phân tích vai trề của thị trường chứng khoán. đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán việt nam 12 năm qua. bènh luận nhận định ô thị trường chứng khoán việt nam như một sềng bạc

63 648 1
phân tích vai trề của thị trường chứng khoán. đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán việt nam 12 năm qua. bènh luận nhận định ô thị trường chứng khoán việt nam như một sềng bạc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ĐỀ TÀI 2 PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 12 NĂM QUA. BÌNH LUẬN NHẬN ĐỊNH: « THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NHƯ MỘT SÒNG BẠC » Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Lớp : Thị trường chứng khoán 1 Khóa : 51 Hệ : Chính quy Hµ Néi, n¨m 2012 1 Phần 1: Cở sở lý thuyết về thị trường chứng khoán I. Khái niệm: Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa. II. Đặc điểm 1. Vị trí của TTCK trong thị trường tài chính Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính. Vị trí của thị trường chứng khoán trong tổng thể thị trường tài chính thể hiện: - Thị trường chứng khoán là hình ảnh đặc trưng của thị trường vốn 2 TT Tiền tệ Thị trường vốn TTCK Thời gian đáo hạn 1 năm Như vậy, trên TTCK giao dịch 2 loại công cụ tài chính: công cụ tài chính trên thị trường vốn và công tài chính trên thị trường tiền tệ. - Thị trường chứng khoán là hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính, nơi diễn ra quá trình phát hành, mua bán các công cụ Nợ và công cụ Vốn (các công cụ sở hữu). 3 t TT Vốn cổ phànTT Nợ TT Cổ phiếu TT Trái phiếu 2. Phân loại thị trường chứng khoán 3. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán a. Nhà phát hành: Cty cổ phần, quỹ đầu tư… b. Nhà đầu tư: - Profession: Những nhà đầu tư đưa ra quyết định mua bán chứng khoán dựa vào các phân tích kỹ thuật, số liệu khoa học. 4 Phân loại TTCK Hình thức luân chuyển vốn TT sơ cấp TT thứ cấp Hàng hóa TT tập trung TT phi tập trung (OTC) TT thứ 3VN: UPCOM Nơi giao dịch các ck của công ty đại chúng chưa niêm yết trên sở GD CK Hình thức tổ chức Cổ phiếu Trái phiếu CK phái sinh - Free rider: đưa ra quyết định theo tâm lý thị trường, theo tin đồn, theo động thái của các nhà đầu tư profession. - Vĩ nhân”: những người mua bán chứng khoán theo xu hướng ngược với xu hướng chung của thị trường. c. Các tổ chức kinh doanh trên TTCK - NHTM: ở Việt Nam, NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh chứng khoán, đặc biệt là trái phiếu cính phủ. - Công ty chứng khoán: được lập ra để chuyên sâu vào thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chứng khoán. + Môi giới + Quản lý danh mục + Tư vấn đầu tư + Tư doanh chứng khoán + Bảo lãnh phát hành chứng khoán d. Các cơ quan quản lý và giám sát TT - Cơ quan quản lý Nhà nước: ở Việt Nam: quản lý cấp cao nhất: Ủy ban CK Nhà nước - Sở giao dịch CK - Hiệp hội Nhà kinh doanh chứng khoán - Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán 5 - Tổ chức tài trợ chứng khoán - Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm (Standard & Poor, Moody, Fich…): cung cấp các dịch vụ đánh giá năng lực trả cả gốc và lãi đúng hạn, hoặc tiềm lực tài chính của tổ chức phát hành. 4. Đặc diểm khác của TTCK: - Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, người cầm vốn và người cung cấp vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính. - Là thị trường gắn với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều tự do tham gia vào thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung – cầu. - Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào họ muốn. III. Vai trò của thị trường chứng khoán TTCK là một thể chế tài chính bậc cao, hoạt động của nó thông qua các công cụ là cổ phiếu, trái phiếu… và với nhiều loại hình khác nhau phù hợp với tâm lí muôn vẻ của người dân, qua đó cho phép các DN, các tổ chức tài chính và chính phủ huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư phát triển kinh tế. Thực tế phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế, 6 vai trò cơ bản bao gồm: 6 1. Tập trung tích tụ và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. Quy mô thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Năm 2010, TTCK Việt Nam phát huy vai trò này như sau: Thứ nhất, mức vốn hóa thị trường có tăng, nhưng thanh khoản của thị trường thấp hơn năm 2009. Tổng giá trị vốn hóa thị trường của 623 công ty niêm yết trên các SGDCK (sàn giao dịch chứng khoán) là 726.000 tỷ đồng, chiếm 39% GDP năm 2010, tăng khoảng 1,7% so với mức vốn hóa thị trường năm 2009. Thứ hai, số lượng các trung gian tài chính không tăng, nhưng tổng mức vốn điều lệ các công ty gia tăng đáng kể. Thị trường hiện có 105 công ty chứng khoán với tổng vốn điều lệ là 33.300 tỷ đồng, tăng 1,3 lần so với năm 2009; 47 công ty quản lý quỹ, với tổng vốn điều lệ là 2.100 tỷ đồng, quản lý tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, trong đó có 23 quỹ đầu tư với tổng vốn điều lệ là 13.300 tỷ đồng. Thứ ba, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư gia tăng mạnh, đạt 1,1 triệu tài khoản, tức tăng 126% so với 793.000 tài khoản năm 2009. Trong đó, số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài khoảng 15.000 tài khoản và góp phần đáng kể trong giao dịch dẫn dắt thị trường. Yếu tố thông tin và yếu tố cạnh tranh trên thị trường sẽ đảm bảo cho việc phân phối vốn một cách có hiệu quả.Thị trường tài chính là nơi tiên phong áp dụng công nghệ mới và nhạy cảm với môi trường thường xuyên thay đổi.thực tế trên thị trường chứng khoán, tất cả các thông tin được cập nhật và được chuyển tải tới tất cả các nhà đầu tư, nhờ đó, họ có thể phân tích và định giá cho các chứng khoán. 7 Chỉ những công ty có hiệu quả bền vững mới có thể nhận được vốn với chi phí rẻ trên thị trường. Thị trường chứng khoán tạo một sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường tài chính, điều này buộc các ngân hang thương mại và các tổ chức tài chính phải quan tâm tới hoạt động của chính họ và làm giảm chi phí tài chính. Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán có thể làm tăng vốn tự có của các công ty và giúp họ tránh các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hang thương mại. Thị trường chứng khoán khuyến khích tính cạnh tranh của các công ty trên thị trường. Sự tồn tại của thị trường chứng khoán cũng là yêu tố quyết định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây chính là các yếu tố đảm bảo cho sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong một quốc gia cũng như trong phạm vi quốc tế. 1. Vai trò tách biệt giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng, nhu cầu về quản lý chuyên nghiệp cũng tăng theo. Bởi việc nắm giữ vốn không đi đôi với năng lực quản lý. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa, tiết kiệm vốn và chất xám (chính là việc kết hợp giữa người nắm giữ vốn nhưng không có khả năng quản lý với người quản lý tốt nhưng không có vốn trong tay). Một trong những biểu hiện của vai trò này có thể thấy thông qua quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Chúng ta biết rằng trong những năm trước thời kỳ đổi mới cũng như nhiều năm về sau này, việc hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả. Một trong những nguyên nhân là do nhà nước vừa là người sở hữu vừa là người quản lý các doanh nghiệp nhà nước mà không có sự giám sát nào từ bên ngoài. Chúng ta biết rằng tuy nói rằng nhà nước sở hữu và quản lý nhưng thực chất nhà 8 nước cử ra những cá nhân đứng ra đảm nhận những công việc này. Động cơ nào thúc đẩy DNNN tìm kiếm lợi nhuận, động cơ nào thúc đẩy DNNN làm ăn uy tín, động cơ nào thúc đẩy DNNN minh bạch trong tài chính hoàn toàn không có. Chính vì nhập nhằng giữa sở hữu và quản lý, đồng thời nguồn vốn lại từ ngân sách nhà nước, chính vì thế việc thất thoát vốn, tham nhũng, việc sử dụng vốn không hiệu quả đang là thực trạng đáng buồn của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Rất nhiều DNNN làm ăn yếu kém vẫn thường “sống sót” sau một thời gian dài thua lỗ. Việc thị trường chứng khoán ra đời đã tạo điều kiện cho quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Từ đó góp phần mình bạch hóa, thực hiện việc gián sát từ bên ngoài đối với các hoạt động của chúng. Tính đến cuối năm 2009, Việt Nam đã cổ phần hóa được khoảng 4.000 doanh nghiệp nhà nước, trong đó Nhà nước vẫn nắm 53% tổng vốn điều lệ. Đã có nhiều doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa như Vietcombank, Vietinbank, Bảo Việt góp phần cho các doanh nghiệp này hoạt động phát triển hơn, đồng thời cũng góp phần tăng tuy mô hàng hoa của thị trường, làm nền tảng cho thị trường phát triển. Tuy tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn rất nhiều bất cập, thế nhưng, nhìn nhận về mặt tích cực, việc này sẽ lam tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. 2. Thực hiện tái phân phối công bằng hơn Vai trò này được hiểu là thị trường buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công chúng, giải tỏa sự tập trung vốn cho phát triển kinh tế. Gia đình trị, khép kín sẽ dẫn đến quản trị yếu kém, thiếu minh bạch, không đủ niềm tin đối với người bên ngoài, trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm kinh doanh yếu, nguồn lực hạn chế, không tập trung và tích tụ là những nguyên nhân dẫn đến không phát triển. 9 Gia đình trị đến cổ phần hóa: 1/3 số công ty trong danh sách S&P 500 (500 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ) và hơn 40% trong số 250 công ty lớn nhất ở Pháp và Đức là những công ty gia đình. Những con số này đủ để nói lên sự thành công của mô hình công ty gia đình ngay trong thời đại kinh doanh mới. Tuy nhiên, để đạt đến vị thế đó, các công ty này phải đối mặt với rất nhiều thách thức.Chưa tới 30% trong số đó tồn tại được qua thế hệ thứ 3. Và để thành công lâu dài, các ông chủ công ty gia đình phải đồng thời làm được 2 mục tiêu vốn rất khó song hành: đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất và tiếp tục giữ quyền sở hữu công ty. Ở châu Á, điển hình là Hàn Quốc, một số tập đoàn lớn vẫn nằm dưới sự kiểm soát của các gia đình như Samsung của gia đình Lee, Hyundai thuộc về gia tộc Chung, LG là của họ nhà Koo. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích phương Tây, các công ty gia đình muốn lớn mạnh và cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì cần phải lột xác, trong đó có việc giảm bớt vai trò của quản trị gia đình và mở rộng quyền sở hữu cổ phần cho đối tác bên ngoài. Tại Việt Nam, rất hiếm thấy công ty gia đình tồn tại qua thế hệ thứ 3. Sự chuyển giao công ty theo hình thức “cha truyền con nối” cũng chỉ mới bắt đầu ở thế hệ thứ 2, như Gốm sứ Minh Long, Nệm Liên Á. Còn lại, khi đứng trước sứ mệnh đưa doanh nghiệp tăng trưởng, hầu hết các nhà sáng lập công ty gia đình đều chọn hình thức chuyển đổi cổ phần để gọi vốn và tăng hiệu quả quản lý. Công ty Minh Phúc, Giấy Sài Gòn và Gỗ Đức Thành là 3 trường hợp đã trải qua thời kỳ chuyển đổi cổ phần với nhiều thách thức. Câu chuyện của 3 công ty này cho thấy, việc chuyển đổi đã mang lại những hiệu quả kinh doanh rất khả quan như tốc độ tăng trưởng được cải thiện, quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn, phần 10 [...]... mạnh, thị trường liên tục chứng kiến đà lao dốc không phanh của hai chỉ số lớn là VN-index và HNX-index đã có lúc TTCK Việt Nam bị đánh giá là một trong những thị trường có mức tăng trưởng tệ nhất châu Á Sau đây là những điểm nổi bật của thị trường chứng khoán Việt Nam qua các năm của giai đoạn khó khăn này VI Năm 2009: Thị trường đầy biến động Năm 2009 là một năm đầy thăng trầm của thị trường chứng khoán. . . mất ổn định, gây tác động xấu đến thị trường chứng khoán Đến cuối năm 2009, dù thị trường đã tiến thêm một bước, song chỉ số VNIndex cũng phải "lỗi hẹn" với mốc 500 điểm khi đóng cửa ở 494,77 điểm Quy mô thị trường ngày càng được mở rộng Năm 2009, quy mô thị trường ngày càng được mở rộng, mức vốn hóa toàn thị trường thị trường chứng khoán Việt Nam là 620 nghìn tỷ đồng So với thời điểm cuối năm 2008... và tổ chức định mức tín nhiệm Tuy nhiên, theo nhận định, sau 10 năm phát triển, thị trường CK Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, góp phần tăng trường kinh tế, gia tăng thu nhập cho người dân Phần 2: Sự phát triển của TTCK trong 12 năm qua I Sự ra đời và những bước đi đầu tiên 1.1 Sự ra đời Ngày 11-7-1998, Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK,... triển đột phá của TTCK Việt Nam Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 sàn: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC 19 Điểm lại những con số nổi bật của thị trường chứng khoán VN trong năm 2006: - Vào giữa năm 2006, kênh... đồn VII Năm 2010 Cũng như năm 2009 Thị trường chứng khoán năm 2010 giao dịch biến đầy biến động Thị trường giao dịch đầy biến động Giai đoạn 1: Nửa đầu năm 2010, thị trường chứng khoán biến động trong biên độ hẹp 480 - 550 điểm với thanh khoản ở mức trung bình Nguyên nhân thị trường đi ngang trong suốt 6 tháng đầu năm được nhận định là bởi tâm lý thận trọng của giới đầu tư cùng sự khan hiếm của dòng... hàn thử biểu của kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, bên cạnh những vai trò trên, có thể nói thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế Trước hết là nói đến vấn đề thông tin không cân xứng Ở Việt Nam hiện nay có thể nói thông tin được chuyển đến các nhà đầu tư là không đầy đủ và không giống nhau tình trạng tùy tiện trong công bố thông tin, công bố thông tin chậm, thiếu chính xác, không trung thực... tại thị trường mới nổi nhưng cực kỳ hấp dẫn này - Mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng đột biến Tổng giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu toàn TTCK theo số liệu mới công bố của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đạt trên 240.000 tỷ đồng (15 tỷ USD), chiếm khoảng 25% GDP cả nước.Trong đó giá trị thị trường cổ phiếu niêm yết tại sàn TPHCM gần 148.000 tỷ đồng (9 tỷ USD) chiếm 15,36 GDP; giá. .. trên thị trường Lần đầu tiên giá trị giao dịch khớp lệnh của sàn chứng khoán TPHCM vượt ngưỡng 21 triệu USD/ngày và với hàng loạt quỹ đầu tư nước ngoài cùng lúc đánh giá rất tốt về Việt Nam, các kỷ lục về giá trị giao dịch liên tục bị phá vỡ ( Ngày 20-11-2006) IV Năm 2007: giai đoạn thị trường chứng khoán VN bùng nổ Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển. .. 17.000 trường hợp đặt lệnh cùng mua cùng bán một mã chứng khoán trong phiên giao dịch, trong đó đã xử lý yêu cầu 70 công ty chứng khoán giải trình và báo cáo UBCKNN hơn 330 trường hợp lệnh mua bán cùng phiên đã khớp HNX cũng đã theo dõi 484 lượt giao dịch của 280 cổ đông lớn và phát hiện 38 trường hợp vi phạm về công bố thông tin Tính chính xác của thông tin Năm 2009 cũng được coi là năm thị trường chứng. .. đạt mức tăng 126 % chỉ trong vòng 3 tháng giao dịch Nhờ sự tăng trưởng về giá của các cổ phiếu, tổng giá trị vốn hóa của thị trường trong giai đoạn này lên đến con số 398.000 tỷ đồng So với tổng giá trị vốn hóa 492.900 tỷ đồng của cả năm 2007, con số của 3 tháng đầu năm đã chiếm tỷ trọng 4/5 Nhưng điều quan trọng góp phần gia tăng giá trị vốn hóa của thị trường không phải do số lượng chứng khoán niêm . TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ĐỀ TÀI 2 PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 12 NĂM QUA. BÌNH LUẬN NHẬN ĐỊNH: « THỊ TRƯỜNG. trí của TTCK trong thị trường tài chính Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính. Vị trí của thị trường chứng khoán trong tổng thể thị trường tài chính thể hiện: - Thị trường. cao cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hang thương mại. Thị trường chứng khoán khuyến khích tính cạnh tranh của các công ty trên thị trường. Sự tồn tại của thị trường chứng khoán cũng

Ngày đăng: 11/11/2014, 22:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan