đánh giá tình hình điều trị khối u buồng trứng tại bệnh viện trung ương huế năm 2001

104 559 1
đánh giá tình hình điều trị khối u buồng trứng tại bệnh viện trung ương huế năm 2001

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặt vấn đề U nang buồng trứng (UNBT) là bệnh lý phần phụ thường gặp ở phụ nữ. Theo Đinh Thế Mỹ tỷ lệ mắc UNBT là 3,6%[25]. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy UNBT gặp nhiều hơn ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, tỷ lệ mắc UNBT có xu hướng gia tăng . UNBT thường không có dấu hiệu lâm sàng điển hình nhưng rất dễ dẫn đến các biến chứng đòi hỏi phải can thiệp như xoắn nang, vì nang Đáng sợ hơn UNBT có khả năng ung thư hoá, đó là một nguyên nhân gây tử vong cho phô nữ [23]. Ngày nay với sự trợ giúp của các phương pháp cận lâm sàng, đặc biệt là siêu âm, việc chẩn đoán UNBT trở nên dễ dàng hơn; tuy nhiên thái độ xử trí trên từng trường hợp cần xem xét kỹ, đặc biệt với phụ nữ trẻ, phụ nữ chưa có con nhằm đảm bảo tối đa sự cân bằng nội tiết và quyền lợi sinh sản của người phụ nữ. Việc loại trừ UNBT được thực hiện với nhiều giải pháp khác nhau, can thiệp kinh điển là phẫu thuật mở bụng để cắt hoặc bóc tách khối u bảo tồn phần nhu mô lành buồng trứng [24], cũng có thể chọc hút nang dưới sự hướng dẫn của siêu âm Với sự phát triển của công nghệ, sự tiến bộ về kỹ năng của thầy thuốc, phẫu thuật nội soi trong điều trị UNBT được áp dụng rộng rãi, 80% bệnh nhân UNBT lành tính được điều trị bằng phẫu thuật nội soi.[21]. Các biến chứng của UNBT có thể xuất hiện sớm hay muộn tuỳ từng bệnh nhân, như: xoắn u, vì u, nhiễm khuẩn u, chèn Ðp tiểu khung, ung thư hoá và một số biến chứng khác. U buồng trứng có thể gây vô sinh, gây sảy thai, doạ đẻ non, có thể trở thành u tiền đạo ở phụ nữ có thai gây đẻ khó… Nhiều bệnh nhân UNBT vào viện với lý do đau bụng cấp cần chẩn đoán phân biệt với một số cấp cứu ổ bụng khác như: tắc ruột, chửa ngoài tử cung, viêm 1 tiểu khung… Do đó việc chẩn đoán thường khó khăn, nếu xử trí muộn không những đe doạ tính mạng bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và hoạt động sinh dục. Vì vậy, đề phòng biến chứng của UNBT là mục tiêu quan trọng. Kết quả điều trị UNBT và việc dự phòng các biến chứng phụ thuộc nhiều vào trình độ của cán bộ y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị của khoa sản nói riêng và bệnh viện nói chung. Bệnh viện 19 - 8 là bệnh viện tuyến cao nhÊt của ngành Công an nên việc nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật các kiến thức mới cho cán bộ y tế luôn được chú ý. Bệnh viện cũng đã được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh cho cán bộ chiến sỹ, công nhân viên Công an và các đối tượng khác. Vì là một bệnh viện đa khoa nên khoa phụ sản của bệnh viện có mức độ phát triển chưa được như các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành. Nhằm mục tiêu nâng cao kết quả khám chữa bệnh, chẩn đoán và điều trị, bên cạnh việc nâng cao trình độ của cán bộ y tế, tăng cường trang thiết bị thì vấn đề quan trọng là cần có nhiều nghiên cứu để rút kinh nghiệm, tìm ra các biện pháp chẩn đoán, xử trí UNBT phù hợp nhất với điều kiện thực tế của bệnh viện. Trong những năm qua, có một số nghiên cứu phát triển kỹ thuật chẩn đoán và điều trị mới. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào đánh giá việc chẩn đoán, điều trị UNBT tại bệnh viện 19-8. Do vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nhận xét về chẩn đoán và kết quả điều trị u nang buồng trứng tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an trong 10 năm từ 1999-2008” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u nang buồng trứng. 2. Nhận xét kết quả chẩn đoán và điều trị u nang buồng trứng tại Bệnh viện 19-8, Bộ Công an trong 10 năm từ 1999 - 2008”. 2 Chương 1 Tổng quan 1.1. giải phẫu, chức năng sinh lý và mô học buồng trứng 1.1.1. Giải phẫu buồng trứng Vị trí, hình thể, kích thước của buồng trứng: Buồng trứng là một tạng đôi (một ở bên phải và một ở bên trái) nằm trong ổ bụng sát thành bên chậu hông bé. Buồng trứng nằm sau dây chằng rộng, được cố định bởi dây chằng thắt lưng buồng trứng, dây chằng vòi trứng buồng trứng, dây chằng tử cung buồng trứng và mạc treo vòi tử cung, vị trí, hình thể và kích thước của buồng trứng thay đổi theo lứa tuổi [5], [24]: - Trẻ sơ sinh: buồng trứng có kích thước khoảng 0,25 × 0,5 × 1,5 cm nặng 0,3-0,4 g, màu hồng nhạt, bề mặt nhẵn. - Tuổi dậy thì: buồng trứng có kích thước khoảng 1,2 × 1,8 × 3 cm, nặng khoảng 4-7g. - Phụ nữ sinh đẻ: buồng trứng có kích thước khoảng 1,5 × 2 × 3 cm, bề mặt có nhiều sẹo. - Tuổi mãn kinh: buồng trứng có kích thước 0,5 × 1,5 × 2 cm hoặc nhỏ hơn, bề mặt nhẵn [30]. Buồng trứng dẹt hình hạt đậu cove, có hai mặt và hai đầu, nằm áp vào thành bên của chậu hông, phía sau dây chằng rộng, chếch vào trong và ra trước, màu hồng nhạt, khi có kinh màu đỏ tím. Trước tuổi dậy thì, buồng trứng nhẵn đều. Đến tuổi dậy thì, buồng trứng không nhẵn nữa vì hàng tháng có nang De Graaf vì ra, giải phóng 3 noãn rồi tạo thành sẹo. Sau tuổi mãn kinh, buồng trứng trở lại nhẵn bóng [5], [8], [9], [33], [41]. Liên quan: Buồng trứng có hai mặt: mặt ngoài , mặt trong và hai bờ: bờ tự do , bờ mạc treo buồng trứng. Mặt ngoài liên quan với thành bên tiểu khung. Ở đó buồng trứng nằm trong hố buồng trứng. Hố buồng trứng nằm giữa các nhánh của động mạch chậu, giới hạn của hố: - Phía trên là động mạch chậu ngoài. - Phía dưới là 1 nhánh động mạch chậu trong (thường là động mạch tử cung hay động mạch rốn). - Phía trước là dây chằng rộng. - Phía sau là động mạch chậu trong. Trên thực tế, khi người phụ nữ đã sinh đẻ, buồng trứng không còn nằm trong hố buồng trứng mà sa xuống dưới, có khi xuống hẳn sau túi cùng Douglas. Đáy hố có dây thần kinh bịt chạy qua nên có thể bị đau khi viêm buồng trứng. Mặt trong buồng trứng có liên quan với ống dẫn trứng và các quai ruột, ở bên phải còn liên quan với manh tràng và ruột thừa, bên trái liên quan với đại tràng sigma [5], [8], [24], [30], [41]. Nhiễm khuẩn ở buồng trứng có thể lan tới ống dẫn trứng và ruột thừa. Mạch máu, thần kinh: Động mạch có 2 nguồn: - Động mạch buồng trứng xuất phát từ động mạch chủ ở ngay dưới động mạch thận, sau khi bắt chéo qua động mạch chậu ngoài, động mạch buồng trứng chia ba nhánh: nhánh vòi trứng ngoài, nhánh buồng trứng ngoài 4 H×nh 1.1. C¬ quan sinh dôc n÷ [34]. Vòi tử cung Tử cung Buồng trứng Hình 1.2. Noãn và nhánh nối. Cả ba nhánh nối tiếp với nhánh cùng tên của động mạch tử cung, thành một cung mạch máu. Nhờ vậy, khi cắt tử cung hoặc ống dẫn trứng, Ýt khi xảy ra rối loạn dinh dưỡng và chức năng nội tiết của buồng trứng. - Động mạch tử cung tách ra 3 nhánh: nhánh vòi trứng trong, nhánh buồng trứng trong và nhánh nối để tiếp nối với các nhánh của động mạch buồng trứng. Tĩnh mạch buồng trứng: Tĩnh mạch buồng trứng đi kèm theo động mạch tạo nên đám rối hình dây leo ở gần buồng trứng. Tĩnh mạch buồng trứng phải đổ vào tĩnh mạch chủ dưới, còn tĩnh mạch buồng trứng trái đổ vào tĩnh mạch thận trái. Bạch mạch: Chạy theo động mạch buồng trứng về các hạch cạnh bên động mạch chủ. Thần kinh: Gồm những nhánh của đám rối liên mạc treo và đám rối thận. 1.1.2. Chức năng sinh lý của buồng trứng Buồng trứng có 2 chức năng: ngoại tiết và nội tiết. Trong đó chức năng nội tiết là quan trọng, quyết định chức năng ngoại tiết. * Chức năng ngoại tiết: Buồng trứng có rất nhiều nang noãn, số lượng nang noãn này giảm dần theo thời gian, vào tuổi dậy thì số lượng nang noãn chỉ còn khoảng 20.000-30.000. Buồng trứng là một cơ quan đích trong trục: dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng. Trong mỗi vòng kinh, dưới tác dụng của FSH nang noãn sẽ lớn lên rồi chín gọi là nang De Graaf, có đường kính từ 15-20mm. Dưới tác động của LH nang noãn chín rồi vỡ, giải phóng 5 noãn ra ngoài đó là hiện tượng phóng noãn. Khi noãn phóng ra được loa vòi của vòi tử cung hứng lấy, nếu gặp tinh trùng noãn được thụ tinh, vừa phát triển vừa di chuyển về buồng tử cung để làm tổ ở đó, phần tế bào nang còn lại sẽ chuyển thành tế bào hoàng thể [5], [30], [41]. Nang noãn có thể coi là một đơn vị hoạt động của buồng trứng về cả hai phương diện sinh sản và nội tiết. Nang noãn có khả năng giải phóng ra một noãn chín để thụ tinh đồng thời các hormon của nang noãn và hoàng thể đủ để làm thay đổi niêm mạc tử cung giúp cho trứng có khả năng làm tổ, nếu noãn không được thụ tinh thì sự thay đổi niêm mạc tử cung đủ để tạo ra kinh nguyệt [5], [41]. * Chức năng nội tiết: Chức năng nội tiết của buồng trứng được điều hoà bởi trục dưới đồi tuyến yên thông qua các yếu tố: GnRH, FSH, LH. Buồng trứng tạo ra hormon sinh dục chính là estrogen, progesteron và androgen. Các hormon này có nhân steroid nên còn được gọi là steroid sinh dục, chúng tác động chủ yếu lên cơ quan sinh dục nữ tạo nên hiện tượng kinh nguyệt [3], [4], [5], [41]. Buồng trứng hoạt động theo chu kỳ dưới sự điều tiết của nội tiết tố. Từ giai đoạn dậy thì buồng trứng bắt đầu hoạt động. Vào giai đoạn giữa của chu kỳ kinh, trứng sẽ đạt mức kích thước tối đa, nếu trong 12 - 24 giờ mà không được thụ tinh sẽ bị vỡ và các mảnh vỡ bị dòng máu hấp thụ [5], [24], [33], [40]. Ngoài tác dụng lên niêm mạc tử cung gây nên hiện tượng kinh nguyệt, estrogen và progesteron còn có tác dụng lên các cơ quan khác của bộ phận sinh dục như cơ tử cung, cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và tuyến vú [4], [41]. 1.1.3. Mô học buồng trứng 6 Trên diện cắt qua rốn của buồng trứng, người ta thấy buồng trứng chia làm hai vùng rõ rệt: vùng vỏ và tuỷ, lớp vỏ ngoài được bao bọc là lớp biểu mô mầm [3], [5], [24]. 7 Lớp biểu mô mầm: Lớp biểu mô mầm được cấu tạo bởi một lớp tế bào biểu mô hình vuông hay hình trụ liên tục với lớp phúc mạc ổ bụng ở mạc treo buồng trứng. Ở phụ nữ trẻ lớp biểu mô này có cấu tạo liên tục và toàn vẹn, tuy nhiên ở giai đoạn trưởng thành lớp biêu mô này có thể không còn liên tục và đôi khi không được tìm thấy. Dưới biểu mô kẽ có các tế bào hình thoi và chính những tế bào này biệt hoá thành những tế bào nội tiết gọi là tế bào kẽ. Những tế bào kẽ và tế bào vỏ của buồng trứng đảm nhiệm chức năng tiết ra các hormon steroit. Vùi trong mô kẽ của phần vỏ buồng trứng là những khối hình cầu gọi là nang trứng, mỗi nang chứa một noãn. Cùng với sự trưởng thành của cơ thể, nang noãn phát triển từ nang noãn nguyên thuỷ thành nang noãn đang phát triển và cuối cùng thành nang noãn trưởng thành (còn gọi là nang noãn chín). Khi nang noãn chín, noãn được giải phóng ra ngoài. Phần còn lại của nang noãn tại buồng trứng dần trở thành hoàng thể. Vào cuối vòng kinh hoàng thể teo đi để lại sẹo trắng, gọi là vật trắng. Đôi khi hoàng thể không thoái triển mà trở thành nang hoàng thể. Vùng vá: Vùng vỏ là một tổ chức nằm ngay sát dưới lớp biểu mô mầm chiếm tỉ lệ 1/3 đến 2/3 chiều dày của buồng trứng. Chiều dày của lớp vỏ tỉ lệ thuận với thời kì hoạt động sinh dục, trong giai đoạn mãn kinh lớp vỏ rất mỏng. Lớp vỏ được tạo nên bởi một mô đệm dày rất đặc biệt. Mô này được cấu tạo bởi các tế bào hình thoi, bên trong mô đệm này là các nang noãn ở các giai đoạn phát triển và thoái triển khác nhau. Bề mặt mô đệm dày đặc lại tạo thành lớp vỏ trắng. 8 H×nh 1.3. Khèi UNBT [35]. Vùng tuỷ: Vùng tuỷ là vùng trung tâm hẹp, nằm trong cùng của buồng trứng, là đường đI của các mạch và thần kinh của buồng trứng. Vùng tuỷ được cấu tạo bởi các liên kết xơ nằm bao quanh các mạch máu và các mạch bạch huyết của buồng trứng. Vùng tuỷ còn có một cấu trúc lưới và các tế bào vùng rốn, là nơi sản sinh androgen [4], [21], [24]. 1.2. Đặc điểm và Phân loại KhốI u buồng trứng 1.2.1. Đặc điểm Khối u buồng trứng là loại u thường gặp trong các loại khối u bộ phận sinh dục, đứng thứ hai sau u xơ tử cung. Kết quả điều tra của Đinh Thế Mỹ trên 9000 phụ nữ ở các vùng khác nhau ở miền bắc Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc u buồng trứng là 3,6%[25]. Theo John L. Powell và cộng sù, khối u buồng trứng gặp ở 20% phụ nữ không có thai. Tỷ lệ phụ nữ có thai có u nang buồng trứng là 2% -5% [61]. Du bois A. và công sự (1993) nghiên cứu tại Freiburg thấy tỷ lệ khối u buồng trứng là 1,5-10/10.000 trường hợp thai nghén. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Đinh Thế Mỹ (1996) trên 555 trường hợp có khối u buồng trứng điều trị tại BVPSTƯ thấy tỷ lệ khối u buồng trứng kết hợp với thai nghén là 4,33%, còn theo Phạm Đình Dũng (2002) tỷ lệ này là 6,59% [10]. Về kích thước: Theo Đinh Thế Mỹ khối u buồng trứng có kích thước nhỏ hơn 10 cm chiếm tỷ lệ 50% và theo Nguyễn Quốc Tuấn là 65% [36]. 9 Các khối UNBT Về vị trí: 45,5% khối u ở bên phải, 44.8% ở bên trái và 9,7 % cả hai bên. Về tính chất ác tính: Ung thư buồng trứng chiếm tỷ lệ 25% tổng số khối u buồng trứng và chiếm khoảng 40% trong số các ung thư sinh dục. Tỷ lệ này còn cao hơn ở phụ nữ tuổi mãn kinh và sau mãn kinh [25]. - Theo Quách Minh Hiến (2001-2003) tỷ lệ ung thư buồng trứng là 16,6% so với khối u buồng trứng.[17] - Theo John L. Powell thì ung thư buồng trứng xuất hiện với tỷ lệ 1/10.000 đến 1/25.000 trường hợp có thai [61]. U buồng trứng trong thời kì mang thai có tỷ lệ 1/81 trường hợp [61]. 1.2.2. Phân loại khối u buồng trứng Phần lớn các khối u ở buồng trứng là lành tính, chủ yếu là u nang. Chúng thường không gây nguy hiểm, nhưng nếu xảy ra biến chứng, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa. U nang buồng trứng được chia làm hai loại: u nang cơ năng và thực thể [5], [8], [9], [24], [33], [41]. Các u buồng trứng cơ năng bao gồm u hoàng thể thai nghén, u nang noãn, nang hoàng tuyến. Chúng có thể tự mất đi sau 3 - 6 tháng. U thực thể là các khối u tân sinh của buồng trứng có thể lành tính hoặc ác tính. Chẩn đoán xác định lành tính hay ác tính phải dựa vào giải phẫu bệnh lý. Một điều đáng lo ngại đó là ung thư buồng trứng diễn biến nhanh và thầm lặng, do đó cần được phát hiện càng sớm và điều trị tích cực [4], [18], [20], [24], [33], [41]. 1.2.2.1. U nang cơ năng U nang cơ năng có nguồn gốc từ các nang noãn do rối loạn sinh lý trong quá trình phát triển (chứ không phải do những tổn thương thực thể của buồng trứng), chỉ gặp ở những phụ nữ còn hành kinh. Chúng chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định rồi mất. Có 3 loại u cơ năng [4], [8], [18], [21], [24], [33]: 10 [...]... được ph u thuật, tỷ lệ bóc u là 69,8% Đi u trị hoá chất đối với u buồng trứng ác tính sau mổ có tỷ lệ ổn định sau đi u trị rất cao lên tới 84,8% [38] Năm 2007, Phạm Văn Mẫn đã nghiên c u chẩn đoán, đi u trị u nang thực thể buồng trứng lành tính tại BVPSTƯ trong 2 năm 1996 (thời điểm bắt 28 đ u áp dụng PTNS) và 2006 (sau 10 năm) Nghiên c u cho thấy tỷ lệ u nang thực thể buồng trứng lành tính của năm 1996... ph u thuật) +.Phương pháp ph u thuật: nội soi, mổ mổ +Vị trí khối u + Kích thước khối u, thành khối u, tính chất dịch trong u + Cách thức giải quyết u: cắt buồng trứng, phần phụ, tử cung hoặc bóc tách u + Các biến chứng của khối u + Biến chứng trong mổ n u có - Nghiên c u sau mổ: + Biến chứng sau mổ + Kết quả mô bệnh học + Thời gian nằm viện 2.2.5 Ti u chuẩn xác định một số biến số nghiên c u - Tuổi:... ph u bệnh Giải ph u bệnh là ti u chuẩn vàng trong chẩn đoán khối u buồng trứng Giải ph u bệnh xác định được nguồn gốc khối u, phân loại mô học khối u, cho biết bản chất khối u là lành tính hay ác tính, giúp phân loại u chính xác từ đó có xử lý thích hợp Giải ph u bệnh đóng vai trò quan trọng để quyết định cách xử trí và tiên lượng bệnh Đặc biệt là phương pháp cắt lạnh cho phép ph u thuật viên đánh giá. .. sơ bệnh án l u trữ tại bệnh viện 19-8, Bộ Công an 31 2.2.2 Chọn m u nghiên c u Cỡ m u nghiên c u được xác định theo phương pháp thuận lợi không xác suất, theo thời gian [20] Tổng sè n = 522 trường hợp Quần thể nghiên c u: - TÊt cả các bệnh án có chẩn đoán UNBT, đi u trị nội trú tại Bệnh viện 19-8 trong thời gian nghiên c u Thu thập thông tin: - Với các bệnh nhân đã được đi u trị từ trước tại bệnh viện: ... nào vÒ kết quả áp dụng PTNS trong phô khoa nói chung và xử trí UNBT nói riêng 1.6 MỘT SỐ nghiên c u trong và ngoài nước về u nang buồng trứng Năm 2006, Hoàng Thị Hiền nghiên c u tình hình ph u thuật khối u buồng trứng ở phụ nữ có thai tại BVPSTƯ từ năm 2001 đến tháng 6/2006, kết quả cho thấy khối u buồng trứng, có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở tuổi sinh đẻ Ở phụ nữ có thai, trong suốt thời kỳ... rối loạn kinh nguyệt 17 + Giai đoạn muộn u to chèn Ðp vào bàng quang hay trực tràng gây ti u tiện, đại tiện khó + Có bi u hiện đau bụng khi u to gây chèn Ðp hoặc biến chứng xoắn, vỡ + N u khối u ác tính thường có d u hi u suy sụp toàn thân Theo các tác giả Nam Mỹ, u buồng trứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, khoảng 2/3 các khối u buồng trứng được phát hiện ở tuổi sinh sản, 5% khối u buồng trứng gặp ở trẻ... nghiên c u là hồ sơ bệnh án được chẩn đoán là u nang buồng trứng, đã được đi u trị nội trú tại Khoa Phụ sản - Bệnh viện 19-8, Bộ Công an trong 10 năm, từ năm 1999 đến 2008 2.1.1 Ti u chuẩn lựa chọn - Bệnh nhân được chẩn đoán sau mổ là UNBT - Kết quả xét nghiệm mô bệnh học là: + UNBT (bao gồm cả UNBT cơ năng và UNBT thực thể) + Ung thư buồng trứng Hồ sơ bệnh án có đầy đủ các thông tin về lâm sàng cho bệnh. .. dụng PTNS từ năm 1993 trong đi u trị chửa ngoài tử cung, u nang buồng trứng, vô sinh, lạc nội mạc tử cung, bóc tách nhân xơ tử cung và gần đây đã cắt tử cung hoàn toàn Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh đã áp dụng PTNS từ năm 1996 với nhi u loại ph u thuật khác nhau [12], [18], [24], [27], [51] Có hai kỹ thuật xử trí u nang buồng trứng được áp dụng trong khi ph u thuật nội soi: cắt u nang buồng trứng hay... [31] Năm 2007, Trần Quang Tuấn nghiên c u 245 hồ sơ bệnh án của trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi được đi u trị ph u thuật tại BVPSTƯ từ 1/1/2004 - 31/12/2006, với chẩn đoán xác định là u buồng trứng nguyờn phỏt Tác giả nhận thấy u buồng trứng ở trẻ em và vị thành niên khác với u buồng trứng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ về một số đặc điểm dịch tễ, bệnh học, chẩn đoán, đi u trị cũng như tiên lượng... buồng trứng hàng năm có xu hướng gia tăng Tỷ lệ u buồng trứng trong khi có thai cao nhất (60,5%) Tuổi của bệnh nhân u buồng trứng chủ y u ở tuổi sinh đẻ, trong đó nhóm tuổi từ 20-39 thường gặp nhất (96,8%) Ph u thuật mổ bụng gấp hai lần PTNS Ph u thuật UNBT cho kết quả tốt n u tiến hành trong 3 tháng giữa của thời kỳ mang thai Kỹ thuật được sử dụng chủ y u ở đây là búc tỏch khối u [16], [18], [31] Năm . thường có d u hi u suy sụp toàn thân. Theo các tác giả Nam Mỹ, u buồng trứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, khoảng 2/3 các khối u buồng trứng được phát hiện ở tuổi sinh sản, 5% khối u buồng trứng gặp. và Phân loại KhốI u buồng trứng 1.2.1. Đặc điểm Khối u buồng trứng là loại u thường gặp trong các loại khối u bộ phận sinh dục, đứng thứ hai sau u xơ tử cung. Kết quả đi u tra của Đinh Thế. xét kết quả chẩn đoán và đi u trị u nang buồng trứng tại Bệnh viện 19-8, Bộ Công an trong 10 năm từ 1999 - 2008”. 2 Chương 1 Tổng quan 1.1. giải ph u, chức năng sinh lý và mô học buồng trứng 1.1.1.

Ngày đăng: 12/11/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)

  • Giải phẫu bệnh

  • Chẩn đoán giai đoạn u buồng trứng ác tính

    • BỘ Y TẾ

      • LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II

      • HÀ NỘI - 2009

      • BỘ Y TẾ

        • CHUYÊN NGÀNH : PHỤ SẢN

          • LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II

          • PGS.TS. NGUYỄN VIẾT TIẾN

          • HÀ NỘI - 2009

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan