Tổng hợp một số đề thi thử đại học môn sử 2015 CÓ ĐÁP ÁN

27 2.8K 2
Tổng hợp một số đề thi thử đại học môn sử 2015 CÓ ĐÁP ÁN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng hợp một số đề thi thử đại học môn sử- có đáp án Chuyên đề 1: LỊCH SỬ VIỆT NAM TRƯỚC CM T8.1945 Đề số 1. Câu 1:Những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX? Đánh giá những tác động tích cực từ những hoạt động đó tới phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam. Câu 2:Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì? Giải thích tại sao giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam? Câu 3 :Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920? Hành trình đó có gì khác so với những người đi trước? Đáp án: Câu 1: Những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX - Chủ trương dùng bạo lực để giành độc lập dân tộc - Tháng 5/1904, Phan Bội Châu đã thành lập Hội Duy Tân, thực hiện chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt nam - Từ 1905 đến 1908, ông tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại các trường của Nhật Bản. - Tháng 6/1912, ông thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) với tôn chỉ “Đánh đuổi giặc Pháp thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”. Hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu đã tác động tích cực đến Cách mạng Việt Nam - Thức tỉnh các tầng lớp nhân dân Việt Nam, thúc đẩy phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam phát triển. - Đưa ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản về Việt Nam, góp phần tạo nên một phong trào đấu tranh mới trên cả nước - Những hoạt động của Phan Bội Châu đã để lại những bài học kinh nghiệm cho những người yêu nước và cách mạng Việt Nam (liên hệ tới quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc). Câu 2 : Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam đã có nhiều chuyển biến về cơ cấu giai cấp. - Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa, tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ đã tích cực tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và phản động tay sai. - Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hóa, khiến cho mâu thuẫn với đế quốc - phong kiến ngày càng gay gắt hơn, nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc. - Giai cấp tư sản ra đời, bị phân hóa thành hai bộ phận, trong đó tư sản mại bản cấu kết với đế quốc , tư sản dân tộc do bị chèn ép nên có khuynh hướng dân tộc dân chủ. - Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc ViettelStudy chống đế quốc và tay sai, hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc. - Giai cấp công nhân phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đời sống ngày càng khổ cực nên tinh thần đấu tranh chống Pháp ngày càng cao. * Mâu thuẫn trong xã hội ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc. Phong trào đấu tranh chống đế quốc và tay sai phát triển mạnh với những nội dung và hình thức phong phú hơn. Giải thích tại sao giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam - Giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng mạnh - Đại diện cho một phương thức sản xuất mới, tiến bộ - Bị nhiều tầng áp bức, bóc lột nặng nề , nên có tinh thần cách mạng cao độ và triệt để - Có quan hệ gắn bó với nông dân, dễ tạo thành khối liên minh công nông - Được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc - Với nhứng đặc điểm trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm được giác ngộ, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nên đã nhanh nhanh chóng vươn lên thành một lực lượng chính trị độc lập và trở thành lực lượng lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. Câu 3 :Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911 – 1920) - Tháng 6/1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Từ năm 1911 đến năm 1917, với hành trình qua nhiều châu lục, Người đã thực hiện quá trình vô sản hóa chính mình, từ đó có những nhận thức khách quan về thế giới “ Chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù, nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn”. - Năm 1917, Người về Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước; Năm 1919, Người tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp; Tháng 6/1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam nhưng không được chấp nhận, Người đã rút ra kết luận quan trọng “muốn cứu nước, giành độc lập dân tộc chỉ có thể dựa vào chính sức mình”. - Giữa năm 1920, Người đọc bản Sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam. - Tháng 12/1920, Người tham dự Đại hội Tua, tán thành Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản. Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với những người đi trước - Về hướng đi và sự tiếp cận với chân lí cứu nước: Khác với những người đi trước, hướng về Trung Quốc và Nhật Bản, Nguyễn Ái Quốc quyết định đi sang phương tây, đến nước Pháp - Về mục đích: Khác với những người đi trước, cầu viện bên ngoài, tổ chức lực lượng đánh Pháp theo con đường dân chủ tư sản, Nguyễn Ái Quốc đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình, mục đích là đi tìm đường cứu nước. - Về hành trình: để tìm chân lý cứu nước, Người đã trải qua một cuộc hành trình lâu dài, qua nhiều nước vừa lao động để kiếm sống vừa học tập nghiên cứu, hòa mình vào phong trào đấu tranh của giai cấp công và nhân dân lao động các nước, từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản. * Nguyễn Ái Quốc tiếp cận, tìm hiểu chủ nghĩa Mác Lê - nin và đi theo con đường cách mạng vô sản Đề số 2. Câu 1. Phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Câu 2 . Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã có những quyết định lựa chọn gì? Ý nghĩa của những quyết định lựa chọn đó? Câu 3 . Nêu và nhận xét về nhiệm vụ chiến lược và lực lượng cách mạng được Đảng ta xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị tháng 10 - 1930. Đáp án. Câu 1. Phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? - Giai cấp địa chủ: Phân hóa thành 3 bộ phận là đại địa chủ, trung địa chủ và tiểu địa chủ. Đại địa chủ trở thành tay sai của thực dân Pháp. Một bộ phận trung và tiểu địa chủ có tinh thần dân tộc, có ý thức chống Pháp và tay sai - Giai cấp nông dân: Bị đế quốc, phong kiến thống trị; tước đoạt ruộng đất; bị bần cùng hóa Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc Pháp và địa chủ phong kiến rất gay gắt. Họ là lực lượng đông đảo và là động lực của cách mạng. - Giai cấp tiểu tư sản: Có ý thức dân tộc dân chủ, có tinh thần chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên rất nhạy bén với thời cuộc nên rất hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc. Họ là một lực lượng rất quan trọng của cách mạng. - Giai cấp tư sản: Phân hóa thành hai bộ phận là tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản là bộ phận gắn chặt quyền lợi với thực dân Pháp và là đối tượng của cách mạng. Tư sản dân tộc ít nhiều có ý thức chống đế quốc phong kiến, họ là lực lượng có khuynh hướng dân tộc dân chủ nhưng cải lương, dễ thỏa hiệp. - Giai cấp công nhân: Bị thực dân và tư sản bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước , sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, họ là động lực mạnh mẽ và nhanh chóng vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. Câu 2. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã có những quyết định lựa chọn gì? Ý nghĩa của những quyết định lựa chọn đó? - Sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (7 - 1920), Nguyễn Ái Quốc quyết định lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Ý nghĩa: Sự kiện này đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, giải quyết cuộc khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc của nhân dân Viêt Nam - Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Xã hội Pháp (25 - 12 - 1920) họp tại thành phố Tua. Người đã đứng về phía đa số đại biểu bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Ý nghĩa: + Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản, đồng thời là một trong những người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu sự chuyển biến trong lập trường của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản. + Từ đây, Nguyễn Ái Quốc càng tích cực hoạt động và tiếp tục học tập, nghiên cứu lí luận con đường cách mạng vô sản để truyền bá về Việt Nam. Câu 3. Nêu và nhận xét về nhiệm vụ chiến lược và lực lượng cách mạng được Đảng ta xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị tháng 10 - 1930. - Nhiệm vụ chiến lược: + Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân ViettelStudy cày + Nhận xét: Cương lĩnh đã xác định được hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là dân tộc và dân chủ, trong đó đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu + Luận cương chính trị: Đánh đổ phong kiến và đế quốc. + Nhận xét: Luận cương đã xác định được hai nhiệm vu cơ bản của cách mạng Việt Nam nhưng không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất. - Lực lượng cách mạng: + Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản thì lợi dụng hoặc trung lập + Nhận xét: Cương lĩnh đã thấy rõ thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Qua đó, phát huy sức mạnh dân tộc, phân hóa và cô lập kẻ thù. + Luận cương chính trị: Xác định động lực của cách mạng là công nhân và nông dân. CHUYÊN ĐỀ 2: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP Câu 1 Phân tích sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. Câu 2 Trình bày âm mưu của thực dân Pháp trong cuộc tiến công lên Việt Bắc. Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947. Câu 3 Từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 đến trước đông – xuân 1953-1954, hậu phương kháng chiến đã được xây dựng như thế nào trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục? Đáp án : Câu 1: Phân tích sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945-1954). - Để làm thất bại kế hoạch quân sự Nava, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9- 1953), chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953- 1954, đánh vào những nơi có tầm quan trọng về chiến lược nhưng địch tương đối yếu, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta, tạo điều kiện để ta tiêu diệt thêm một bộ phận quan trong sinh lực địch, giải phóng đất, giải phóng dân. - Đồng thời với tiến công quân sự, Đảng và Chính phủ chủ trương đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngoại giao, mở ra khả năng giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương bằng con đường hoà bình. Tháng 11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Nếu Chính phủ Pháp đã rút ra được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết các vấn đề Việt Nam theo lối hoà bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn đó”. - Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953-1954 làm cho kế hoạch Na không thể thực hiện được theo dự kiến. Hội nghị ngoại trưỏng bốn nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp họp tại Béclin (1- 1954) thoả thuận sẽ triệụ tập một hội nghị quốc tế tại Giơnevơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hoà bình ở Đông Dương. Tuy nhiên, Pháp nuôi hi vọng kết thúc chiến tranh trên thế mạnh, nên tăng cường xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng”. - Ngày 7-5-1954, quân đội và nhân dân Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện Câu 2: Trình bày âm mưu của thực dân Pháp trong cuộc tiến công lên Việt Bắc. Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947. a. Âm mưu của thực dân Pháp - Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế của ta… - Giành thắng lợi về quân sự, tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn, kết thúc chiến tranh. b. Kết quả và ý nghĩa - Bảo toàn được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến, giữ vững căn cứ địa, bộ đội chủ lực trưởng thành. - Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 quân địch, bắn rơi 18 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến. - Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của giặc Pháp. - Chuyển cuộc kháng chiến của ta sang giai đoạn mới. Câu 3: Từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 đến trước đông – xuân 1953- 1954, hậu phương kháng chiến đã được xây dựng trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục như thế nào ? a) Về chính trị: - Tháng 2-1951, Đại hội lần thứ hai của Đảng quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng riêng, đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. - Tháng 3-1951, Đại hội toàn quốc thống Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành một mặt trận duy nhất, lấy tên là Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt), góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. - Tháng 3-1951, Hội nghị đại biểu Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơ me Ítxarắc, Mặt trận Lào Ítxala thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào, củng cố và tăng cường khối đoàn kết Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. - Tháng 5-1952, Đại hội Chiến sí thi đua và cán bộ gương mãu toàn quốc lần thứ nhất đã tổng kết, biểu dương thành thích của phong trào thi đua yêu nước và bầu chọn 7 anh hùng. b) Về kinh tế: - Đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế kháng chiến. Năm 1952, Chính phủ mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm, lôi cuốn mọi ngành, mọi giới tham gia. Sản xuất nông nghiệp phát triển. Công nghiệp và thủ công nghiệp đáp ứng yêu cầu vè công cụ sản xuất và những mặt hàng thiết yếu của đời sống; sản xuất vũ khí, thuốc men, quân trang quân dụng phục vụ bội đội đánh giặc. - Chính phủ đề ra những chính sách nhằm chấn chỉnh chế độ thuế khoá, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp. - Về chính sách ruộng đất, đầu năm 1953, đảng và Chính phủ quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô, cải cách ruộng đất. Ở 53 xã thuộc vùng tự do Thanh Hoá và Thái Nguyên đã thực hiện 5 đợt giảm tô và một đợt cải cách ruộng đất. c) Về văn hóa, giáo dục và y tế - Tiếp tục cuộc cải cách giáo dục (từ năm 1950) theo 3 phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất, gắn nhà trường với đời sống xã hội. Phát triển phong trào Bình dân học vụ, bổ túc văn hoá. ViettelStudy - Văn nghệ sĩ hăng hái thâm nhập moi mặt của đời sống, chiến đấu và sản xuất, thực hiện “Kháng chíến hoá Việt Nam và văn hoá hoá kháng chiến”. Công tác vệ sinh phòng bệnh, thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan ngày càng có tính chất quần chúng rộng lớn. - Công tác chăm lo sức khỏe của nhân dân được coi trọng. Bệnh viện, bệnh xá, phòng y tế, trạm cứu thương được xây dựng ở nhiều nơi. CHUYÊN ĐỀ 3: GIAI ĐOẠN 1954 - 1975 Câu 1. Nêu tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975? Hướng dẫn trả lời a. Tình hình: - Sau khi Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, tìh hình nước ta có những đặc điểm chủ yếu sau: - Miền Bắc được giải phóng: + Ngày 10/10/1954 thủ đô Hà Nội được giải phóng. Tiếp đó ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng và Chính phủ, Hồ Chủ tịch chuyển về Hà Nội + Ngày 13/5/1955 Hải Phòng được giải phóng. Ngày 16/5/1955 toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà, miền Bắc hoàn toàn sạch bóng quân Pháp. - Ở miền Nam, giữa tháng 5/1956, Pháp tuyên bố hoàn thành việc rút quân, để lại nhiều điều khoản Hiệp định chưa được thực hiện trong đó có Tổng tuyển cử. + Lợi dụng sự thất bại của Pháp, Mỹ đã từng bước chiếm đống miền Nam, thành lập chính quyền Ngô Đình Diệm, phá hoại Hiệp định Giơ ne vơ chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng. b. Nhiệm vụ - Như vậy, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của ta vẫn chưa hoàn thành. Chúng ta vừa phải tiến hành khôi phục kinh tế, cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc, vừa phải đấu tranh chống chế độ Mỹ - ngụy, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. - Cách mạng hai miền có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, thúc đẩy lẫn nhau. Cách mạng xã hội chủ nghĩa có vai tró quyết định đến toàn bộ sự nghiệp cả nước. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam quyết định trực tiếp đánh đổ ách thống trị của Mỹ và tay sai giải phóng miền Nam. Câu 2. Nêu những thành tựu của miền Bắc từ 1954 – 1960? Hướng dẫn trả lời. a. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế (1954 - 1957). * Hoàn cảnh lịch sử * Cải cách ruộng đất. - Diễn biến - Thành tựu - Ý nghĩa và hạn chế ViettelStudy * Khôi phục kinh tế - Hàn gắn vết thương chiến tranh - Tiếp tục phát triển kinh tế + nông nghiệp + công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp + thương nghiệp b. Cải tạo chủ nghĩa xã hội, bước dầu phát triển kinh tế, văn hóa (1958 - 1960) * Hoàn cảnh lịch sử - Những thành quả đạt được trong 3 năm khôi phục kinh tế - Hội nghị 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 11/1958, quyết định động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân miền Bắc thực hiện kế hoạch cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa (1958 - 1960) và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ [...]... (1991-1995) được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) đề ra là: đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội Ổn định và từng bước cải thi n đời sống của nhân dân; bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế - Nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1996-2000) được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (7-1996) đề ra là:... Nam đã đạt được những thành tựu và còn những hạn chế gì? Đáp án Câu 1 Nêu hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của đường lối đổi mới đất nước về kinh tế và chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986-2000) a Hoàn cảnh lịch sử: - Trong hơn một thập niên thực hiện hai kế hoạch nhà nước 5 năm (1976-1985), cách mạng Việt Nam đạt được một số thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực, nhưng cũng gặp không ít khó khăn,... khoa học – kĩ thuật trở thành xu thế thế giới; cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nưíơc Việt Nam phải tiến hành đổi mới Đổi mới là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại b Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới: - Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra từ Đại hội VI (12-1986), được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các đại. .. dân miền Bắc - Thủ đoạn + Sử dụng máy bay, tàu chiến hiên đại đánh vào các nhà máy, xia nghiệp, đường sá ngay cả bệnh viện, trường học + Cường độ đánh phá hết sức khốc liệt gấp nhiều lần đợt 1 b Nhân dân miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần 2 - Miền Bắc chủ động chuyển mọi hoạt động sang thời chiến - Chủ động tích cực chiến đấu chống máy bay Mỹ - Tiêu biểu là đánh bại cuộc tập kích bằng... hóa phản động, xây dựng nền văn hóa mới cách mạng; phát triển hệ thống giáo dục từ mầm non, phổ thông đến đại học b Hạn chế - Kinh tế mất cân đối, sản xuất chậm phát triển, thu nhập quốc dân thấp - Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, có nhiều hiện tượng tiêu cực CHUYÊN ĐỀ: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI Câu 1 Tóm tắt sự ra đời và quá trình phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 1967... Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? Hướng dẫn trả lời a Nêu kết quả cuộc kháng chiến b, Ý nghĩa - Đối với dân tộc + Thắng lợi vĩ đại của dân tộc, giải phóng miền Nam, bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN + Mở ra kỷ nguyên mới của cách mạng Việt Nam - Đối với quốc tế + Thất bại nặng nề nhất trong lịch sử nước Mỹ + Làm phá sản học thuyết Nic Xơn, đảo lộn chiến lược... định => Kết luận ViettelStudy Câu 10 Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968? Hướng dẫn a Hoàn cảnh lịch sử b Diễn biến c Kết quả d Ý nghĩa - Giáng một đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của Mỹ, buộc chúng phải tuyên bố rút quân, "phi Mỹ hóa chiến tranh" - Chấm dứt bắn phá miền Bắc, ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari, mở ra bước ngoặt cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta Câu 11... đã phối hợp với quân cách mạng Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược của hơn 10 vạn quân Mỹ - Ngụy Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu 17.000 tên, giải phóng 5 tỉnh đông bắc Campuchia, giam chân một lực lượng lớn ngụy quân Sài Gòn ở đây - Cùng thời gian trên, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân giải phóng lào đập tan cuộc hành quân đánh chiến cánh đồng Chum (Xiêng Khoảng), giải phóng một vùng... Bến Tre - Phong trào Đồng khởi đã đánh dấu sự khủng hoảng của chính quyền tai sai, giáng một đòn mạnh vào chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, châm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của chúng, đưa cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công Câu 4 Nêu nội dung, ý nghĩa Đại hội Đảng lần thứ 3 (1960)? Hướng dân trả lời a Hoàn cảnh lịch sử b Nội dung - Đề ra đường lối, nhiệm vụ cho cách... của nhân dân miền Nam + Phía Mỹ: Đòi có qua có lại” tức quân miền Bắc và quân Mỹ cùng rút khỏi miền Nam => Cuộc đàm phán kéo dài mà không đem lại kết quả c Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết - 10/1972, phái đoàn đàm phán Mỹ đến Pari nối lại đàm phán Các bên thỏa thuận sẽ ký kết chính thức ngày 31/10/1972 - Sau khi đắc cử tổng thống, Nicxon trở mặt, đòi xem xét . Tổng hợp một số đề thi thử đại học môn sử- có đáp án Chuyên đề 1: LỊCH SỬ VIỆT NAM TRƯỚC CM T8.1945 Đề số 1. Câu 1:Những hoạt động cứu nước của Phan. trải qua một cuộc hành trình lâu dài, qua nhiều nước vừa lao động để kiếm sống vừa học tập nghiên cứu, hòa mình vào phong trào đấu tranh của giai cấp công và nhân dân lao động các nước, từ một người. dân Viêt Nam - Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Xã hội Pháp (25 - 12 - 1920) họp tại thành phố Tua. Người đã đứng về phía đa số đại biểu bỏ phiếu tán thành việc gia

Ngày đăng: 11/11/2014, 23:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chuyên đề 1: LỊCH SỬ VIỆT NAM TRƯỚC CM T8.1945

  • CHUYÊN ĐỀ 2: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

  • Câu 1 Phân tích sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. Câu 2 Trình bày âm mưu của thực dân Pháp trong cuộc tiến công lên Việt Bắc. Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947. Câu 3 Từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 đến trước đông – xuân 1953-1954, hậu phương kháng chiến đã được xây dựng như thế nào trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục?

  • Đáp án :

  • Câu 1: Phân tích sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945-1954).

  • - Để làm thất bại kế hoạch quân sự Nava, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9- 1953), chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953-1954, đánh vào những nơi có tầm quan trọng về chiến lược nhưng địch tương đối yếu, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta, tạo điều kiện để ta tiêu diệt thêm một bộ phận quan trong sinh lực địch, giải phóng đất, giải phóng dân. - Đồng thời với tiến công quân sự, Đảng và Chính phủ chủ trương đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngoại giao, mở ra khả năng giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương bằng con đường hoà bình. Tháng 11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Nếu Chính phủ Pháp đã rút ra được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết các vấn đề Việt Nam theo lối hoà bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn đó”. - Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953-1954 làm cho kế hoạch Na không thể thực hiện được theo dự kiến. Hội nghị ngoại trưỏng bốn nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp họp tại Béclin (1- 1954) thoả thuận sẽ triệụ tập một hội nghị quốc tế tại Giơnevơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hoà bình ở Đông Dương. Tuy nhiên, Pháp nuôi hi vọng kết thúc chiến tranh trên thế mạnh, nên tăng cường xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng”. - Ngày 7-5-1954, quân đội và nhân dân Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện

  • CHUYÊN ĐỀ: LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 - 2000

  • CHUYÊN ĐỀ: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan