diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết hồ quý ly của nguyễn xuân khánh và hội thề của nguyễn quang thân

135 1.8K 11
diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết hồ quý ly của nguyễn xuân khánh và hội thề của nguyễn quang thân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bĩ GIAẽO DUC VAè AèO TAO AI HOĩC HU TRặèNG AI HOĩC Sặ PHAM TRặNG THậ NHUNG DIN NGễN LCH S TRONG TIU THUYT H QUí LY CA NGUYN XUN KHNH V HI TH CA NGUYN QUANG THN Chuyón ngaỡnh : LYẽ LUN VN HOĩC Maợ sọỳ : 60.22.01.20 LUN VN THAC Sẫ NGặẻ VN NGặèI HặẽNG DN KHOA HOĩC TS. NGUYN KHếC SấNH Huóỳ, nm 2014 1 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Træång Thë Nhung 2 2 L i C m Ơnờ ả Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn: - Thầy giáo TS Nguyễn Khắc Sính, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. - Quý Thầy, Cô giáo khoa Ngữ Văn, phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học cao học. - Xin cảm ơn tấm lòng của những người thân yêu trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Trương Thị Nhung 3 iii 3 MỤC LỤC trang Trang phụ bìa i 4 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1. Từ những năm 60 của thế kỉ XX nghiên cứu diễn ngôn đã trở thành một vấn đề của lí luận văn học được phát triển rầm rộ ở châu Âu. Khái niệm diễn ngôn lúc đó trở thành một khái niệm trung tâm và được lưu hành rộng rãi trong khoa học xã hội và nhân văn nên từ khóa này càng ngày càng xuất hiện với tần số dày đặc. Sau thời kì thống trị của chủ nghĩa cấu trúc, diễn ngôn lại được xuất hiện với những hàm nghĩa mới trong các công trình nghiên cứu hậu cấu trúc (giải cấu trúc) của M. Foucault, J. Derrida, R. Barthes, M. Bakhtin,… Xét trong phạm vi của loại hình văn học cho thấy, mỗi thời kì lịch sử, do những định chế của thời đại sẽ có những lối diễn ngôn khác nhau; mỗi thể loại văn học, do những quy ước riêng của thể loại sẽ có những kiểu diễn ngôn khác nhau; mỗi nhà văn, bên cạnh việc bị chi phối bởi những điều trên, do cá tính sáng tạo và phong cách cá nhân lại có những cách diễn ngôn khác nhau nữa,… Do đó, nghiên cứu diễn ngôn trong văn học không đơn thuần chỉ nghiên cứu trên bề mặt mà “độ rơi” của nó chính là vấn đề ngoài và sau văn bản, hứa hẹn mở ra những chiều kích lí giải và khám phá khác nhau nhìn từ nhiều góc độ. Diễn ngôn lịch sử là diễn ngôn về một loại hình khoa học: khoa học lịch sử, với tất cả những đặc điểm, quy phạm của nó. Vậy nên, diễn ngôn lịch sử buộc phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định về tính chân thực lịch sử, tính khách quan nhìn từ phương diện thời đại và ý thức hệ,… Điều này trùng khớp với hệ quy tắc của diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử (chính sử) nhưng lại tỏ ra cứng nhắc, thậm chí bất lực đối với việc phân tích diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử xét về phương diện thể loại trong tương quan với những quan điểm của các trường phái lí luận mới. Đấy là chưa kể phải đi tới tận cùng để trả lời cho được câu hỏi: “thế nào là khách quan (như lịch sử thường tự nhận)”? Cái đề từ trong bộ phim Thái sư Trần Thủ Độ khẳng định “Lịch sử là những cách nhìn” nói lên rằng, đã là “những cách nhìn” thì ai dám bảo sự thật lịch sử đó là khách quan khi nó cũng mới chỉ là một cách nhìn của người chép sử mà thôi? Do đó, cần có một cái nhìn biện chứng và hệ thống về các loại diễn ngôn, bởi lâu nay, do những đặc điểm thời đại 5 5 (giai đoạn 1945-1975 ở Việt Nam chẳng hạn) nên có sự giống nhau giữa diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử với diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử. 2. Tiểu thuyết lịch sử, xét trên phạm vi toàn thế giới, đã có từ lâu và đã có những tác phẩm đạt đến tầm kinh điển: Ivalhoe của Walte Scotte, Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo, Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoi, Sông Đông êm đềm của Mikhain Cholokhov, Những ngôi sao Eghe của M. Ghézo, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am,… chẳng hạn. Trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII cũng xuất hiện một bộ tiểu thuyết lịch sử Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái (dù các tác giả vẫn ghi là “chí”). Mãi đầu thế kỷ XX mới có cuốn Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu thật sự mang tính chất của của tiểu thuyết lịch sử (dù rằng vẫn mang kiểu cấu trúc chương hồi của tiểu thuyết Minh - Thanh, Trung Quốc). Từ đó đến nay, tiểu thuyết lịch sử trở thành một dòng chảy liên tục và không thể thiếu trong lịch sử văn học Việt Nam với hàng trăm cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng, Hà Ân, Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải, Mộng Giác,… Trong dòng chảy đó, các cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Hội thề của Nguyễn Quang Thân xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ XIX, đến nay đã có chỗ đứng vững chắc trên văn đàn Việt Nam hiện đại. Tác giả của nó cũng là những nhà văn tên tuổi từng đoạt các giải thưởng cao quý và gây tiếng vang lớn. Điều đó chứng tỏ, đây là những tác phẩm, tác giả xứng đáng làm đối tượng nghiên cứu của văn học. 3. Bản thân chúng tôi là những người con sinh ra tại thành phố Huế - nơi có rất nhiều những triều đại, di tích, các sự kiện lịch sử hàng trăm năm nay, khi lớn lên lại được đào tạo thành những người giảng dạy ngành khoa học Xã hội và Nhân văn tại các trường phổ thông. Vì thế, chúng tôi cũng rất thích và muốn tìm hiểu sâu hơn vấn đề văn học có liên quan đến những sự kiện, con người trong lịch sử nước nhà và địa phương, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn ở trường phổ thông. Đó là lý do khiến tôi chọn đề tài Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Hội thề của Nguyễn Quang Thân làm luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Những nghiên cứu về diễn ngôn và diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử 6 6 2.1.1. Về vấn đề diễn ngôn Quan niệm về diễn ngôn (discourse) được giới thiệu ở nước ta sớm nhất trong lĩnh vực ngôn ngữ với các công trình như: Ngôn ngữ học đại cương của F. de Saussure thuộc trường phái ngôn ngữ học Geneva, Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan do Hồ Mỹ Huyền, Trúc Thanh dịch; Phân tích diễn ngôn của Gillian Brown – George Yule do Trần Thuần dịch,… Ở trong nước là các công trình: Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản của Diệp Quang Ban; Đại cương ngôn ngữ học của Đỗ Hữu Châu,… Những công trình này rất căn bản. Tuy nhiên, do tính mục đích của nó nên chỉ nghiên cứu diễn ngôn ở lĩnh vực ngôn ngữ. Nói cách khác, đối tượng nghiên cứu của những diễn ngôn này là ngôn ngữ (âm vị, âm tiết, từ, câu,…). Quan niệm về diễn ngôn cũng đã được giới thiệu trong khoa học văn học, song cũng do tính mục đích của từng công trình nên còn ở tình trạng tản mạn. Có thể kể đến các công trình: Chủ nghĩa cấu trúc và văn học của Trịnh Bá Đĩnh, Thi pháp văn xuôi của Tzevan Todorov, Bản mệnh của lí thuyết văn chương và cảm nghĩ thông thường của Antoine Compagnon, Tìm hiểu lí luận văn học phương Tây hiện đại của Phương Lựu, Cấu trúc văn bản nghệ thuật của Iu. Lopmann, Diễn ngôn sinh hoạt và diễn ngôn nghệ thuật của M.Bakhtin, Khảo cổ học tri thức của M. Foucault,… Gần đây, nghiên cứu văn học có thêm các bài viết đề cập đến khái niệm này hoặc sử dụng lí thuyết diễn ngôn để nghiên cứu các giai đoạn văn học như: Bản chất xã hội thẩm mĩ của ngôn từ văn học (Nguyễn Nho Thìn), Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay (Trần Đình Sử), Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn (Nguyễn Thị Ngọc Minh), Bước đầu nhận diện diễn ngôn, diễn ngôn văn học, diễn ngôn thơ (Trần Thiện Khanh), Ba góc độ mới của phân tích diễn ngôn (Đỗ Văn Hiếu),v.v… Các công trình trên sẽ rất quan trọng với nghiên cứu văn học bởi diễn ngôn của nó lấy lời nói làm đối tượng nghiên cứu nên sẽ là những tài liệu quý cho luận văn tham khảo. 2.1.2. Về diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử Nghiên cứu về diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử nhìn chung chưa nhiều và mức độ hệ thống chưa cao, chủ yếu là những kiến giải từ một số phương diện nhất định. Có thể kể đến những nghiên cứu sau đây 7 7 GS.TS. Trần Đình Sử trong Những quan niệm mới về tiểu thuyết lịch sử đã đề cập đến những thay đổi trong tư duy nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử và những quan niệm mới của thế giới về diễn ngôn lịch sử. Cũng trên tinh thần phân tích diễn ngôn lịch sử, Nguyễn Đăng Điệp trong Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh một diễn ngôn về lịch sử và văn hóa lại chọn cách lí giải từ góc độ người sáng tác. Không đi theo hướng phân tích diễn ngôn của Trần Đình Sử cũng như hướng giải quyết mối quan hệ sự thực và hư cấu của Nguyễn Đăng Điệp, Thái Phan Vàng Anh đã lựa chọn một góc nhìn khác để tiếp cận với diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử: góc nhìn đối thoại. Một số bài viết khác, tuy không trực tiếp nhưng khi đề cập đến các vấn đề: sự tiếp cận lịch sử (Hà Minh Đức), tinh thần lịch sử trong văn nghệ (Lê Thành Nghị), vài suy nghĩ về tiểu thuyết lịch sử (Nguyễn Xuân Khánh),… cũng đã xen vào các yếu tố diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử. Từ góc nhìn khái quát, Nguyễn Thị Bình trong Văn xuôi Việt Nam sau 1975 đã chỉ ra những đổi mới đáng chú ý của loại hình tiểu thuyết lịch sử trên cả hai bình diện nội dung tư tưởng và phương thức biểu hiện. Xét về mặt nội dung tư tưởng, sự cách tân thể hiện trong việc lịch sử được nhào nặn lại bằng cảm hứng thế sự - hiện đại. Xét về phương thức biểu hiện, quan điểm của tác giả có phần giống với Thái Phan Vàng Anh khi cho rằng tiểu thuyết lịch sử trần thuật bằng nguyên tắc đối thoại. 2.2. Những nghiên cứu về tác giả và tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân 2.2.1. Nguyễn Xuân Khánh với Hồ Quý Ly Về tác giả Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, các ý kiến được tập trung trong tập Lịch sử và văn hóa - cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh, do Nguyễn Đăng Điệp (chủ biên) cùng Đoàn Ánh Dương, Đỗ Hải Ninh, Nxb Phụ nữ - Viện Văn học, 2012. Có thể kể đến: Những quan niệm mới về tiểu thuyết lịch sử (Trần Đình Sử), Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh một diễn ngôn về lịch sử và văn hóa (Nguyễn Đăng Điệp), Tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ phương diện kết cấu (Bùi Việt Thắng), Quan niệm lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (khảo sát Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng ngàn) của Đỗ Hải Ninh,… 8 8 Khi nói về việc viết tiểu thuyết lịch sử, tác giả Nguyễn Hòa cho rằng, muốn viết về những con người hay sự kiện lịch sử, nhà văn không chỉ dựa trên cơ sở chính sử, trong khi sách vở khác và tài liệu dân gian cũng không nhiều, từ đó tác giả đánh giá: “Có xem xét từ góc độ đó mới thấy tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh là kết quả không dễ có đối với nhà văn Việt Nam đương đại” [70, tr.91]. Nhà văn viết về đề tài lịch sử Trần Quỳnh Nga cũng khẳng định: “… Đặc biệt là tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử đã phần nào gây được những tiếng vang trong dư luận với các tác phẩm như Mẫu Thượng ngàn, Hồ Quý Ly, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải…”[70, tr.131]. Nhà phê bình Lê Thành Nghị lại có nhận xét khác: “Nguyễn Xuân Khánh trong Hồ Quý Ly muốn dựng lên một nhân vật lịch sử từng có những nhìn nhận, đánh giá khác nhau” [70, tr.139]. Trong bài viết Lịch sử như là hư cấu - quan điểm sáng tạo mới về đề tài lịch sử, Phan Tuấn Anh trong khi đề cập đến việc luận giải của Uybơ về đạo Canvin đã liên hệ: “Quan điểm xem dữ liệu lịch sử chính là những biểu tượng cũng động vọng vào tiểu thuyết lịch sử Việt Nam với những cổ mẫu như đất, nước, lửa, mẹ… trong các tiểu thuyết như Giàn thiêu, Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn” [70, tr.239]v.v… Ngoài ra, cũng cần lưu ý để những công trình, bài viết khác như Một cách luận giải lịch sử dân tộc của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh (Nhân đọc tiểu thuyết Hồ Quý Ly) của Đỗ Ngọc Yên, Đọc Hồ Quý Ly, nghĩ về tư duy tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh của Phạm Phú Phong,… 2.2.2. Nguyễn Quang Thân với Hội thề Về nhà văn Nguyễn Quang Thân cũng như tiểu thuyết Hội thề đã có rất nhiều ý kiến thuận chiều và ngược chiều. Có thể kể đến những bài viết về tác giả như: Nhà văn Nguyễn Quang Thân, Người khát sống của Hoài Nam; Nguyễn Quang Thân - người tôn thờ trách nhiệm nhà văn của Vũ Quốc Văn; PGS.TS Mai Hương cũng đã dành những lời lẽ đầy cảm mến cho Nguyễn Quang Thân khi phân tích con đường sáng tạo của ông:“Từ đầu những năm 60, Nguyễn Quang Thân chia tay với những trang viết bằng phẳng ban đầu, đi theo hướng mô tả cuộc sống, gắng thấy cho được sự vận động căng thẳng và phức tạp của nó với mục tiêu: loại trừ được cái xấu, cái ác, góp phần hoàn thiện cuộc sống và con người (…) Anh đằm lại trong 9 9 cảm hứng ngợi ca sôi nổi của một thời văn chương. Anh đem đến cái vị tuy đắng, nhưng lạ, bên cạnh vị ngọt ngào thơm thoảng như những “hương cỏ mật” quen thuộc”. [29] Gerard Lacroix – một phóng viên người Pháp – trong Sự minh mẫn trong bóng tối được đăng tải trên tờ CAFÉ số 04 đã có lời bình: “Sự thật là có một thế hệ nhà văn mới đã bẻ gãy được tiếng gầm gừ của văn học Việt Nam “chính thống” và ông đã viện dẫn lời nhận xét của nhà văn Dương Thu Hương: “Nguyễn Quang Thân là người đầu tiên đã châm lửa vào thuốc súng bằng một trong những truyện ngắn của mình”. Về tiểu thuyết lịch sử Hội thề cũng có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Ý kiến khẳng định, đánh giá cao như: Thu An với Tiểu thuyết lịch sử: Không phải là cuộc chơi của người trẻ; Hoài Nam trong Một cái nhìn giải minh lịch sử; Với tư cách là thành viên hội đồng chung khảo cuộc thi tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam 2006 – 2009, Lê Thành Nghị đã có những đánh giá khách quan trên tinh thần đề cao cuốn tiểu thyết trong Hội thề và lịch sử; Nguyễn Văn Hùng lại tiếp cận Hội thề từ góc độ hình tượng nhân vật Lê Lợi trong Hình tượng nhân vật Lê Lợi trong tiểu thuyết lịch sử Hội thề của Nguyễn Quang Thân; Nguyễn Thị Hương Quê lại nhìn thấy bi kịch về nỗi cô đơn của người tri thức trong Hội thề của Nguyễn Quang Thân đặt trong tương quan so sánh với Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh; Cùng chung cảm thức khai thác số phận của người tri thức, song Văn Hồng lại đứng trên một phương diện khác trong Đọc tiểu thuyết lịch sử Hội thề của Nguyễn Quang Thân,… Ý kiến trái chiều, phủ định như: Kinh ngạc khi Hội nhà văn tôn vinh cuốn tiểu thuyết Hội thề của Từ Quốc Hoài; Hội thề, tiểu thuyết lịch sử hay phản lịch sử? của Trần Mạnh Hảo; hoặc một vài ý kiến khác: Không đọc kĩ Hội thề xin đừng“Chiêu tuyết”; Hội thề của Nguyễn Quang Thân; Thử tìm hiểu nguyên nhân tác thành hiện tượng Hội thề,… Tựu trung các ý kiến trên chủ yếu phê bình Hội thề ở phương diện giải quyết mối quan hệ giữa sự thực và hư cấu lịch sử cũng như quan điểm lịch sử của nhà văn trong cách nhìn nhận, đánh giá về các nhân vật lịch sử, nhất là với những nhân vật bên kia chiến tuyến. Không cực đoan khi lựa chọn đứng về một trong hai phía dư luận, Phạm Viết Đào tỏ ra tỉnh táo hơn khi đánh giá tiểu thuyết Hội thề trên cả hai phương diện: ưu – khuyết trong Đọc Hội thề của Nguyễn Quang Thân. Tác giả bài viết cho rằng ưu điểm nổi trội trong Hội thề là: “cuốn tiểu thuyết có hồn cốt (…) cuốn tiểu thuyết 10 10 [...]... trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương - Chương 1 Lý thuyết diễn ngôn và vấn đề diễn ngôn trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam 11 11 - Chương 2 Diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Hội thề của Nguyễn Quang Thân từ góc nhìn cốt truyện và nhân vật - Chương 3 Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly. .. treo những sự kiện cho tiểu thuyết khai thác Vì thế, muốn hiểu diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử, trước hết cần hiểu diễn ngôn trong khoa học lịch sử 1.2.1 Diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử Diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử hay còn gọi là diễn ngôn khoa học lịch sử là cách tổ chức ngôn từ, là những qui tắc phát ngôn trong bộ môn khoa học về lịch sử (chính sử) Diễn ngôn này bao gồm một số đặc... dân,… Nếu dựa vào chủ thể diễn ngôn, có thể chia thành: diễn ngôn về con người, diễn ngôn về chiến tranh, diễn ngôn về lịch sử, diễn ngôn về văn hóa, diễn ngôn tính dục,… Nếu dựa vào hình thái tri thức thì diễn ngôn chia thành các loại: diễn ngôn văn học, diễn ngôn khoa học, diễn ngôn chính trị, diễn ngôn pháp luật, diễn ngôn kinh tế, diễn ngôn tôn giáo, diễn ngôn báo chí,… Trong diễn ngôn văn học,... ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Hội thề của Nguyễn Quang Thân nhìn từ phương thức thể hiện Chương 1 LÝ THUYẾT DIỄN NGÔN VÀ VẤN ĐỀ DIỄN NGÔN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM 1.1 Về lý thuyết diễn ngôn Khái niệm diễn ngôn đã được sử dụng khá rộng rãi ở nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực nghiên cứu văn học, song do nội hàm của nó khá phức tạp nên vẫn chưa được giải... điểm sau 1.2.2.1 Tính đối thoại của diễn ngôn tiểu thuyết Đối thoại chính là đặc điểm quan trọng của diễn ngôn tiểu thuyết Bởi diễn ngôn tiểu thuyết là diễn ngôn về “người khác” Theo Bakhtin, nếu thơ trữ tình là diễn ngôn của chủ thể tác giả tự bộc lộ, kịch là diễn ngôn của nhân vật tự thể hiện trên sân khấu thì tiểu thuyết là diễn ngôn của người khác Trong đó, chủ thể phát ngôn đã tách ra thành một hệ... ngắm của nhà văn Trong tiểu thuyết, diễn ngôn tiểu thuyết là sự đối thoại với diễn ngôn của người khác, về diễn ngôn của người khác Hay nói cách khác, tính chất đối thoại của tiểu thuyết thực chất là đối thoại giữa các diễn ngôn với nhau Biểu hiện của tính đối thoại trong tiểu thuyết là ý thức bản ngã của nhân vật đã có ý thức về người khác mà nó xâm nhập vào; trong phát ngôn của nhân vật về bản thân. .. ngôn tiểu thuyết lịch sử - một bình diện quan trọng của diễn ngôn trong sáng tác và nghiên cứu văn học Tiểu thuyết lịch sử đương nhiên là loại tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử Điểm khác nhau căn bản giữa tiểu thuyết lịch sử và khoa học lịch sử là, tuy cùng viết về một thời kỳ nhưng một bên chỉ dựng lại các sự kiện, nhân vật trong nét bản chất, “trung thực” như nó đã diễn ra, diễn đạt bằng một ngôn. .. đã và đang gây được tiếng vang trong đời sống văn học như Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Thăng Long nổi giận, Vương triều sụp đổ, Bão táp cung đình, Huyền Trân công chúa của Hoàng Quốc Hải, Hội thề của Nguyễn Quang Thân, … chứng tỏ sự vận động của tiểu thuyết lịch sử đương đại là tất yếu và cần thiết Đối thoại với lịch sử, các nhà tiểu. .. tham khảo một số tiểu thuyết lịch sử khác như bộ Bão táp triều Trần (Hoàng Quốc Hải), Sông Côn mùa lũ (Mộng Giác), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo),… 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Làm rõ cơ sở lý luận về lý thuyết diễn ngôn, vận dụng cụ thể lý thuyết này để tìm hiểu diễn ngôn trong tiểu thuyết lịch sử 4.2 Chỉ ra được sự tương đồng và dị biệt trong diễn ngôn lịch sử với diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử, từ đó đề nghị... trình trên đây là những tư liệu quý báu cho chúng tôi tham khảo làm căn cứ khi nghiên cứu tác phẩm của hai tác giả này 3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề diễn ngôn trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam 3.2 Phạm vi khảo sát là các cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, 2007, NXB Phụ nữ và Hội thề của Nguyễn Quang Thân, 2011, NXB Phụ nữ Ngoài . 2. Diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Hội thề của Nguyễn Quang Thân từ góc nhìn cốt truyện và nhân vật - Chương 3. Diễn ngôn lịch sử trong tiểu. tài Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Hội thề của Nguyễn Quang Thân làm luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Những nghiên cứu về diễn ngôn và diễn. trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Hội thề của Nguyễn Quang Thân nhìn từ phương thức thể hiện. Chương 1. LÝ THUYẾT DIỄN NGÔN VÀ VẤN ĐỀ DIỄN NGÔN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT

Ngày đăng: 13/11/2014, 11:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1. Những nghiên cứu về diễn ngôn và diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử

  • 2.2. Những nghiên cứu về tác giả và tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân

  • 1.1.1. Khái niệm diễn ngôn từ ngôn ngữ học đến văn học

  • 1.1.2. Vấn đề diễn ngôn trong văn học

  • 1.1.3. Các thành tố của diễn ngôn văn học

  • 1.2.1. Diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử

  • 1.2.2. Diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử - một bình diện quan trọng của diễn ngôn trong sáng tác và nghiên cứu văn học

  • 1.2.3. Diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử với các cột mốc quan trọng

  • 2.1.1. Về cốt truyện trong Hồ Qúy Ly của Nguyễn Xuân Khánh

  • 2.1.2. Về cốt truyện trong Hội Thề của Nguyễn Quang Thân

  • 2.2.1. Các kiểu loại nhân vật trong hai tác phẩm

  • 2.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

  • 3.1.1. Kết cấu tương phản - sự trỗi dậy mạnh mẽ của cảm thức đối thoại

  • 3.1.2. Sử dụng kĩ thuật đồng hiện - lối tư duy “phi lịch sử”

  • 3.2.1. Ngôn từ đậm đặc chất tiểu thuyết

  • 3.2.2. Ngôn từ đối thoại nghệ thuật - điểm mạnh chính sử không có

  • 3.2.3. Ngôn ngữ miêu tả vượt khuôn khổ chính sử

  • 3.2.4. Giọng đa thanh phức điệu - đặc trưng của tiểu thuyết

  • 3.3.1. Một không gian dồn nén, căng chật

  • 3.3.2. Không gian đời tư khép kín

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan