LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc việt nam ở tỉnh đắk lắk hiện nay

224 1.1K 2
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc việt nam ở tỉnh đắk lắk hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... Bản sắc dân tộc còn đậm nét trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. Tỉnh Đắk Lắk do những nét đặc thù của môi trường tự nhiên, lịch sử ra đời và tồn tại, của các điều kiện kinh tế, chính trị xã hội, của các quan hệ cụ thể trong tiếp xúc, giao lưu văn hóa mà cộng đồng cư dân ở đây đã trải qua trong lịch sử của mình đã tạo ra những nét đặc thù của văn hóa Đắk Lắk, của con người Đắk Lắk góp vun đắp, làm phong phú sống động cho bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam thống nhất. Trong những năm qua, Đảng bộ, Chính quyền và các tầng lớp nhân dân các dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk, trong khi tập trung phát triển kinh tế, cũng đã đồng thời có sự quan tâm và những nỗ lực rất lớn và đạt được những thành tựu quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk trên cả hai phương diện: Hệ giá trị tổng quát và những giá trị bộ phận. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng, việc giữ gìn và phát huy hệ giá trị tổng quát và những giá trị bộ phận bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua vẫn còn không ít những hạn chế, bất cập cần khắc phục. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua, xuất phát từ điều kiện thực tế của địa phương, luận án đã đề xuất một số phương hướng: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk để làm nền tảng tinh thần và động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của địa phương; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk phải chú trọng những giá trị văn hóa có tính đặc thù của địa phương; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk phải có ý chí quyết tâm và tinh thần sáng tạo. Xuất phát từ điều kiện thực tế của địa phương và những phương hướng nêu trên, luận án đề xuất các nhóm giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay. Về giữ gìn và phát huy hệ giá trị tổng quát của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk, cần tập trung vào các giải pháp: Nâng cao nhận thức của nhân dân các dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh tại địa phương; xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống văn hóa trong nhân dân các dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk; xây dựng một nền văn hóa thống nhất – đa dạng tại địa phương. Về giữ gìn và phát huy những giá trị bộ phận của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam biểu hiện ở di sản văn hóa dân tộc tại tỉnh Đắk Lắk, cần tập trung vào các giải pháp: Tăng mức đầu tư và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả đối với hoạt động giữ gìn, phát huy di sản văn hóa dân tộc; xây dựng quy hoạch buôn làng mang tính ổn định lâu dài; xây dựng thiết chế văn hóa mạnh và phù hợp tại địa phương, đào tạo nguồn lực cán bộ quản lý văn hóa có tâm huyết và trình độ chuyên môn phù hợp; phát huy sức dân, vai trò của những người có uy tín trong các dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN    NGUYỄN ĐÌNH QUỐC CƯỜNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN    NGUYỄN ĐÌNH QUỐC CƯỜNG Chuyên ngành: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 80 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1) TS. Trần Chí Mỹ 2) TS. Hồ Anh Dũng Phản biện độc lập: 1) GS, TS. Nguyễn Hùng Hậu 2) GS, TS. Nguyễn Trọng Chuẩn Phản biện 1: PGS, TS. Trương Văn Chung Phản biện 2: PGS, TS. Nguyễn Xuân Tế Phản biện 3: PGS, TS. Đinh Ngọc Thạch THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Trần Chí Mỹ và Tiến sĩ Hồ Anh Dũng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này. Người làm luận án Nguyễn Đình Quốc Cường NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN AFTA ASEAN Free Trade Area (Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN) APEC Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) ASEAN Association of Southeast Asia Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) EU European Union (Liên minh châu Âu) IUCN International Unionfor Consenation of Nature and Natural Resources (Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên quốc tế) NAFTA North America Free Trade Agreement (Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ) MERCOSUR Viết tắt từ tiếng Bồ Đào Nha: Mercado Comum do Sul (Khu vực Mậu dịch Tự do Nam Mỹ và vùng biển Caribê) UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc) WCED World Commission on Environment and Nevelopment (Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới) WTO World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới) MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1. LÝ LUẬN VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM Ở TỈNH ĐẮK LẮK 14 1.1. Quan niệm về bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam 14 1.2. Tính đặc thù của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk 43 1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 76 Chương 2. THỰC TRẠNG GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM Ở TỈNH ĐẮK LẮK TRONG NHỮNG NĂM QUA 79 2.1. Khái quát các nhân tố tác động đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk 79 2.2. Thực trạng giữ gìn và phát huy hệ giá trị tổng quát và những giá trị bộ phận của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua 96 2.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk 124 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 130 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM Ở TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY 132 3.1. Phương hướng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk 132 3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay 142 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 165 KẾT LUẬN CHUNG 167 TÀI LIỆU THAM KHẢO 171 PHỤ LỤC 182 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại giao lưu, hội nhập quốc tế sâu rộng và mạnh mẽ hiện nay, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được cả cộng đồng thế giới quan tâm đặc biệt, coi đó là vấn đề hệ trọng, có quan hệ mật thiết với sự phát triển, thậm chí là sự tồn vong của mỗi quốc gia dân tộc. Bài học sâu sắc nhất từ sự phát triển của các nước trên thế giới là quá trình hội nhập vào thế giới phải đồng thời là quá trình khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc và gắn với hai quá trình này là sự phát triển cao của mỗi cá nhân trong cộng đồng dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam – những giá trị đặc trưng, bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, kết thành sức mạnh, giúp cho dân tộc ta trường tồn, lớn mạnh và phát triển như ngày nay. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, vai trò của bản sắc văn hóa dân tộc được xác định là một trong những nhân tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là nền tảng và sức mạnh tinh thần để nhân dân ta, dân tộc ta xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ phát triển mới của đất nước – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam vừa có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Mặt trái của các quá trình đó hàng ngày, hàng giờ làm nảy sinh trên đất nước ta những tâm lý, tình cảm, những quan niệm và lối sống xa lạ, thậm chí đối lập 2 với các giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc cũng như định hướng xây dựng và phát triển xã hội ta hiện nay. Những yếu tố xa lạ ấy thẩm thấu đến đâu, dẫn đến hậu quả như thế nào,… đều tùy thuộc vào sức mạnh nội sinh của xã hội ta, tức của nền văn hóa dân tộc. Sự vững mạnh đó sẽ tạo ra sức đề kháng, đẩy lùi những độc tố mới nảy sinh, đồng thời có khả năng hấp thụ những nhân tố mới lành mạnh, bổ ích. Nhận thức sâu sắc tình hình đó, Đảng ta đã đặt nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vào vị trí cần quan tâm đặc biệt: “Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế cần đặc biệt quan tâm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”[29, tr.111] và luôn coi đó vừa là một nhiệm vụ văn hóa, vừa là một nhiệm vụ chính trị, là điều kiện tất yếu để hội nhập thành công vào thế giới, xây dựng và bảo vệ thành công một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người trên đất nước ta. Ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay, trên đại thể, cũng tương tự như các địa phương khác trên đất nước ta, đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Vì thế, nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk cũng có những thuận lợi và khó khăn chung như cả nước; nhưng đồng thời, do điều kiện tự nhiên, lịch sử và văn hóa có tính đặc thù của địa phương quy định, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk có những thuận lợi và khó khăn của riêng mình. Trong những năm qua, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là rất lớn và đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ về mọi mặt của tỉnh nhà nói riêng, của khu vực Tây Nguyên và cả nước nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những thành 3 tựu, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, cả trên bình diện bản sắc văn hóa chung cho cả cộng đồng Việt Nam và bản sắc văn hóa riêng của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Ở những mức độ và phạm vi khác nhau, tùy theo lĩnh vực, đã có biểu hiện của sự phai nhạt, thậm chí coi thường, phủ định bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện tượng đó đã và đang có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk – một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng của khu vực Tây Nguyên và của cả nước. Như vậy, vấn đề đang được đặt ra một cách cấp thiết ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay là làm thế nào để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam một cách có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao vừa của công cuộc phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, vừa của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc – đảm bảo sự phát triển và tiến bộ toàn diện, đồng đều của tất cả các dân tộc ở địa phương cùng với sự phát triển và tiến bộ chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và những biểu hiện đặc thù của nó ở tỉnh Đắk Lắk; phân tích thực trạng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; xác định phương hướng và giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay, có ý nghĩa thiết thực, vừa cơ bản, vừa cấp bách, cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Trên thế giới, trong những thập kỷ gần đây, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, đề tài bản sắc văn hóa dân tộc 4 đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều chuyên gia, học giả, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức quốc tế, và có nhiều công trình khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau về đề tài này đã được công bố. Tiêu biểu trong số đó có các công trình sau: “Bản sắc dân tộc” được xuất bản bởi Ben-gơn Búc-óp Luân Đôn (Penguin Books of London), Anh, vào năm 1991 và “Bản sắc dân tộc và ý tưởng thống nhất châu Âu” đăng trên Tạp chí Các vấn đề quốc tế của Học viện Hoàng gia, Vol. 68, số 1 (tháng Giêng, 1992) của An-thô-ny D. Sơ-mit (Anthony D. Smith). Trong công trình “Bản sắc dân tộc”, tác giả đã phân tích những vấn đề như: bản sắc của quốc gia dân tộc, cơ sở dân tộc của bản sắc dân tộc, sự nổi lên của các quốc gia dân tộc, chủ nghĩa dân tộc và bản sắc văn hóa. Trong “Bản sắc dân tộc và ý tưởng thống nhất châu Âu”, tác giả đã phân tích vấn đề bản sắc dân tộc và đặt ra những vấn đề cho một bản sắc châu Âu như: Tại sao nói rằng châu Âu đang chứng kiến một sự hồi sinh của dân tộc ngay cả khi các xu hướng toàn cầu hóa của xã hội hậu công nghiệp trở nên rõ ràng hơn? Nền văn hóa châu Âu được thành lập có trái ngược với sự phát triển của một nền văn hóa quốc tế? Cuốn sách “Bản sắc văn hoá và quá trình toàn cầu” của Dôn-na-than Phơ-rít-man (Jonathan Friedman), được xuất bản bởi Khoa Nhân học, Đại học Tét-su-đơ (Teessude), 1994, tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa các quá trình toàn cầu và bản sắc của nền văn hóa; phân tích mối quan hệ giữa toàn cầu và văn hóa các địa phương. Công trình “Các câu hỏi về bản sắc văn hóa” của Sơ-tu Hao (Stuart Hall) và Pao-Đu-Gay (Paul Du Gay), Nxb. SAGE, Anh, 1996, các tác giả đã phân tích, lý giải vấn đề bản sắc văn hóa của các dân tộc, chủng tộc, giai cấp trong xã hội hiện đại đang bị suy giảm; các hình thức để nhận dạng và phân biệt giữa hiện đại và bản sắc văn hóa của các dân tộc, chủng tộc, giai cấp. [...]... Cộng sản Việt Nam về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; những nhân tố tác động đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk, chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở địa phương... hướng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk Phạm vi nghiên cứu: Luận án giới hạn việc nghiên cứu là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam biểu hiện ở các dân tộc bản địa của tỉnh Đắk Lắk, ... văn hóa dân tộc Việt Nam tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk Do đó, tôi chọn vấn đề: 11 Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay làm đề tài nghiên cứu và viết công trình luận án tiến sĩ của mình 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích của luận án: Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk; ... số phương hướng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay Nhiệm vụ của luận án: Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích, làm rõ khái niệm về bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; những biểu hiện đặc thù của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk; quan điểm của... của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua; 13 Thứ ba, luận án đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy hệ giá trị tổng quát và những giá trị bộ phận của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay 7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về ý nghĩa lý luận, luận án làm sáng tỏ hệ giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc Việt. .. Chương 1 LÝ LUẬN VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM Ở TỈNH ĐẮK LẮK 1.1 QUAN NIỆM VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC VIỆT NAM 1.1.1 Quan niệm về văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc Về khái niệm văn hóa Văn hóa được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, nó trở thành một thuật ngữ đa nghĩa Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa Các tác... sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và những biểu hiện đặc thù của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk, qua đó góp phần bảo vệ, phát triển văn hóa Việt Nam – nền văn hóa thống nhất trong đa dạng Về ý nghĩa thực tiễn, từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của luận án về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua, luận án cung cấp thêm nguồn... của luận án Thứ nhất, từ những tư tưởng mang tính gợi mở, đặt vấn đề của các nhà khoa học về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và những giá trị văn hóa đặc trưng của nhân dân các dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk, luận án làm rõ tính đặc thù của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk; Thứ hai, luận án đã vạch ra, phân tích và đánh giá được thực trạng giữ gìn và phát huy hệ giá trị tổng quát và những giá... nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc khi Việt Nam tham gia vào thị trường toàn cầu,.v.v.v Thứ hai, về vai trò của bản sắc văn hóa Việt Nam; giữ gìn và phát huy 8 bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của đất nước Về chủ đề này, có các công trình tiêu biểu như: Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản. .. về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới của đất nước là khá đồ sộ, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong những năm qua Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học độc lập nào nghiên cứu một cách trực tiếp, có hệ thống về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa . HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM Ở TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY 132 3.1. Phương hướng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk 132. VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM Ở TỈNH ĐẮK LẮK 1.1. QUAN NIỆM VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC VIỆT NAM 1.1.1. Quan niệm về văn hóa và bản sắc. về bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; những biểu hiện đặc thù của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn và

Ngày đăng: 13/11/2014, 06:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan