đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng đồng bằng sông cửu long

341 1.2K 4
đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng đồng bằng sông cửu long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN TP Hồ Chí Minh – 2013 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 62.22.32.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN TẤN PHÁT TP Hồ Chí Minh – 2013 3 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 8 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 10 3. Đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 17 4. Phương pháp nghiên cứu 19 5. Đóng góp của luận án 20 6. Cấu trúc của luận án 20 CHƯƠNG 1 TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐẶC TRƯNG VÀ MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐỂ NHẬN DIỆN THỂ LOẠI 1.1. Cơ sở hình thành đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long 22 1.1.1. Cơ sở lịch sử - xã hội 23 1.1.2. Cơ sở văn hoá 31 1.2. Một số tiêu chí nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long 39 1.2.1. Cơ sở xác định các tiêu chí để nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian 41 1.2.2. Một số tiêu chí để nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long 50 Tiểu kết chương 1 56 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TƯ LIỆU TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI 4 2.1. Tình hình tư liệu truyền thuyết dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long 59 2.1.1. Nhóm tư liệu sưu tầm văn học dân gian 61 2.1.2. Nhóm tư liệu sưu khảo địa chỉ, sưu khảo lịch sử 74 2.1.3. Nhóm tư liệu nghiên cứu văn học, nghiên cứu lịch sử 82 2.1.4. Nhóm tư liệu điền dã 85 2.2. Phân loại truyền thuyết dân gian đồng vùng bằng sông Cửu Long 87 2.2.1. Cơ sở phân loại 87 2.2.2. Phân loại 92 Tiểu kết chương 2 94 CHƯƠNG 3 ĐẶC TRƯNG CẤU TẠO TRUYỀN THUYẾT ĐỊA DANH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1. Khái niệm cốt truyện và các yếu tố tự sự của thể loại truyền thuyết 96 3.2. Đặc trưng cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết địa danh 99 3.2.1. Cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết địa danh liên quan đến những nhân vật tiền hiền có công khai phá, xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long 100 3.2.2. Cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết địa danh liên quan đến những sự kiện lịch sử và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm 110 3.2.3. Cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết địa danh liên quan đến nhân vật Nguyễn Ánh 119 Tiểu kết chương 3 135 CHƯƠNG 4 ĐẶC TRƯNG CẤU TẠO TRUYỀN THUYẾT NHÂN VẬT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 4.1. Cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết về các 137 5 nhân vật tiền hiền có công khai phá, xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long 4.2. Cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết về các nhân vật có công đấu tranh chống giặc ngoại xâm 146 4.3. Cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết về các danh nhân văn hoá 167 4.4. Cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết về các nhân vật tôn giáo 176 4.5. Cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết về các nhân vật tướng cướp 184 4.6. Cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết về các nhân vật làm tay sai cho thực dân Pháp………………………………… 191 Tiểu kết chương 4 196 KẾT LUẬN 199 Những công trình của tác giả đã công bố 204 Tài liệu tham khảo 205 PHỤ LỤC 222 Phụ lục 1: Truyền thuyết địa danh liên quan đến những nhân vật tiền hiền có công khai phá, xây dựng vùng ĐBSCL (TL1A) 222 Phụ lục 2: Truyền thuyết địa danh liên quan đến những sự kiện lịch sử và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm vùng ĐBSCL (TL1B) 223 Phụ lục 3: Truyền thuyết địa danh liên quan đến nhân vật Nguyễn Ánh (TL1C) 224 Phụ lục 4: Truyền thuyết về các nhân vật tiền hiền có công khai phá, xây dựng vùng ĐBSCL (TL2A) 226 Phụ lục 5: Truyền thuyết về các nhân vật có công đấu tranh chống giặc ngoại xâm (TL 2B) 227 Phụ lục 6: Truyền thuyết về các danh nhân văn hoá (TL2C) 232 Phụ lục 7: Truyền thuyết về các nhân vật tôn giáo (TL2D) 233 Phụ lục 8: Truyền thuyết về các nhân vật tướng cướp (TL2E) 234 6 Phụ lục 9: Truyền thuyết về các nhân vật làm tay sai cho thực dân Pháp (TL2F) 235 Phụ lục 10: Truyền thuyết về một số sản vật và phong tục ở vùng ĐBSCL (TL2G) 236 Phụ lục 11: Một số văn bản kể thuộc thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL 237 7 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ LUẬN ÁN ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian có vị trí quan trọng trong nền văn học của mỗi dân tộc. Bởi vì “Truyền thuyết thường giữ lại những bằng chứng quý giá về chế độ xã hội, về các thể chế xã hội, tín ngưỡng, tâm lý xã hội và văn hóa vật chất của các thời đại đã qua”[237, tr.52] và “Truyền thuyết trong đời sống của mình không bao giờ tách rời các nghi thức thờ cúng thần thành hoàng làng cũng như với các tín ngưỡng phong tục, kỵ hèm cùng lễ hội dân gian”[86, tr.78]. Như vậy, nghiên cứu về truyền thuyết cũng chính là nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của dân tộc, quốc gia. Đây là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa vì sẽ góp phần khẳng định bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, không để cho mỗi dân tộc phải khoác lên mình “bộ đồng phục văn hóa” trong hoàn cảnh thế giới đang toàn cầu hóa hiện nay. Xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V khóa VIII đã nêu rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Cần phải hết sức coi trọng, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống” [13, Tr.63]. Việc tìm hiểu đặc trưng của thể loại truyền thuyết đã được nhiều nhà nghiên cứu bàn đến và đã có nhiều ý kiến thống nhất về đặc trưng nội dung, đặc trưng nghệ thuật của thể loại này. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian ở các vùng miền khác nhau của Việt Nam vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu. Vấn đề nghiên cứu về đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian ở các vùng miền khác nhau của Việt Nam là cần thiết, bởi vì đây là một việc làm có ý nghĩa nhằm góp phần nhận thức rõ những đặc điểm mang tính địa phương trong sự thống nhất chung của thể loại. Thực tế đã cho thấy những đặc điểm của các thể loại văn học dân gian ở mỗi vùng miền (trong đó có truyền thuyết) thường bị chi phối bởi các yếu tố về lịch sử, văn hóa, xã hội của một “vùng văn hóa” cụ thể. 9 So với nhiều vùng văn hóa của Việt Nam, tiểu vùng văn hóa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc vùng văn hóa Gia Định – Nam Bộ có những sắc thái văn hóa tiêu biểu mang tính đặc trưng. Mặc dù ĐBSCL được các nhà nghiên cứu về văn hóa, lịch sử xem là vùng đất mới – được hình thành trong khoảng gần 400 năm trở lại đây – nhưng nơi đây đã chứa đựng cả một kho tàng truyền thuyết dân gian phong phú với sự hiện diện của nhiều biến thể khác nhau, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa mang đậm nét sắc thái địa phương. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về thể loại truyền thuyết ở vùng đất này chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc sưu tầm và tổng hợp các văn bản kể, khảo sát một vài bộ phận riêng lẻ. Việc phân loại và nghiên cứu về đặc trưng của hệ thống các tác phẩm truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL là chưa được đặt ra. Những vấn đề như: Truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL được hình thành trên những cơ sở lịch sử -xã hội, văn hóa nào? Hệ thống tác phẩm truyền thuyết có những đặc điểm gì đáng chú ý so với các tác phẩm truyền thuyết ở các vùng miền khác trong cả nước? v.v. dù đã được các nhà nghiên cứu folklore quan tâm và nghiên cứu nhưng chắc vẫn còn những khiếm khuyết cần phải bổ sung. Mặt khác, hiện nay trong chương trình giảng dạy Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, ở các trường cao đẳng, đại học đều có phần văn học dân gian địa phương. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phần văn học dân gian địa phương được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông, cao đẳng và đại học chính là hệ thống các tác phẩm văn học dân gian được ra đời và lưu hành tại địa phương, nơi mà trường phổ thông, cao đẳng hay đại học đang hiện diện tại đó. Nghiên cứu về thể loại truyền thuyết dân gian của người Việt ở vùng ĐBSCL nhằm góp phần xác định những đặc điểm của một thể loại tự sự có vị trí quan trọng trong hệ thống các thể loại văn học dân gian ở vùng đất mới phía Nam. Đây cũng là việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với giảng viên, giáo viên, sinh viên và học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập phần văn học địa phương tại các trường phổ thông, cao đẳng, đại học trong khu vực ĐBSCL. Với ý nghĩa đặc biệt cả về phương diện lý luận lẫn phương diện thực tiễn như đã nêu trên, chúng tôi thấy cần phải nghiên cứu thể loại truyền thuyết dân gian 10 vùng ĐBSCL trên một số các phương diện, từ cơ sở hình thành đến thực tế hiện tồn của thể loại và những đặc điểm mang tính đặc trưng của một thể loại mà theo Linda Dégh là: “Truyền thuyết đi cùng con người trong suốt cuộc đời. Trong một chuỗi, mỗi giai đoạn cuộc đời tạo ra những truyền thuyết của riêng nó: Các nhóm tự nhiên và thường xuyên (dựa vào quan hệ thân tộc, tuổi tác, giới hay dân tộc) và các nhóm tự nguyện và ngẫu nhiên (xã hội, tôn giáo, nghề nghiệp…) làm thành một mạng lưới các tương tác xã hội, trong đó truyền thuyết được trao đổi”[233, tr.323]. Vì thế, việc nghiên cứu về đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL là nhiệm vụ khoa học mà luận án của chúng tôi hướng tới. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Vì đề tài có liên quan đến vấn đề lý thuyết thể loại truyền thuyết nên ở phần này chúng tôi sẽ đề cập đến những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề đặc trưng của thể loại truyền thuyết và những công trình nghiên cứu về thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL. Những công trình sưu tầm về các tác phẩm truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL đã được công bố sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết ở chương 2 (Đặc điểm tư liệu truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL). Vấn đề nghiên cứu thể loại truyền thuyết dân gian của người Việt đã được các nhà nghiên cứu Folklore quan tâm từ những năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, ở giai đoạn này các công trình nghiên cứu chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc xác định ranh giới giữa thần thoại và truyền thuyết (Nhóm Lê Quý Đôn,1957, Lược thảo lịch sử Văn học Việt Nam; Nguyễn Đổng Chi, 1957, Sơ thảo lịch sử Văn học Việt Nam). Vấn đề đặc trưng của thể loại truyền thuyết chưa được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu ở giai đoạn này. Phải đến những năm 70 của thế kỷ XX, các tác giả Tầm Vu, Phan Trần đã bắt đầu đưa ra một số luận điểm khoa học để phân biệt truyền thuyết với thần thoại. Tác giả Tầm Vu quan tâm đến hoàn cảnh ra đời của thể loại truyền thuyết và nội dung lịch sử của thể loại này: “Xã hội công xã nguyên thủy tan rã thì truyền thuyết trở nên thịnh hơn so với thần thoại. Truyền thuyết nặng về đề tài lịch sử hơn thần thoại” [86, tr.24]. Năm 1971, công trình “Truyền thống anh hùng trong loại hình tự [...]... khảo, các công trình nghiên cứu về thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL - Hệ thống và phân loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL (gồm 3 loại và 11 tiểu loại) Bổ sung vào kho tàng truyền thuyết Việt Nam 210 tác phẩm truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL - Là công trình đầu tiên tìm ra những đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL trong một chỉnh thể vừa đa dạng vừa thống nhất Từ đó... trọng góp phần tạo nên đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL; Xác định một số tiêu chí cơ bản để nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL 21 Chương 2: Đặc điểm tư liệu truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL và vấn đề phân loại Nội dung của chương khảo sát và nêu lên đặc điểm của 04 nhóm tư liệu truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL: Nhóm tư liệu sưu tầm văn học dân gian; Nhóm tư liệu... chính sau đây: - Xác định cơ sở hình thành đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL - Phân tích và đề xuất được những tiêu chí cơ bản để nhận diện các tác phẩm truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL - Xác lập được các loại, các tiểu loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL - Phân tích và xác định đặc trưng cấu tạo của thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL 3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đáp ứng... vật vùng ĐBSCL Việc xác định những đặc điểm mang tính đặc trưng của 06 tiểu loại này được thực hiện bằng việc so sánh với các truyền thuyết cùng tiểu loại ở một số vùng miền khác trong cả nước như vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Nam Trung Bộ v.v 22 Chương 1 TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐẶC TRƯNG VÀ MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐỂ NHẬN DIỆN THỂ LOẠI 1.1 Cơ sở hình thành đặc. .. đã quan tâm nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết, cổ tích, truyện trạng ở vùng Thuận Hóa Khi nghiên cứu đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết, tác giả Hồ Quốc Hùng đã chú ý đến những đặc điểm cấu trúc và giá trị nội dung của thể loại truyền thuyết dân gian vùng Thuận Hóa ở 3 tiểu loại chính: Truyền thuyết địa danh, truyền thuyết phổ hệ, truyền thuyết nhân vật và sự kiện... tạo, đặc điểm motif, v.v của thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL 4.3 Phương pháp so sánh Phương pháp này được sử dụng trong việc so sánh các tác phẩm truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL với các tác phẩm truyền thuyết dân gian cùng loại, cùng tiểu loại ở một số vùng miền khác ở Việt Nam nhằm xác định những đặc điểm đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL Phương pháp so sánh còn được... nghiên cứu về vùng đất Nam Bộ nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng, để từ đó xác định cơ sở hình thành đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL 2/ Bao quát và thẩm định các tư liệu, các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về văn học dân gian, văn hóa dân gian ở Việt Nam và một số nước trên thế giới về đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian nói chung, truyền thuyết dân gian của người... đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Vấn đề nghiên cứu cơ sở hình thành đặc trưng các thể loại văn học dân gian có liên quan chặt chẽ với việc nghiên cứu, tìm hiểu về sự hình thành và những đặc điểm của vùng văn hóa hay còn gọi là vùng văn hóa - lịch sử Một số tác giả khi nghiên cứu về đặc trưng văn hóa của một vùng văn hóa - lịch sử đã nhấn mạnh: Đặc trưng. .. đó”[129, tr.6] Năm 2000, trong luận án Tiến sĩ Đặc trưng thể loại truyền thuyết và qúa trình văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam”, tác giả Trần Thị An đã xem xét, nghiên cứu truyền thuyết với tư cách là một thể loại văn học dân gian trong sự đối sánh với các thể loại tự sự dân gian khác.Từ đó, tác giả xác định những đặc trưng của thể loại truyền thuyết ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật... những đặc điểm mang tính đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL 3.4 Phạm vi nghiên cứu Do giới hạn khuôn khổ của một luận án nên trong luận án này, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu, khảo sát thể loại truyền thuyết dân gian của người Việt ở vùng ĐBSCL Khái niệm truyền thuyết dân gian mà chúng tôi sử dụng trong luận án này là khái niệm dùng để chỉ một thể loại tự sự thuộc văn học dân gian . TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐẶC TRƯNG VÀ MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐỂ NHẬN DIỆN THỂ LOẠI 1.1. Cơ sở hình thành đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng. 2 ĐẶC ĐIỂM TƯ LIỆU TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI 4 2.1. Tình hình tư liệu truyền thuyết dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long 59 2.1.1. Nhóm. diện thể loại truyền thuyết dân gian 41 1.2.2. Một số tiêu chí để nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long 50 Tiểu kết chương 1 56 CHƯƠNG 2 ĐẶC

Ngày đăng: 13/11/2014, 06:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1. TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐẶC TRƯNG VÀ MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐỂ NHẬN DIỆN THỂ LOẠI

  • CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TƯ LIỆU TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI

  • CHƯƠNG 3. ĐẶC TRƯNG CẤU TẠO TRUYỀN THUYẾT ĐỊA DANH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

  • CHƯƠNG 4. ĐẶC TRƯNG CẤU TẠO TRUYỀN THUYẾT NHÂN VẬT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan