Vai trò của khoa học và công nghệ ở các nước đang phát triển

27 634 0
Vai trò của khoa học và công nghệ ở các nước đang phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Thế giới đã và đang bước đi những bước đi đầu tiên của thế kỷ XXI. Thế kỷ mà hứa hẹn biết bao những cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức, khó khăn cho nền kinh tế các quốc gia. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, những yêu cầu về tăng năng suất lao động, thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức tổ chức quản lý,… đang đặt ra ngày càng gay gắt hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, những yêu cầu đó lại càng trở nên cấp thiết hơn.Đối với các nước đang phát triển nếu không chủ động chuẩn bị về nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin - viễn thông, điều chỉnh các quy định về pháp lý, v.v thì nguy cơ tụt hậu ngày càng xa và thua thiệt trong quan hệ trao đổi quốc tế là điều khó tránh khỏi. Ngày nay khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Sức mạnh của mỗi quốc gia tuỳ thuộc phần lớn vào năng lực KH&CN, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển thì vai trò của khoa học công nghệ là nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Điều này đòi hỏi phải có chính sách khuyến khích và đầu tư đúng đắn cho khoa học công nghệ. Chính vì những lý do trên, nhóm em xin lựa chọn đề tài “ Vai trò của khoa học và công nghệ ở các nước đang phát triển” để làm rõ vai trò; thực trạng ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ ở các nước đang phát triển.Từ đó chỉ ra những cơ hội và thách thức đồng thời tìm ra hướng đi mới cho các nước đang phát triển. Do kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết còn có nhiều thiếu sót, kính mong cô và các bạn đóng góp ý để bài viết hoàn thiện hơn. SV THỰC HIỆN: NHÓM 1 VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN PHẦN II: NỘI DUNG I. LÝ LUẬN CHUNG 1. Lý luận về khoa học và công nghệ 1.1. Lý luận về khoa học 1.1.1 Khái niệm về khoa học Khoa học được hiểu là tập hợp những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và tư duy được thể hiện bằng những phát minh dưới dạng các lý thuyết, định lý, định luật, và nguyên tắc. Như vậy thực chất của khoa học là sự khám phá các hiện tượng các thuộc tính vốn tồn tại một cách khách quan . Sự khám phá này đã làm thay đổi nhận thức của con người tạo điều kiện nghiên cứu, ứng dụng hiểu biết này vào thực tế. 1.1.2. Đặc điểm khoa học Như ta đã nói khoa học là những phát minh của con người vì những phát minh này không thể trực tiếp áp dụng vào sản xuất nên không có đảm bảo độc quyền không phải là đối tượng để mua và bán .Các tri thức khoa học có thể được phổ biến rộng rãi. Khoa học thường được phân loại theo khoa học tự nhiên và khoa học xã hội . Khoa hoc tự nhiên khám phá nhưng quy luật của tự nhiên xung quanh chúng ta. Khoa học xã hội nghiên cứu cách sống cách hành động và ứng sử của con người. Vậy khoa học là kết quả nghiên cứu của quá trình hoạt động thực tiễn, nhưng đến lượt mình nó lại có vai trò to lớn tác động mạnh mẽ trở lại hoạt động SV THỰC HIỆN: NHÓM 1 VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN sản xuất. Do đó con người hoàn toàn có khả năng đưa khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp 2.2. Lý luận về công nghệ 2.2.1. Khái niệm công nghệ Có nhiều cách hiểu khác nhau về công nghệ tuỳ theo góc độ và mục đích nghiên cứu. Nhưng một cách chung nhất công nghệ được hiểu như sau: Công nghệ là các phương tiện , kỹ năng dùng để thực hiện quá trình sản xuất nhằm biến đổi đầu vào và cho đầu ra là các sản phẩm dịch vụ. Ngày nay công nghệ thường được coi là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm. Phần cứng đó là trang thiết bị máy móc. Phần mềm bao gồm thành phần kỹ năng kỹ xảo của con người, thành phần thông tin, thành phần tổ chức quản lý.Bất kỳ quá trình sản xuất nào đều phải đảm bảo bốn thành phần trên mỗi thành phần đảm nhiệm những chức năng nhất định. 2.2.2. Đặc điểm công nghệ Qua khái niệm về công nghệ ở trên ta thấy. Trước đây cách hiểu truyền thống về công nghệ đồng nhất kỹ thuật với thiết bị không lưu ý với thực tế vận hành, tay nghề của công nhân, năng lực tổ chức quản lý hoạt động sản xuất, do vậy hiện nay thuật ngữ (công nghệ) thường được dùng thay cho thuật ngữ (kỹ thuật) việc hiểu nội dung công nghệ như vậy đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi công nghệ thực sự trở thành nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. 1.3. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ Khoa học và công nghệ có nội dung khác nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối liên hệ chặt chẽ này thể hiện ở chỗ khi còn ở trình độ SV THỰC HIỆN: NHÓM 1 VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN thấp, khoa học tác động tới kĩ thuật và sản xuất còn rất yếu, nhưng đã phát triển đến trình độ cao như ngày nay thì nó tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới sản xuất. Khoa học và công nghệ, là kết quả sự vận dụng những hiểu biết, tri thức khoa học của con người để sáng tạo cải tiến các công cụ, phương tiệ phục vụ cho sản xuất và các hoạt động khác 1.4. Đổi mới và chuyển giao công nghệ Quá trình đổi mới khoa học công nghệ bao gồm nhiều mặt nhiều dạng hoạt động nhưng tập trung chú ý vào đổi mới công nghệ, nhập công nghệ mới, nắm bắt và đưa công nghệ mới vào sản xuất, cải tiến và sáng tạo ra công nghệ, công nghệ mới bao gồm các thành phần chính. Thiết bị kĩ thuật phương pháp chế tạo sản phẩm sự am hiểu công nghệ mới, tổ chức, quản lý công nghệ mới quá trình đổi mới công nghệ được diễn ra rộng khắp, từ các doanh nghiệp, các công ty hợp tác xã các ngành các địa phương. Tóm lại có hai hướng đổi mới công nghệ: đó là đổi mới công nghệ sản phẩm và đổi mới quy trình công nghệ sản xuất. 2. Lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng ứng dụng khoa học công nghệ 2.1. Nhân tố con người Nhân tố con người là điều kiện quyết định trong sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ và áp dụng khoa học công nghệ vào nền kinh tế các nước đang phát triển. Con người là chủ thể sáng tạo ra khoa học công nghệ. đến lượt khoa học công nghệ lai trở thành phương tiện công cụ và đồng thời cũng là cơ sở để con người vươn lên hoàn thiện mình về mọi mặt, đặc là mặt năng lực trí tuệ. 2.2. Giáo dục và đào tạo SV THỰC HIỆN: NHÓM 1 VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Giáo dục và đào tạo giữ một vai trò quan trọng trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào nền kinh tế. Trong thời buổi ngày nay, một phát minh sáng chế khoa học công nghệ, hôm nay còn được xem là tân tiến, là hiện đại song có thể chỉ qua vài năm, vài tháng thậm chí là vài tuần đã bị lạc hậu. Chính vì vậy để có thể nắm bắt được kịp thời những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, đòi hỏi ở đội ngũ những người nghiên cứu triển khai và ứng dụng khoa học công nghệ phải được đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống, và phải thường xuyên được đào tạo chuyên sâu và đào tạo lại. Mọi người đều hiểu rằng để có thể khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người, trước tiên phải tập trung đầu tư, phát triển vào giáo dục và đào tạo, con người ,giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, việc giáo dục đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống trong nhà trường là vô cùng quan trọng; việc giáo dục, đào tạo chuyên sâu vào đào tạo lại trong quá trình hoạt động của con người lại càng quan trọng hơn. kiếm thức mà con người thu nhận trong nhà trường là những tri thức rất cơ bản, nhưng còn rất hạn chế. Hơn nữa trong thời đại ngày nay khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, tri thức khoa học công nghệ thường xuyên đổi mới, nếu các nhà chuyên môn không được đào tạo lại, đào tạo bổ sung họ không tránh được sự lạc hậu và dễ dàng bị đào thải. 2.3. Đội ngũ cán bộ khoa học và nguồn lao động có tay nghề cao Đội ngũ cán bộ khoa học và nguồn lao động có tay nghề cao có một vai trò quan trọng. Bởi họ chính là bởi vì họ là thành phần trực tiếp tham gia vào các quá trình sản xuất, kinh doanh và nghiệp vụ trực tiếp vần hành điều khiển các trang thiết bị máy móc hiện đại. Sự hiểu biết trình độ chuyên môn về ngành nghề của họ có vai trò quyết định trực tiếp đến hiệu quả sử dụng của máy móc trang thiết bị kĩ thuật cũng như năng xuất và chất lượng của sản phẩm. SV THỰC HIỆN: NHÓM 1 VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 2.4. Nguồn vốn cho sự phát triển khoa học và công nghệ Bên cạnh nhân lực thì vốn là điều kiện quan trọng cho sự phát triển khoa học công nghệ và áp dung khoa học công nghệ vào sản xuất. Việc đầu tư vốn vào nhập khẩu chuyển giao công nghệ của các nước đang phát triển còn rất hạn chế do thiếu vốn đầu tư. Do vậy song song với việc huy động các nguồn vốn, vấn đề sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn cũng có ý nghĩa cực kì quan trọng. Yêu cầu bảo toàn vốn được thể hiện trước hết ở công tác tổ trức tài trính có nghĩa là phải lựa trọn các phương án tối ưu trong tạo nguồn tài chính. II. THỰC TRẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Trước khi nghiên cứu thực trạng khoa học công nghệ ở các nước đang phát triển chúng ta cần phải hiểu rõ khoa học công nghệ có vai trò như thế nào đối với các quốc gia ấy. 1. Vai trò của khoa học công nghệ đối với các nước đang phát triển 1.1. Mở rộng khả năng sản xuất Dưới tác động của khoa học và công nghệ, các nguồn lực sản xuất ở các nước đang phát triển sẽ được mở rộng: Mở rộng khả năng phát hiện, khả năng khai thác và khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Từ đó làm biến đổi chất lượng nguồn lao động, mở rộng khả năng huy động, phân bổ sử dụng các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả. Khoa học công nghệ tạo điều kiện chuyển phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển kinh tế theo chiều sâu. Nghĩa là thực hiện tăng trưởng kinh tế dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất chứ không phải dựa trên việc sử dụng thêm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. SV THỰC HIỆN: NHÓM 1 VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Liên hệ ngay trong đất nước Việt Nam chúng ta. Trước 1986, một cơ chế nền kinh tế quan liêu bao cấp, bế quan tỏa cảng, không cho giao lưu hội nhập với các nền kinh tế bên ngoài. Một nền sản xuất tự cung tự cấp là chính. Vì thế khả năng sản xuất bị bó hẹp, sản xuất thủ công, sản phẩm không có tính cạnh tranh. Nền kinh tế tụt hậu, kém phát triển. Từ những năm 1986 trở đi, do nhận thức được vai trò to lớn của hội nhập kinh tế, đất nước ta đã bước sang một trang sử mới. Mở cửa giao lưu với các nền kinh tế khác. Từ đó, nước ta đã có cơ hội giao lưu, học hỏi các nước, chuyển giao khoa học và công nghệ, dẫn đến khả năng sản xuất đã được mở rộng. Sản xuất bắt đầu có sự chuyển biến từ thủ công sang máy móc. Năng suất lao động tăng nhanh, sản phẩm phong phú, đảm bảo chất lượng. Là điều kiện cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. 1.2. Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sự phát triển của khoa học và công nghệ ở các nước đang phát triển đã góp phần phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc và đưa đến phân chia thành nhiều các phân ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế mới. Từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Tăng tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng GDP của ngành nông nghiệp.Cơ cấu kinh tế trong nội bộ mỗi ngành cũng thay đổi theo xu hướng ngày càng mở rộng quy mô sản xuất. Vai trò của lao động trí tuệ trong các ngành kinh tế ngày càng được coi trọng. Lấy ví dụ ngay trong ngành công nghiệp của Việt Nam khi có yếu tố khoa học công nghệ cao tác động. Cơ cấu các ngành công nghiệp đã có chuyển dịch đáng kể, hình thành một số sản phẩm mũi nhọn, một số khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ khá hiện đại. Đến năm 2000, công nghiệp khai thác chiếm khoảng 15% tổng giá trị sản xuất toàn ngành, trong đó SV THỰC HIỆN: NHÓM 1 VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN khai thác dầu khí chiếm 11,2%, công nghiệp chế tác chiếm 79%, trong đó công nghiệp sản xuất thực phẩm chiếm khoảng 23,6% công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước, chiếm khoảng 6% trong đó công nghiệp điện chiếm 5,4%. 1.3. Tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và sự phát triển của thị trường Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Muốn vậy phải sản xuất được các sản phẩm có nhu cầu lớn, tối thiểu hóa chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm… Những yêu cầu đó chỉ được thực hiện khi áp dụng khoa học công nghệ trong quá trình sản xuất. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam nhờ có sự ứng dụng của khoa hoc công nghệ đã làm cho các mặt hàng trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Cùng một loại sản phẩm nhưng có rất nhiều các mặt hàng khác nhau với mẫu mã khác nhau. Ví dụ như có rất nhiều các sản phẩm về dầu gội đầu : DOVE, SUNSILk, CLEAR, PENTEN,…không kể đến những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Từ đó tạo ra sức cạnh tranh tương đối lớn không chỉ thị trường trong nước mà còn trên cả thị trường quốc tế. Từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. 1.4. Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Trước kia, khi khoa học và công nghệ chưa phát triển thì yếu tố quyết định tăng trưởng và phát triển kinh tế đó chính là : Vốn, đất đai, lao động. Cho đến ngày nay, tăng trưởng và phát triển kinh tế lại phụ thuộc chủ yếu vào việc triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. 2. Những thành tựu đạt được của việc ứng dụng khoa học công nghệ ở các nước đang phát triển 2.1.Tiềm lực khoa học và công nghệ đã được tăng cường và phát triển. SV THỰC HIỆN: NHÓM 1 VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Năng lực công nghệ ở các nước đang phát triển hoàn toàn không giống nhau, một trong những dấu hiệu quan trọng chỉ ra điều đó là số lượng các bằng sáng chế.Một phân tích đơn giản thông qua số bằng sáng chế được cấp tại Mỹ cho thấy, tỉ lệ bằng sáng chế ở các nước đang phát triển đang tăng lên.Qua đây, có thể thấy rằng, tiềm năng sản sinh công nghệ mới ở các nước đang phát triển đang tăng lên(năm 2001:773,2002:950,2003:1077 bằng sáng chế). Theo đó,với 11 quốc gia đang phát triển và vùng lãnh thổ đã có những nổ lực đáng kể để có những đổi mới công nghệ có thể cấp bằng sáng chế: Argentina, Barazil và Mexico ở Mỹ latinh, Nam Phi của lục địa đen, Ấn Độ, Trung Quốc, đặc khu Hồng Koong, Singapore, Malaysia, lãnh thổ đài loan và Hàn quốc ở Châu Á. Với 11 quốc gia và vùng lãnh thổ trên có thể chia ra làm 3 nhóm: Nhóm dẫn đầu là những con hổ Châu Á- Hàn quốc và lãnh thổ Đài Loan. Nhóm thứ 2 gồm: Singapore và đặc khu Hồng Koong. Nhóm cuối cùng là 7 Quốc Gia còn lại: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Brazil, Nam Phi, Argentina, Mexico. Mặc dù tổng số các bằng sáng chế còn nhỏ song con số bằng sáng chế thuộc các nước trong 3 nhóm trên đang tăng nhanh chóng, và những nước này đang dần trở thành những Quốc Gia sáng tạo công nghệ mới đầy tiềm năng. 2.2. Khoa học và công nghệ đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài. Nhờ đó, trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ đã được nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao hơn. Các chương trình nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, tự động hoá, công nghệ cơ khí - chế tạo máy, đã góp SV THỰC HIỆN: NHÓM 1 VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN phần nâng cao năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế. Hàng nghìn các kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng rộng rãi, đã và đang trở thành đòn bẩy thúc đẩy các nước phát triển kinh tế xã hội.Tỉ trọng các ngành dịch vụ dựa trên công nghệ cao trong nền kinh tế ngày càng tăng. Khoa học công nghệ tham gia ngày càng trực tiếp vào quá trình sản xuất, tạo điều kiện mở rộng thị trường toàn thế giới. Khoa học công nghệ đã áp dụng tạo ra nhiều thành công trong nhiều lĩnh vực. Ở Việt Nam, trong nông nghiệp, khoa học công nghệ đóng vai trò lớn về lai tạo, nhân giống cây trồng mới, tăng năng suất cây trồng, thay thế giống nhập ngoại. Đến nay, hơn 170 giống lúa được công nhận, trong đó có nhiều giống lúa lai tốt như VL20, TH3-3, TH304, HY83, HYT92, HYT100. Chỉ riêng Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long đã chọn tạo và đưa vào sản xuất 114 giống lúa, trong đó 45 giống được công nhận chính thức. Gần 90% diện tích đất được trồng bằng các giống lúa cải tiến. Năng suất lúa bình quân năm 2007 đạt 49,5 tạ/ha, gấp 2,4 lần năm 1980 và năm 2010 đạt trên 52,3 tạ/ha, đưa Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực triền miên đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Ngoài ra, viện còn xây dựng được 11 quy trình kỹ thuật được công nhận ở Cấp Quốc Gia, trong đó có 5 quy trình kỹ thuật canh tác lúa, 2 quy trình kỹ thuật canh tác cây trồng cạn luân canh với lúa và 4 quy trình phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Việc ứng dụng công nghệ mới giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su… Với thủy sản, đóng góp lớn nhất của khoa học và công nghệ là sản xuât giống, công nghệ nuôi trồng, chế biến giúp tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản. Ngoài ra, về lĩnh vực y học, năng lựơng nguyên tử, công nghệ thông tin… cũng có nhiều thành tựu đáng kể. SV THỰC HIỆN: NHÓM 1 [...]... công nghệ và môi trường Quốc Hội, chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Tiến sỹ Lê Đình Tiến, Thứ Trưởng Bộ khoa học và công nghệ đã nêu bật vai trò của ứng dụng khoa học công nghệ vào cuộc sống và vai trò của khoa học công nghệ với sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước 3 Những tồn tại hạn và chế về việc ứng dụng khoa học và công nghệ ở các nước đang phát triển và SV... NHÓM 1 VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN công nghệ Kinh nghiệm ở các nước cho thấy vấn đề phát triển khoa học và công nghệ thường được huy động từ hai phía nhà nước và khu vực doanh nghiệp, trong đó phần nhiều là từ các nhà doanh nghiệp Các quốc gia đang phát triển cần ra các chính sách đầu tư khuyến khích hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ, theo đó một phần vốn ở các doanh... VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung khoa học và công nghệ ở các nước đang phát triển vẫn còn nhiều mặt yếu kém,nói chung còn có khoảng cách khá xa so với các nước phát triển trên thế giới Khoa học công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội 3.1 Năng lực khoa học công nghệ. .. lý khoa học- công nghệ để cường năng lực khoa học công nghệ thì nguy cơ tụt hậu kinh tế và KH&CN ngày càng xa và tình trạng lệ thuộc lâu dài vào nguồn công nghệ nhập là khó tránh khỏi IV CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ VIỆT NAM 1 Các giải pháp Để thực hiện được mục tiêu chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, đưa khoa học và công nghệ. .. và công nghệ chậm phát triển SV THỰC HIỆN: NHÓM 1 VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Thị trường khoa học và công nghệ được hiểu là tổng hòa các mối quan hệ mua bán, trao đổi, môi giới, giám định, khiếu kiện giữa các bên giao dịch Hay nói cách khác thị trường khoa học công nghệ là phương thức thương mại hóa các thành quả khoa học và công nghệ, thúc đẩy gắn kết khoa học và công. .. hoạt động và định hướng ưu tiên về phát triển khoa học và công nghệ 1.3 Xây dựng và phát triển thị trường khoa học và công nghệ SV THỰC HIỆN: NHÓM 1 VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Trước hết cần xây dựng năng lực đổi mới công nghệ và tạo nhu cầu mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp thông qua việc tăng cường hỗ trợ của nhà nước nhằm nâng cao năng lực đổi mới công nghệ của doanh... nhà nước về khoa học công nghệ SV THỰC HIỆN: NHÓM 1 VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN hiện thông qua các quy định về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 2.4 Trình độ nhận thức và ứng dụng khoa học và công nghệ của nhân dân ngày càng được nâng cao Đối với các nước đang phát triển, khoa học công. .. ngoài tuỳ thuộc nhiều vào trình độ và năng lực KH&CN của SV THỰC HIỆN: NHÓM 1 VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN quốc gia Thách thức lớn nhất đối với sự phát triển khoa học công nghệ của các nước phát triển hiện nay là phải nâng cao nhanh chóng năng lực khoa học công nghệ để thực hiện quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa rút ngắn Trong xu thế phát triển của kinh tế tri thức,... chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu – phát triển, các trường đại học và doanh nghiệp 3.2.Trình độ công nghệ còn thấp và lạc hậu Thực tế hiện nay, khoảng cách về trình độ công nghệ ở các nước đang phát triển và các nước phát triển là một khá xa Điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triển không chỉ về khoa học và công nghệ mà còn tất cả các lĩnh vực khác Như ở Việt Nam, theo.. .VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Kết quả phân tích của Ngân hàng Thế giới cho thấy tiến bộ khoa học công nghệ đã đóng góp hơn 30% vào tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển Như ở Việt Nam: Theo tài liệu của TS Cù Chí Lợi, Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Khoa học - Xã hội Việt Nam): Ở nước ta, trong thời kỳ 1998-2002, tỉ trọng đóng góp của yếu tố KH&CN vào tăng trưởng . Những tồn tại hạn và chế về việc ứng dụng khoa học và công nghệ ở các nước đang phát triển và SV THỰC HIỆN: NHÓM 1 VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Mặc dù đã đạt. trường khoa học và công nghệ chậm phát triển SV THỰC HIỆN: NHÓM 1 VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Thị trường khoa học và công nghệ được hiểu là tổng hòa các mối. trạng khoa học công nghệ ở các nước đang phát triển chúng ta cần phải hiểu rõ khoa học công nghệ có vai trò như thế nào đối với các quốc gia ấy. 1. Vai trò của khoa học công nghệ đối với các nước

Ngày đăng: 12/11/2014, 15:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. LÝ LUẬN CHUNG

  • 1. Lý luận về khoa học và công nghệ

    • 1.1. Lý luận về khoa học

    • 2.2. Lý luận về công nghệ

    • 1.3. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ

    • 1.4. Đổi mới và chuyển giao công nghệ

    • 2. Lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng ứng dụng khoa học công nghệ

    • II. THỰC TRẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

      • 1. Vai trò của khoa học công nghệ đối với các nước đang phát triển

      • 2. Những thành tựu đạt được của việc ứng dụng khoa học công nghệ ở các nước đang phát triển

      • 2. Thách thức

      • IV. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ VIỆT NAM

        • 1. Các giải pháp

        • 2. LIÊN HỆ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA VIỆT NAM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan