Các loại tài sản trong luật dân sự Việt Nam

21 11.8K 119
Các loại tài sản trong luật dân sự Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài sản là vấn đề trung tâm, cốt lõi của mọi quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Khái niệm tài sản đã được đề cập từ rất lâu trong thực tiễn cũng như trong khoa học pháp lí. Tài sản trên thực tế tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau, vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, mỗi loại tài sản lại có những đặc tính khác biệt cần thiết phải có quy chế pháp lí điều chỉnh riêng. Chính vì vậy, việc phân loại tài sản là cần thiết không chỉ có ý nghĩa trong hoạt động lập pháp mà còn có ý nghĩa trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Việc phân loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 tại Phần thứ hai, Chương IX từ Điều 174 đến Điều 181 còn hạn hẹp, chưa đưa ra được đầy đủ những loại tài sản cơ bản nhất nên đã gây khó khăn cho việc tìm hiểu và áp dụng. Rõ ràng, ở mỗi góc độ khác nhau, một sự vật, hiện tượng sẽ được nhìn nhận, đánh giá một cách khác nhau. Do đó, ở mỗi tiêu chí khác nhau, tài sản cũng sẽ được phân thành các loại cụ thể khác nhau. Mỗi tài sản ở tiêu chí này sẽ tồn tại ở dạng này nhưng khi được phân loại theo tiêu chí khác nó sẽ được tồn tại ở dạng khác. Bài viết này phân tích về những loại tài sản được đề cập trong BLDS và một số loại tài sản cơ bản thường được sử dụng trong khoa học pháp lí, có ý nghĩa đối với luật dân sự để từ đó làm rõ hơn đặc tính pháp lí của từng loại nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa cách hiểu về các loại tài sản trong luật dân sự Việt Nam.

Các loại tài sản trong luật dân sự Việt Nam CÁC LOẠI TÀI SẢN TRONG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM ThS. NGUYỄN MINH OANH (*) Tài sản là vấn đề trung tâm, cốt lõi của mọi quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Khái niệm tài sản đã được đề cập từ rất lâu trong thực tiễn cũng như trong khoa học pháp lí. Tài sản trên thực tế tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau, vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, mỗi loại tài sản lại có những đặc tính khác biệt cần thiết phải có quy chế pháp lí điều chỉnh riêng. Chính vì vậy, việc phân loại tài sản là cần thiết không chỉ có ý nghĩa trong hoạt động lập pháp mà còn có ý nghĩa trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Việc phân loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 tại Phần thứ hai, Chương IX từ Điều 174 đến Điều 181 còn hạn hẹp, chưa đưa ra được đầy đủ những loại tài sản cơ bản nhất nên đã gây khó khăn cho việc tìm hiểu và áp dụng. Rõ ràng, ở mỗi góc độ khác nhau, một sự vật, hiện tượng sẽ được nhìn nhận, đánh giá một cách khác nhau. Do đó, ở mỗi tiêu chí khác nhau, tài sản cũng sẽ được phân thành các loại cụ thể khác nhau. Mỗi tài sản ở tiêu chí này sẽ tồn tại ở dạng này nhưng khi được phân loại theo tiêu chí khác nó sẽ được tồn tại ở dạng khác. Bài viết này phân tích về những loại tài sản được đề cập trong BLDS và một số loại tài sản cơ bản thường được sử dụng trong khoa học pháp lí, có ý nghĩa đối với luật dân sự để từ đó làm rõ hơn đặc tính pháp lí của từng loại nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa cách hiểu về các loại tài sản trong luật dân sự Việt Nam. 1. Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản Căn cứ vào Điều 163 BLDS năm 2005 thì tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Đây là cách phân loại cũng đồng thời là cách định nghĩa tài sản của Bộ luật. Theo quy định này thì tài sản được liệt kê khép kín chỉ tồn tại ở một trong bốn loại: Vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản. Vật là bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan mà con người có thể cảm giác được bằng các giác quan của mình. Vật chỉ có ý nghĩa khi nó trở thành đối tượng trong quan hệ pháp luật nên nếu bộ phận của thế giới vật chất mà con người không thể kiểm soát, chiếm hữu được nó thì cũng đồng nghĩa với việc con người không thể tác động được vào nó. Do đó, không khí, gió, mưa thuộc về vật chất nhưng không thể được coi là tài sản về mặt pháp lí. Hơn nữa, là đối tượng trong quan hệ pháp luật nên vật phải đáp ứng được lợi ích của các bên chủ thể trong quan hệ. Như vậy, muốn trở thành vật trong dân sự phải thoả mãn những điều kiện sau: - Là bộ phận của thế giới vật chất; - Con người chiếm hữu được; - Mang lại lợi ích cho chủ thể; - Có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai. Tiền, theo kinh tế chính trị học là vật ngang giá chung được sử dụng làm thước đo giá trị của các loại tài sản khác. Một tài sản được coi là tiền hiện nay khi nó đang có giá trị lưu hành trên thực tế. Với việc BLDS năm 2005 đã bỏ quy định tiền thanh toán phải là tiền Việt Nam như quy định tại BLDS năm 1995 thì về mặt pháp lí tiền có thể được hiểu là nội tệ hoặc ngoại tệ.(1) Tuy nhiên, ngoại tệ là loại tài sản hạn chế lưu thông chứ không được lưu hành rộng rãi như tiền Việt Nam. Giấy tờ có giá là loại tài sản rất phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay đặc biệt là giao dịch trong các hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự.(2) Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như séc, cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kì phiếu, công trái Khác với tiền chỉ do cơ quan duy nhất là Ngân hàng nhà nước ban hành thì giấy tờ có giá có thể do rất nhiều cơ quan ban hành như Chính phủ, ngân hàng, kho bạc, các công ti cổ phần ; nếu tiền luôn có mệnh giá nhất định thể hiện thước đo giá trị của những loại tài sản khác, luôn lưu hành không có thời hạn, không ghi danh thì giấy tờ có giá có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá, có thể có thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng, có thể ghi danh hoặc không ghi danh và việc thực hiện quyền định đoạt về số phận thực tế đối với giấy tờ có giá cũng không bị hạn chế như việc định đoạt tiền. Cần lưu ý là các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy đăng kí ô tô, sổ tiết kiệm không phải là giấy tờ có giá. Nếu cần phải xem xét thì đó chỉ đơn thuần được coi là một vật và thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó. Quyền tài sản theo định nghĩa tại Điều 181 BLDS năm 2005 thống nhất viết tắt là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó thì quyền tài sản trước tiên phải được hiểu là xử sự được phép của chủ thể mang quyền. Quyền ở đây chính là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Quyền này phải trị giá được thành tiền hay nói cách khác là phải tương đương với một đại lượng vật chất nhất định. Quyền tài sản thì có rất nhiều nhưng chỉ những quyền tài sản nào có thể trở thành đối tượng trong các giao dịch dân sự thì mới được coi là tài sản tại Điều 163 BLDS. Hiện nay, pháp luật dân sự Việt Nam công nhận một số quyền tài sản là tài sản như quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản bị xâm phạm, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng.(3) Đây là cách phân loại mang nhiều ý nghĩa trong luật dân sự cũng như trong các ngành luật khác. Trong luật dân sự, có nhiều trường hợp đối tượng của quan hệ không thể là tiền hoặc giấy tờ có giá ví dụ như hợp đồng thuê, hợp đồng mượn. Hơn nữa, khi đối tượng của giao dịch là các loại tài sản khác nhau thì phương thức thực hiện cũng sẽ được áp dụng khác nhau (ví dụ phương thức thực hiện nghĩa vụ giao vật khác với thực hiện nghĩa vụ có đối tượng là tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Đối với tiền khi thực hiện chậm sẽ bị tính lãi tương ứng với thời gian chậm trả còn đối với vật chỉ có thể là buộc phải giao vật và/hoặc bồi thường thiệt hại. Đối với quyền tài sản thì vấn đề cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ là yêu cầu bắt buộc). Trong luật hình sự, việc xác định được đúng loại tài sản theo Điều 163 BLDS sẽ có ý nghĩa trong việc xác định đúng một số tội danh như tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 154 BLHS năm 1999); tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180); tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác (Điều 181); tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có (Điều 251). 2. Bất động sản và động sản Khái niệm bất động sản và động sản đã được quy định tại Điều 174 Bộ luật dân sự năm 2005 như sau: “Bất động sản là các tài sản bao gồm: - Đất đai; - Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; - Các tài sản khác gắn liền với đất đai; - Các tài sản khác do pháp luật quy định. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”. Cũng giống như cách định nghĩa tài sản, BLDS đã sử dụng phương pháp liệt kê để định nghĩa bất động sản. Căn cứ vào quy định đó thì hiện nay đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai như nhà, công trình xây dựng, cây cối, tài nguyên sẽ được coi là bất động sản. Tuy nhiên, ở đây pháp luật đã liệt kê mở chứ không liệt kê khép kín như Điều 163 BLDS. Do đó, cả những tài sản khác do pháp luật quy định cũng sẽ được coi là bất động sản. Ví dụ như theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản thì quyền sử dụng đất là bất động sản.(4) Cách phân loại tài sản thành động sản và bất động sản là cách phân loại chủ yếu dựa vào đặc tính vật lí của tài sản là có thể di dời được hay không thể di dời được (một số nước còn dựa vào cả công dụng của tài sản như luật của Pháp coi cả hạt giống, máy móc nông cụ là bất động sản). Cách phân loại này là tiêu chí mà hầu hết pháp luật của các nước trên thế giới đều sử dụng bởi việc xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến hai loại tài sản này rất khác nhau cần phải có quy phạm điều chỉnh riêng đối với từng loại. Theo pháp luật dân sự Việt Nam, việc phân loại tài sản thành bất động sản và động sản có rất nhiều ý nghĩa. Có thể liệt kê một số ý nghĩa cơ bản sau đây: - Xác lập thủ tục đăng kí đối với tài sản: Theo quy định tại Điều 167 BLDS thì quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng kí theo quy định của BLDS và pháp luật về đăng kí bất động sản còn quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng kí trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản: Khoản 1 Điều 168 BLDS quy định việc chuyển giao quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng kí quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Còn khoản 2 quy định việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Xác định được các quyền năng của chủ thể quyền đối với từng loại tài sản nhất định: Đối với bất động sản do đặc tính vật lí của nó là khó có thể di dời nên việc thực hiện các quyền năng của quyền sở hữu đối với loại tài sản này sẽ gặp những hạn chế nhất định. Chính bởi vậy, pháp luật đã ghi nhận cho các chủ thể có những quyền năng nhất định đối với tài sản của người khác để bất động sản có thể khai thác được công dụng một cách tốt nhất như quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề (từ Điều 273 đến Điều 278 BLDS). - Xác định địa điểm thực hiện nghĩa vụ đối với các giao dịch có đối tượng là bất động sản trong trường hợp các bên không có thoả thuận. Theo quy định tại Điều 284 BLDS thì trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ là nơi có bất động sản nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản. Nếu đối tượng không phải là bất động sản thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ là nơi cư trú của người có quyền. - Xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu: Ví dụ nếu vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động sản sẽ thuộc sở hữu của người phát hiện còn nếu vật là bất động sản sẽ thuộc sở hữu nhà nước (Điều 239 BLDS). Hoặc theo Điều 247 BLDS thì một người chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu. - Xác định hình thức của hợp đồng: Theo quy định tại Điều 467 thì hợp đồng tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng kí nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng kí quyền sở hữu. Hoặc theo quy định tại Điều 459 thì việc mua bán đấu giá bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải được đăng kí nếu pháp luật có quy định - Là căn cứ để xác định thời hạn, thời hiệu và các thủ tục khác: Ví dụ thời hạn thông báo công khai tài sản bán đấu giá chậm nhất là bảy ngày đối với động sản, ba mươi ngày đối với bất động sản (Điều 457); thời hạn chuộc lại đối với tài sản đã bán trong hợp đồng mua bán có chuộc lại đối với động sản là một năm và đối với bất động sản là năm năm (Điều 462); việc bán đấu giá bất động sản được thực hiện tại nơi có bất động sản, sau khi có thông báo về việc bán đấu giá bất động sản, những người muốn mua phải đăng kí mua và phải nộp một khoản tiền đặt trước (Điều 459) - Xác định phương thức kiện dân sự: Theo Điều 257, 258 BLDS thì điều kiện để chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu kiện đòi lại tài sản đối với động sản và bất động sản là khác nhau. Do đó, nếu không áp dụng được phương thức kiện đòi lại tài sản thì chủ thể sẽ phải áp dụng phương thức kiện khác như kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. - Xác định toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự: Theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự là toà án nơi có bất động sản đó. 3. Tài sản gốc và hoa lợi, lợi tức Dựa vào nguồn gốc và cách thức hình thành tài sản mà tài sản có thể được phân thành tài sản gốc và hoa lợi, lợi tức. Tài sản gốc được hiểu là tài sản khi sử dụng, khai thác công dụng thì sinh ra lợi ích vật chất nhất định. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại như con bê con do con bò đẻ ra, hoa quả thu hoạch từ cây cối Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản mà không phải là do tài sản tự sinh ra ví dụ như tiền lãi, tiền thuê nhà Như vậy, cả hoa lợi và lợi tức đều là những tài sản sinh ra từ việc khai thác, sử dụng tài sản gốc. Khi xem xét tài sản là hoa lợi, lợi tức hay tài sản gốc chúng ta cần lưu ý một số điểm sau đây: - Cần phải sử dụng phương pháp so sánh vì tài sản sẽ là tài sản gốc so với với tài sản này nhưng nó lại trở thành hoa lợi hoặc lợi tức của tài sản khác. Ví dụ con ngựa có thể là hoa lợi được sinh ra từ con ngựa mẹ nhưng lại là tài sản gốc khi nó sinh ra ngựa con. - Cần phân biệt hoa lợi, lợi tức với một bộ phận của tài sản: Chỉ khi tài sản được tách khỏi tài sản gốc nó mới được coi là hoa lợi, lợi tức của tài sản đó còn nếu nó vẫn gắn liền với tài sản gốc thì nó được coi là một bộ phận không thể tách rời của tài sản đó. Ví dụ hoa quả vẫn ở trên cây, con bê con vẫn trong bụng con bò mẹ - Cần phân biệt hoa lợi, lợi tức với sản phẩm: Chỉ được gọi là hoa lợi, lợi tức những tài sản sinh ra từ tài sản gốc mà không làm giảm sút, ảnh hưởng đến trạng thái ban đầu của tài sản gốc. Trong trường hợp để thu được một lợi ích vật chất của tài sản mà tài sản gốc bị giảm sút không thể tái tạo bằng cách khai thác khả năng sinh sản của tài sản gốc hoặc chỉ có thể tái tạo bằng cách lặp lại chu kì đầu tư nhằm khôi phục trạng thái ban đầu của tài sản gốc thì lợi ích vật chất thu được gọi là sản phẩm chứ không phải hoa lợi. Ví dụ: Cây trồng trên đất thì cây được thu hoạch là sản phẩm chứ không phải hoa lợi. Quả của cây được thu hoạch lại được coi là hoa lợi. Việc phân loại tài sản thành tài sản gốc và hoa lợi, lợi tức có ý nghĩa pháp lí trong một số trường hợp nhất định: - Có ý nghĩa trong việc xác định chủ sở hữu của tài sản: Về nguyên tắc thì hoa lợi sẽ thuộc chủ sở hữu của tài sản, lợi tức sẽ thuộc về người có quyền sử dụng hợp pháp tài sản đó. Do đó, khi thuê, mượn tài sản thì hoa lợi thuộc chủ sở hữu của tài sản, lợi tức thuộc về người sử dụng tài sản đó. - Xác định trong một số trường hợp người chiếm hữu tài sản gốc chỉ được hưởng hoa lợi sinh ra từ tài sản mà không được khai thác công dụng của tài sản để thu lợi tức, ví dụ như trường hợp chiếm hữu hợp pháp gia súc, gia cầm thất lạc thì người chiếm hữu được hưởng một nửa số gia súc hoặc toàn bộ số gia cầm được sinh ra (Điều 242, 243 BLDS); trường hợp cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ thì bên cầm giữ tài sản có quyền thu hoa lợi từ tài sản cầm giữ và được dùng để bù trừ nghĩa vụ (Điều 416 BLDS). 4. Tài sản có đăng kí quyền sở hữu, tài sản không đăng kí quyền sở hữu Căn cứ vào giá trị của tài sản, vai trò và ý nghĩa của tài sản đối với chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, quản lí nhà nước mà pháp luật có quy định về việc đăng kí quyền sở hữu đối với một số tài sản nhất định. Tài sản có đăng kí quyền sở hữu là tài sản mà pháp luật quy định bắt buộc phải đăng kí, nếu không đăng kí sẽ không được công nhận quyền sở hữu đối với tài sản đó. Tài sản có đăng kí quyền sở hữu hiện nay như nhà, máy bay, tàu biển, ô tô, súng săn, súng thể thao Tài sản không đăng kí quyền sở hữu là tài sản mà theo quy định của pháp luật không buộc phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc phân loại tài sản thành tài sản có đăng kí quyền sở hữu và tài sản không đăng kí quyền sở hữu có những ý nghĩa cơ bản sau đây: - Xác định thời điểm phát sinh, chuyển giao quyền sở hữu: Đối với tài sản có đăng kí quyền sở hữu thì theo quy định của pháp luật quyền sở hữu chỉ phát sinh khi hoàn thành thủ tục đăng kí, không phụ thuộc vào tài sản đó là động sản hay bất động sản (Điều 439 BLDS). - Xác định phương thức kiện dân sự: Đối với động sản là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu thì chủ thể có quyền kiện đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình trừ trường hợp người đó có được tài sản đó thông qua bán đấu giá hoặc với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu của tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa (Điều 258 BLDS). Còn đối với tài sản là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu thì chủ thể có quyền đòi lại từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được tài sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm đoạt ngoài ý chí của chủ sở hữu (Điều 257 BLDS). [...]... số loại tài sản cơ bản được quy định hoặc cần thiết được quy định bởi luật dân sự Ngoài ra, tài sản còn được phân thành nhiều loại khác nhau như tài sản là tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng; tài sản có thật, tài sản ảo; tài sản cố định, tài sản lưu động; tài sản công, tài sản tư; tài sản tài chính, tài sản phi tài chính Tuy nhiên, những cách phân loại này không có nhiều ý nghĩa trong luật dân sự. .. tài sản sẽ hình thành trong tương lai đó 7 Tài sản chung, tài sản riêng Căn cứ vào số lượng chủ sở hữu đối với tài sản mà tài sản có thể được phân chia thành tài sản chung và tài sản riêng Tài sản riêng là tài sản của một chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình Chủ sở hữu ở đây có thể là cá nhân hoặc các chủ thể khác như Nhà nước, hợp tác xã, tổ chức chính trị, chính trị xã hội Tài. .. hình thành tài sản và thời điểm xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu, tài sản được phân loại thành tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai Tài sản hiện có là tài sản đã tồn tại vào thời điểm hiện tại và đã được xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu của tài sản đó Ví dụ nhà đã được xây, dây chuyền sản xuất đã được lắp ráp hoàn thiện Tài sản hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa... được phân thành tài sản xác định được chủ sở hữu, tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu Tài sản xác định chủ sở hữu là tài sản vào thời điểm xem xét có chủ sở hữu đối với tài sản đó Tài sản vô chủ là tài sản mà vào thời điểm xem xét thì chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản đó và chưa có ai được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó Tài sản không xác định... sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng kí, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng kí quyền sở hữu 5 Tài sản cấm lưu thông, hạn chế lưu thông, tự do lưu thông Căn cứ vào chế độ pháp lí đối với tài sản, người ta phân chia tài sản thành ba loại: Tài sản cấm lưu thông, tài sản hạn chế lưu thông và tài sản tự do lưu thông - Tài sản cấm lưu thông là tài sản. .. pháp luật có quy định phải đăng kí hoặc xin phép thì các bên phải tuân theo thủ tục đó 6 Tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai Có thể nói khái niệm tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai chỉ được pháp luật dân sự đề cập trong phần liên quan đến giao dịch bảo đảm mặc dù cả lí luận và thực tiễn đều thừa nhận rằng loại tài sản này có thể trở thành đối tượng của nhiều loại. .. hữu hình, tài sản vô hình Tài sản hữu hình và tài sản vô hình là hai khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong khoa học pháp lí cũng như trong thực tiễn Tuy nhiên, những khái niệm này cũng chưa được đề cập chính thức trong BLDS Việt Nam Căn cứ để phân chia hai loại tài sản này là dựa vào trạng thái tồn tại của tài sản trên thực tế có hiện hữu hay không Tài sản hữu hình được hiểu là những tài sản tồn tại... hội Tài sản chung là tài sản của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản Sở hữu của các chủ sở hữu đối với tài sản chung có thể tồn tại dưới hình thức sở hữu chung hợp nhất hoặc sở hữu chung theo phần Việc xác định được tài sản riêng hay tài sản chung có ý nghĩa trong việc xác định được các quyền năng của chủ sở hữu, quyền ưu tiên của chủ thể cũng như xác định hiệu lực của các giao dịch dân sự: - Trong việc... rộng thì tài sản vô hình hiện nay chính là các quyền tài sản Tuy nhiên, trên thực tế, nhắc đến tài sản vô hình người ta thường hay nghĩ đến tài sản trí tuệ Như vậy, theo nghĩa hẹp thì tài sản vô hình được hiểu là các quyền tài sản phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ như quyền tài sản đối với quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng Có ý kiến cho rằng quyền tài sản có thể... lượng lớn… - Tài sản tự do lưu thông là những tài sản mà không có quy định nào của pháp luật hạn chế việc dịch chuyển đối với tài sản đó Nếu có sự dịch chuyển thì các chủ thể không cần phải xin phép Hầu hết các tài sản tồn tại trên thực tế hiện nay đều là tài sản tự do lưu thông như xe máy, ti vi, tủ lạnh, lương thực, thực phẩm… Việc xác định đúng loại tài sản này cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc xác . Các loại tài sản trong luật dân sự Việt Nam CÁC LOẠI TÀI SẢN TRONG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM ThS. NGUYỄN MINH OANH (*) Tài sản là vấn đề trung tâm, cốt lõi của. liệu tiêu dùng; tài sản có thật, tài sản ảo; tài sản cố định, tài sản lưu động; tài sản công, tài sản tư; tài sản tài chính, tài sản phi tài chính Tuy nhiên, những cách phân loại này không. quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng.(3) Đây là cách phân loại mang nhiều ý nghĩa trong luật dân sự cũng như trong các ngành luật khác. Trong

Ngày đăng: 10/11/2014, 10:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan