phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã vinh thanh, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 1930 – 1945

47 898 1
phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã vinh thanh, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 1930 – 1945

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LỊCH SỬ  LÊ THỊ TRANG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN XÃ VINH THANH, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 BÁO CÁO TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: Lịch sử Việt Nam KHÓA: 34 (2010 – 2014) Cán bộ hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THU HẰNG HUẾ, 05/2014 Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô giáo, các Cô, Chú trong uỷ ban nhân dân xã Vinh Thanh cũng như gia đình và bạn bè. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới toàn thể Thầy, Cô giáo trong khoa Lịch Sử, trường Đại học Khoa học Huế, những người đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong thời gian tôi học tập ở trường. Tôi xin cảm ơn Thư viện và phòng Tư liệu khoa Lịch sử, trường Đại học khoa học Huế đã tạo điều kiện giúp tôi trong việc tìm kiếm tư liệu. Cảm ơn Uỷ ban nhân dân xã Vinh Thanh đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian đi thực địa. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn Ths Nguyễn Thu Hằng đã giành nhiều thời gian chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian tôi làm báo cáo. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng đề tài không thể tránh những thiếu sót, hạn chế, vì vậy rất mong nhận được sự góp ý quý báu của toàn thể Thầy, Cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 15 tháng 4 năm 2014 Sinh viên: Lê Thị Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Mục đích 2 3.2 Đối tượng nghiên cứu 2 3.3 Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Nguồn tư liệu 2 6. Bố cục 3 CHƯƠNG 1 4 KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI XÃ VINH THANH, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 4 1.1 Điều kiện tự nhiên 4 1.1.1 Vị trí địa lý 4 1.1.2 Địa hình 4 1.1.3 Khí hậu 5 1.1.4 Thuỷ văn 6 1.1.5 Thổ nhưỡng 6 1.1.6 Giao thông 6 1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 8 1.2.1 Tình hình kinh tế 8 1.2.1.1 Nông – lâm – ngư nghiệp 8 1.2.1.2 Thủ công nghiệp 9 1.2.1.3 Thương nghiệp 10 1.2.2 Tình hình xã hội 10 1.2.2.1 Dân cư 10 1.2.2.2 Quá trình tụ cư lập làng và tên gọi hành chính qua các thời kỳ 12 CHƯƠNG 2 14 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN 14 XÃ VINH THANH GIAI ĐOẠN 1930 – 1939 14 2.1 Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Vinh Thanh trước năm 1930 14 2.1.1 Chính sách tô thuế và đời sống nhân dân 14 2.1.2 Truyền thống đấu tranh và phong trào yêu nước chống áp bức giai cấp và kẻ thù dân tộc 18 2.2 Phong trào đấu tranh của nhân dân Vinh Thanh giai đoạn 1930 – 1939 19 2.2.1 Tình hình chung 19 2.2.2 Phong trào đấu tranh của nhân dân Vinh Thanh giai đoạn 1930 – 1935 20 2.2.3 Phong trào đấu tranh của nhân dân Vinh Thanh giai đoạn 1936 – 1939 23 2.3 Nhân dân Vinh Thanh xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1939 – 1945 25 CHƯƠNG 3 27 PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở XÃ VINH THANH, HUYỆN PHÚ VANG GIAI ĐOẠN 1939 – 1945 27 3.1 Tình hình chung 27 3.2 Phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân Vinh Thanh giai đoạn 1939 - 1945 28 3.3 Vinh Thanh trong cách mạng tháng Tám năm 1945 30 KẾT LUẬN 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 PHỤ LỤC 36 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ khi lập quốc cho đến những năm 70 của thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam đã luôn phải đương đầu với biết bao kẻ thù xâm lược, tiêu biểu là chủ nghĩa bành trướng Đại Hán thời cổ trung đại và chủ nghĩa thực dân phương Tây thời hiện đại. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh gian khổ, biết bao thế hệ cha ông ta đã ngã xuống vì độc lập của dân tộc. Mỗi người dân Việt luôn tự hào con cháu của một dân tộc anh hùng, với những chiến công hiển hách đã được sử sách ghi lại. Vì vậy cần phải trân trọng gìn giữ truyền thống ấy của cha ông ta. Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu và chiến thắng huy hoàng rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đó là lịch sử của cuộc đấu tranh vừa bền bỉ, kiên cường, bất khuất để chống lại các thế lực phản động, sự đàn áp của thực dân. Đồng thời đó là quá trình lịch sử tìm tòi chân lý cứu nước, từ xu hướng phong kiến qua xu hướng dân chủ tư sản để cuối cùng dẫn tới sự gặp gỡ có tính tất yếu của chủ nghĩa yêu nước truyền thống với chủ nghĩa xã hội. Việc làm sáng tỏ quá khứ lịch sử mà đặc biệt là 15 năm đầu kháng chiến chống Pháp của quân dân xã Vinh Thanh (giai đoạn 1930 – 1945) là một điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ và cảm nhận sâu sắc hơn về một quê hương có quá khứ oanh liệt, mà còn giúp củng cố niềm tin đi tới tương lai, giáo dục tư tưởng và truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Để tổng kết, ghi lại những trang sử vẻ vang, phát huy những truyền thống tốt đẹp vốn có của quê hương, nhất là phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã Vinh Thanh từ năm 1930 – 1945, nhằm góp phần giáo dục và phát huy truyền thống cách mạng của địa phương, đồng thời làm phong phú thêm cho lịch sử của huyện, tỉnh… Đó là lý do tôi chọn đề tài “Phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1930 – 1945” để làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã Vinh Thanh giai đoạn 1930 – 1945 là đề tài còn ít người viết. Hầu như không có hoặc rất ít bài viết nghiên cứu về phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã Vinh Thanh giai đoạn này. Ở địa phương hầu như không còn lưu lại một tài liệu gì, do thời gian chiến tranh đã quá lùi xa, hơn nữa, trải qua thiên tại, địch họa nên tài liệu hầu như bị mất mát và 1 tiêu hủy toàn bộ. Như vậy đề tài mà tôi đang nghiên cứu dường như còn ở dạng tiềm ẩn chưa được khai thác hoặc mới chỉ được viết một cách tổng quát trong các tập Lịch sử Đảng bộ của Tỉnh, huyện như Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế tập 1, Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Thanh tập 1. Mặc dù các công trình này mới chỉ nêu tổng quát phong trào đấu tranh cách mạng chung của huyện, tỉnh, nhưng cũng là nguồn tư liệu quý để tôi kế thừa, chọn lọc và hoàn thành bài báo cáo của mình. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Mục đích Nhằm đi sâu tìm hiểu những trang sử đầy sinh động, phong phú và vẻ vang của xã Vinh Thanh trong công cuộc chống Pháp giai đoạn 1930 – 1945, Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về đường lối lãnh đạo và sự chỉ đạo nhạy bén của chi bộ Đảng, lòng gan dạ, ý chí kiên cường, dũng cảm của quân và dân xã Vinh Thanh. Bên cạnh đó còn khẳng định vai trò và tinh thần đoàn kết của nhân dân Vinh Thanh trong giai đoạn này. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1930 – 1945. 3.3 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Địa bàn xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay. Về thời gian: Từ 1930 – 1945. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong bài viết này, tôi đã sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp điền dã, các phương pháp khoa học chuyên ngành như: Phương pháp Lịch sử, phương pháp logic, thống kê, so sánh… để hoàn thành đề tài này. 5. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu địa phương: Trong quá trình thực tập tôi đã tiếp cận địa bàn và thu thập tài liệu thông qua lời kể của các nhân chứng tại địa phương. Nguồn tư liệu thành văn: Bao gồm các tác phẩm, các công trình nghiên cứu đã được in thành sách. Đặc biệt tác phẩm của ban Nghiên cứu lịch sử làng Vinh Thanh, Lịch sử xã Vinh Thanh từ khi thành lập đến cách mạng tháng Tám, tập 1 (viết tay). Có bài viết liên quan, đã được đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu, được biên soạn dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Vang như: Đảng bộ huyện Phú Vang 65 năm đấu tranh và xây dựng (1930 – 1995), do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Vang viết và được xuất bản năm 1999… 2 6. Bố cục Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về vùng đất con người xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 2: Phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã Vinh Thanh giai đoạn 1930 – 1939. Chương 3: Phong trào giải phóng dân tộc ở xã Vinh Thanh giai đoạn 1939 – 1945. 3 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI XÃ VINH THANH, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý Vinh Thanh là một xã ven biển của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm cách thành phố Huế khoảng chừng 30 km về phía Đông Nam. Vinh Thanh có diện tích toàn xã rộng trên 8 km 2 , với khung phân bố chiều dài theo hướng Bắc Nam khoảng 3 km, chiều rộng Đông Tây bờ biển vào sát phá Tam Giang là 2,7 km. Giới hạn của xã theo cách ghi lại của người xưa là: “Đông Đại hải; Tây Đại giang; Nam Hà Úc Can Lô xứ; Bắc Xuân Thiên, Cây Lục, Bàu Nổ”. Tức là Đông giáp biển lớn; Tây giáp sông rộng; Nam kề xứ Hà Úc, Can Lô và Bắc giáp Xuân Thiên, Cây Lục, Bàu Nổ [2, tr. 5]. Nằm trên dải đất hẹp, hai phía Đông Tây bị bao bọc bởi biển cả, phá lớn; phía Bắc và phía Nam nối liền với hai xã Vinh Xuân và Vinh An chạy dài nối tiếp với các xã Vinh Hưng, Vinh Mỹ (về phía Nam); Phú Diên, Phú Thuận (về phía Bắc), làm thành một dải xóm làng, vành đai dọc theo miền duyên hải đầm phá của huyện Hương Phú. 1.1.2 Địa hình Thuộc vùng duyên hải miền Trung, vì vậy địa hình của Vinh Thanh tương đối bằng phẳng, có ít diện tích là đầm phá, có độ nghiêng dần từ Tây sang Đông, nhưng sự chênh lệch không lớn lắm. Tuy được bao bọc bởi phá Tam Giang nhưng lại chịu nhiều khó khăn của biển đem lại, đặc biệt việc xây dựng các hệ thống thuỷ lợi tương đối khó khăn. Điều đó làm cho sản xuất nông nghiệp ở đây càng lệ thuộc vào thiên nhiên, nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng chủ yếu dựa vào mưa, nguồn nước ngầm, ao hồ…, dùng sức người gánh tưới. Vậy xét về mặt cấu tạo địa hình xã Vinh Thanh có thể được phân chia thành 4 khu vực sau: - Chạy suốt biển Đông là vùng cát, cây lâm nghiệp. - Trải dài theo tỉnh lộ 49 là đất khu dân cư xen lẫn đất vườn. - Hai phía khu dân cư là đất chuyên dùng trong trồng trọt. - Nằm giữa là khu trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá. 4 Nhìn chung, kết cấu chủ yếu là đất cát pha, độ phì nhiêu thấp, địa hình có độ dốc tương đối lớn, diện tích đất đai không lớn nhưng gồm nhiều loại, thuận lợi cho việc bố trí nhiều loại cây trồng, vật nuôi. 1.1.3 Khí hậu Xã Vinh Thanh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm của vùng duyên hải miền trung. Nhiệt độ trung bình hằng năm trên 25 0 C, cao tuyệt đối là 40 0 C, thấp tuyệt đối là 7,5 0 C, mức cao trung bình là 29,5 0 C và mức thấp trung bình là 21,5 0 C. Hằng năm có gần 1500 giờ nắng với tổng nhiệt trung bình khoảng 9300 0 C [2, tr. 7]. Mùa khô nóng, nắng hạn đến sớm và thường kéo dài vào các tháng 5, 6, 7, 8. Mùa ẩm lạnh đến muộn vào tháng 12 và kết thúc sớm (khoảng cuối tháng 2 năm sau). Theo tài liệu đặc biệt của trạm khí tượng thuỷ văn Huế thì bình quân trong năm vùng này có tới hơn 160 ngày mưa và lượng mưa cao nhất trong ngày là 433mm. Lượng mưa trung bình hằng năm 3000mm, năm lớn nhất lên tới gần 5000mm, năm thấp nhất 1850mm [2, tr. 7]. Do các điều kiện nhiệt độ, lượng mưa như vậy mà độ ẩm trung bình năm là 85%, thấp tuyệt đối là 15%, lượng mưa bốc hơi trung bình cả năm gần 600mm. Không khác gì với các xã ở miền đất cát sát biển này, xã Vinh Thanh rất thịnh hành gió nồm thổi từ biển vào theo hướng Đông Nam – Tây Bắc với tốc độ trung bình cao hơn nhiều so với các làng nằm sâu trong đất liền 40m/s hoặc nhiều hơn nữa. Vì thổi từ biển vào trực tiếp mang theo nhiều hơi nước tạo nên không khí thoáng mát, ít chịu cảnh oi nồng. Điều này có ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ con người và cảnh quan môi trường. Vào mùa đông tập trung ở các tháng 1, 2, 3 thường có gió mùa Đông Bắc gây lạnh rét và mưa phùn. Nhưng vì được bao bọc xung quanh là biển, đầm phá nước mênh mông nên tuy có lạnh rét nhưng không ít khô hanh và giá buốt. Vào mùa hè, xã Vinh Thanh cũng chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nhưng đã phần nào giảm bớt sự khô nóng do luồng gió đã thổi qua vùng đầm phá và biển cả, sông lớn nên Vinh Thanh cũng như bao làng quê dọc doi cát vùng duyên hải Hương Phú được môi trường tự nhiên điều hoà, làm giảm bớt đi sự khắc nghiệt của hai mùa khí hậu trong năm. Toàn xã lúc đầu chỉ là một vùng đất cát, nhưng con người đã đến đây sinh sống và làm ăn được bởi là một vùng cát ẩm, không khô nóng như những vùng đất khác, tạo điều kiện cho nhân dân trong việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản, thuận lợi trong việc trồng hoa màu, rau quả và đặc biệt 5 vùng quê nổi tiếng với nghề nấu rượu. Tuy nhiên, con người ở đây cũng phải hứng chịu nhiều thử thách nghiệt ngã của môi trường tự nhiên đem lại. Mùa hè chịu cái nắng gió của đại dương và hứng chịu luôn những trận bão cát, gió xoáy. Nương vườn, đồng ruộng, kênh rạch thường hay bị cát vùi lấp, ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng, độ màu của đất. Các tháng 9, 10, 11 thường có bão, nước dâng làm nhà cửa, cây cối bị phá huỷ, đồng ruộng bị nhiễm mặn… làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người và sự giao lưu với môi trường xung quanh. Mùa mưa bão nơi đây như bán đảo chơ vơ giữa đại dương bao la. 1.1.4 Thuỷ văn Với vị trí địa lí này, thiên nhiên đã ưu đãi cho Vinh Thanh nhiều điều kiện thuận lợi để sinh tồn và phát triển. Cánh đồng Trầm Niên, nguyên xưa là một con hói lớn, có đủ nước tưới, qua nhiều năm tháng nó đã bị bồi lắp cạn dần, con người khai thác tạo nên những ruộng đồng. Biển cả, đầm phá Tam Giang là nguồn tiềm năng vô tận mà xưa nay cha ông ta đã khai thác phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của mình, một phần đáp ứng nhu cầu xã hội. 1.1.5 Thổ nhưỡng Xã Vinh Thanh có đất tự nhiên không nhiều, chủ yếu lại là cát và một phần bị nhiễm mặn cho nên diện tích trồng trọt ít đến nay chỉ chiếm 40% diện tích toàn xã. Đất ở đây thuộc dạng địa hình bồi tụ có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, phức tạp, do các trầm tích sông, biển, vùng vịnh hỗn hợp tạo thành. Cùng với quá trình lắng đọng trầm tích do phù sa, gió bão đã làm cạn dần và thu hẹp diện tích đầm phá. Vùng biển cổ chưa bị vùi lấp hoàn toàn – mở rộng dần đồng bằng. Hoạt động khai phá, cải tạo của con người lâu dài trong lịch sử đã tạo nên những cánh đồng gieo cấy lúa, nương, vườn trồng rau màu, cây cối xanh tốt bốn mùa ngay trên vùng quê cát và nắng gió. Phần ruộng đất canh tác nằm chủ yếu ở cánh đồng Trầm Niên và các xứ đồng cạnh phá Tam Giang chạy dọc theo chiều dọc của làng bao quanh khu dân cư theo hướng Đông và Tây. Đây là khu đồng chủ yếu dùng để gieo cây lúa vì nó có độ màu mỡ hơn. Số diện tích còn lại chủ yếu là đất cát pha hoặc cát trắng được khai thác và sử dụng trồng rau màu các loại: khoai, sắn, thuốc lá, ớt… nhưng diện tích hoang hoá vẫn còn nhiều. 1.1.6 Giao thông Ở vào vị trí này, giao thông đường bộ thật cách trở, khó khăn nhưng đường thuỷ lại vô cùng tiện lợi. Từ xưa nhân dân Vinh Thanh cùng với các làng đã thiết 6 [...]... bên biển và phá Tam Giang, cồn hoang, sú vẹt bao phủ, cha ông ta đã chung sức lao động, bám trụ, làm chủ mảnh đất gây dựng, phát triển phường ấp mấy trăm năm nay 13 CHƯƠNG 2 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN XÃ VINH THANH GIAI ĐOẠN 1930 – 1939 2.1 Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Vinh Thanh trước năm 1930 2.1.1 Chính sách tô thuế và đời sống nhân dân Xã Vinh Thanh... việc chỉ đạo phong trào cách mạng của nhân dân toàn xã 2.2.2 Phong trào đấu tranh của nhân dân Vinh Thanh giai đoạn 1930 – 1935 Ngày 3 – 2 – 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặc vĩ đại trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam Chấm dứt thời kỳ 20 phân tán lực lượng và sự lãnh đạo phong trào cách mạng của các tổ chức cộng sản riêng lẻ Dưới ngọn cờ cách mạng của Đảng Cộng... chúng ra sức vơ vét của cải của nhân dân, đàn áp phong trào cách mạng, đây là mặt chủ yếu Mặt khác, Phát xít Nhật đưa ra nhiều bài mị dân để đánh lừa nhân dân ta Nhân dân ta nói chung và Vinh Thanh nói riêng cũng chịu sự áp đặt của bọn phát xít 27 3.2 Phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân Vinh Thanh giai đoạn 1939 - 1945 Cuối năm 1939 đầu năm 1940, tình hình trong nước và thế giới có những... chính quyền giai đoạn 1939 – 1945 Cao trào vận động dân tộc dân chủ ở xã Vinh Thanh nói riêng và huyện Phú Vang nói chung thực sự là một cuộc vận động cách mạng sôi nổi và rộng khắp dưới sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của các cấp ủy Đảng, đông đảo quần chúng nhân dân Vinh Thanh và các xã lân cận Vinh Xuân, Vinh Thái, Vinh Phú, Vinh An… đã được giác ngộ, tin tưởng và tập hợp lại trong phong trào đấu tranh... ở tỉnh, huyện và địa phương xã Vinh Thanh đã thắng lợi trọn vẹn Nhân dân xã Vinh Thanh cùng với nhân dân huyện Phú Vang đã đoàn kết, cùng nhau khởi nghĩa giành chính quyền dưới sụ chỉ đạo của Trung ương Nhân dân Vinh Thanh từ nay thực sự đứng lên làm chủ vận mệnh của đất nước, của làng quê mình Qua 15 năm đấu tranh cách mạng, nhân dân Vinh Thanh với ý chí quật cường, truyền thống yêu nước đã vươn lên... nhóm tình Đảng đã dần khôi phục phong trào quần chúng ở 22 Vinh Thanh Để tạo thành mạng lưới cơ sở cách mạng liên hoàn và sự gắn kết lãnh đạo của Đảng, các nhóm cảm tình Đảng đã tìm cách liên lạc với các nhóm cảm tình Đảng trong huyện Phú Vang Như vậy, qua cuộc khủng bố của kẻ thù trong các năm 1930 – 1935, phong trào đấu tranh của nhân dân Phú Vang nói chung và nhân dân Vinh Thanh nói riêng tạm thời... nhân dân Cách mạng tháng Tám đã thành công trên đất Vinh Thanh, sự kiện này đánh dấu bước thay đổi của nhân dân Vinh Thanh từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã mở ra chân trời mới cho nhân dân Vinh Thanh Từ đây, nhân dân Vinh Thanh có đủ quyền độc lập tự do Như vậy là sau những ngày chuẩn bị, bằng sức người và sức của, việc giành chính quyền ở tỉnh, huyện. .. sớm của Tỉnh Đảng bộ Thừa Thiên Huế, chỉ hơn một tháng sau khi Đảng ra đời Nhân dân khắp nơi đã vùng lên như vũ bão quyết đập tan xiềng xích gông cùm của thực dân và phong kiến để đi đến độc lập, tự do Là một bộ phận của đất nước, nhân dân Vinh Thanh từng bước tham gia vào vận hội mới của dân tộc Trước năm 1930 xã Vinh Thanh có đồng chí Trương Luyện là người sớm giác ngộ cách mạng Ông nằm trong nhóm... chủ, nên nhân dân Vinh Thanh bước vào thời kỳ mới 1939 – 1945 với niềm tin chắc thắng Những biến động của tình hình thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng trong cả nước và địa phương xã Vinh Thanh Tháng 9 – 1940 Nhật vào Đông Dương, nhân dân rên xiết, sống trong cảnh “một cổ hai tròng” Qua cao trào vận động dân chủ, một số lớn cơ sở Đảng bị lộ, kẻ thù thẳng tay đàn áp, Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên tổn... thanh niên Tháng 8 năm 1930, tin tức về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh dội vào Thừa thiên Huế Tỉnh uỷ phát động phong trào ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, chống chính sách khủng bố của địch, nhân dân Vinh Thanh cũng đã hưởng ứng tham gia [1, tr 26] Hoảng sợ trước phong trào quần chúng ngày một dâng cao, thực dân Pháp nhằm dập tắt ngọn lửa cách mạng mới đang đựơc nhen nhóm trong nhân dân Bọn chúng thi hành . nay. 13 CHƯƠNG 2 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN XÃ VINH THANH GIAI ĐOẠN 1930 – 1939 2.1 Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Vinh Thanh trước năm 1930 2.1.1. 27 PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở XÃ VINH THANH, HUYỆN PHÚ VANG GIAI ĐOẠN 1939 – 1945 27 3.1 Tình hình chung 27 3.2 Phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân Vinh Thanh giai đoạn 1939 - 1945. cách mạng của địa phương, đồng thời làm phong phú thêm cho lịch sử của huyện, tỉnh Đó là lý do tôi chọn đề tài Phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh

Ngày đăng: 13/11/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan