nâng cao chất lượng dạy học bài ôn tập chương phần sinh thái học – sinh học 12, trung học phổ thông

113 1.2K 2
nâng cao chất lượng dạy học bài ôn tập chương phần sinh thái học – sinh học 12, trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ BÍCH NGỌC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Sinh học Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THỊ DẠ THỦY Huế, Năm 2012 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Trần Thị Bích Ngọc ii Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo hướng dẫn TS. Đặng Thị Dạ Thủy người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Sinh học, phòng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Huế - Đại học Huế đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các đồng nghiệp, các em học sinh trường THPT Thanh Chương I, trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên thực hiện Trần Thị Bích Ngọc iii iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục 1 Danh mục bảng, sơ đồ, đồ thị 3 Danh mục viết tắt 4 MỞ ĐẦU 5 1. Lí do chọn đề tài 5 2. Mục đích nghiên cứu 6 3. Giả thuyết khoa học 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Đối tượng nghiên cứu 7 6. Phương pháp nghiên cứu 7 7. Phạm vi nghiên cứu 9 8. Những đóng góp mới của đề tài 9 9. Cấu trúc luận văn 9 10. Lược sử vấn đề 9 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 12 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 12 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 12 1.1.1. Tiếp cận hệ thống 12 1.1.2. Bài lên lớp 17 1.1.3. Các biện pháp tổ chức bài lên lớp ôn tập chương 19 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 24 1.2.1. Việc tổ chức bài tổng kết chương của giáo viên 24 1.2.2. Việc ôn tập của học sinh 26 2.1. Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung các chương phần Sinh thái học 28 2.1.1. Mục tiêu 28 2.1.2. Cấu trúc và nội dung phần Sinh thái học 29 2.2. Thiết kế bài ôn tập chương phần Sinh thái học 33 2.2.1. Vận dụng tiếp cận hệ thống trong phân tích nội dung ôn tập về các cấp tổ chức sống quần thể, quần xã, sinh quyển 33 2.2.2. Quy trình thiết kế các hoạt động ôn tập chương phần Sinh thái học 37 2.2.3. Các biện pháp thiết kế bài ôn tập chương nâng cao hiệu quả ôn tập 39 2.2.4. Tổ chức bài ôn tập chương trong dạy học phần Sinh thái học 62 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 71 3.1. Mục đích thực nghiệm 71 3.2. Phương pháp thực nghiệm 71 3.2.1. Chọn trường thực nghiệm 71 3.2.2. Các bước thực nghiệm 71 3.2.3. Xử lý số liệu 71 3.3. Kết quả thực nghiệm 71 1 3.3.1. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách 71 3.3.2. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Thanh Chương I 74 3.4. Nhận xét, đánh giá hiệu quả của việc tổ chức bài ôn tập chương phần Sinh thái học bậc THPT 76 3.4.1. Về mặt định lượng 76 3.4.2. Về mặt định tính 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78 1. Kết luận 78 2. Kiến nghị 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 2 DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Bảng Bảng 1.1. Tình hình tổ chức bài ôn tập tổng kết chương 24 Bảng 1.2. Việc áp dụng các biện pháp tổ chức bài tổng kết chương 25 Bảng 1.3. Các hình thức ôn tập của học sinh 26 Bảng 2.1. Nội dung phần Sinh thái học 30 Bảng 2.2. Các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống Quần thể 40 Bảng 2.3. Các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống Quần xã 42 Bảng 2.4. Các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống Sinh quyển 44 Bảng 2.5. Đặc điểm của cấp độ Tổ chức sống quần thể sinh vật 63 Bảng 2.6. Đặc điểm của cấp độ tổ chức sống Cơ thể 63 Bảng 2.7. So sánh giữa cấp độ TCS cơ thể và cấp độ TCS quần thể 69 Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra 72 Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất 72 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất luỹ tích 72 Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng 73 Bảng 3.5. Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra 74 Bảng 3.6. Bảng phân phối tần suất 74 Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất luỹ tích 74 Bảng 3.8. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng 75 Sơ đồ 2.1. Logic cấu trúc nội dung chương trình Sinh thái học – THPT 30 Sơ đồ 2.2. Quy trình thiết kế các hoạt động ôn tập chương 38 Sơ đồ 2.3. Cơ chế tự điều chỉnh thân nhiệt ở người 53 Sơ đồ 2.4. Cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của QT 54 Sơ đồ 2.5. Phát triển tư duy về quần xã sinh vật 57 Sơ đồ 2.6. Sơ đồ tư duy ôn tập chương Quần xã sinh vật 59 Sơ đồ 2.7. Sơ đồ tư duy ôn tập chương Quần thể sinh vật 60 Sơ đồ 2.8. Sơ đồ tư duy ôn tập chương Hệ sinh thái - Sinh quyển 61 Sơ đồ 2.9. Cơ chế tự điều chỉnh thân nhiệt ở người 67 Sơ đồ 2.10. Cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của QT 67 Đồ thị Đồ thị 3.1. Đường luỹ tích - Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách 73 Đồ thị 3.2. Đường luỹ tích - Trường THPT Thanh Chương I 75 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ CT Cơ thể CT - HT Cấu trúc - hệ thống DTST Diễn thế sinh thái ĐC Đối chứng GV Giáo viên HT Hệ thống HS Học sinh HST Hệ sinh thái KN Khái niệm QT Quần thể QX Quần xã SGK Sách giáo khoa SQ Sinh quyển SV Sinh vật TCS Tổ chức sống THPT Trung học Phổ thông TN Thực nghiệm 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, nhân loại đang sống trong thế kỉ XXI, thế kỉ của đỉnh cao trí tuệ, với sự bùng nổ của thông tin khoa học, công nghệ. Tri thức đã trở thành một tư liệu sản xuất quan trọng và đóng vai trò quyết định với sự thành công trong tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với xu thế chung của toàn cầu, đất nước ta cũng tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa và mở rộng quan hệ quốc tế. Do đó, nước ta trong thời kì đổi mới phải hướng tới đào tạo những con người lao động có kiến thức, năng động, sáng tạo, với năng lực tư duy và hành động độc lập. Để đạt được mục tiêu trên thì giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng và đổi mới giáo dục là yêu cầu bức thiết. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học là khâu đột phá quyết định việc nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu thời đại. Tổ chức dạy học ôn tập là một vấn đề không phải mới, nhưng cũng không hề cũ. Bài ôn tập đóng một vai trò hết sức quan trọng, bởi giúp học sinh có một cái nhìn khái quát, thống nhất có tính hệ thống những kiến thức đã học, giúp học sinh có điều kiện xâu chuỗi kiến thức, mở rộng và khắc sâu tri thức, nhờ đó mà học sinh nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực nhận thức và năng lực tham gia các hoạt động thực tiễn. Song để có được một tiết ôn tập tốt, hiệu quả, ngày càng đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo cao hơn nữa. Chương trình sinh học ở Trung học Phổ thông (THPT) được xây dựng theo quan điểm của sinh học hiện đại, đó là dựa trên lý thuyết về các cấp độ tổ chức của thế giới sống. Các kiến thức sinh học trong chương trình THPT được trình bày theo thứ tự các cấp độ tổ chức sống (TCS), từ hệ nhỏ đến các hệ trung lên các hệ lớn: Tế bào (TB) → Cơ thể (CT) → Quần thể (QT) → Quần xã (QX) → Hệ sinh thái (HST) → Sinh quyển (SQ). Vì vậy, kiến thức khái niệm (KN) về các cấp độ TCS chính là các đơn vị cấu trúc cơ bản trong chương trình sinh học ở bậc THPT, là kiến thức cốt lõi, nền tảng để khâu nối các phân môn sinh học trong chương trình tạo nên một hệ thống kiến thức chặt chẽ về thế giới sống. Phần Sinh thái học đề cập đến cấp độ tổ chức trên cơ thể, với nhiệm vụ hệ thống hoá kiến thức về mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường sống, giữa sinh 5 vật với sinh vật, từ cấp độ cá thể đến cấp độ QT - QX - SQ. Những dấu hiệu bản chất của hệ thống sống thể hiện đặc trưng ở mỗi cấp độ tổ chức sống trên cơ thể được nghiên cứu một cách toàn diện ở phần này, thể hiện rõ nét ở chương II “Quần thể sinh vật”, chương III “Quần xã sinh vật” và chương IV “Hệ sinh thái, sinh quyển và sinh thái học với việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên”. Mục tiêu của chương trình là khái quát được những dấu hiệu bản chất của tổ chức sống ở cấp độ trên cơ thể. Tuy nhiên, các bài ôn tập của phần này được thiết kế theo hướng ôn tập chi tiết các kiến thức chính của các chương mà chưa khái quát, hình thành được các dấu hiệu bản chất của tổ chức sống ở các cấp độ trên cơ thể. Nhiệm vụ của người giáo viên là phải vận dụng tiếp cận hệ thống để gia công sư phạm thiết kế các bài ôn tập chương nhằm hình thành khái niệm sinh học đại cương về các cấp độ trên cơ thể với các dấu hiệu bản chất: đặc điểm cấu trúc, đặc điểm chức năng là hệ mở, tự điều chỉnh, hệ luôn vận động phát triển; đáp ứng được mục tiêu của chương trình. Trong thực tế dạy học, thực hiện nhiệm vụ này là tương đối khó khăn, có nhiều trở ngại đối với giáo viên (GV) và học sinh (HS). Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng dạy học bài ôn tập chương phần Sinh thái học - Sinh học 12, trung học phổ thông”. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và sử dụng các bài ôn tập chương phần Sinh thái học - Sinh học 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài ôn tập. 3. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng tiếp cận hệ thống để thiết kế các bài ôn tập chương theo hướng hệ thống hóa các dấu hiệu bản chất của tổ chức sống ở cấp độ quần thể, quần xã, sinh quyển và tổ chức hợp lý quá trình ôn tập sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần Sinh thái học, đáp ứng được mục tiêu của chương trình. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của bài ôn tập chương. 4.2. Điều tra thực trạng việc sử dụng bài ôn tập chương trong dạy học sinh học 12, THPT. 6 4.3. Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung phần Sinh thái học làm cơ sở cho việc thiết kế bài ôn tập chương. 4.4. Vận dụng tiếp cận hệ thống để thiết kế bài ôn tập chương cho phần Sinh thái học sinh học lớp 12 THPT. 4.5. Đề xuất hướng sử dụng bài ôn tập chương nhằm nâng cao chất lượng bài ôn tập chương. 4.6. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các bài ôn tập chương đã đề xuất. 5. Đối tượng nghiên cứu Các bài ôn tập chương phần Sinh thái học sinh học lớp 12. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các tài liệu, giáo trình, sách báo, tạp chí, các website có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu các tài liệu về tiếp cận cấu trúc – hệ thống (CT - HT) làm cơ sở để vận dụng trong phân tích các dấu hiệu bản chất về các cấp độ TCS trên CT. - Nghiên cứu sách giáo khoa Sinh học 12, các sách chuyên ngành về Sinh thái học và các tài liệu về lý luận dạy học, phương pháp dạy học, tài liệu về bài ôn tập chương trong dạy học. 6.2. Phương pháp điều tra và quan sát sư phạm - Điều tra tình hình tổ chức ôn tập, củng cố trong dạy học Sinh học 12 của giáo viên bằng phiếu trưng cầu ý kiến. - Điều tra thực trạng việc ôn tập của học sinh bằng phiếu điều tra. - Trực tiếp dự giờ thăm lớp. - Phỏng vấn GV ở trường THPT dạy sinh học 12. 6.3. Phương pháp chuyên gia Gặp gỡ, trao đổi với các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài. 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Sử dụng phương pháp thực nghiệm chéo + Lớp thực nghiệm: tổ chức dạy các bài ôn tập, củng cố do chúng tôi thiết kế. 7 [...]... chức bài ôn tập chương phần Sinh thái học - Sinh học 12 Nâng cao, THPT 8 Những đóng góp mới của đề tài - Vận dụng tiếp cận hệ thống thiết kế các bài ôn tập chương để hình thành được các dấu hiệu bản chất của tổ chức sống ở các cấp độ trên cơ thể, phần Sinh thái học Sinh học lớp 12, THPT - Đề xuất một số biện pháp tổ chức các bài ôn tập chương nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài ôn tập chương phần Sinh. .. học của học sinh chúng tôi thấy việc ôn tập của học sinh chủ yếu là hình thức học thuộc lòng trong vở ghi, trả lời các câu hỏi ôn tập thiếu tính khái quát hóa Vì vậy, học sinh phần lớn chưa hiểu bản chất của vấn đề, kiến thức thu được còn vụn vặt, thiếu tính hệ thống Với cách ôn tập như trên, hoạt động học tập của học sinh không thể đạt được chất lượng và hiệu quả cao Do vậy, việc tổ chức cho học sinh. .. học bài ôn tập chương phần Sinh thái học 9 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Thiết kế và sử dụng các bài ôn tập chương trong dạy học phần Sinh thái học - Sinh học 12, THPT Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 10 Lược sử vấn đề Trong hoạt động dạy học, ôn tập có tác dụng rất quan trọng trong... dẫn đến diễn thế sinh thái, các dạng diễn thế sinh thái, xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế sinh thái để thiết lập trạng thái cân bằng - Khái niệm, các thành phần của một hệ sinh thái và cách phân loại các hệ sinh thái - Các chu trình sinh - địa – hóa trong hệ sinh Chương IV: Hệ thái sinh thái, Sinh - Sự vận chuyển của dòng năng lượng trong hệ sinh quyển và Sinh thái học với quản 60 -... giúp học sinh xác nhận lại thông tin đã lĩnh hội, bổ sung và chỉnh lý thông tin, tổ chức lại thông tin, vận dụng thông tin đã lĩnh hội qua đó củng cố, mở rộng, đào sâu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đó được lĩnh hội, phát triển trí nhớ, tư duy của học sinh Thông qua bài lên lớp hoàn thiện tri thức, HS ôn tập lại kiến thức Ôn tập là quá trình người học xác nhận lại thông tin, bổ sung và chỉnh lý thông tin,... pháp Graph kết hợp một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ ôn tập tổng kết hóa học 11 THPT ”, trong đó nhấn mạnh việc giáo viên cần phải biết phối hợp các biện pháp dạy học tích cực một cách hợp lí để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bài ôn tập tổng kết Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khác như Nguyễn Tin (2007): “Tổ chức các bài tổng kết chương trong dạy học sinh học 10 THPT”, Lê Hồng Điệp (2007):... điểm hệ thống trong thiết kế và dạy học ôn tập chương phần sinh học tế bào lớp 10 THPT”, Nguyễn Thị Thùy Liên (2009): “Tổ chức dạy học bài tổng kết chương quán triệt quan điểm hệ thống để hình thành khái niệm cấp độ cơ thể trong sinh học 11 nâng cao , Lê Như Thảo (2009): “Tổ chức hoạt động dạy học các bài ôn tập văn học sử ở trường THPT” Các nghiên cứu đều cho rằng, ôn tập có vai trò hết sức quan trọng... điều tra chúng tôi thu được một số thông tin như sau: 1.2.1 Việc tổ chức bài tổng kết chương của giáo viên Chúng tôi tiến hành điều tra tình hình tổ chức bài ôn tập tổng kết chương phần Sinh thái học sinh học 12 của 38 giáo viên dạy Sinh học Kết quả như sau: Bảng 1.1 Tình hình tổ chức bài ôn tập tổng kết chương Mức sử dụng Số Thời gian tổ chức TT 1 Sau mỗi chương Sau mỗi phần của 2 Thường xuyên SL % 0... chế sinh học, cân bằng sinh học, diễn thế sinh thái, diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh * Hệ sinh thái, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, hình tháp năng lượng, chu trình sinh đại hóa, hiệu suất sinh thái + Nhóm khái niệm về môi trường sống: * Môi trường, điều kiện sống, nơi sống, sinh cảnh, ổ sinh thái * Nhân tố sinh thái, nhân tố vô sinh, ... dạng sinh học, do vậy cần tạo sự đa dạng sinh học trong hệ sinh thái tự nhiên hay nhân tạo, duy trì các yếu tố cần thiết, để tạo cho hệ vận động phát triển bền vững Có những hành động tham gia thiết thực vào việc bảo vệ môi trường, chống gây ô nhiễm, đảm bảo chất lượng cuộc sống cộng đồng 2.1.2 Cấu trúc và nội dung phần Sinh thái học 2.1.2.1 Cấu trúc phần Sinh thái học - Sinh học 12 Phần Sinh thái học . mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Nâng cao chất lượng dạy học bài ôn tập chương phần Sinh thái học - Sinh học 12, trung học phổ thông . 2. Mục. động ôn tập chương phần Sinh thái học 37 2.2.3. Các biện pháp thiết kế bài ôn tập chương nâng cao hiệu quả ôn tập 39 2.2.4. Tổ chức bài ôn tập chương trong dạy học phần Sinh thái học 62 CHƯƠNG. TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ BÍCH NGỌC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy

Ngày đăng: 13/11/2014, 08:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lí do chọn đề tài

    • 2. Mục đích nghiên cứu

    • 3. Giả thuyết khoa học

    • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 5. Đối tượng nghiên cứu

    • 6. Phương pháp nghiên cứu

      • 6.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

      • 7. Phạm vi nghiên cứu

      • 8. Những đóng góp mới của đề tài

      • 9. Cấu trúc luận văn

      • 10. Lược sử vấn đề

        • 10.1. Trên thế giới

        • 10.2. Ở Việt Nam

        • NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

        • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

          • 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

          • 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

          • 2.1. Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung các chương phần Sinh thái học

          • 2.2. Thiết kế bài ôn tập chương phần Sinh thái học.

          • CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

            • 3.1. Mục đích thực nghiệm

            • 3.2. Phương pháp thực nghiệm

            • 3.3. Kết quả thực nghiệm

            • 3.4. Nhận xét, đánh giá hiệu quả của việc tổ chức bài ôn tập chương phần Sinh thái học bậc THPT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan