skkn một vài kinh nghiệm dạy trẻ làm quen văn học ở trường mẫu giáo

8 695 0
skkn một vài kinh nghiệm dạy trẻ làm quen văn học ở trường mẫu giáo

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 I.Đề tài: MỘT VÀI KINH NGHIỆM DẠY TRẺ LÀM QUEN VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO. II.Đặt vấn đề: Như chúng ta đã biết trong mọi thời đại giáo dục chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong xã hội. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo viên mầm non được xem như người thầy đầu tiên, đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người mới cho xã hội tương lai. Có điều tùy theo mỗi thời đại mà giáo dục sẽ được tổ chức kiểu này hay kiểu khác. Tùy theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Ở tuổi mẫu giáo trẻ mới bắt đầu trong quá trình học nói. Chính vì vậy hoạt động làm quen với văn học giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ, tìm hiểu về thế giới xung quanh góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ. III.Cơ sở lý luận: Thực tế cho chúng ta thấy rằng những biểu hiện về thái độ tình cảm suy nghĩ của con người khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học rất đa dạng và phong phú. Ví dụ: Như những vui buồn khi đọc tác phẩm văn học dẫn đến những biểu hiện khóc cười của người đọc. Từ đó cho ta thấy rằng nghệ thuật của tác phẩm văn học đã có một sức mạnh kỳ diệu. Nhưng đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo vấn đề cảm nhận mỗi câu chuyện, mỗi bài thơ rất hạn chế. Thế nhưng trẻ rất thích được nghe người lớn kể chuyện, thích đọc thơ hoặc những bài đồng dao, ca dao phù hợp với lứa tuổi. Mục đích của việc cho trẻ làm quen văn học là giúp trẻ hình thành và phát triển về lĩnh vực ngôn ngữ. Là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ, giáo dục biết yêu cái thiện, ghét cái ác một cách rõ ràng. Làm quen văn học còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể đó là tính tổ chức kỹ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Dạy trẻ làm quen văn học còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, cũng cố kiến thức trẻ qua học tập vui chơi trong cuộc sống. Không những thế văn học còn là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng phát triển tâm hồn cho cháu, truyền cho cháu vẻ đẹp truyền thống cha ông, lòng nhân ái, thủy chung, tính công bằng yêu chuộng lẽ phải, đức cần cù chăm chỉ, yêu nước thương nòi, tự tin lạc quan yêu đời. IV.Cơ sở thực tiễn: Năm nay tôi được trường phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ thôn Mậu Lâm. Tỉ lệ trẻ chưa được học mẫu giáo bé chiếm tỉ lệ rất cao 85%. Đa số cháu còn khóc nhè khi đến lớp, điều đó đối với tôi không quan trọng nhưng quan là trẻ còn hạn chế về ngôn ngữ. Thời gian đầu tôi nhận thấy trẻ hay nói trỗng, trả lời câu cụt, đa số nói sai nhiều về từ loại, sử dụng câu chưa đúng với ý nghĩa trong câu. Tôi bỗng nghĩ để trẻ thích giao tiếp và lĩnh hội kiến thức ta 2 cần phải giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ ngay từ tuổi mẫu giáo để trẻ hiểu vấn đề qua lời nói của người khác và biết diễn đạt suy nghĩ của mình qua lời nói. Đó là một điều cần thiết nhưng thực hiện không phải là dễ. V. Nội dung nghiên cứu: Đối với trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhớ mà mau quên, tư duy của trẻ còn hạn chế, vốn kinh nghiệm chưa cao, sự hiểu biết về cuộc sống chưa có kinh nghiệm. Vì vậy ta cần cho trẻ làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi và trong giờ học nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng. a. Cho trẻ làm quen văn học “ở mọi lúc, mọi nơi”: Vào buổi sáng đón trẻ giờ hoạt động ngoài trời ngoài công việc nhắc trẻ chào ba mẹ, giữ gìn vệ sinh, tôi thường hay trò chuyện với trẻ theo chủ điểm của chương trình học. Ví dụ: Chủ điểm ngành nghề. Tôi trò chuyện với trẻ nhà con có bao nhiêu người, bố mẹ con làm nghề gì? anh chị làm gì? làm ở đâu? Làm ra những sản phẩm gì? Hoặc trò chuyện với trẻ về công việc của một số ngành nghề trong xã hội, ích lợi của công việc đó? Lớn lên con sẽ làm nghề gì? Tôi cảm thấy có tác dụng rất lớn đối với trẻ. Trong lúc trò chuyện cô đã cung cấp cho trẻ nhiều vốn từ giúp trẻ hiểu nghĩa của câu, nói trọn câu, diễn đạt mạch lạc. Không những thế trẻ còn tìm hiểu về thế giới xung quanh, Làm quen với kiến thức mới giúp trẻ bước vào tiết học một cách dễ dàng. Vì vậy trong lúc trò chuyện với trẻ cô phải nói rõ ràng, chính xác, ngắn gọn đủ nghĩa, gần gũi, giúp trẻ học nói tốt hơn. Qua thời gian thực hiện tôi nhận thấy các cháu mạnh dạn hồn nhiên, rất thích trò chuyện với người lớn, đặc biệt vốn từ của trẻ ngày càng phong phú hơn. b. Làm quen văn học qua các “giờ học khác”: Trong mọi giờ học khác đều có thể tích hợp môn làm quen văn học, có thể là những bài thơ, đồng dao, câu chuyện đã học hoặc chưa được học. Ví dụ: Giờ học: Tìm hiểu môi trường xung quanh về chủ điểm gia đình, đề tài Gia đình bé”. Cô trò chuyện với trẻ về gia đình, gia đình con có những ai? Có bao nhiêu người? Thuộc gia đình đông con hay ít con? Gia đình lớn hay gia đình nhỏ? Trong giờ học cô giáo dục trẻ yêu thương những người trong gia đình và biết giúp đỡ bố mẹ, ông bà. Cho trẻ đọc thơ: “Thương ông , Giúp mẹ”…Hoặc dạy trẻ hát bài: “Làm chú bộ đội” có thể tích hợp vào văn học cung cấp vốn từ cho trẻ qua việc cô trò chuyện với trẻ về chú bộ đội đưa vào bài thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa”…qua các giờ học khác ta tích hợp cho trẻ làm quen văn học vào những lúc trò chuyện với trẻ theo đề tài . Đưa thơ, chuyện, đồng dao, trò chơi dân gian vào giờ học. Bên cạnh việc cung cấp vốn từ cho trẻ còn giúp trẻ tìm hiểu về xung quanh. Hình thành cho trẻ tình cảm đối với con người, cuộc sống, giúp cho các giờ học sinh động hấp dẫn, tránh sự nhàm chán, trong giờ học chính trẻ lĩnh hội kiến thức dễ dàng. c. Cho trẻ làm quen văn học trong giờ học “làm quen văn học”: 3 Do đặc điểm của lứa tuổi nên giáo dục học sinh mẫu giáo cần tiến hành theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” theo chương trình giáo dục Màm non mới. Cho nên cần đổi mới phương pháp, thay đổi hình thức dạy học. Vào đầu giờ học cô trò chuyện với trẻ theo nội dung đề tài hoặc cho trẻ đi tham quan mô hình, tranh ảnh đồng thời trò chuyện theo nội dung bức tranh để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm văn học. Khi trò chuyện cô cần giải thích rõ các từ tượng thanh, tượng hình, các từ láy hoặc có thể gợi hỏi để trẻ nói cảm xúc của mình qua bài thơ câu chuyện. Có thể tích hợp qua một số môn học khác: Toán, Làm quen môi trường xung quanh, Giáo dục âm nhạc…một cách nhẹ nhàng thoảng qua để giờ học thêm sinh động, phong phú, sau đó cô giới thiệu bài thơ, câu chuyện sắp học. -Cô đọc hoặc kể diễn cảm câu chuyện, bài thơ 1, 2 lần giúp trẻ cảm nhận âm điệu, cảnh đẹp nội dung bài thơ câu chuyện. -Sau đó giảng nội dung bài thơ cho trẻ hiểu rồi cô kể trích dẫn làm rõ những ý chính muốn nói trong bài thơ, câu chuyện, giảng một vài từ khó trong bài thơ, câu chuyện giúp trẻ hiểu nghĩa của từ và cung cấp vốn từ cho trẻ -Tiếp đến đàm thoại theo nội dung bài thơ, câu chuyện giúp trẻ hiểu nội dung và nhớ trình tự theo nội dung bài thơ, câu chuyện, phân biệt các nhân vật trong chuyện nhớ lại trình tự chuyện. Đặc biệt là để trẻ tự do giao lưu với cô hoặc thảo luận với nhau về các nhân vật trong chuyện. -Bây giờ cô mới cho trẻ đọc thơ cùng cô hoặc kể chuyện. Khi trẻ đọc thơ cô cần chú ý sửa sai khi trẻ phát âm, cách ngắt nhịp thơ, cách diễn đạt cảm xúc qua bài thơ, thể hiện tính cách của nhân vật. Cho trẻ thi đua với nhau nhằm giúp trẻ thi đua học tốt. -Sau đó cho trẻ đọc thơ hoặc kể chuyện qua tranh có thể cô viết nội dung bài thơ câu chuyện dưới bức tranh để trẻ kể chuyện, làm thơ sáng tạo theo ngôn ngữ nhằm phát huy tối đa kỹ năng sáng tạo của trẻ. -Có câu chuyện cô cho trẻ đóng kịch theo nội dung chuyện trẻ tự phân vai để đóng kịch. Nhằm giúp trẻ nhớ lại trình tự câu chuyện có thể trẻ thể hiện bằng ngôn ngữ của trẻ. Vì đóng kịch là một hình thức để phát triển ngôn ngữ, phát triển trí nhớ và giáo dục tinh thần tập thể cho trẻ. Qua đóng kịch trẻ thể hiện lại nội dung truyện, làm sống lại tâm trạng, hành động, ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện. Đồng thời thể hiện tình cảm và sự đánh giá của trẻ đối với các nhân vật. -Kết thúc giờ học cho trẻ chơi một trò chơi nhẹ có nội dung phù hợp với bài thơ, câu chuyện đang học. -Trẻ làm tranh truyện, cắt dán tranh để trẻ nhớ lại trình tự nội dung câu chuyện. 4 Kinh nghiệm qua việc dạy trẻ tôi nhận thấy: Muốn cho trẻ cảm thụ tốt âm điệu, nhịp điệu bài thơ khi đọc mẫu cho trẻ nghe cô nên đọc thật êm diệu nhẹ nhàng, chú ý ngắt nhịp, đọc nhấn mạnh vào các từ mang tính nhịp điệu. Hoặc khi kể chuyện cho trẻ nghe cô phải kể diễn cảm, thể hiện giọng nói, điệu bộ, cử chỉ từng nhân vật trong truyện. Những bài đồng dao, ca dao có thể cô ngâm cho trẻ nghe, hát cho trẻ nghe. Trong giờ hoạt động chung làm quen với văn học cần đảm bảo các nội dung: Thay đổi hình thức giới thiệu, cô kể hoặc đọc thơ hay, kết thúc cho trẻ chơi trò chơi nhẹ có nội dung phù hợp. Trong một tiết học được tổ chức thực hiện như trẻ được chơi với cô, được gần gũi trò chuyện cùng cô để trẻ thoải mái không gò bó. Về đội hình không cứng nhắc mà thay đổi liên tục nhiều đội hình khác nhau trong một giờ học để trẻ thoãi mái, nhanh nhẹn, luôn luôn lấy trẻ làm trung tâm. Trong một giờ học cô nên tuyên dương kịp thời những trẻ đọc thơ, kể chuyện hay, đóng kịch tốt để khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê trẻ mà phải nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực hiện chưa đúng. Việc dạy học phụ thuộc vào việc giáo dục. Do đó nội dung bài dạy không chỉ đơn thuần là một nội dung cần dạy cho trẻ mà còn là phương tiện giáo dục. Vì vậy tôi luôn quan sát và nhận xét xem trong quá trình học tập trẻ có hoạt động không? Có thích thú không? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hòa đồng với bạn để có hướng tìm cách đưa trẻ hòa đồng với bạn. d. Trẻ làm quen văn học thông qua giờ “hoạt động góc”: Trong giờ hoạt động chung trẻ không thể thuộc được câu chuyện hoặc bài thơ vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ mà mau quên. Ta cần cho trẻ làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi và hoạt động góc, giờ hoạt động góc trẻ được tham gia chơi rất hồn nhiên mạnh dạn có thể chơi trò chơi “cô giáo” ở góc phân vai: Một cháu làm cô giáo dạy các cháu đọc thơ hoặc kể chuyện nhằm giúp trẻ nhớ lại trình tự câu chuyện hoặc cũng cố những bài thơ đã được học. Ví dụ: Chơi về chủ điểm “Trường mầm non” thì cháu chơi ở góc phân vai trò chơi cô giáo dạy các cháu đọc thơ: “Cô giáo của em”, “Trường em” hoặc trẻ được chơi ở góc học tập xem sách truyện tranh chữ to tạo cho trẻ cảm giác là trẻ có thể đọc được quyển truyện đó hoặc có thể biết được quyển truyện đó nói về cái gì? Trẻ có thể dựa vào truyện để khám phá ra các nhân vật, khám phá nghĩa của từ của câu hoặc trẻ có thể tự vẽ, cắt dán tập làm sách, truyện tranh theo chủ điểm. Tôi nhận thấy qua giờ hoạt động góc trẻ mạnh dạn, thích giao tiếp và phát triển nhiều về từ, củng cố lại những kiến thức đã học. Đặc biêt là trẻ rất thích tự lập trong lúc tự làm sách, truyện tranh, phấn khởi và rất thích tham gia chơi ở góc này. đ.Cho trẻ làm quen văn học thông qua góc “Phát triển ngôn ngữ”: Trong lớp tôi có làm 1 góc gọi là góc “phát triển ngôn ngữ”. Vào buổi chiều tôi dành thời gian đưa cháu đến chơi ở góc này, cô đọc truyện tranh, thơ 5 cho trẻ nghe, trước khi đọc tôi trao đổi với trẻ về nội dung trong truyện tranh, thơ, gợi ý nội dung qua bài nói tên truyện, tên bài thơ, miêu tả hình ảnh của từng trang.Tôi chỉ và nói về tranh minh họa nội dung câu chuyện, bài thơ được thể hiện trong tranh như thế nào. Sau đó đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện và giúp trẻ hiểu rõ về câu chuyện, thơ. Qua việc thực hiện cho trẻ chơi ở góc này sẽ tạo tính ham thích tham gia chơi cùng cô. e. Cho trẻ làm quen văn học thông qua ‘các buổi sinh hoạt, ngày hội, ngày lễ”: Qua các buổi sinh hoạt ngày hội ngày lễ cũng cần cho trẻ làm quen văn học. Cứ 1 tuần vào buổi chiều thứ sáu tôi lại tổ chức cho trẻ sinh hoạt văn nghệ trong đó có hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch có chuẩn bị mũ các con vật, hoa văn nghệ…Qua một thời gian thực hiện tôi nhận thấy trẻ rất thích và mong đợi đến buổi chiều cuối tuần, trẻ được vui chơi thoải mái, được nghỉ ngơi, thư giản, củng cố lại kiến thức đã học dưới hình thức biểu diễn văn nghệ. Cứ vài tháng tôi lại tổ chức hội thi “Bé kể chuyện, đọc thơ hay” Có nhận xét và có phần thưởng cho những cháu đạt giải, trong hội thi có mời đông đảo phụ huynh của các lớp tham dự, nhận thấy nhiều phụ huynh rất phấn khởi về kết quả của con mình, có tác dụng rất lớn đến việc đưa con tới lớp mẫu giáo, để phụ huynh có hướng phát huy năng khiếu ở trẻ. Trong cuộc thi trẻ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào hoạt động, thích biểu diễn và say mê biểu diễn. Trong các ngày hội ngày lễ tôi hay bàn bạc với nhà trường nên dành nhiều thời gian cho các cháu được tham gia kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch. Đó cũng là 1 hình thức tuyên truyền về ngành học rất lớn, trẻ rất thích được làm và được khen ,giúp trẻ phát triển về trí tuệ, nhanh nhẹn, mạnh dạn trước mọi người và cảm thụ được cái đẹp, cái hay của văn học. Qua việc áp dụng một số biện pháp trong và ngoài giờ học, chất lượng về môn làm quen văn học của lớp tôi tăng lên rõ rệt, các cháu rất thích học bộ môn này, rất mạnh dạn khi giao tiếp, thích trò chuyện cùng người lớn và đặc biệt rất thích tham gia vào hoạt động của tất cả các chương trình giáo dục mầm non mới nói chung, hoạt động văn học nói riêng. VI. Kết quả nghiên cứu: Làm quen văn học đối với các cháu mẫu giáo là 1 vấn đề thiết thực mới và khó. Nhưng chúng ta biết rằng văn học là kho kinh nghiệm quý báu về phương diện nó là nơi lưu trữ truyền thống dân tộc. Trẻ em làm quen với văn học ngay từ những bài hát ru đầu tiên mà trẻ em ghi nhận qua lời ru à ơi của mẹ, của bà và của cô, tiếp đến trẻ được làm quen với bài thơ, câu đố, những câu chuyện lôi cuốn các cháu vào các hoạt động tập thể, hoạt động nhận thức. Từ đó chất lượng lớp tôi tăng lên đáng kể, đến nay cháu đọc thơ kể chuyện chất lượng đạt rất cao từ 80% đến 85%, tôi rất tự hào và phấn khởi, không những các cháu đọc thuộc những bài thơ, đồng dao, câu chuyện mà còn rất mạnh dạn hồn nhiên say mê thể hiện các bài thơ, câu chuyện trong chương 6 trình một cách hồn nhiên và phong phú. Trẻ mạnh dạn khi giao tiếp, những câu nói của trẻ đã khác đi rất nhiều so với đầu năm, trẻ đã nói trọn câu, diễn đạt câu trọn vẹn, trẻ đàm thoại một cách trôi chảy, biết dùng từ chính xác hơn. VII. Kết Luận: Đúng vậy giáo dục mầm non giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội, trong quá trình hình thành nhân cách con người. Do vậy công tác giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách khoa học có mục đích, có hệ thống nhằm tạo dựng những nền tản ban đầu vững chắc đúng đắn cho quá trình phát triển sau này của mỗi cá nhân trẻ như là chủ nhân tương lai của xã hội. Nhận thức được điều đó tôi đã không ngừng học hỏi nghiên cứu để chăm sóc giáo dục các cháu ở tất cả các hoạt động nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm làm quen văn học được tốt hơn, góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện. Vì trẻ em hôm nay thế giới ngày mai. VIII. Đề Nghị: *Về phía nhà trường: Nhà trưuờng tạo điều kiện cho các cháu học tốt hơn như: Môi trường hoạt động: Có sân chơi, bóng mát, các thiết bị phục vụ môn Làm quen văn học, giúp cho trẻ cảm nhận bài thơ, câu chuyện đạt hiệu quả cao hơn. Trên đây là một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học tôi đã tự tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng cho trẻ lớp tôi đạt hiệu quả rất cao, nhưng chắc rằng vẫn chưa đầy đủ rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học các cấp. Đại Hưng, ngày 25 tháng 3 năm 2010 Người nghiên cứu Nguyễn Thị Mỹ Miều 7 IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu thử nghiệm tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp chủ đề do trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non thực hiện. Tạp chí giáo dục mầm non số 2 – 2005, số 4 -2007. 8 X.Mục Lục: Trang 1. Tên đề tài 1 2. Đặt vấn đề 1 3. Cơ sở lý luận 1 4. Cơ sở thực tiễn 1 5. Nội dung nghiên cứu 2 a. Làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi. 2 b. Làm quen văn học qua các giờ “hoạt động khác”. 2 c. Làm quen văn học trong giờ học “làm quen văn học”. 2 d. Làm quen văn học thông qua “giờ hoạt động góc’. 4 đ. Làm quen văn học thông qua góc “phát triển ngôn ngữ” 4 e.Làm quen văn học thông qua “các buổi sinh hoạt ngày hội ngày lễ”. 5 6.Kết quả nghiên cứu. 5 7. Kết luận. 6 8. Đề nghị. 6 9. Tài liệu tham khảo. 7 10. Mục lục. 8 11. Phiếu đánh giá xếp loại SKKN 9 12. Phiếu chấm điểm xếp loại SKKN 10 . sở lý luận 1 4. Cơ sở thực tiễn 1 5. Nội dung nghiên cứu 2 a. Làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi. 2 b. Làm quen văn học qua các giờ “hoạt động khác”. 2 c. Làm quen văn học trong giờ học làm quen. 1 I.Đề tài: MỘT VÀI KINH NGHIỆM DẠY TRẺ LÀM QUEN VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO. II.Đặt vấn đề: Như chúng ta đã biết trong mọi thời đại giáo dục chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. giờ học sinh động hấp dẫn, tránh sự nhàm chán, trong giờ học chính trẻ lĩnh hội kiến thức dễ dàng. c. Cho trẻ làm quen văn học trong giờ học làm quen văn học : 3 Do đặc điểm của lứa tuổi nên giáo

Ngày đăng: 12/11/2014, 19:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan