báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

35 2.3K 8
báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP SẢN XUẤT A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Với phương châm “Học đi đôi với hành” thì các chương trình thực tế và việc đưa những kiến thức thực tế vào giảng đường là công việc có ý nghĩa lớn đối với công tác: Giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức lý thuyết đã học để vận dụng vào thực tiễn sản xuất. Giúp sinh viên làm quen với môi trường sản xuất của các nhà máy, hiểu được các trở ngại trong sản xuất thực tiễn. Quá trình sản xuất còn những khó khăn bên cạnh sự phát triển của nó. Giúp sinh viên tìm hiểu được quy trình sản xuất phân lân hữu cơ và phân vi sinh cũng như quy trình sản xuất tinh bột sắn. Trong quá trình đổi mới chương trình và phương pháp dạy học ở các trường chuyên nghiệp, hoạt động thực tế càng được chú ý hơn vì nó gắn chặt với việc thực hiện kĩ năng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường. Việc cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tế và cơ hội được thực hành, được vận dụng những kiến thức lý thuyết vào trong thực tế càng có ý nghĩa quan trọng để nâng cao cả kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp cũng như cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai. Giúp sinh viên thắt chặt tình bè bạn trong lớp, tinh thần sinh hoạt và làm việc tập thể; giới thiệu, hướng dẫn sinh viên cách quan sát, đánh giá, nhìn nhận vấn đề và thực hành trong quá trình đoàn đi thực tế và giao lưu. 2.Yêu cầu: Sinh viên phải nẵm vững được kiến thức lý thuyết quy trình sản xuất trong nhà máy, hiểu rõ được sự ứng dụng kiến thức vào thực tiễn do cán bộ trong nhà máy giảng dạy. B. NỘI DUNG THỰC TẬP 1. Thời gian: tiến hành trong 2 ngày 2. Địa điểm: - Nhà máy tinh bột sắn tỉnh Thừa Thiên Huế Focosev. - Nhà máy phân lân hữu cơ sinh học Sông Hương. BÁO CÁO THỰC TẾ TẠI NHÀ MÁY PHÂN LÂN HỮU CƠ SINH HỌC SÔNG HƯƠNG CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón đóng vai trò quan trọng quyết định cả về chất lượng và sản lượng thu hoạch. Hiện nay có rất nhiều dạng phân bón khác nhau đã được sản xuất sử dụng trong nông nghiệp như: Phân hoá học đa lượng hoặc vi lượng: Phân hữu cơ, phân sinh học, phân vi sinh. Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay chủ yếu sử dụng phân bón hóa học trong canh tác và sản xuất. Tuy nhiên do sử dụng không đúng cách, lạm dụng các loại phân bón và thuốc trừ sâu hóa học làm tăng dư lượng các chất hóa học gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và ảnh hưởng đến sinh vật cũng như con người đồng thời làm đất canh tác bị bạc màu nhanh chóng. Dưới tác động của việc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước góp phần làm diện tích đất nông nghiệp ngày một giảm đi. Chính vì vậy để tăng năng suất, sản lượng cây trồng đồng thời phải đảm bảo môi trường phát triển bền vững là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Cùng với chất hữu cơ, vi sinh vật sống trong đất, nước và vùng rễ cây có ý nghĩa quan trọng trong các mối quan hệ giữa cây trồng, đất và phân bón. Hầu như mọi quá trình xảy ra trong đất đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của vi sinh vật (mùn hoá, khoáng hoá chất hữu cơ, phân giải, giải phóng chất dinh dưỡng vô cơ từ hợp chất khó tan hoặc tổng hợp chất dinh dưỡng từ môi trường ). Phân bón vi sinh do Noble Hiltner sản xuất đầu tiên tại Đức (1896) và được đặt tên là Nitragin. Sau đó phát triển sang một số nước khác như ở Mỹ (1896), Canada (1905), Nga (1907), Anh (1910) và Thụy Điển (1914). Phân đạm vi sinh, phân vi sinh hỗn hợp, phân vi sinh vật phân giải phosphate khó tan có khả năng chuyển hoá các hợp chất phospho khó tan thành dễ tiêu cho cây trồng sử dụng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông phẩm, không gây hại đến sức khoẻ của người, động thực vật và không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Phân bón vi sinh dựa vào các chủng vi sinh vật sẽ phân giải các chất hữu cơ trong bùn, phế thải, rác thải, phế phẩm công nông nghiệp,…. tạo ra sinh khối, sinh khối này rất tốt cho cây cũng như cho đất, giúp cải tạo làm đất tơi xốp. Có rất nhiều ưu điểm trong việc trồng trọt. Ngành học của ta là một ngành học có liên quan mật thiết ngay từ khâu sản xuất phân lân sinh học, đến khâu áp dụng để bón cho các loại cây trồng. vì lý do đó là lớp đã kết hợp cùng với khoa đồng thời với sự đồng ý của lãnh đạo nhà máy, trong chuyến đi thực tập sản xuất lớp đã đến nhà máy để tìm hiểu về quy trình sản xuất phân bón nói chung và phân lân sinh học nói riêng. CHƯƠNG II: NỘI DUNG PHẦN I: GIỚI THIỆU NHÀ MÁY PHÂN LÂN HỮU CƠ VI SINH SÔNG HƯƠNG Tại địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa thiên Huế (TTH) có một nguồn than bùn khá dồi dào. Chỉ riêng ở các trằm bàu tại xã Phong Chương ước tính lên đến 5 triệu m 3 . Chất lượng than bùn ở đây cũng được đánh giá rất cao, chỉ đứng sau vùng rừng U Minh ở Nam Bộ. Với lợi thế này, từ nhiều năm nay, Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp TTH đã khai thác một phần than bùn để chế biến nguồn phân bón phục vụ cho sản xuất. Để khai thác và sản xuất phân bón chất lượng, Công ty đã tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học “Than bùn vo viên”. Đề tài này đã đạt giải nhì tại Cuộc thi Sáng tạo Khoa học và Công nghệ lần thứ nhất của tỉnh TTH. Sau đó đề tài được ứng dụng thành công trong thực tiễn. Tuy nhiên, theo ông Trần Thuyên, Giám đốc Công ty, do điều kiện hoàn cảnh lúc đó, Công ty chỉ thực hiện việc sản xuất bằng kỹ thuật đĩa quay. So với những công nghệ ra đời sau này, đây là hệ công nghệ được đánh giá không được tiên tiến. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, năm 2009, Công ty đã đầu tư hơn 20 tỷ để xây dựng một nhà máy tại xã Phong Chương. Đây là một vùng đất nằm gần mỏ nguyên liệu; đất rộng không dân cư, phù hợp cho sự phát triển mở rộng sau này. Công nghệ được chọn cho nhà máy này là một công nghệ hiện đại- công nghệ vo viên bằng thùng quay hơi nước của Việt-Nhật. Các công đoạn từ nguyên liệu đầu vào đến đầu ra được xử lý bằng tự động. Cả một dây chuyền 80.000 tấn năm mà chỉ cần 8 người làm việc. Nhờ vậy, chất lượng đầu ra rất chính xác và ổn định. Dây chuyền sản xuất có 2 đường dẫn cho nguyên liệu đầu vào, đây là nơi nghiền nguyên liệu ure. Tại đây ure được nghiền với sự điều chỉnh tỷ lệ tự động bằng vi tính. Đầu vào thứ hai là than bùn và kali. Nguyên liệu sau khi được nghiền, các băng chuyền sẽ đưa vào một bon ke. Tại đây nguyên liệu được trộn đều ở nhiệt độ 90 0 C. Từ đây, các hạt phân ure được đưa qua hệ thống làm nguội. Tiếp theo là công đoạn đánh bóng và phận hạt, vô bao bì. Với dây chuyền khép kín, được sự hỗ trợ kỹ thuật từ các công đoạn khác nên chất lượng đầu ra đảm bảo ổn định. Sự quyết định đổi mới công nghệ sản xuất phân bón NPK của Công ty Vật tư Nông nghiệp là một hướng đầu tư đáng ghi nhận. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đầu tư đổi mới khoa học công nghệ cũng có nghĩa là nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh. Xét về khía cạnh bảo vệ môi trường lại có một ý nghĩa đặc biệt. Cùng với nhà sản xuất, Công ty cũng quan tâm đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ngay từ khi ra đời, phân bón với nhãn hiệu NPK bông lúa của Công ty đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Sản xuất phân bón cung ứng cho nông nghiệp chỉ là một mảng hoạt động của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp tỉnh TTH. Đây được xem là một đơn vị sản xuất kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Các sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của Công ty có thể kể ra như sau: sản xuất kinh doanh các loại phân bón NPK nhãn hiệu bông lúa, phân hữu cơ vi sinh Sông Hương và các loại phân khóng hữu cơ Kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng và các loại thức ăn chăn nuôi; thu mua và chế biến nông sản, trồng rừng, sản xuất trang trại, đầu tư trực tiếp cho các chương trình phát triển cây công nghiệp nguyên liệu; kinh doanh xăng dầu, các loại nhiên liệu động cơ; kinh doanh xuất nhập khẩu các loại lâm sản, vật liệu xây dựng; kinh doanh khách sạn, nhà hàng Đối với mảng sản xuất và kinh doanh vật tư nông nghiệp, liên tục trong nhiều năm qua Công ty đã gặt hái được nhiều thành công. Nhà máy phân lân hữu cơ vi sinh Sông Hương được thành lập vào năm 1995 với quy trình sản xuất phân lân hữu cơ sinh học của Canada chuyển giao. Công ty đã sản xuất phân lân hữu cơ vi sinh trên nền than bùn, được đánh giá có hàm lượng mùn và dinh dưỡng rất cao. Sản phẩm của nhà máy mang lại nhiều tính năng ưu việt và hiệu quả thiết thực cho bà con nông dân. Năm 2000, sản phẩm của nhà máy đã được nhận Cúp vàng “Vì sự nghiệp xanh”. Tiếp đó, do đòi hỏi của nhu cầu tiêu dùng và thị hiếu của người sản xuất nông nghiệp, Công ty đã tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng thành công việc sản xuất các loại phân khác, đặc biệt là phân NPK hiệu Bông lúa trên nền than bùn như đã giới thiệu. Năm 2003 sản phẩm của công ty liên tiếp nhận được “Cúp vàng vì sự nghiệp xanh” lần thứ hai và “Huy chương vàng chất lượng sản phẩm” cho sản phẩm NPK Bông Lúa. Năm 2009, sản phẩm của công ty được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trao tặng Cúp vàng nông nghiệp. Những danh hiệu này đã khẳng định uy tín và chất lượng sản phẩm của Công ty.Cùng với phương châm: Chữ tín hàng đầu - khách hàng trên hết - chất lượng tuyệt hảo- giá cả hợp lý sản phẩm phân bón của Công ty được bà con nông dân tin tưởng tin dùng. Đến thời điểm này, các sản phẩm phân bón của Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường và được bà con tin dùng. Chẳng những ở địa bàn tinh TTH mà còn thị trường nhiều tỉnh miền Trung- Tây Nguyên. Năm 2009 vừa qua, Công ty đã tiêu thụ được 26.000 sản phẩm. Hiện nay, Công ty đang hướng sản phẩm phân bón NPK Bông lúa sang thị trường ngoài nước và đã bước đầu thành công ở thị trường Lào. Chỉ từ đầu năm 2010 đến 2011, công ty đã ký kết xuất khẩu đạt 1 triệu USD. Đây là một thành công mới của Công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế trong chiến lược phát triển mới của mình. PHẦN II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN LÂN VI SINH I.Các dạng phân lân, phân lân vi sinh 1.Các dạng phân lân: Lân hay phospho là một trong những yếu tố rất cần thiết cho cây trồng. Lượng lân dễ tiêu trong đất thường không đáp ứng được nhu cầu của cây nhất là những cây trồng có năng suất cao. Bón phân lân và tăng cường độ hoà tan các dạng lân khó tiêu trong đất là biện pháp quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Bón phân hữu cơ, xác động vật vào đất ở mức độ nhất định là biện pháp tăng hàm lượng lân cho đất. Lân trong đất gồm 2 dạng chính: a.Lân hữu cơ Lân hữu cơ có trong cơ thể động vật, thực vật, vi sinh vật thường gặp ở các hợp chất chủ yếu như phytin (phytin và các chất họ hàng: inositol, inositolmonophosphate, inositoltriphosphate), phospholipit, axit nucleic. Trong không bào người ta còn thấy lân vô cơ ở dạng octhophosphate làm nhiệm vụ đệm và chất dự trữ. Cây trồng, vi sinh vật không thể trực tiếp đồng hoá lân hữu cơ. Muốn đồng hoá chúng phải được chuyển hoá thành dạng muối H 3 PO 4 . b.Lân vô cơ Lân vô cơ thường ở trong các dạng khoáng như apatit, phosphoric, phosphate sắt, phosphate nhôm Muốn cây trồng sử dụng được phải qua chế biến, để trở thành dạng dễ tan. Nhờ vi sinh vật lân hữu cơ được vô cơ hoá biến thành muối của axit phosphoric. Các dạng lân này một phần được sử dụng, biến thành lân hữu cơ, một phần bị cố định dưới dạng lân khó tan như Ca 3 (PO 2 ) 2 , FePO 4 , AlPO 4 . Những dạng khó tan này trong môi trường có pH thích hợp, với sự tham gia của vi sinh vật sẽ chuyển hoá thành dạng dễ tan. 2.Chuyển hóa lân Trong đất thường tồn tại các vi sinh vật có khả năng hoà tan lân. Các vi sinh vật này được các nhà khoa học đặt tên cho chúng là: HTL (hoà tan lân, tên tiếng anh PSM – phosphate solubilizing microorganisms). 2.1 Sự chuyển hóa lân vô cơ a.vi sinh phân giải Vi khuẩn phân giải những hợp chất lân vô cơ khó tan thường gặp các giống: Pseudomonas, Alcaligenes, Achromobacter, Agrobacterium, Aerobacter, Brevibacterium, Micrococcus, Flavobacterium Bên cạnh các vi khuẩn và xạ khuẩn thì nấm cũng có tác dụng trong quá trình hoà tan hợp chất lân khó tan: Penicillium, Aspergillus, Rhizopus, Sclerotium. b.Cơ chế hòa tan phospho Đại đa số nghiên cứu đều cho rằng sự phân giải Ca 3 (PO 4 ) 2 có liên quan mật thiết với sự sản sinh axit trong quá trình sống của vi sinh vật. Trong đó axit cacbonic rất quan trọng. Chính H 2 CO 3 và hệ enzim phosphatase do vi sinh vật tiết ra làm cho Ca 3 (PO 4 ) 2 phân giải. Quá trình phân giải theo phương trình sau: Ca 3 (PO 4 ) 2 + 4CO 2 + 4H 2 O Ca(H 2 PO 4 ) 2 + 2Ca(HCO 3 ) 2 Ngoài ra Phosphate khó tan cũng được chuyển thành dạng dễ tan dưới tác dụng của axit hữu cơ (carboxylic acids) do vi sinh vật tiết ra. Tuy nhiên mỗi loại vi sinh vật tiết ra những loại axit khác nhau và có tác dụng chuyển hóa các phosphate khác nhau. Một nghiên cứu được tiến hành trên 3 chủng Pseudomonas fluorescens (CB501, CD511 và CE509). Trên môi trường thạch, hai chủng (CB501 và CE509) có khả năng hòa tan 3 loại phosphate Ca 3 (PO 4 ) 2 , AlPO 4 ·H 2 O hoặc FePO 4 ·2H 2 O trong khi chủng CD511 cho thấy một vùng quầng chỉ trên một tấm thạch phosphate có bổ sung sắt (Fe-P). Tuy nhiên, trong môi trường lỏng, tất cả các chủng đã có thể huy động một lượng đáng kể phốt pho (P) phụ thuộc vào từng loại phosphate. Calcium phosphate (Ca-P) hòa tan kết quả của sự kết hợp giữa độ pH và carboxylic acids. Tại pH 7, nó đã được hòa tan bởi hầu hết các axit hữu cơ. Tuy nhiên, tổng hợp các carboxylic acids là cơ chế chính tham gia trong quá trình hòa tan phosphate nhôm (Al-P) và phosphate sắt (Fe-P). Ảnh hưởng của carboxylic acids đến sự hòa tan phosphate phụ thuộc vào độ pH. Calcium phosphate Ca-P được hòa tan ở pH trung tính (pH7 cho Ca 3 (PO 4 ) 2 ) , trong khi Al- P và Fe-P sẽ được hòa tan trong điều kiện có tính axit (pH4 cho FePO 4 và AlPO 4 ). Chỉ citrate hòa tan đáng kể Ca-P, Tartrate và trans-aconitate có hiệu lực nhẹ. Vì vậy, đặc biệt là sản xuất citrate chủng rất quan trọng để cải thiện khả phosphate trong kiềm đất hoặc trong trường hợp làm màu mỡ với đá phosphate. Trong đất, vi khuẩn nitrat hoá và vi khuẩn chuyển hoá S cũng có tác dụng quan trọng trong việc phân giải Ca 3 (PO4) 2 . 2.2 Sự chuyển hóa lân hữu cơ a. Vi sinh phân giải Giống Bacillus: B. megaterium, B. subtilis, B. malaberensis. B. megaterium không những có khả năng phân giải hợp chất lân vô cơ mà còn có khả năng phân giải hợp chất lân hữu cơ. Người ta còn dùng B. megaterium làm phân vi sinh vật. Ngoài ra còn các giống Serratia, Proteus, Arthrobscter Nấm: Aspergillus, Penicillium, Rhizopus, Cunnighamella Xạ khuẩn: Streptomyces. b. Cơ chế phân giải Nhiều vi sinh vật đất có men dephotphorylaza phân giải phytin theo phản ứng sau: Nucleoprotit  axit nucleic  nucleotit  H 3 PO 4 3.Phân lân vi sinh Phân vi sinh vật phân giải phosphate khó tan là sản phẩm có chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật còn sống đạt tiêu chuẩn đã ban hành có khả năng chuyển hoá các hợp chất phospho khó tan thành dễ tiêu cho cây trồng sử dụng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông phẩm. Phân lân vi sinh vật không gây hại đến sức khoẻ của người, động thực vật và không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. II.Quy trình sản xuất phân lân vi sinh tại nhà máy 1.Phân lập và tuyển chọn giống vi sinh vật phân giải lân Chủng vi sinh vật phân giải lân được phân lập, tuyển chọn từ đất hoặc từ vùng rễ cây trồng trên các loại đất hay cơ chất giàu hữu cơ theo phương pháp nuôi cấy pha loãng trên môi trường đặc Pikovskaya. Trong quá trình nuôi cấy trên môi trường đặt Pikovskaya các chủng vi sinh vật phân giải lân sẽ tạo vòng phân giải (vòng tròn trong suốt bao quanh khuẩn lạc). Vòng phân giải được hình thành nhờ khả năng hoà tan hợp chất phospho không tan được bổ sung vào môi trường nuôi cấy. Dựa vào đường kính vòng phân giải, thời gian hình thành và độ trong của vòng phân giải ta có thể đánh giá định tính khả năng phân giải mạnh hay yếu của các các chủng vi sinh vật phân lập. Để đánh giá chính xác mức độ phân giải các hợp chất phospho khó tan của vi sinh vật, ta phải xác định định lượng hoạt tính phân giải của chúng bằng cách phân tích hàm lượng lân dễ tan trong môi trường nuôi cấy có chứa loại phosphate không tan. Tỉ lệ (%) giữa hàm lượng lân tan và lân tổng số trong môi trường được gọi là hiệu quả phân giải. Để sản xuất phân lân vi sinh ta cần tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải nhiều loại hợp chất phospho khác nhau và có ảnh hưởng tốt đến cây trồng. Vì ngoài hoạt tính phân giải lân, nhiều chủng vi sinh vật còn có các hoạt tính sinh học khác gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Chính vì vậy sau khi đánh giá khả năng phân giải lân của các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân lân vi sinh ta cần phải đánh giá được ảnh hưởng của chúng đến đối tượng cây trồng sử dụng. Chỉ sử dụng chủng vi sinh vật vừa có hoạt tính phân giải lân cao vừa không gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng và môi trường sinh thái. Ngoài những chỉ tiêu quan trọng như trên ta còn phải đánh giá đặc tính sinh học như: thời gian mọc; kích thước tế bào, khuẩn lạc; khả năng thích ứng ở pH; khả năng cạnh tranh Để có thể tạo ra loại phân lân vi sinh mang những đặc tính tốt nhất. 2.Nhân sinh khối, xử lý sinh khối và tạo sản phẩm Trong quá trình sản suất phân lân vi sinh hiên nay người ta sử dụng chủng giống vi sinh được lựa chọn (chủng gốc) người ta tiến hành nhân sinh khối, xử lý sinh khối và tạo sản phẩm phân lân vi sinh Thông thường để sản xuất phân lân vi sinh từ vi khuẩn người ta sử dụng phương pháp lên men chìm (Submerged culture) trong các nồi lên men và sản xuất phân lân vi sinh từ nấm người ta sử dụng phương pháp lên men xốp. Sản phẩm tạo ra của phương pháp lên men xốp là chế phẩm dạng sợi hoặc chế phẩm bào tử. Chế phẩm lân vi sinh vật có thể được sử dụng như một loại phân bón vi sinh vật hoặc được bổ sung vào phân hữu cơ dưới dạng chế phẩm vi sinh vật làm giàu phân ủ, qua đó nâng cao chất lượng của phân ủ. Ở nước ta, trong sản xuất phân lân vi sinh vật trên nền chất mang không khử. Ơ nhà máy đã sử dung chất mang là nguồn nguyên liệu có sẵn của địa phương chính là nguồn than mùn. Than mùn sau khi được lấy về được phơi khô trong sân phơi của nhà máy. Sau khi phơi khô, than mùn này được nghiền nhỏ và sang phân loại. Việc làm này tận dụng được nguồn quặng tự nhiên sẵn có của địa phương làm phân bón qua đó giảm chi phí trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên để phân bón có hiệu quả cần phải kiểm tra đánh giá khả năng phân giải quặng của chủng vi sinh vật sử dụng và khả năng tồn tại của chúng trong chất mang được bổ sung quặng. Quy trình chung cho sản xuất phân vi sinh vật từ vi khuẩn theo phương pháp lên men chìm như sau: 3.Yêu cầu chất lượng và công tác kiểm tra chất lượng Yêu cầu chất lượng đối với phân lân vi sinh cũng tương tự như yêu cầu chất lượng đối với phân vi sinh vật cố định nitơ, phân lân vi sinh vật được coi là có chất lượng tốt khi có chứa một hay nhiều loại VSV có hoạt tính phân giải lân cao và có ảnh hưởng tốt đối với cây trồng với mật độ 10 8 -10 9 tế bào VSV/g hay mililit phân bón đối với loại phân bón trên nền chất mang khử trùng và 10 6 tế bào VSV/gam hay mililit đối với phân bón trên nền chất mang không khử trùng. Để phân bón vi sinh vật đạt chất lượng cao thì sau mỗi công đoạn sản xuất cần tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm tạo ra. III.Ưu điểm-nhược điểm của việc sử dụng phân lân vi sinh 1.Ưu điểm Nhìn chung các dòng phân lân vi sinh trên thị trường hiện nay đều có chung ưu điểm như: Phân giải lân khó tiêu thành dễ tiêu, tăng yếu tố dinh dưỡng và cải thiện chất lượng đất trồng, nâng cao chất lượng nông sản an toàn cho người tiêu dùng, giá thành hạ và thân thiện với môi trường… Tuy nhiên tùy theo những loại phân khác nhau mà chúng có những ưu điểm khác như phần trên. 2.Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm phân lân vi sinh còn có những nhực điểm như: Không ổn định về chất lượng, bởi vì yếu tố đảm bảo chất lượng của phân là hàm lượng vi sinh vật và chủng vi sinh vật trong phân, nếu phân không đảm bảo được hàm lượng vi sinh vật và chủng vi sinh vật sẽ dẫn đến phân kém chất lượng. mặt khác nếu ta sữ dụng không đúng, hay chủng vi sinh vật không phù hợp sẽ ảnh hưỡng đến hệ vi sinh vật trong đất đồng thời gây ô nhiễm môi trường… Hiện nay trên thị trường chủ yếu là phân vi sinh hỗn hợp do đó tác dụng chuyên hóa và hiêu quả không cao, tác dụng chậm chủ yếu dùng để bón lót, chưa được nhà nông sử dụng rộng rãi so với phân vô cơ. 3.Hiệu quả khi bón phân lân vi sinh Hàm lượng lân trong hầu hết các loại đất đều rất thấp, vì vậy việc bón lân cho đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng là việc làm cần thiết. Phân vi sinh vật phân giải phosphate khó tan không chỉ có tác dụng nâng cao hiệu quả của phân bón lân khoáng nhờ hoạt tính phân giải và chuyển hoá của các chủng vi sinh vật mà còn có tác dụng tận dụng nguồn photphate địa phương có hàm lượng lân thấp. Nhiều công trình nghiên cứu ở châu Âu và Mỹ cũng như ở các nước châu Á đều cho thấy hiệu quả to lớn của phân vi sinh vật phân giải lân. Tại ấn Độ, vi sinh vật phân giải lân được đánh giá có tác dụng tương đương với 50 kg P 2 O 5 /ha. Sử dụng vi sinh vật phân giải lân cùng quặng phosphate có thể thay thế được 50% lượng lân khoáng cần bón mà không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Hiện nay Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đang đẩy mạnh chương trình phát triển và ứng dụng công nghệ sản xuất phân lân vi sinh vật ở quy mô lớn với diện tích sử dụng hàng chục triệu ha. Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu gần đây cho biết một gói chế phẩm vi sinh vật phân giải lân (50g) sử dụng cho cà phê trên vùng đất đỏ Bazan có tác dụng tương đương với 34,3 kg P 2 O 5 /ha. Bón phân lân vi sinh có tác dụng làm tăng số lượng vi sinh vật phân giải lân trong đất, dẫn đến tăng cường độ phân giải lân khó tan trong đất 23 - 35%. Cây trồng phát triển tốt hơn, thân lá cây mập hơn, to hơn, bản lá dầy hơn, tăng sức đề kháng sâu bệnh, tăng năng suất đậu tương 5 - 11%, lúa 4,7-15% so với đối chứng. III. NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ 1.Nhận xét Phân bón VSV đã được nghiên cứu sản xuất và sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam tuy nhiên cũng chỉ ở mức độ thấp. Sản phẩm không chỉ cung cấp một phần đáng kể chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng phân khoáng đồng thời tăng cường sức chống chịu của cây trồng đối với sâu bệnh và điều kiện thời tiết không thuận lợi, đặc biệt phân VSV chức năng có tác dụng trực tiếp trong việc hạn chế bệnh vùng rễ cây trồng. Phân bón VSV mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử [...]... qua báo cáo thực tế này em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến quý cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tế Tuy đã rất cố gắng nhưng chắc chắn báo cáo của em còn rất nhiều thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo CHƯƠNG II: NỘI DUNG PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế đóng tại. .. Việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh còn có ý nghĩa rất lớn là tăng cường bảo vệ môi trường sống, giảm tính độc hại do hoá chất trong các loại nông sản thực phẩm do lạm dụng phân bón hóa học Giá thành hạ, nông dân dễ chấp nhận, có thể sản xuất được tại địa phương và giải quyết được việc làm cho một số lao động, ngoài ra cũng giảm được một phần chi phí ngoại tệ nhập khẩu phân hoá học Phân bón mang lại... sản xuất của nhà máy tinh bột sắn cũng như quy trình sản xuất phân lân hữu cơ và phân vi sinh Chuyến đi giúp em mở rộng tầm mắt, được tiếp xúc với các thiết bị sản xuất cũng như các quy trình công nghệ sản xuất Chuyến đi thực tế đã để lại trong em nhiều kỷ niệm đẹp Và em cũng nhận thấy được tầm quan trọng của việc đi thực tế thực địa Em cám ơn các thầy cô giáo bộ môn đã tổ chức chuyến đi thực tập sản... dinh dưỡng tăng hiệu quả sinh trưởng và phát triển của cây 2 Một số vấn đề bất cập trong quá trình sản xuất của nhà máy phân đa lượng và phân vi sinh hữu cơ sông Hương - Qui trình sản xuất phân đa lượng NPK :  Nguồn nguyên liệu ban đầu không có sắn mà phải nhập hoàn toàn, nhà máy chỉ phối trộn cho ra sản phẩm Nếu ta chủ động được nguồn nguyên liệu thì giá thành sản phẩm sẽ được giảm  Môi trường... vật lạ, đôi khi ảnh hưởng đến chất lượng thanhg phẩm Do các bể môi trưởng, bể nhân giống cấp 1, bể nhân giống cấp 2 chưa đảm bảo tính vô trùng BÁO CÁO THỰC TẾ TẠI NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng sau lúa và ngô Năm 2005, cây sắn có diện tích thu hoạch 432 nghìn ha, năng suất 15,35 tấn/ha, sản lượng 6,6 triệu... ảnh hưởng của phân bón đến môi trường và sức khỏe con người thì nhà nông cần hạn chế sử dụng phân bón vô cơ 2.Kiến nghị Cần khuyến khích và hướng dẫn nông dân đặc biệt là nông dân trong vùng sử dụng phân vi sinh trong sản xuất để tăng năng suất nông sản và tránh làm thoái hóa đất Đẩy mạnh nghành sản xuất phân vi sinh để tạo môi trường trong sạch trong sản xuất, ổn định thi trường phân bón, phát triển... tác nghiên cứu tìm ra những chủng vi sinh vật có hiệu quả phân giải cao và thân thiện với môi trường Tăng cường công tác đầu tư xây dưng cơ sở hạ tầng thành lập các trung tâm nghiên cứu khảo sát, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nghành phân vi sinh PHẦN III QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN NPK TẠI NHÀ PHÂN BÓN SÔNG HƯƠNG 1.Quy trình sản xuất: a.Giới thiệu quy trình: - Nhà... Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích mặt bằng sản xuất 2592 m2 là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo được thành lập theo quyết định số 520/CT – HC ngày 30/04/2004 thực phẩm và đầu tư công nghệ Bộ thương mại (nay là Bộ Công Thương) Nhà máy là một đơn vị sản xuất kinh doanh, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc Với chức năng khai thác thu mua nguyên liệu, tổ chức sản xuất sản phẩm... của nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt kinh tế và xã hội Nhà máy cũng đã giải quyết việc làm cho một bộ phận người dân, góp phần vào sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những vùng đất khô hạn.Hiện nay, vùng nguyên liệu chủ yếu của nhà máy là nguồn cung cấp ở các huyện trong tỉnh Đặt biệt, các huyện có sản lượng sắn cao nhất là Phong Điền, Hương. .. được đưa vào máy ly tâm siêu tốc bằng vòi phun thiết kế theo 2 nhánh chính và phụ đặt trong thành bồn Nước rửa được bơm vào máy đồng thời Việc phân ly tách tinh bột sữa có tỷtrọng cao hơn và tinh bột sữa có tỷ trọng thấp hơn nhờ những đĩa hình chóp nón trong bồn máy phân ly Các thành phần nhẹ là tinh bột dạng sữa có nồng đột thấp được đưa qua các đĩa phân ly đặt ở bên trong bồn phân ly Bồn phân ly được . Nhà máy phân lân hữu cơ sinh học Sông Hương. BÁO CÁO THỰC TẾ TẠI NHÀ MÁY PHÂN LÂN HỮU CƠ SINH HỌC SÔNG HƯƠNG CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón đóng vai trò quan trọng quyết. đã đến nhà máy để tìm hiểu về quy trình sản xuất phân bón nói chung và phân lân sinh học nói riêng. CHƯƠNG II: NỘI DUNG PHẦN I: GIỚI THIỆU NHÀ MÁY PHÂN LÂN HỮU CƠ VI SINH SÔNG HƯƠNG Tại địa. BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP SẢN XUẤT A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Với phương châm “Học đi đôi với hành” thì các chương trình thực tế và việc đưa những kiến thức thực tế vào giảng

Ngày đăng: 11/11/2014, 23:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • IV.Các chỉ tiêu về đánh giá chất lượng:

  • Độ trắng tinh bột thành phẩm : 90Min

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan