Tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến đàm phán kinh doanh của đối tác Nhật Bản

20 3.7K 12
Tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến đàm phán kinh doanh của đối tác Nhật Bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 5 Chương I: KHÁI QUÁT VỀ ĐÀM PHÁN KINH DOANH 6 I. Khái niệm, đặc điểm của đàm phán kinh doanh 6 1. Khái niệm đàm phán kinh doanh 6 2. Đặc điểm của đàm phán kinh doanh 6 II. Nguyên tắc của đàm phán kinh doanh 7 1. Nguyên tắc 7 2. Những sai lầm thường mắc phải 8 III. Các yếu tố trong đàm phán kinh doanh 9 1. Yếu tố bối cảnh 9 2. Bầu không khí đàm phán 10 3. Quá trình đàm phán 11 Chương II: VĂN HÓA NHẬT BẢN 12 I. Khái quát về Nhật Bản 12 1. Vị trí địa lý 12 2. Kinh tế 13 3. Chính trị pháp luật 13 II. Các yếu tố đặc trưng trong văn hóa Nhật bản 14 1. Tôn giáo 14 2. Trang phục 14 3. Ẩm thực 15 4. Những ngày lễ chính 15 III. Những khía cạnh văn hóa đặc trưng trong con người Nhật Bản 16 1. Văn hóa tập thể 16 2. Văn hóa nữ tính 16 3. Khoảng cách quyền lực cao 17 4. Văn hóa tránh sự không chắc chắn 17 5. Văn hóa dựa theo khung cảnh 18 IV. Những nét độc đáo trong văn hóa doanh nghiệp của Nhật Bản 18 1. Triết lý kinh doanh 18 2. Lựa chọn những giải pháp tối ưu 19 3. Đối nhân xử thế khéo léo 19 4. Phát huy tính tích cực của nhân viên 20 5. Tổ chức hoạt động kinh doanh năng động và độc đáo 21 6. Công ty như một cộng đồng 21 7. Công tác đào tạo và sử dụng người 22 Chương III: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ĐẾN ĐÀM PHÁN KINH DOANH VỚI ĐỐI TÁC NHẬT BẢN 23 I. Ảnh hưởng của văn hóa đến phong cách đàm phán kinh doanh của người Nhật Bản 23 1. Tôn trọng lễ nghi và trật tự thứ bậc 23 2. Coi đàm phán như một cuộc đấu tranh thắng bại 23 3. Tránh xung đột bằng thỏa thuận, thương lượng 24 4. Tìm hiểu rõ đối tác trước đàm phán 24 5. Chiều theo và tôn trọng quyết định nhóm 25 6. Không tranh cãi đối đầu 26 7. Nói giảm, nói tránh 26 8. Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kỹ lưỡng 26 II. Ảnh hưởng của văn hóa đến chiến thuật thuyết phục và gây ảnh hưởng của đối tác Nhật Bản trong quá trình đàm phán kinh doanh 26 III. Lời khuyên trong đàm phán kinh doanh với đối tác Nhật Bản 29 1. Trước khi đàm phán 29 2. Trong khi đàm phán 30 3. Sau khi đàm phán 31

ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: Tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến đàm phán kinh doanh của đối tác Nhật Bản Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN ANH TUẤN Sinh viên thực hiện: TRẦN ĐÌNH LONG 37K01.1 ĐÀ NẴNG, NGÀY 04 THÁNG 05 NĂM 2014 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay, các nền kinh tế không ngừng hợp tác, hội nhập và cùng phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Bắt đầu từ những năm đầu của thế kỷ thứ 21, Việt Nam đã đánh dấu sự hội nhập của mình với hàng loạt các mốc sự kiện đáng chú ý như việc gia nhập WTO, phát triển mạnh mẽ quan hệ với khu vực ASEAN, ký kết hàng loạt các hiệp định song phương và đa phương. Đứng trước xu thế đó, hàng loạt các doanh nghiệp đối tác đến từ khắp các quốc gia trên thế giới đã ồ ạt đến Việt Nam để ký kết các hợp đồng mua bán, hợp tác và phát triển. Nhật Bản là một quốc gia dẫn đầu vê lượng vốn đầu từ về Việt Nam cũng như dẫn đầu về số lượng các doanh nghiệp ký kết hợp tác với doanh nghiệp của Việt Nam. Đây vừa là cơ hội cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp còn non yếu. Bởi vì trong quá trình đàm phán ký kết các hợp đồng mua bán, hợp tác, doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn vấp phải những sai lầm chết người dẫn đến thất bại. Vì vậy việc hiểu rõ các đối tác Nhật Bản cụ thể hơn là những yếu tố chi phối đến đối tác Nhật Bản trong đàm phán kinh doanh để thực hiện sự chuẩn bị cho đàm phán với đối tác trở thành vấn đề cấp thiết cho mỗi doanh nghiệp nếu vẫn muốn tồn tại và phát triển trên thị trường. Đề án “Tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến đàm phán kinh doanh của đối tác Nhật Bản” được thực hiện với hy vọng làm rõ được một trong những yếu tố được cho là then chốt trong quá trình tìm hiểu đối tác Nhật Bản – đối tác chiến lược của rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hiện nay. TRẦN ĐÌNH LONG 37K01.1 2 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ Chương I: KHÁI QUÁT VỀ ĐÀM PHÁN KINH DOANH I. Khái niệm, đặc điểm của đàm phán kinh doanh 1. Khái niệm đàm phán kinh doanh 1.1. Sự cần thiết của đàm phán Con người từ khi sinh ra đến khi trưởng thành và già lão, trong giai đoạn nào cũng phải thực hiện các thương lượng, bạn bạc để định vị cuộc sống, thăng tiến công danh. Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn phải đem sức lực và trí tuệ để thực hiện các cuộc đàm phán. Ví như tại công sở, đàm phán được sử dụng để nhận được sự tin dùng của “sếp”, sự hợp tác của đồng nghiệp và sự kính trọng của cấp dưới. Ví chăng, mỗi người chúng ta, trong mỗi hoạt động, trong mỗi vai trò, đều là thành viên của một bàn đàm phán khổng lồ và trong đó chúng ta tham gia để lấy được những lợi ích cho bản thân, gia đình, tổ chức và xã hội 1.2 Khái niệm Đàm phán kinh doanh là sự bàn bạc, thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để cùng nhau nhất trí hay thoải hiệp giải quyết những vấn đề về lợi ích có liên quan đến các bên kinh doanh 2. Đặc điểm của đàm phán kinh doanh 2.1. Đàm phán là khoa học Đàm phán là quá trình vận dụng tư duy để phân tích và giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên tham gia đàm phán. Trong quá trình đàm phán, mỗi bên tham gia cần phải nghiên cứu các quy luật, các quy tắc ứng xử, tìm kiếm và xử lý thông tin để đưa ra ý kiến phù hợp. Đàm phán là một tiến trình mà trong đó xâu chuỗi những hoạt động liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến nhiều ngành khoa học như tâm lý, giao tiếp, kinh tế học, luật… 2.2. Đàm phán là nghệ thuật Đàm phán được thực hiện bởi con người, vì vậy trên một bình diện tương đối, những người khác nhau sẽ thực hiện đàm phán theo một cách khác nhau tùy theo khả năng của họ. Mỗi cá nhân sẽ có cách vận dụng những nguyên tắc, phương pháp trong đàm phán khác nhau. Cùng một nội dung nhưng người đàm phán khác nhau sẽ mang lại kết quả khác nhau. 2.3. Đàm phán là quá trình thỏa hiệp về mặt lợi ích Trong đàm phán, mỗi bên khi bước vào tiến trình này đều mong muốn nhận được những lợi ích về phía mình. Vì vậy, phải bảo đảm không có trường hợp lợi ích của một bên TRẦN ĐÌNH LONG 37K01.1 3 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ được thỏa mãn vô hạn, phải biết kết hợp hài hòa giữa bảo vệ lợi ích của mình với việc duy trì và phát triển các mối quan hệ với đối tác II. Nguyên tắc của đàm phán kinh doanh 1. Nguyên tắc Đàm phán là một việc tự nguyện, theo nghĩa bất cứ bên nào cũng có thể thoái lui hay từ chối tham dự đàm phán vào bất cứ lúc nào. Đàm phán chỉ có thể bắt đầu khi ít nhất có một bên muốn thay đổi thỏa thuận hiện tại và tin rằng có thể đạt được một thỏa thuận mới thỏa mãn cả đôi bên. Chỉ xảy ra đàm phán khi các bên hiểu rằng sự việc chỉ được quyết định khi có thỏa thuận chung, còn nếu sự việc có thể quyết định đơn phương bởi một bên thì không cần xảy ra đàm phán. Thời gian là một trong những yếu tố quyết định trong đàm phán. Thời gian có ảnh hưởng to lớn đến tình hình đàm phán và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng của đàm phán. Một kết cục thành công của đàm phán không phải là giành thắng lợi bằng mọi giá mà là đạt được điều mà cả hai bên đều mong muốn. Phẩm chất, năng lực, kỹ năng, thái độ và tình cảm của những người ngồi trên bàn đàm phán có ảnh hưởng quyết định đến tiến trình đàm phán. 2. Những sai lầm thường mắc phải Trong quá trình đàm phán, việc bắt đầu đàm phán với đối tác cùng một cái đầu đầy định kiến là tối kỵ. Vì người đàm phán sẽ mất đi sự khách quan trong việc đánh giá xem xét các thỏa thuận với đối tác. Bện cạnh đó, trong qua trình đàm phán mà người đàm phán không năm được người có quyền quyết định cuối cùng của đối tác là ai thì sẽ găp phải tình trạng “đầu tư dàn trải” mà không thu được kết quả như mong đợi. “Biết người biết ta trăm trận trăm thằng”, khi không hiểu được thế mạnh của mình là gì và vì vậy không sử dụng được thế mạnh đó một cách có hiệu quả thì vô hình chung, người đàm phán đã đánh mất lợi thế của mình trước đối tác Đàm phán là quá trình hai hay nhiều bên trao đổi với nhau những điều họ có và đạt được những gì họ cần. Khi bước vào đàm phán với chỉ một phương án duy nhất mà không có phương án thay thế thì sẽ rơi vào thế bị động, thua thiệt về mặt lợi ích. Trong quá trình đàm phán, việc kiểm soát các yếu tố như thời gian, khái quát vấn đề cần giải quyết là rất quan trọng. Việc để mất sự kiểm soát với các yếu tố này sẽ khiến người đàm phán bị đối tác dẫn dắt kéo đi theo ý muốn của họ, làm mất đi quyền ra yêu cầu trước, dễ bỏ cuộc khi đàm phán bế tắc hay không thể nào làm chủ được thời điểm kết thúc đàm phán TRẦN ĐÌNH LONG 37K01.1 4 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ III. Các yếu tố trong đàm phán kinh doanh 1. Yếu tố bối cảnh Mục tiêu Mục tiêu được hiểu như là điều mà các bên mong muốn đạt được khi kết thúc đàm phán. Các mục tiêu này bao gồm các mục tiêu chung, mục tiêu mâu thuẫn và mục tiêu bổ trợ. Môi trường Gồm các yếu tố chính trị, xã hội và cấu trúc (thị trường) có liên quan đến cả hai bên. Yếu tố chính trị và xã hội sẽ tác động đến quá trình đàm phán trong khi cấu trúc thị trường tác động đến không khí đàm phán. Vị thế trên thị trường: Vị thế là một yếu tố quan trọng tác động đến tiến trình đàm phán. Số lượng người mua/ người bán trên thị trường sẽ tác động đến giải pháp thay thế của mỗi bên, từ đó ảnh hưởng đến (làm thay đổi) những áp lực mà phía bên kia tạo ra. Các bên thứ ba như: Chính phủ, các đại lý, các nhà tư vấn và các nhà thầu phụ cũng có tác động đến hoạt động đàm phán. Các nhà đàm phán: Sự tác động đến quá trình đàm phán bằng các kinh nghiệm, kỹ năng đàm phán của những người đàm phán 2. Bầu không khí đàm phán Mối quan hệ được phát triển trong suốt quá trình đàm phán giữa các bên cấu thành bầu không khí đàm phán. Nó là một nhân tố nền tảng quan trọng đối với tiến trình đàm phán. Bầu không khí và quá trình đàm phán có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau ở mỗi giai đoạn đàm phán. Bầu không khí có những đặc điểm riêng ở từng giai đoạn, các đặc tính của nó bao gồm: xung đột/ hợp tác, ưu thế/ lệ thuộc và kỳ vọng sẽ thay đổi theo giai đoạn. Xung đột và hợp tác Là đặc tính cơ bản của đàm phán. Các bên luôn có lợi ích riêng mâu thuẫn và lợi ích chung. Mức độ xung đột/ hợp tác trong tiến trình đàm phán được quy bởi vấn đề mà các bên đàm phán. Mức độ xung đột/ hợp tác trong không khí đàm phán lại quy bởi cách thức các bên giải quyết vấn đề. TRẦN ĐÌNH LONG 37K01.1 5 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ Ưu thế và lệ thuộc: Nó có liên hệ mật thiết với mối quan hệ quyền lực thực tế, chịu ảnh hưởng bởi giá trị của quan hệ đối với các bên đối tác và các phương án lựa chọn của họ. Kỳ vọng: Bao gồm kỳ vọng dài hạn và kỳ vọng ngắn hạn. Kỳ vọng ở đây thể hiện sự trông chờ của các bên trong đàm phán là lâu dài, bền vững hay nhất thời, đơn vụ. Kỳ vọng dài hạn hay ngắn hay ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến thái độ và thiện chí của các bên tham gia đàm phán 3. Quá trình đàm phán 3.1. Tiền đàm phán Giai đoạn này bắt đầu với sự tiếp xúc đầu tiên giữa các bên, trong đó mối quan tâm đến việc hợp tác kinh doanh với nhau được thể hiện. Các bên thu thập tất cả các thông tin có thể về đối tác, môi trường hoạt động, sự liên quan của các bên thứ ba, Các cuộc gặp gỡ không chính thức được tiến hành và các bên đánh giá vị thế của nhau. Giai đoạn tiền đàm phán thường quan trọng hơn cả đàm phán chính thức trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Các bên định hình chiến lược cho đàm phán trực tiếp cũng như dự đoán và dự phòng cho các tình huống (có thể dự đoán được). Liệt kê chi tiết các vấn đề, đặc biệt là các vấn đề xung đột, định hình chiến lược và các giải pháp xử lý vấn đề. 3.2. Đàm phán Vấn đề cơ bản của giai đoạn này là các bên tin rằng có thể làm việc cùng nhau để tìm ra giải pháp cho những vấn đề mà đôi bên cùng quan tâm. Mỗi bên có cách nhìn riêng về tình thế, về các vấn đề. Vì vậy, cần bắt đầu buổi đàm phán một cách cởi mở và có nhiều phương án lựa chọn. Bên nào lập chương trình nghị sự thường kiểm soát tiến trình, đó có thể là thuận lợi và cả khó khăn cho họ. Có hai chiến thuật tiếp cận buổi đàm phán và việc lựa chọn chiến thuật phụ thuộc bạn là nhà cung cấp hay khách hàng đó là: + Các bên thảo luận những mục tiêu chung trước + Các bên thảo luận những mục tiêu xung đột trước Sự cân bằng giữa thái độ kiên định bảo vệ lập trường và tin tưởng ở đối tác là rất quan trọng. Thường thì bên nào cho rằng mình có ưu thế tương đối sẽ ít nhượng bộ hơn và ngược lại. TRẦN ĐÌNH LONG 37K01.1 6 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ 3.3. Hậu đàm phán Giai đoạn này bắt đầu bằng việc các thoả thuận được hoàn tất, các bên ký kết hợp đồng. Thực tế trong giai đoạn này, đàm phán vẫn tiếp diễn, đặc biệt là vấn đề liên quan đến lựa chọn ngôn ngữ cho hợp đồng. Trong quá trình đàm phán, các bên nên liên tục tóm tắt những thoả thuận đã đạt được để đến giai đoạn này, việc tổng hợp, xem lại, điều chỉnh hợp đồng được diễn ra thuận lợi. Các bên tham gia đàm phán cần hết sức bình tình và cẩn trọng để tránh những bất đồng có thể nảy sinh sau này do những vấn đề khó hiểu trong hợp đồng. Hai bên thống nhất cách hiểu đối với từng thoả thuận. Sau khi ký kết hợp đồng, cần nhóm họp tổng kết công tác đàm phán, đánh giá kết quả đạt được và rút kinh nghiệm cho lần sau. Chương II: VĂN HÓA NHẬT BẢN I. Khái quát về Nhật Bản 1. Vị trí địa lý Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Nhật Bản gồm 4 đảo chính, Honshu, Hokkaido, Kyushuy và Shikoku, nhiều dãy đảo và khoảng 3.900 đảo nhỏ. Honshu chiếm trên 60% diện tích. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana. Tổng diện tích của Nhật Bản là 377.815 km², đứng thứ 60 trên thế giới về diện tích và chiếm chưa đầy 0,3% tổng diện tích đất toàn thế giới. Khí hậu: Các đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hòa. Ở hầu hết các miền của Nhật Bản đều có 4 mùa rõ rệt. Mùa hè ấm và ẩm, bắt đầu khoảng giữa tháng 7; Mùa Xuân và mùa Thu là những mùa dễ chịu nhất trong năm. Vì có mưa nhiều và khí hậu ôn hòa nên trên khắp quần đảo Nhật Bản đều có những cánh rừng màu mỡ và cây cối xanh tốt. 2. Kinh tế Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh. Tuy nhiên, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi trong những năm 1945- 1954, phát triển cao độ trong những năm 1955- 1973 khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục. Nhật Bản là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ- khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (đứng sau Hoa Kỳ). Cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. TRẦN ĐÌNH LONG 37K01.1 7 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ 3. Chính trị - pháp luật Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, trong đó Thủ tướng là người nắm quyền cao nhất về các phương diện quản lý quốc gia. Được xây dựng dựa trên hình mẫu của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và một số nước phương Tây khác sau này. Thiên hoàng về danh nghĩa là tối cao nhưng chỉ là tượng trưng, không được tham gia vào chính trị. Chính trị là việc của các nghị viên được bầu ra ở các địa phương, thủ tướng lại do các nghị viên bầu ra. Nhật không áp dụng chế độ tổng thống được trực tiếp bầu ra như Hoa Kỳ, mà chọn chế độ nội các nghị viện kiểu Anh quốc. II. Các yếu tố đặc trưng trong văn hóa Nhật bản 1. Tôn giáo Theo nghiên cứu của ủy ban văn hóa Nhật bản thì người dân Nhật Bản theo: + Thần đạo: có khoảng 111,38 triệu người + Phật giáo: có khoảng 89,03 triệu người + Thiên chúa giáo: có khoảng 1,51 triệu người + Các tôn giáo khác: có khoảng 11,15 triệu người Đạo Phật và Thần Đạo (Shinto) là 2 đạo chính ở Nhật Bản. 98% người Nhật tự coi mình là tín đồ của 2 đạo giáo này. 2. Trang phục Trang phục truyền thống của Nhật Bản là áo kimono. Áo kimono theo truyền thống được may bằng vải dệt từ lụa, dài từ vai cho đến gót chân với tay áo dài và rộng, cùng với một dải vải rộng thắt ngang gọi là obi. Ngày nay, người ta thường mặc Kimono vào những dịp đặc biệt như lễ hội Shichi-Go-San, lễ cưới và lễ tốt nghiệp. So với trang phục kiểu phương tây thì áo kimono làm hạn chế sự di chuyển của người mặc và phải mất rất nhiều thời gian để mặc cho đúng cách. Tuy nhiên, vào mùa hè, trẻ em và thanh nhiên thường mặc loại áo kimono nhẹ hơn, dễ mặc hơn gọi là yukata trong các dịp lễ hội, bắn pháo hoa và những dịp đặc biệt. Trong cuộc sống hằng ngày, giới trẻ thích mặc quần áo thuận tiện cho sinh hoạt như áo thun, quần jean, áo cổ lọ và áo lạnh tay ngắn. 3. Ẩm thực Hai đặc điểm cơ bản của nghệ thuật nấu ăn truyền thống Nhật Bản là sự mô phỏng tự nhiên và sự chú trọng yếu tố mùa trong năm. Sự mô phỏng tự nhiên thể hiện ở hai khía cạnh trong nghệ thuật nấu ăn: nguyên tắc nấu ăn và cách trình bày món ăn thật thẩm mỹ. Nguyên tắc nấu ăn của người Nhật là món ăn phải có năm hương vị (cay, chua, mặn, ngọt. đắng) và năm màu (trắng, xanh, đen, đỏ, vàng) phù hợp ngũ hành (năm yếu tố cơ bản tạo nên vạn vật trong trời đất) + Ngũ hành: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ + Hương vị: Cay Chua Mặn Đắng Ngọt + Màu sắc: Trắng Xanh Đen Đỏ Vàng Còn một điều thú vị nữa là người Nhật thưởng thức món ăn không chỉ bằng vị giác mà con bằng thị giác. “Thức ăn Nhật không phải để ăn mà là để ngắm”. Yếu tố thẩm mỹ trong cách trình bày món ăn Nhật chính là tái tạo lại thiên nhiên. “Món măng hấp trinh bày TRẦN ĐÌNH LONG 37K01.1 8 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ trên dĩa như một mụt măng xúm xít dưới gốc tre…Món cá thu chiên y hệt như một dãy núi có cỏ mọc phía trên…” Ngoài ra trà đạo, Sushi cũng là một nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Nhật. 4. Những ngày lễ chính Ngày văn hóa (文化の日 - Bunka no Hi): ngày 3 tháng 11. Đây là ngày lễ khuyến khích sự hưng thịnh và sự phát triển của nền văn hóa truyền thống cùng tình yêu tự do và hòa bình. Vào ngày này, các trường học và chính phủ Nhật lựa chọn và ken thưởng những người có thành thích đặc biệt xuất sắc. Ngày Quốc khánh (建国記念の日 - Kenkoku Kinen no Hi): ngày 11 tháng 2, vào ngày này năm 660 trước Công nguyên, Thiên hoàng đầu tiên của Nhật đã đăng quang. Ngày đầu năm mới (元日 - Ganjitsu): ngày 1 tháng 1, là quốc gia ở Đông Bắc Á nhưng kể từ khi có cuộc Duy Tân Minh Trị do Thiên Hoàng Meiji tiến hành thành công vào năm 1868, nước Nhật đã có truyền thống đón mừng Tết Nguyên Đán theo năm mới dương lịch như các nước phương Tây. III. Những khía cạnh văn hóa đặc trưng trong con người Nhật Bản Con người Nhật Bản có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài. Họ luôn tìm tòi và học hỏi làm sao tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho mình.Chính tinh thần hiếu kỳ óc cầu tiến của người Nhật là động lực thúc đẩy họ trở thành một nước tiên tiến đứng thứ 2 thế giới. Các đặc trung văn hóa của Nhật Bản có thể kể đến như là: văn hóa tập thể, văn hóa nữ tính, khoảng cách quyền lực cao, văn hóa tránh sự không chắc chắn, văn hóa dựa theo khung cảnh 1. Văn hóa tập thể Người Nhật Bản có ý thức tập thể cao, trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi sang một bên và đề cao cái chung. Họ có thể cạnh tranh khốc liệt với nhau, nhưng sẽ có lúc họ bắt tay với nhau đẻ đạt được mục đích chung của tổ chức, để đánh bại đối thủ nước ngoài. Người Nhật thường xưng “chúng tôi” thay vì “tôi” để thể hiện rõ sức mạng của dân tộc, tính tập thể cao. Xã hội Nhật Bản là một xã hội có sự cạnh tranh quyết liệt nhưng không tạo sự cạnh tranh giữa các cá nhân mà các cá nhân phải làm việc quên mình cho sự cạnh tranh của nhóm. 2. Văn hóa nữ tính Tôn giáo Nhật Bản dạy cho họ biết cam chịu với số phận. Vì vậy, giá trị sống của người Nhật Bản không hề xoay quanh giá trị của đồng tiền. Giá trị sống của người Nhật Bản được đánh giá dựa trên sự thành công trong quan hệ xã hội, sự thành công trong xây dựng một gia đình hạnh phúc hay nuôi dạy những đứa con của họ thành những người thành đạt Bên cạnh đó, văn hóa nữ tính cũng được thể hiện trong cách họ giao tiếp. Họ thường tránh làm cho người khác bị bẽ mặt. Họ không bao giờ nói “không” và ít khi nói cho đối phương biết rằng họ không hiểu. Lời nói “vâng” của họ có thể có nghĩa TRẦN ĐÌNH LONG 37K01.1 9 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ là “không” nếu đi kèm với những cụm từ “we wil think about it” (Chúng tôi sẽ suy nghĩ về điều đó),” we will see” (chúng tôi sẽ xem lại), hoặc “perhaps” (Có lẽ). Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm theo những yêu cầu của người khác, họ thường nói: “điều này khó”. Người Nhật Bản có ý thức tôn trọng cao, họ luôn tránh trở thành kẻ lố bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp. 3. Khoảng cách quyền lực cao Người Nhật Bản rất tôn trọng thứ bậc và địa vị, đây là tập tục có từ lâu đời của người Nhật, người Nhật có óc thẩm mỹ rất cao, họ biết sắp xếp công việc và cách trang trí nhà cửa, xếp đồ đạc hay cách bài trí bữa cơm. Họ không chỉ biểu hiện bên ngoài mà còn cả lối sống, suy nghĩ và cung cách làm việc của họ. Họ tăng cường sức mạnh của mình bằng cách nuôi dưỡng tình cảm trung thành của các nhân viên bằng cách đào tạo có chế độ đãi ngộ rất tốt. Trong xưng hô, họ luôn kèm theo chức danh trước tên gọi. Việc phân cấp bậc trong công việc ở Nhật Bản được thể hiện rất rõ nét. Văn hóa đó còn biểu hiện rất mạnh trong các mối quan hệ xã hội và các tổ chức của Nhật Bản thể hiện tính tôn ti trật tự ví dụ “công ty mẹ và con”, “hội sở và chi nhánh”, “quan hệ cấp trên cấp dưới” “lớp trước và lớp sau”, “khách hàng và người bán hàng”. 4. Văn hóa tránh sự không chắc chắn Các mối quan hệ kinh doanh của người Nhật đều dựa trên trung gian hoặc sự quen biết lâu dài từ trước. Các dự án, hợp đồng luôn được lên kế hoạch rất cụ thể từ sớm. Người Nhật cực kỳ cẩn thận. Họ nghiêm túc và cẩn trọng từng từng việc nhỏ nhất. Trước khi thực hiện một việc gì, người Nhật luôn chuẩn bị rất kỹ lưỡng và chu đáo. Làm việc gì thì bao giờ họ cũng kiểm tra trước khi làm, kiểm tra trong khi làm và sau khi làm. 5. Văn hóa dựa theo khung cảnh Các thương nhân Nhật Bản coi trọng các mối làm ăn lâu dài, dựa vào mối quan hệ. Họ đặt chữ “Tín” lên hàng đầu không chỉ trong cuộc sống mà còn trong việc kinh doanh. Người Nhật luôn làm theo mục tiêu đã định, tôn trọng thứ bậc trong xã hội, cần cù và có tính trách nhiệm cao, yêu thiên nhiên và có khiếu thẩm mỹ, tinh tế, khiêm nhường và luôn luôn giữ chữ tín. IV. Những nét độc đáo trong văn hóa doanh nghiệp của Nhật Bản Từ một đất nước hoang tàn sau thế chiến II, trong vòng gần 70 năm qua, Nhật Bản đã vươn lên thành một cường quốc về kinh tế hàng đầu của thế giới, đặc biệt vượt trội trong lĩnh vực kỹ thuật, điện tử, điện máy và điện gia dụng. Những mỹ từ như “tinh thần Nhật”, “con rồng Á Đông”, “tinh thần Samurai bất diệt” được liên tục sử dụng để ca ngợi cho sự thành công của Nhật Bản. Bí quyết cho sự thành công này chính là nhờ vào sự kế thừa các giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc Nhật Bản trong việc hình thành nên văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. Một nhân tố then chốt giúp Nhật Bản có được sự phát triển như ngày hôm nay. Văn hóa doanh nghiệp của Nhật Bản bao gồm rất nhiều đặc trưng có thể kể đến như là: xây dựng triết lý kinh doanh, lựa chọn giải pháp tối ưu, đối nhân xử thể khéo léo, phát huy tính tích cực của nhân viên, tổ chức sản xuất năng động độc đáo, tính cộng đồng trong công ty, công tác đào tạo con người… TRẦN ĐÌNH LONG 37K01.1 10 [...]... thông tin với nhóm và với lãnh đạo để đi đến thỏa thuận một điều khoản nào đó Vì vậy, thời gian đàm phán thường kéo dài II Ảnh hưởng của văn hóa đến chiến thuật thuyết phục và gây ảnh hưởng của đối tác Nhật Bản trong quá trình đàm phán kinh doanh Trong đàm phán với đối tác Nhật Bản, cho dù là các bên tham gia có theo nền văn hóa Nhật Bản hay không, đối tác Nhật Bản luôn bắt đầu bằng việc xác định các... điển hình là trong những nền văn hóa tập thể, để đạt được sự hợp tác Những nhà quản lý và đàm phán người Nhật thường yêu cầu sự hợp tác tốt đẹp trong dài hạn và công ty, tránh căng thẳng, hay để đạt được lợi ích lâu dài cho các bên III Lời khuyên trong đàm phán kinh doanh với đối tác Nhật Bản 1 Trước khi đàm phán Trước khi tiên hành đàm phán kinh doanh với đối tác đến từ Nhật Bản, việc liên lạc trước và... thấu đáo mọi vấn đề 4 Tìm hiểu rõ đối tác trước đàm phán Người Nhật trước khi bước vào đàm phán luôn có thói quen tìm hiểu mọi tình hình của đối phương, họ luôn quan niệm “trước hết tìm hiểu rõ đối tác là ai rồi mới ngồi lại đàm phán chứ không phải “ngồi vào bàn đàm phán trước, rồi mói làm rõ đó là ai” Họ không chỉ có thể tìm hiểu đầy đủ thông tin về công ty mà họ sẽ tiến hành đàm phán mà còn có thể... TÁC NHẬT BẢN I Ảnh hưởng của văn hóa đến phong cách đàm phán kinh doanh của người Nhật Bản 1 Tôn trọng lễ nghi và trật tự thứ bậc Xã hội Nhật Bản luôn được biết đến như là một xã hội chính thống, ý thức đẳng cấp rất cao, nó buộc mọi người phải có lễ nghi và trật tự thứ bậc trong quan hệ không chỉ trong gia đình mà còn trong cả các mối quan hệ xã hội Điều này cũng được thể hiện trong đàm phán kinh doanh. .. những điểm yếu của họ Người đàm phán cũng có thể yêu cầu đối tác giải thích những điều đã nói, hay trình bày rõ quan điểm của họ về các vấn đề Làm như thế người đàm phán sẽ có được nhiều thông tin hơn và hiểu được ý định của đối tác Trong đàm phán với đối tác Nhật Bản, người đàm phán cần trình bày các quan điểm, sở thích, ý kiến một cách rõ ràng và không độc đoán Người đàm phán nên sử dụng thay đổi nhiều... nhất của người Nhật Người Nhật rất thích khi chào họ, ta phải cúi thấp nhưng thẵng lung, đó là văn hóa và họ coi hành vi đó là một sự hiểu biết lẫn nhau 2 Trong khi đàm phán Để có được thông tin từ đối tác Nhật Bản, người đàm phán phải sử dụng chiến thuật đặt ra những câu hỏi để biết thêm được thông tin từ đối tác, làm rõ suy nghĩ của đổi tác một cách gián tiếp Qua đó phát hiện ra những điểm yếu của. .. KINH DOANH QUỐC TẾ 1 Triết lý kinh doanh Có thể nói rất hiếm các doanh nghiệp Nhật Bản không có triết lí kinh doanh Điều đó được hiểu như sứ mệnh của doanh nghiệp trong sự nghiệp kinh doanh Là hình ảnh của doanh nghiệp trong ngành và trong xã hội Nó có ý nghĩa như mục tiêu phát biểu, xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng cho doanh nghiệp trong cả một thời kì phát triển rất dài Thông qua triết lí kinh doanh, ... giữa bạn và đối tác Nhật Bản Shokai-sha tạo đóng vai trò là một trung gian, sẽ tạo điều kiện để các bên có các cuộc đàm phán riêng với nhau cho đến khi một thoả thuận đạt được 3 Sau khi đàm phán Nếu đối tác Nhật Bản đã thể hiện thiện chí đưa tay ra trước thì người đàm phán cũng phải thực hiện đáp lại bằng việc bắt tay họ để thể hiện thiện chí của mình Cần lưu ý về việc vỗ vào vai đối tác Nhật Bản từ phía... hoàn thành hợp động thì việc duy trì quan hệ bên ngoài công việc với đối tác Nhật Bản cũng rất quan trọng Việc tặng quà là một phần trung tâm trong văn hóa kinh doanh của người Nhật Bản Thời điểm tốt nhất để tặng quà đó là cuối buổi gặp gỡ Văn hóa kinh doanh của người Nhật nhấn mạnh vào hành động của việc tặng quà chứ không phải bản thân món quà Nghi thức chính xác nhất đó là trao tặng hay đón nhận... tin cho đối tác, định hướng và sữ dụng các giải pháp sẽ dẫn đến lợi ích tích cực, hấp dẫn Cầnn phải làm rõ cho đối tác Nhật Bản nhận thấy được những ưu đãi, lợi ích có được từ sự hợp tác Người đàm phán cần tạo không gian, thời gian để cho đối tác Nhật Bản suy nghĩ thấu đáo về các quan điểm của họ Điều này có thể mang lại những hiệu ứng tích cực Khi gặp bế tắc trong quá trình đàm phán, người đàm phán nên

Ngày đăng: 10/11/2014, 10:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • Chương I: KHÁI QUÁT VỀ ĐÀM PHÁN KINH DOANH

    • I. Khái niệm, đặc điểm của đàm phán kinh doanh

    • II. Nguyên tắc của đàm phán kinh doanh

    • III. Các yếu tố trong đàm phán kinh doanh

    • Chương II: VĂN HÓA NHẬT BẢN

      • I. Khái quát về Nhật Bản

      • II. Các yếu tố đặc trưng trong văn hóa Nhật bản

      • III. Những khía cạnh văn hóa đặc trưng trong con người Nhật Bản

      • IV. Những nét độc đáo trong văn hóa doanh nghiệp của Nhật Bản

      • Chương III: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ĐẾN ĐÀM PHÁN KINH DOANH VỚI ĐỐI TÁC NHẬT BẢN

        • I. Ảnh hưởng của văn hóa đến phong cách đàm phán kinh doanh của người Nhật Bản

        • II. Ảnh hưởng của văn hóa đến chiến thuật thuyết phục và gây ảnh hưởng của đối tác Nhật Bản trong quá trình đàm phán kinh doanh

        • III. Lời khuyên trong đàm phán kinh doanh với đối tác Nhật Bản

        • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan