên quan đến kiến thức về môi trường trong môn Vật lí khối 10 Kết quả thu được như sau: Kết quả Đợt kiểm tra 15 phút Có trả lời nhưng Không có câu trả chưa đầy đủ lời hoặc trả lời sai SL TL% SL TL% SL TL% học 42 10M sinh 40 6 14, 3 12 28,6 24 57,1 8 20,0... Đối với các kiến thức môi trường cần tích hợp nếu gần gũi thiết thực, gắn liền với hoạt động thực tiễn của địa phương thì nên hướng dẫn giúp các em tự đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường Đối với các kiến thức môi trường chưa thể áp dụng (không có điều kiện áp dụng) tại địa phương thì giáo viên nên cung cấp thông tin và hình ảnh đầy đủ giúp các em mở rộng hiểu biết của mình * Về phía nhà trường: Xây . nghiệm: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lí 10 NC ở trường THPT Quảng Xương 4 nhằm giáo dục học sinh kiến thức về bảo vệ môi trường sống . 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ. môn Vật lí lớp 10 NC nhằm: - Xây dựng nội dung, chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí lớp 10 NC. - Đề xuất một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường. 39,0 Học kì I 10K 42 22 52 ,4 14 42,9 6 14, 3 10M 40 16 40 ,0 14 35,0 10 25,0 Tổng 82 38 46 ,3 28 34, 1 16 19,5 15 phút 10K 42 30 71 ,4 10 23,8 2 4, 8 10M 40 25 62,5 10 25,0 5 12,5 Tổng 82 55 67,1 20 24, 4

Ngày đăng: 13/11/2014, 14:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan