Luật đầu tư ở việt nam, quá trình hình thành và hoàn thiện

61 2K 13
Luật đầu tư ở việt nam, quá trình hình thành và hoàn thiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Chủ trương hợp tác đầu tư với nước ngoài nhằm tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và thị trường xuất khẩu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã được xác định và cụ thể hoá trong các văn kiện của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Luật Đầu tư tại Việt nam được ban hành năm 2005 đã góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, có những đóng góp đáng kể vào công cuộc xây dựng nền kinh tế nước ta, tạo đà và khơi dậy các tiềm năng kinh tế, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động đầu tư, tạo cơ sở cho việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư. 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM. 1.1 Sự cần thiết phải có luật đầu tư tại Việt Nam: Trong đời sống xã hội, pháp luật luôn là một phương tiện quan trọng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tổ chức, quản lý đời sống xã hội, bảo đảm cho xã hội, phát triển, phù hợp với những mục đích mà Nhà Nước và xã hội đặt ra. Thực hiện công cuộc đổi mới, những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước tạo nên một khung pháp lý quan trọng điều chỉnh các hoạt động đầu tư phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với yêu cầu hội nhập; tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhờ hiệu quả của hệ thống chính sách pháp luật về đầu tư đã ban hành, việc huy động nguồn lực đầu tư cho tăng trưởng kinh tế ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới sâu rộng nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra những đòi hỏi khách quan đối với việc cần thiết phải xây dựng một khung khổ pháp lý thống nhất về đầu tư nhằm tăng cường huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể : - Đường lối đổi mới kinh tế của nước ta là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế quốc tế; nâng cao đời sống nhân dân. Một trong các giải pháp quan trọng thực hiện chủ trương trên là phải tạo môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi, huy động và sử dụng 2 có hiệu quả mọi nguồn nội lực và ngoại lực. - Thực tiễn tiến hành công cuộc đổi mới thời gian qua cho thấy, hệ thống pháp luật về đầu tư và môi trường kinh doanh tại Việt Nam không ngừng được hoàn thiện, theo hướng bình đẳng, không phân biệt, tạo lập “cùng một sân chơi chung” cho các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, do các luật liên quan đến đầu tư trong nước và nước ngoài được ban hành ở các thời điểm khác nhau, có phạm vi đối tượng khác nhau nên các chính sách đầu tư chưa có sự nhất quán, chưa thực sự tạo được “một sân chơi” bình đẳng; tình trạng phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư vẫn còn tồn tại, đã hạn chế việc phát huy các nguồn lực. Những bất cập của hệ thống pháp luật tách biệt theo thành phần kinh tế ngày càng bộc lộ rõ trước sự phát triển năng động đa dạng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Do đó, cần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý nhằm củng cố niềm tin của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. - Nước ta đã ký kết nhiều hiệp định song phương và đa phương liên quan đến hoạt động đầu tư như những cam kết trong khuôn khổ AFTA, Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN, Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, Hiệp định tự do, Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản và gia nhập WTO. Việc ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế trên một mặt đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa thị trường, xóa bỏ các rào cản thuế quan, phi thuế quan hoặc các trợ cấp không phù hợp với thông lệ quốc tế, mặt khác vẫn phải duy trì một số chính sách bảo hộ sản xuất trong nước có điều kiện, có thời gian, mở cửa thị trường theo lộ trình xác định. - Cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới và khu vực đang diễn ra ngày càng gay gắt và các nước trong khu vực đang cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư theo hướng tự do hóa đầu tư, thương mại, làm cho hệ thống luật 3 pháp về đầu tư nước ngoài của ta được coi là hấp dẫn, nay đang giảm dần tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Do đó, cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích có tính cạnh tranh cao hơn, hoặc ít ra cũng tương đương so với các nước trong khu vực. Như vậy, việc ban hành Luật Đầu tư đã trở thành một đòi hỏi tất yếu khách quan của việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, của thực tiễn hoạt động đầu tư và yêu cầu của hội nhập và cạnh tranh quốc tế nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài của mọi thành phần kinh tế. 1.2 Khái niệm Luật Đầu tư: Theo khoản 1 điều 3 Luật Đầu Tư 2005 thì đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Sự tồn tại và phát triển của hoat động đầu tư là cơ sở thực tiễn của sự ra đời và phát tiển của luật đầu tư. Luật đầu tư là các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh. Luật đầu tư điều chỉnh tất cả các hoạt động đầu tư tại Việt Nam và từ Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; đầu tư từ nguồn vốn nhà nước và của tư nhân; đầu tư của nhà đầu tư trong nước và của nhà đầu tư nước ngoài. 1.3. Đặc trưng cơ bản của pháp luật đầu tư: 4 1.3.1. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật đầu tư nước ngoài có một số quy phạm pháp luật đầu tiên hướng tới nền kinh tế thị trường. Chỉ sau hai năm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đây là thời điểm nhân dân ta mới bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp đang rất thịnh hành và nền kinh tế về cơ bản chỉ có hai thành phần là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Trong bối cảnh đó, điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977 là văn bản pháp lý đầu tiên trong hệ thống pháp luật của Việt Nam tạo thành hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư. Như vậy, xét dưới góc độ lý luận có thể khẳng định công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng chính thức được tính từ năm 1986, nhưng tiền đề của nó đã xuất hiện ngay từ năm 1977 trong điều lệ đầu tư ở Việt Nam. Như vậy, trong hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ từ năm 1977 đến năm 1986 Điều lệ Đầu tư năm 1977 là văn bản pháp lý đầu tiên hướng tới nền kinh tế thị trường, thể hiện chính sách “mở cửa’’ của Đảng và Nhà nước ta. 1.3.2 Pháp luật đầu tư ra đời trước khi có quan hệ đầu tư nước ngoài trên thực tế ở Việt Nam: Để điều chỉnh các quan hệ xã hội tồn tại, phát triển theo hướng mà Nhà nước mong muốn và có thể phản ánh đúng thực tiễn khách quan, Nhà nước xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, so sánh với tiến trình của các quan hệ kinh tế, pháp luật thường xuất hiện chậm so với sự biến động và phát triển của các quan hệ kinh tế. Năm 1977, khi các quy phạm pháp luật đầu tư ở Việt Nam lần đầu tiên được ban hành, thì trên thực tế ở Việt Nam hoàn toàn chưa có quan hệ đầu tư.Thời điểm đó, cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp đang ngự trị trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, các khái niệm cơ bản 5 của kinh tế thị trường như tự do thương mại, tự do cạnh tranh, thị trường vốn chưa được chấp nhận chính thức trong các văn bản của Đảng và Nhà nước ta. Đầu tư với tính chất là sự vận động trực tiếp của tư bản nước ngoài vào Việt Nam lúc đó vẫn chưa được tán thành. Chỉ sau khi có chính sách đổi mới tư duy lý luận và tư duy kinh tế của Đảng và Nhà nước thì đạo luật về Đầu tư tại Việt Nam mới có cơ hội ra đời, các quan hệ đầu tư mới hình thành và phát triển trên cơ sở pháp lý đó. 1.3.3. Pháp luật đầu tư có một số chủ thể đặc thù: Pháp luật đầu tư điều chỉnh quan hệ đầu tư, trong đó ít nhất một bên là cá nhân, tổ chức kinh tế hoặc cơ quan nhà nước Việt Nam và bên kia là tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tổ chức kinh tế Việt Nam được hiểu là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập, tổ chức và hoạt động theo các quy định của pháp luật Việt Nam, cơ quan nhà nước ở đây là cơ quan được Chính phủ ủy quyền ký kết với các cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện các hợp đồng BOT, BT, BTO; tổ chức, các nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài tham gia quan hệ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chủ thể của quan hệ pháp luật đầu tư tại Việt Nam gồm có: 1. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. 2. Các nhà đầu tư tham gia quan hệ đầu tư tại Việt Nam. 3. Các nhà đầu tư Việt Nam tham gia quan hệ đầu tư. 4. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư, các doanh nghiệp BOT, BT, BTO. 5. Người lao động. 6. Các cơ quan tài phán trong nước và quốc tế. Cơ sở pháp lý để hình thành quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quan hệ 6 pháp luật đầu tư tại Việt Nam có những nét đặc thù riêng so với các ngành luật khác. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật đầu tư tại Việt Nam, các chủ thể của quan hệ pháp luật đó có các quyền và nghĩa vụ nhất định trên các cơ sở quy định của pháp luật đầu tư tại Việt Nam, pháp luật của nước mà cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài mang quốc tịch và các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, hoặc trên cơ sở kết hợp các quy định đó. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quan hệ pháp luật đầu tư tại Việt Nam còn được xác định theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập như Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (1999), Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ Cơ quan đảm bảo đầu tư đa biên MIGA 1985 (Multilateral Investment Guarantee Agency), Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài Các điều ước quốc tế đó là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư. Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quan hệ pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng được xác định theo quy định của pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, theo Giấy phép đầu tư và theo các văn bản cụ thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuẩn y. Trong một số trường hợp đặc biệt còn được xác định theo quy chế riêng do Chính phủ Việt Nam ấn định sau khi có sự thỏa thuận với đối tác bên ngoài, ví dụ một số hợp đồng BOT, BT, BTO 1.3.4 Pháp luật đầu tư có bộ phận cấu thành là một số lượng lớn các điều ước quốc tế: 7 Lượng lớn các điều ước quốc tế có liên quan trực tiếp đến đầu tư mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập Khác với các ngành luật khác, pháp luật đầu tư có bộ phận cấu thành là một số lượng lớn các điều ước quốc tế như Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN, 41 Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 34 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ Việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế hai bên và nhiều bên được tiến hành theo các quy định của pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế. Các ngành luật khác cũng có thể có một bộ phận cấu thành là các điều ước quốc tế, nhưng không nhiều và phong phú như Luật Đầu tư nước ngoài. Trong pháp luật đầu tư, các quy phạm trong các điều ước quốc tế tham gia điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của chủ thể các quan hệ pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các nhà đầu tư coi các điều ước quốc tế là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Đây có thể coi là một đặc thù của pháp luật đầu tư bởi lẽ tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội của các ngành luật khác có thể có các quy phạm được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập nhưng số lượng của chúng không nhiều và phổ biến như ở pháp luật đầu tư nước ngoài. 1.4 Vai trò của Luật Đầu tư: 1.4.1 Pháp luật đầu tư là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước nói chung và bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư nói riêng: Bộ máy quản lý nhà nước nói chung và bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư nói riêng là một thiết chế phức tạp gồm nhiều cơ quan khác nhau. Để bộ máy đó hoạt động có hiệu quả, phải xác định đúng chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi loại cơ quan, phải xác lập một cách đúng đắn và hợp lý mối quan hệ giữa 8 chúng, phải có những phương pháp và hình thức tổ chức, hoạt động phù hợp để tạp ra một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập quyền lực nhà nước trong lĩnh vực đầu tư. Tất cả những điều đó chỉ có thể thực hiện khi được dựa trên cơ sở vững chắc của những nguyên tắc và quy định cụ thể của pháp luật đầu tư. Thực tiến Việt Nam trong những năm qua cho thấy, khi chưa có hệ thống các quy phạm pháp luật đầy đủ, đồng bộ, phù hợp và chĩnh xác để làm cơ sở cho việc củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư, thì dễ dẫn đến tình trạng trùng lặp, chồng chéo, thực hiện không đúng chức năng, thẩm quyền của một số cơ quan nhà nước trong lĩnh vực này, dễ sinh ra cồng kềnh, kém hiệu quả. 1.4.2 Pháp luật đầu tư đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức và quản lý đầu tư, góp phần xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội: Chức năng tổ chức và quản lý đầu tư có phạm vi rộng và phức tạp gồm nhiều mối quan hệ, nhiều vấn đề mà Nhà nước cần xác lập, điều tiết và giải quyết như: hoạch định các chính sách đầu tư, quy định các chế độ tài chính, tiền tệ, giá cả Tất cả những điều đó đều đòi hỏi sự hoạt động tích cực của nhà nước để tạo ra một cơ chế đồng bộ, thúc đẩy hoạt động đầu tư đúng hướng, mang lại hiệu quả thiết thực. Do tính chất phức tạp vủa hoạt động đầu tư ( nhiều vấn đề cần giải quyết) và phạm vi rộng( trên quy mô toàn quốc) của chức năng quản lý đầu tư, Nhà nước không thể tham gia vào các hoạt động đầu tư cụ thể mà chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Quá trình đó không thể thực hiện được nếu không dựa vào pháp luật đầu tư. Chỉ có pháp luật đầu tư với những tính chất đặc thù của nó mới là cơ sở để Nhà nước hoàn thành được chức năng của nó trong lĩnh vực đầu tư. 9 Qua trình tổ chức và quản lý đầu tư ở Việt Nam trong những năm qua đã là một thực tiễn sinh động khẳng định vai trò của pháp luật đầu tư. Tình trạng thiếu các quy phạm pháp luật về đầu tư cũng như sự tồn tại quá lâu những văn bản, những quy phạm pháp luật của cơ chế tập trung, quan lieu, bao cấp, đã làm giảm hiệu lực quản lý của Nhà nước, kìm hãm sự phát triển của hoạt động đầu tư nói riêng, của nền kinh tế Việt Nam nói chung. 1.4.3 Pháp luật đầu tư bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời bảo hộ sản xuất trong nước: Nhằm khuyến khích, kêu gọi đầu tư vào Việt Nam, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 và 1996 đã khẳng định quyền được tôn trọng và bảo vệ của các nhà đầu tư và quy định một số ưu đãi đối với đầu tư trong nước. Đối với các nhà đầu tư, Nhà nước ta đã xác lập những chế định bảo hộ và khuyến khích đầu tư rất rõ ràng. Việc đề ra pháp luật đầu tư là nhằm quy định một hành lang pháp lý riêng cho hoạt động đầu tư, để tách một số hoạt động cũng như một số ưu đãi đối với các nhà đầu tư khỏi “sân chơi” của các doanh nghiệp nước ngoài, dành một số lợi thế cho các doanh nghiệp trong nước. Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam còn được hưởng một số đặc quyền hoặc ưu đãi thì mới tồn tại và phát triển được, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế của ta còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp trong nước chưa đủ mạnh. Chúng ta chủ trương bảo hộ sản xuất trong nước trong một số lính vực, phạm vi và mức độ nhất định để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước dần mạnh lên. Vì vậy, có thể khẳng định một trong những vai trò rất quan trọng của pháp luật dầu tư là bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, nhưng đồng thời cũng là hành lang pháp lý để bảo hộ sản xuất trong nước. 10 [...]...1.4.4 Pháp luật đầu tư góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư tại Việt Nam: Pháp luật đầu tư ra đời là để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội về đầu tư Pháp luật đầu tư cũng tác động trở lại làm cho các quan hệ đầu tư phát sinh, phát triển theo hướng có lợi Chính sự đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư, tạo tiền đề cho sự cởi trói, thúc đẩy các quan hệ đầu tư mới phát triển Đối... Nam, thay thế Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987 và cũng được sửa đổi bổ sung vào năm 2000 Trong khi đó, vào cùng thời điểm đầu thập niên 90, các hoạt động đầu tư do các nhà đầu tư trong nước thực hiện lại được điều chỉnh bởi Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990), sau đó được thay thế bởi Luật Doanh nghiệp (1999) và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (1994) Trong quá trình hội nhập... tham gia vào thị trường quốc tế Pháp luật đầu tư là điều kiện quan trọng để tạo ra niềm tin, là cơ sở để mở rộng mối quan hệ hữu nghị với các quốc gia, dân tộc 12 CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ HOÀN THIỆN LUẬT ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM 2.1 Mục đích, yêu cầu sửa đổi pháp luật đầu tư và ban hành Luật Đầu tư chung: Từ năm 1945, sau khi giành được chính quyền, Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương “kháng chiến kiến... giới, Việt Nam thấy cần thiết phải ban hành một bộ luật thống nhất có thể điều chỉnh và chi phối các hoạt động đầu tư trong nước lẫn nước ngoài Do vậy, năm 2005 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, cùng có hiệu lực từ ngày 01/07/ 2006 Các luật này thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp (1999) và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (1994) 2.2 Quá trình. .. nước đối với hoạt động đầu tư Năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư và có hiệu lực từ 1/7/2006, Luật Đầu tư 2005 thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành NĐ 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư (Nghị định 108) Luật Đầu tư được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ... đảm đầu tư, quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư, hình thức hoạt động đầu tư và các lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và có nội dung cơ bản của từng chương như sau: Chương I - Những quy định chung (gồm 5 điều, từ Điều 1 đến Điều 5) Chương nay quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tư ng áp dụng, các chính sách về đầu tư, việc áp dụng pháp luật. .. phép đầu tư, nhà đầu tư phải đăng ký đầu tư tại Bộ ngoại thương để quản lý chung về hoạt động kinh doanh và đăng ký với Bộ tài chính để quản lý các vấn đề về thuế, tài chính  Ưu điểm của điều lệ đầu tư 1977: - Tạo tiền đề cho những ý tư ng thu hút đầu tư - Cơ sở cho việc phát triển từng bước pháp luật về đầu tư và cải cách luật pháp trong quan hệ thu hút vốn đầu tư  Nhược điểm của điều lệ đầu tư 1977:... vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa” Như vậy những nguyên tắc cơ bản nhất đã được Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 ghi nhận và khẳng định, điều này vô cùng quan trọng đối với nhà đầu tư, nó đã tạo ra được tâm lý vững vàng cho nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt nam Ngoài ra, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 quy định bảo đảm đối đãi công bằng và thoả đáng với nhà đầu tư (Điều 20); Cho phép nhà đầu tư. .. dự án đầu tư; thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và các quyền khác của nhà đầu tư theo đúng nội dung đăng ký đầu tư, nội dung quy định tại giấy chứng nhận đầu tư; các nghĩa vụ của nhà đầu tư Chương IV - Hình thức đầu tư ( gồm 6 Điều, từ Điều 21 đến Điều 26) Chương này quy định các hình thức đầu tư trực tiếp bao gồm đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư theo họp đồng, đầu tư phát... nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt nam, thể hiện ngay Điều 1 đoạn 2 quy định : “Nhà nước Việt nam bảo đảm quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tạo những điều kiện thuận lợi và định các thủ tục dễ dàng cho các tổ chức, cá nhân có đầu tư tại Việt nam”, đồng thời Điều 21 cũng khẳng định : “ Trong quá trình đầu tư vào Việt nam, vốn và tài sản của các . đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; đầu tư từ nguồn vốn nhà nước và của tư nhân; đầu tư của nhà đầu tư trong nước và của nhà đầu tư nước ngoài. 1.3. Đặc trưng cơ bản của pháp luật đầu tư: 4 1.3.1 trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh. Luật đầu tư điều chỉnh tất cả các hoạt động đầu tư tại Việt Nam và từ Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, bao gồm hoạt động đầu. Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, cùng có hiệu lực từ ngày 01/07/ 20 06. Các luật này thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp (1999) và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước

Ngày đăng: 10/11/2014, 17:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan