PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG, TƯƠNG TÁC GIỮA NGHÈO VÀ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHU VỰC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

92 387 1
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG, TƯƠNG TÁC GIỮA  NGHÈO VÀ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG LIÊN QUAN  ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHU VỰC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Người nghèo được xem là đối tượng dễ bị tổn thương nhất đối với những tác động của môi trường bên ngoài bởi vì họ có ít nguồn lực và điều kiện để duy trì và thích ứng sinh kế. Bên cạnh các xu thế thay đổi của nền kinh tế như chuyển dịch cơ cấu kinh tế,lạm phát, tăng giá tiêu dùng, đô thị hóa làm di cư lao động từ nông thôn ra thành thị,.. thì thiên tai và các thay đổi bất thường của thời tiết cũng được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng nguy cơ tổn thương của người nghèo.Giai đoạn 19932006 hơn 34 triệu trong tổng số 85 triệu người dân Việt Nam đã thoát nghèo nhờ vào các chính sách phát triển, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ (DFID, 2008). Theo báo cáo của Bộ LĐTBXH ước tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 9,5% trong đó, tỷ lệ hộ nghèo ĐBSCL là 7,32%. Đối với thành phố Cần Thơ, theo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo ở Cần Thơ là 7,84% (tương đương với 22,9 nghìn hộ) và hộ cận nghèo chiếm 6,43%, tương đương 18,8 nghìn hộ (Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ, 2012). Tuy nhiên, nguy cơ tái nghèo rất cao đối với những hộ gia đình vừa thoát nghèo trong một vài năm trở lại đây do mức sống, thu nhập đang ở gần ngưỡng của chuẩn nghèo mới (nhóm đối tượng có nguy cơ nghèo chủ yếu là do thiếu hụt các nguồn vốn sinh kế như lao động, vốn, quan hệ xã hội,..) nên rất dễ bị tái nghèo nếu gặp phải những “cú sốc” về kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh các quốc gia đang bịảnh hưởng bởi toàn cầu hóa, hàng loạt những thay đổi của nền kinh tế như chuyển dịch cơ cấu, lạm phát, tăng giá tiêu dùng, đô thị hóa làm di cư lao động từ nông thôn ra thành thị, cộng với các yếu tố khắc nghiệt thời tiết, thay đổi môi trường do tác động của biến đổi khí hậu (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2012) đã trở thành các yếu tố cộng hưởng khiến cho các đối tượng dễ bị tổn thương như người nghèo ở đô thịcàng khó khăn hơn nhất trong điều kiện họ có ít nguồn lực và điều kiện để duy trì và

1 UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ BAN CHỈ ĐẠO 158 VĂN PHÒNG CÔNG TÁC BĐKH VIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI  PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG, TƢƠNG TÁC GIỮA NGHÈO VÀ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHU VỰC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ Cần Thơ, ngày 28 tháng 2 năm 2013 2 Chƣơng 1 MỞ ĐẦU 1.1 Giới thiệu 1.1.1 Đặt vấn đề Người nghèo được xem là đối tượng dễ bị tổn thương nhất đối với những tác động của môi trường bên ngoài bởi vì họ có ít nguồn lực và điều kiện để duy trì và thích ứng sinh kế. Bên cạnh các xu thế thay đổi của nền kinh tế như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lạm phát, tăng giá tiêu dùng, đô thị hóa làm di cư lao động từ nông thôn ra thành thị, thì thiên tai và các thay đổi bất thường của thời tiết cũng được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng nguy cơ tổn thương của người nghèo. Giai đoạn 1993-2006 hơn 34 triệu trong tổng số 85 triệu người dân Việt Nam đã thoát nghèo nhờ vào các chính sách phát triển, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ (DFID, 2008). Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH ước tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 9,5% trong đó, tỷ lệ hộ nghèo ĐBSCL là 7,32%. Đối với thành phố Cần Thơ, theo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo ở Cần Thơ là 7,84% (tương đương với 22,9 nghìn hộ) và hộ cận nghèo chiếm 6,43%, tương đương 18,8 nghìn hộ (Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ, 2012). Tuy nhiên, nguy cơ tái nghèo rất cao đối với những hộ gia đình vừa thoát nghèo trong một vài năm trở lại đây do mức sống, thu nhập đang ở gần ngưỡng của chuẩn nghèo mới (nhóm đối tượng có nguy cơ nghèo chủ yếu là do thiếu hụt các nguồn vốn sinh kế như lao động, vốn, quan hệ xã hội, ) nên rất dễ bị tái nghèo nếu gặp phải những “cú sốc” về kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh các quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi toàn cầu hóa, hàng loạt những thay đổi của nền kinh tế như chuyển dịch cơ cấu, lạm phát, tăng giá tiêu dùng, đô thị hóa làm di cư lao động từ nông thôn ra thành thị, cộng với các yếu tố khắc nghiệt thời tiết, thay đổi môi trường do tác động của biến đổi khí hậu (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2012) đã trở thành các yếu tố "cộng hưởng" khiến cho các đối tượng dễ bị tổn thương như người nghèo ở đô thị càng khó khăn hơn nhất trong điều kiện họ có ít nguồn lực và điều kiện để duy trì và thích ứng sinh kế. 1.1.2 Sự cần thiết của nghiên cứu Thành phố Cần Thơ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Việt Nam và là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hoá cao trong thời gian qua và chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, đặc biệt là những tác hại của thiên tai và các thay đổi bất thường của thời tiết. Cũng giống như các đô thị đang phát triển khác, bên cạnh những chuyển biến tích cực của nền kinh tế làm diện mạo đô thị ngày càng thay đổi hiện đại hơn, đời sống người dân nói chung được cải thiện hơn, tiến trình đô thị hóa ở Cần Thơ cũng làm xuất hiện một bộ phận 3 người nghèo mất đất nông nghiệp, hoặc một nhóm người dễ bị tổn thương do phải chuyển đổi ngành nghề (những đối tượng bị ảnh hưởng phải di dời tái định cư, mất công ăn việc làm, thay đổi sinh kế, ). Thêm vào đó, sự phát triển của thành phố Cần Thơ đã tạo ra "lực hút" đối với làn sóng di cư lao động (chủ yếu là những người nghèo tìm kiếm việc làm) đến từ các vùng nông thôn lân cận làm gia tăng nhóm đối tượng nghèo và dễ bị tổn thương, gây khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Thời gian qua chính quyền thành phố đã có chủ trương huy động mọi nguồn lực giúp các nhóm đối tượng nghèo, cận nghèo và dễ bị tổn thương vươn lên thoát nghèo thông qua các chính sách trợ giúp về phát triển kết cấu hạ tầng, phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm, Tuy nhiên việc giải quyết các chính sách xã hội đối với nhóm đối tượng này vẫn đang là thách thức lớn cho mục tiêu phát triển bền vững và các vấn đề lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Trong điều kiện xuất hiện các biểu hiện tác động của biến đổi khí hậu (nhiệt độ cao, bão/lốc xoáy, ngập lụt, hạn hán, triều cường, sạt lở bờ sông, hoặc các thay đổi bất thường của mùa và thời tiết bất từng năm) khiến cho các nhóm đối tượng người nghèo, cận nghèo và dễ bị tổn thương (bao gồm cả dân bản địa và lao động di cư) phải đối mặt với "khó khăn kép" đó là: vừa phải đối phó với các khó khăn trong tìm kiếm công ăn việc làm, thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội vừa phải ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu làm cho tính dễ bị tổn thương (trong đời sống và sinh kế) của nhóm đối tượng này càng trở nên nghiêm trọng hơn. Xuất phát từ tình hình trên, nghiên cứu hiện trạng, tƣơng tác giữa nghèo và tính dễ bị tổn thƣơng liên quan đến biến đổi khí hậu ở khu vực đô thị thành phố Cần Thơ được thực hiện nhằm hướng đến mục tiêu giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương cho cư dân nghèo, cận nghèo và dễ bị tổn thương ở đô thị làm cơ sở định hướng, đề xuất chính sách trong lập các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và hỗ trợ hiệu quả cho chính quyền và các Sở ngành có liên quan của thành phố Cần Thơ trong các vấn đề về giảm nghèo, giải quyết an sinh xã hội và phát triển kinh tế bền vững. 1.1.3 Giải thích và giới hạn phạm vi sử dụng từ ngữ/khái niệm trong nghiên cứu + Ngƣời nghèo, cận nghèo và dễ bị tổn thƣơng: trong nghiên cứu này người nghèo và dễ bị tổn thương (bao gồm cả đối tượng nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo và lao động nhập cư vào thành phố Cần Thơ) được hiểu là nhóm đối tượng có chất lượng cuộc sống thấp và gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội (chẳng hạn nhà ở tạm bợ, thiếu tiện nghi sinh hoạt, thiếu vốn sản xuất, con em không được đến trường hoặc không có điều kiện học lên cao, không có điều kiện khám chữa bệnh, không tiếp cận được với thông tin xã hội, không có thời gian và điều kiện để vui chơi giải trí, ít tham gia các phong trào địa phương, ); 4 + Dịch vụ xã hội cơ bản: được hiểu là hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người, bao gồm (i) dịch vụ đáp ứng nhu cầu vật chất như nhà ở, ăn uống, vệ sinh ; (ii) dịch vụ y tế như các hình thức khám chữa bệnh, điều dưỡng phục hồi chức năng về thể chất, tinh thần; (iii) dịch vụ giáo dục như học tập nâng cao trình độ, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, ; (iv) dịch vụ về giải trí, hoà nhập tốt hơn với cộng đồng, + Biến đổi khí hậu: trong nghiên cứu này, biến đổi khí hậu được hiểu là những thay đổi liên quan đến khí hậu (nhiệt độ cao, bão/lốc xoáy, ngập lụt, hạn hán, triều cường, sạt lở bờ sông, ) hoặc các thay đổi dị thường (thay đổi mùa, hay thời tiết bất thường của từng năm) và được gọi chung là thiên tai và các thay đổi bất thường của thời tiết. 1.1.4 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi: (i) Đối tượng dễ bị tổn thương ở đô thị gồm những ai? Họ đến từ đâu? Cuộc sống trước đây của họ thế nào? Đời sống và thu nhập hiện tại của họ như thế nào? Họ tiếp cận với các dịch vụ y tế, xã hội ra sao? Có sự khác nhau về mức độ tổn thương giữa các nhóm đối tượng hay không? (ii) Người nghèo, cận nghèo và dễ bị tổn thương cảm nhận thế nào về diễn tiến/xu hướng phát triển kinh tế-xã hội, đô thị hóa và thiên tai, thời tiết bất thường đang diễn ra xung quanh họ? (iii) Có sự tương tác nào giữa các xu hướng phát triển xã hội và BĐKH đến tính dễ bị tổn thương hay không? BĐKH có làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn hay không? Người nghèo, cận nghèo và dễ bị tổn thương mong muốn điều gì để chống chịu/thích ứng trong hiện tại và trong tương lai? Mong muốn thoát nghèo giữa nam và nữ giới có khác nhau không? Có sự khác biệt về giới liên quan đến nghèo và dễ bị tổn thương hay không? (iv) Chính quyền địa phương và các ngành chức năng có liên quan đang phải đối mặt với những thách thức nào trong công tác giảm nghèo và dễ bị tổn thương? Cần có những giải pháp, chính sách cụ thể nào để hỗ trợ và nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH của các nhóm đối tượng nghèo, cận nghèo và dễ bị tổn thương? 1.1.5 Khung phân tích lý thuyết Vấn đề nghiên cứu được tiếp cận trong khuôn khổ khung phân tích lý thuyết của các chuyên gia nghiên cứu về nghèo và biến đổi khí hậu. Theo đó, năng lực ứng phó với BĐKH và xây dựng khả năng phục hồi của các đô thị được xem xét trong một tổng thể các yếu tố con người, tác nhân, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của đô thị và mối liên quan của các thể chế xã hội dưới tác động phơi nhiễm của BĐKH; từ đó giúp cải thiện kinh tế - xã hội được tốt hơn (Stephen Tyler and Marcus Moench, 2012). 5 Hình 1.1 Khung phân tích lý thuyết (Stephen Tyler and Marcus Moench, 2012) 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích hiện trạng và mối tương quan giữa nghèo, dễ bị tổn thương với tác động của BĐKH ở đô thị thành phố Cần Thơ; tìm hiểu mong muốn của các đối tượng này để đề xuất các giải pháp giảm nhẹ tổn thương và nâng cao năng lực thích ứng BĐKH. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (i) Mô tả đặc điểm và xác định cơ cấu của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương theo các tiêu chí: nhóm đối tượng, nguyên nhân tổn thương, giới tính, ; (ii) Phân tích diễn tiến/xu hướng phát triển kinh tế-xã hội và thay đổi bất thường của thời tiết/thiên tai ở thành phố Cần Thơ và ảnh hưởng của các xu hướng này đến sinh kế của người nghèo, cận nghèo và dễ bị tổn thương; nhận dạng những nguy cơ, tác động tiềm tàng của BĐKH đối với các cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương; (iii) Phân tích mối tương quan và năng lực ứng phó, mong muốn sinh kế của của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương với xu hướng phát triển kinh tế-xã hội, thay đổi bất thường của thời tiết và BĐKH; (iv) Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ tính tổn thương và xây dựng các đề án cụ thể hóa chính sách nâng cao năng lực thích ứng BĐKH của thành phố Cần Thơ. 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Các đối tượng nghiên cứu, bao gồm: PHƠI NHIỄM KHÍ HẬU CÁC HỆ THỐNG Bị thiệt thòi CÁC THỂ CHẾ XÂY DỰNG KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CÁC TÁC NHÂN Nâng cao năng lực Yếu ớt CÁC HỆ THỐNG Phục hồi CÁC TÁC NHÂN XÃ HỘI VÀ KINH TẾ ĐƯỢC CẢI THIỆN 6 + Con người: cư dân đô thị Cần Thơ và lao động di cư từ các địa phương khác. Đặc biệt là nhóm đối tượng nghèo, cận nghèo có chất lượng cuộc sống thấp và gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội. + Các nhân tố ảnh hưởng đến tính dễ bị tổn thương: hoàn cảnh sống, xu hướng xã hội, xu hướng kinh tế và BĐKH. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi 05 quận nội ô thành phố Cần Thơ, bao gồm Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái Răng, Ô Môn và Thốt Nốt. Địa bàn lấy mẫu nghiên cứu được thực hiện tại các phường của các quận nội ô nêu trên; đồng thời thu thập số liệu thứ cấp ở các cấp độ Sở ngành, địa phương. 1.4 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 1.4.1 Thu thập và nghiên cứu dữ liệu thứ cấp - Thu thập số liệu thống kê hộ nghèo, cận nghèo của các nguồn Cục Thống kê TPCT, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPCT và các quận/huyện, phường/xã (UBND, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) và thông tin về tình hình lao động nhập cư. - Tổng hợp các tài liệu, báo cáo có liên quan đến biến đổi khí hậu (đặc biệt là những tác hại của thiên tai và các thay đổi bất thường của thời tiết, công tác phòng chống lụt bão, thiên tai) và người nghèo và cận nghèo của Việt Nam, ĐBSCL và Cần Thơ để hiểu rõ hiện trạng chung của thành phố (có so sánh quận/huyện, phường/xã/thị trấn). 1.4.2 Phỏng vấn ngƣời am hiểu (key informants panel - KIP) Phỏng vấn các đối tượng là cán bộ quản lý, các nhà hoạch định chính sách cấp Sở ngành, bao gồm: 1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội; 2. Sở Y tế; 3. Sở Nội vụ; 4. Sở Giáo dục và Đào tạo; 5. Sở Kế hoạch và Đầu tư; 6. Sở Công Thương; 7. Sở Thông tin và Truyền thông; 8. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch; 9. Sở Tài nguyên Môi trường; 10. Liên đoàn Lao động thành phố Cần Thơ; 11. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Cần Thơ; 7 12. Hội Nông dân Việt Nam thành phố Cần Thơ; 13. Thành Đoàn Cần Thơ; 14. Hội Chữ Thập đỏ thành phố Cần Thơ; 15. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Cần Thơ; và 42 phường của 5 quận (Ninh Kiều: 13 phường; Bình Thủy: 8 phường; Cái Răng: 7 phường; Ô Môn: 7 phường, Thốt Nốt: 9 phường). 1.4.3 Đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA) Thảo luận nhóm tập trung (focus group discussion) các cộng đồng có chất lượng cuộc sống thấp và gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với hai nhóm (i) cư dân bản địa của thành phố Cần Thơ và; (ii) người nhập cư vào thành phố Cần Thơ. Sử dụng các công cụ: + Biểu đồ thời gian và xu hướng (timeline): xác định các mốc thời gian và sự kiện ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến cộng đồng, mức độ ảnh hưởng (i) các sự kiện xảy ra đối với cộng đồng trong thời gian 20 năm trở lại đây; (ii) xu hướng nghề nghiệp, việc làm của cộng đồng, mức độ tiếp cận với việc làm, thu nhập; (iii) ảnh hưởng của diễn biến kinh tế - xã hội đến đời sống của cộng đồng; (iv) ảnh hưởng của các quy hoạch, dự án quy hoạch, di dời, nếu có; (v) tình trạng tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế và hưởng thụ văn hóa, giải trí, tín ngưỡng; (vi) cảm nhận của cộng đồng về ảnh hưởng của thời tiết như tăng nhiệt độ, sạt lở, ngập lụt, hạn hán, lốc xoáy đến đời sống và sản xuất. + Phân loại và xếp hạng (classification and scoring): cộng đồng mô tả đặc điểm các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, chấm điểm tiêu chí phân loại. + Lịch mùa vụ/việc làm trong năm (seasonal calendar): tình hình sản xuất, nhu cầu lao động cho sản xuất; ảnh hưởng của thời tiết đến công ăn việc làm. + Sơ đồ tổ chức cộng đồng (institutional mapping) - biểu đồ Venn: xác định các mối liên kết, vai trò và trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể có ảnh hưởng đến cộng đồng. + Cây vấn đề (problem tree): xác định các khó khăn, nguyên nhân và giải pháp để nâng cao năng lực thích ứng với tính dễ bị tổn thương và BĐKH của cộng đồng. 1.4.4 Điều tra xã hội học các đối tƣợng nghiên cứu Sử dụng phương pháp phỏng vấn có cấu trúc đối với các hộ gia đình thuộc nhóm đối tượng nghiên cứu. 1.4.5 Phỏng vấn chuyên sâu (deep interview) Phỏng vấn chuyên sâu hộ gia đình để xây dựng "câu chuyện" điển hình (case-study). 8 1.5 Quy mô chọn mẫu Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nghiên phân tầng theo địa bàn và nhóm đối tượng nghiên cứu, cụ thể: + Phỏng vấn chuyên gia: 30 cán bộ Sở ngành (2 cán bộ x 15 đơn vị) và 84 cán bộ phường (2 cán bộ x 42 phường) của 05 quận nội ô TPCT như đã liệt kê ở Mục 4.2 + Đánh giá nhanh cộng đồng (3 cộng đồng x 5 quận, mỗi cộng đồng 15 người) trên cơ sở các nhóm đối tượng (i) cư dân bản địa của Cần Thơ và; (ii) người nhập cư. + Điều tra xã hội học 850 hộ gia đình ta ̣ i 05 quận nội ô TPCT (mỗi quận 170 hộ). + Phỏng vấn chuyên sâu 15 hộ được chọn từ 850 hộ điều tra xã hội học. 1.6. Phƣơng pháp phân tích số liệu Áp dụng các phương pháp sau đây để phục vụ phân tích các chỉ tiệu/thông số cần thiết phản ánh thực trạng vấn đề nghiên cứu + Thống kê mô tả: phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp và số liệu điều tra hộ, cụ thể: - Số trung bình, giá trị nhỏ nhất/lớn nhất, trung vị, mode; phân phối tần số và tần số tích lũy, tần số cộng dồn, để mô tả đặc điểm phân bố của bộ số liệu điều tra. - Phân tích bảng chéo (cross tabulation) để phân tích mối tương quan giữa các tiêu chí/biến số nghiên cứu. + Phân tích phƣơng sai và so sánh số trung bình của các biến số nghiên cứu + Phân tích thừa số (phân tích khám phá nhân tố) để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến tính dễ bị tổn thương, sử dụng mô hình: X i = A ij + A i2 F 2 + … + A im F m +V i U i Trong đo ́ : X i : biến độc lập thư ́ i A ij : hê ̣ số hồi quy bô ̣ i cu ̉ a biến độc lập F : nhân tố chung U i : nhân tố duy nhất cu ̉ a biến i (nhân tố duy nhất tương quan vơ ́ i như ̃ ng nhân tố kha ́ c va ̀ vơ ́ i ca ́ c nhân tố chung ). Các nhân tố chung có sự kết hợp tuyến tính của các biến quan sát F i = w ij + w i2 x 2 + … + w i k xk F i : ước lượng nhân tố thứ i W i : trọng số hay hệ số điểm nhân tố K : số biến 9 + Phân tích hồi quy tƣơng quan đa biến - hàm Binary Logistic: xác định mô hình tương quan của các biến số bằng mô hình toán: trong đó: Y: thu nhập bình quân của hộ gia đình X i (i=1 k): biến độc lập ảnh hưởng đến thu nhập D j (j=1 k): là các biến phân loại (biến giả) ε: các biến động không giải thích được trong mô hình Sử dụng các phần mềm chuyên dụng phân tích thống kê như Excel, SPSS để hỗ trợ phân tích số liệu. 10 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG CỦA CƢ DÂN ĐÔ THỊ 2.1 Tổng quan thành phố Cần Thơ Thành phố Cần Thơ bao gồm 9 đơn vị hành chính là: 5 quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, Cái Răng và 4 huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền với 85 đơn vị cấp xã phường (44 phường, 5 thị trấn, 36 xã). 2.1.1 Điều kiện tự nhiên Thành phố Cần Thơ được xem đô thị trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, với tổng diện tích đất tự nhiên năm 2010 là 140.895 ha. Tứ cận của thành phố bao gồm: Bắc giáp tỉnh An Giang, Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hậu Giang, Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long và phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang. Cách Thành phố Vĩnh Long 34 km, Thành phố Long Xuyên 62 km, Thành phố Sóc Trăng 63km và Thành phố Mỹ Tho 104 km, Rạch Giá 116 km, Châu Đốc 117 km và cách Cà Mau 179km. Cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km. Hình 2.1 Bản đồ hành chánh thành phố Cần Thơ [...]... không ảnh hưởng đến dân số trong toàn thành phố Cần Thơ + Di cư khỏi thành phố Cần Thơ: việc di cư này liên quan đến người dân rời thành phố Cần Thơ vì nhiều lý do, chẳng hạn như lý do kinh tế (đến thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn) hoặc vì lý do khí hậu ("người tị nạn khí hậu" rời khỏi vùng đồng bằng) + Di cư đến thành phố Cần Thơ: hình thức di cư này đề cập đến những người sống ở các tỉnh ở đồng bằng... viên lớn, các khu du lịch 2.3 Tác động của các thách thức phát triển đô thị Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn vừa qua, việc cải tạo, nâng cấp chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại được quan tâm Nhiều khu đô thị, khu dân cư, khu tái định cư, khu du lịch, hạ tầng giao thông mới ra đời đã làm thay đổi đáng kể diện mạo của thành phố Với 5 đô thị trung tâm thuộc 5 quận, tốc độ đô thị hóa bình... kê thành phố Cần Thơ năm 2011 Mặc dù vậy đã có sự sụt giảm đáng kể lao động nông nghiệp từ năm 2005 (lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đến 47%) do thành phố Cần Thơ có sự tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa và cùng với sự tăng trưởng của lĩnh vực thương mại, dịch vụ và các ngành công nghiệp trên địa bàn (Bảng 2.5) 2.2 Diễn tiến và các xu hƣớng ảnh hƣởng nghèo và tính dễ bị tổn. .. cư ra khỏi nông thôn và các lý do kinh tế, trong khi thành phố Cần Thơ cũng được quan tâm do nhập cư từ các tỉnh khác (có lẽ chủ yếu là từ các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long) Xu hướng di cư ở thành phố Cần Thơ thuộc các nhóm: + Di cư trong phạm vi thành phố Cần Thơ: một phần dân số nông thôn có thể di cư ra khu vực đô thị của thành phố Cần Thơ, vì lý do kinh tế hoặc để tiếp cận các dịch vụ công... đến 39 cơn gió lốc gây thiệt hại 1.450 triệu đồng Theo báo cáo hàng năm của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Cần Thơ từ 2003 - 2011, thành phố hiếm khi bị ảnh hưởng bởi bão Trong suốt 11 năm qua, thành phố Cần Thơ chỉ ảnh hưởng nhỏ và gián tiếp bởi cơn bão Durian tháng 12 năm 2006 + Ô nhiễm môi trường: đánh giá tình trạng môi trường gần đây thành phố Cần Thơ (2005-2009 và 2010) được thực hiện bởi Sở... cấu đất ở Cần Thơ bao gồm đất nông nghiệp (chiếm gần 82% tổng diện tích) đất phi nông nghiệp (18%) và một phần nhỏ của đất chưa sử dụng (Bảng 2.2) Số liệu này cho thấy, đất nông nghiệp vẫn chiếm một phần lớn ở thành phố Cần Thơ và xuất hiện hầu hết ở các khu vực đô thị hành chính cấp quận (trừ quận Ninh Kiều) Do vậy tuy được công nhận là thành phố loại 1 trực thuộc Trung ương, cộng với tốc độ đô thị hóa... chính trị của thành phố, bố trí một số cơ quan quan trọng của trung ương Quận Bình Thuỷ là đô thị chiếm giữ cơ sở hạ tầng quan trọng (KCN, Sân bay, bến cảng) Quận Cái Răng với đô thị hiện hữu, KCN và Cảng biển (Cái Cui), tiềm năng khu đô thị mới Nam Cần Thơ Quận Ô Môn, được xác định như khu đô thị công nghiệp mới Quận Thốt Nốt, đô thị hoá mạnh tập trung ở thị trấn Thốt Nốt trước đây, là đầu mối giao... hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng như các KDC: 91B, Diệu Hiền, 586, Long Thịnh, Cồn Cái Khế, Cồn Khương, Khu Cái Sơn – Hàng Bàng, khu tái định cư Thới Nhựt, khu tái định cư siêu thị Metro Cash, khu tái định cư phục vụ đường tỉnh 923, khu tái định cư phục vụ chợ gạo Thốt Nốt, các KD vượt lũ và thành phố hiện đang tiếp tục đầu tư nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ giai đoạn 1 Đồng thời, thành phố. .. tổn thƣơng 2.2.1 Diễn tiến và tác động của các yếu tố bất lợi của thời tiết, thiên tai Do vị trí ở vùng hạ lưu ở sông Mêkong thuộc khu vực ĐBSCL, Cần Thơ thỉnh thoảng phải bị ảnh hưởng bởi các loại thiên tai như lũ lụt, sạt lở bờ sông, lốc, sấm sét, ngập lụt, hạn hán, bão và áp thấp nhiệt đới Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho TPCT năm 2011, thành phố trong tương lai sẽ chịu tác động... cường khả năng ứng phó của cư dân đô thị và chính quyền đối với tình trạng ngập lụt Mặc dù vậy, đối với một số khu vực người nghèo ở đô thị vẫn chưa được tiếp cận các hệ thống tiêu thoát nước bởi chỉ mới có một phần của khu vực đô thị được lắp đặt hệ thống thoát nước, khu vực nghèo và trung lưu ở Ninh Kiều và Cái Răng không có hệ thống cống thải ngầm, các vùng ven đô thị chủ yếu sử dụng các kênh rạch

Ngày đăng: 11/11/2014, 14:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan