yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người việt nam ở thành phố huế

60 1.4K 5
yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người việt nam ở thành phố huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Mục đích, lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây ngữ dụng học đã có những phát triển mạnh mẽ. Nó đánh dấu sự thay đổi trong nhận thức của các nhà nghiên cứu, họ mở rộng phạm vi nghiên cứu, không coi các mô hình trừu tượng là mục đích duy nhất của việc miêu tả ngôn ngữ mà chú trọng đến các nhân tố ngữ nghĩa học và ngữ dụng học đứng đằng sau mô hình đó, đặc biệt là chú trọng đến khía cạnh tương tác xã hội khi ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp. Trong các hoạt động giao tiếp, các nghi thức lời nói thường không đảm nhận nhiệm vụ cung cấp thông tin, nhưng lại có vai trò trong việc thu hút, thiết lập, duy trì, củng cố mối quan hệ giữa những người tiếp xúc để giao tiếp đạt hiệu quả cao. Người Việt từ ngàn xưa vốn đã có truyền thống trọng lễ nghĩa nên các nghi thức trong giao tiếp đặc biệt được đề cao. Ngày nay, trong xu thế hội nhập và phát triển toàn cầu, mối quan hệ giữa các cộng đồng trên thế giới cần được đề cao nên vai trò của các nghi thức lời nói càng được coi trọng hơn. Chúng đã trở thành nghi thức nói năng không thể thiếu của một thế giới hội nhập – văn minh – hiện đại và lịch sự. Xuất phát từ lý thuyết ngữ dụng học và từ thực tế giao tiếp hội thoại, chúng tôi thấy rằng trong tất cả các hoạt động của xã hội từ giao tiếp hằng ngày trong gia đình đến cộng đồng xã hội đều tồn tại yếu tố lịch sự. Vì thế, khi giao tiếp người nói thường chọn cách nói năng phù hợp để vừa đạt mục đích giao tiếp vừa duy trì được mối quan hệ xã hội. Huế là cái nôi văn hóa của miền Trung vừa là cái nôi văn hóa của Việt Nam, người Huế là những người thanh lịch, tế nhị, dịu dàng, đồng thời cũng rất mực, tinh tế, dung dị và trầm lắng. Đây chính là một nét tính cách rất đặc trưng của người Huế. Nét tính cách này không chỉ thể hiện trong cách ứng xử 2 hằng ngày từ gia đình mà còn đến nơi công sở, nơi công cộng. Đến Huế bất kì ai cũng có những ấn tượng khó phai và những lắng đọng trọng tâm trí không thể quên được, đó chính là cách xưng hô của các cô gái Huế với những câu “dạ, vâng” nhẹ nhàng. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: Yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người Việt Nam ở thành phố Huế nhằm mục đích: •Đi sâu tìm hiểu các yếu tố lịch sự trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ của người Việt ở thành phố Huế. •Chỉ ra được đặc điểm văn hoá thông qua ngôn ngữ giao tiếp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Ở nước ngoài Những năm 60 của thế kỉ XX, các độc giả phương Tây đều bắt đầu làm quen với ngữ dụng học qua các công trình nghiên cứu của các nhà triết học và logic học nổi tiếng như J. Austin, J. Searle. Ngữ dụng học ngày càng được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học và những năm 70 – 80 của thế kỷ XX được xem là thời kỳ “lên ngôi” của Ngữ dụng học. Những công trình nghiên cứu đồ sộ của các tác giả như R. Lakoff, G. Leech, S. Levison, G. Yule… đã góp phần hoàn thiện hệ thống lý thuyết làm nền tảng lý luận cho ngữ dụng học. Các bài viết cũng như các công trình nghiên cứu góp phần nhiều vào luận điểm cho vấn đề này. Chúng tôi đã kế thừa những lý thuyết nghiên cứu về hội thoại, nguyên tắc lịch sự của các tác giả vào đề tài này. 2.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, những vấn đề liên quan đến ngữ dụng học đã được các nhà nghiên cứu quan tâm bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX, trong các bài giảng của các trường đại học, trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp, 3 ngữ nghĩa tiếng Việt như: Logic ngôn ngữ học của Hoàng Phê, Tiếng Việt – sơ thảo ngữ pháp chức năng của Cao Xuân Hạo, trong các khóa luận, luận văn. Ngoài ra, trong các tạp chí ngôn ngữ cũng đã đăng tải nhiều bài nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thanh Hương – “gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt”, Nguyễn Quang – “các chiến lược lịch sự dương tính trong giao tiếp” (2 Tập). Trong cuốn Ngữ dụng học – tập 1 (Nhà xuất bản Giáo dục, 2000), Giáo sư Nguyễn Đức Dân cũng đã trình bày khá đầy đủ về lý thuyết Ngữ dụng học. Cuốn Dụng học Việt ngữ (2009) của Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp cũng giới thiệu hai quan điểm của hai nhà ngữ dụng học nổi tiếng Thế giới J. Austin và J. Searle. Tuy nhiên, cả hai tác giả này cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ lý thuyết khái quát mà chưa đi sâu và từng hành vi ngôn ngữ nào cụ thể. Bên cạnh đó các tác giả còn giới thiệu nguyên lý hội thoại và phép lịch sự bao gồm cả nguyên lý cộng tác và nguyên lý lịch sự. Những năm gần đây, xu hướng nghiên cứu hành vi ngôn ngữ trong mối quan hệ với các quy tắc giao tiếp và đặc điểm văn hóa dân tộc được các nhà nghiên cứu chú ý, phát triển. Có thể kể đến các bài viết của các tác giả: Lời chào gián tiếp của người Việt với phép lịch sự - Nguyễn Thị Lương (2006), Chiến lược trung tính trong mời và từ chối lời mời trong tiếng Anh Mỹ và tiếng Việt – Dương Bạch Nhật (2008). Liên quan đến đề tài còn có các công trình nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp – Dụng học việt ngữ, Giáo sư Đỗ Hữu Châu – Đại cương ngôn ngữ học (tâp 2), Võ Đại Quang – Lịch sự chiến lược giao tiếp hướng cá nhân hay chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên, vẫn chưa có tác giả nào giới thiệu một cách có hệ thống và cụ thể về lịch sự của người Việt ở từng vùng miền mà chỉ tập trung giới thiệu về lịch sự của người Việt nói chung. Chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài chiến lược lịch sự của người Việt ở thành phố Huế. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài •Đối tượng nghiên cứu Đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu là yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp. •Phạm vi nghiên cứu Khóa luận sẽ trực tiếp đi sâu hơn vào các chiến lược lịch sự, các hành vi giao tiếp ngôn ngữ của người Việt trên địa bàn thành phố Huế. Đồng thời, chúng tôi cũng tìm hiểu về giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng được thể hiện qua các yếu tố này trong mối quan hệ với văn hóa ứng xử của người Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra thực tế: Thu thập, khảo sát dữ liệu về lịch sự trong giao tiếp của người Việt ở thành phố Huế . - Phương pháp thống kê ngôn ngữ: Phương pháp này để thu thập ngữ liệu về chiến lược lịch sự trong tiếng Việt nhằm nâng cao được tính khách quan cho việc miêu tả cũng như cho kết luận đưa ra của khóa luận. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này nhằm so sánh, đối chiếu ngôn ngữ trong giao tiếp của người Việt ở Huế và người Việt ở vùng miền khác. 4.2. Nguồn ngữ liệu Nguồn ngữ liệu mà khóa luận khảo sát là lịch sự trong giao tiếp của người việt ở Huế được trích dẫn từ nhiều nguồn như: văn bản báo chí, tạp chí, văn bản văn chương và trong lời nói hằng ngày được quan sát và ghi lại trong hoạt động giao tiếp cụ thể. 5. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì khóa luận được chia là 3 chương: 5 - Chương 1. Cơ sở lý luận: Chương này khóa luận tập trung nêu những vấn đề lý luận chung làm nên tảng cho việc nghiên cứu của đề tài. Chúng tôi chủ yếu vào lý thuyết về ngữ cảnh, lý thuyết hội thoại, hành vi ngôn ngữ, mà trong tâm là chiến lược lịch sự trong giao tiếp. - Chương 2.Đặc điểm của yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người Việt ở thành phố Huế. Chương này chúng tôi tập trung vào đặc điểm cụ thể của yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người Việt ở thành phố Huế nhằm làm rõ những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Huế. - Chương 3: Giá trị ngữ nghĩa – ngữ dụng của yếu tố lịch sự của người Việt ở thành phố Huế. Chương này nêu lên những giá trị về ngữ nghĩa và ngữ dụng trong giao tiếp của người Việt ở thành phố Huế. Đồng thời, chúng tôi tập trung làm rõ những giá trị, hiệu quả của yếu tố này mang lại trong quá trình giao tiếp. 6 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Ngữ cảnh Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta đang thực hiện một lọat hành động và đặc biệt thông qua phương tiện là ngôn ngữ. Giao tiếp hội thoại là một hoạt động cơ bản của ngôn ngữ, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người. Hành động ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với các ngữ cảnh tình huống của nó và sự tương tác lẫn nhau giữa người nói và người nghe. Do vậy các vấn đề thuộc ngữ dụng học như ngữ cảnh, hành vi ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại, chiến lược lịch sự, hàm ngôn sẽ là cơ sở lý luận cho việc triển khai đề tài này. Muốn hiểu được chính xác và thấu đáo một phát ngôn thì không thể dựa vào các yếu tố ngôn ngữ mà phải đặt phát ngôn đó vào ngữ cảnh diễn ra cuộc hội thoại đó. Ai nói? Nói với ai? Nói bao giờ? Nói ở đâu? và nói về vấn đề gì? Tất cả những yếu tố này có tác động và chi phối không nhỏ đến việc giải thích ý nghĩa của phát ngôn. Do vậy, trong khi phân tích hội thoại cần đặc biệt chú ý tới yếu tố ngữ cảnh. Mỗi cuộc hội thoại đều được diễn ra vào lúc nào đó, ở đâu đó, trong hoàn cảnh nào đó. Nhân tố ngữ cảnh có vai trò to lớn trong việc tạo lập và lĩnh hội các phát ngôn trong hội thoại. Tất cả các diễn ngôn như một bài văn nghị luận một bài văn miêu tả hay một tờ giấy đề nghị… tuy không có sự hiện diện đối mặt của người nghe, người nói, tuy không gắn chặt với tình huống cụ thể nào nhưng vẫn hàm ẩn một cuộc trao đổi. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm ngữ cảnh. Trong cuốn giáo trình Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), Đỗ Hữu Châu quan niệm ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn, còn trong giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp lại 7 phân biệt ngữ cảnh và hoàn cảnh nói năng. Ngữ cảnh là từ bao quanh, hay đi kèm theo một từ tạo cho nó tính xác định về nghĩa. Hoàn cảnh nói năng là tình huống, bối cảnh phi ngôn ngữ mà từ xuất hiện: Ai nói? Nói với ai? Nói bao giờ? Nói ở đâu? Vì sao nói? Ngữ cảnh bao gồm các hợp phần sau: 1.1.1. Nhân vật giao tiếp Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau. Đó là những người tương tác bằng ngôn ngữ [1,tr.15]. Trong giao tiếp phải có hai nhân vật giao tiếp trở lên, thiếu một thì không thể thành giao tiếp. Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên các nhân.  Vai giao tiếp Trong một cuộc giao tiếp thường có sự phân vai giao tiếp: vai phát ra diễn ngôn tức là vai nói, kí hiệu bằng S (speaker) và vai tiếp nhận diễn ngôn, kí hiệu bằng H (hearer). Trong một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, mặt đối mặt thì hai vai người nói và người nghe thường luân chuyển nhau. S sau khi nói xong chuyển thành vai nghe H và ngượi lại. Tuy nhiên vai nói và nghe không phải lúc nào cũng đơn giản. Trong một cuộc giao tiếp bằng lời, trừ thuyết ngôn thì các vai giao tiếp có thể có mặt hoặc vắng mặt.  Quan hệ liên cá nhân Quan hệ vai giao tiếp là quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp đối với chính sự phát, nhận trong giao tiếp. Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau. Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp có thể xét theo hai trục là trục tung và trục hoành. 8 - Trục tung là trục vị thế xã hội còn gọi là trục quyền uy (power) do chức quyền, tuổi tác, nghề nghiệp…mà có. Theo trục quyền uy thì những người giao tiếp ở mức độ cao – thấp hoặc bình đẳng với nhau và quan hệ vị thế là quan hệ phi đối xứng, tức là một khi đã được xác định đúng thì sẽ giữ nguyên trong quá trình giao tiếp, không thể qua thương lượng mà thay đổi. - Trục hoành là trục quan hệ khoảng cách (distance), còn gọi là trục thân cận (solidarity). Trên trục khoảng cách các nhân vật giao tiếp có thể gần gũi mà cũng có thể xa cách nhau. Trục này có hai cực là thân tình và xa lạ với mức độ khác nhau. Thân cận là trục đối xứng, có thể thay đổi theo hướng cùng giãn cách hoặc cùng thu hẹp khoảng cách giữa các nhân vật giao tiếp [1,tr.17]. Hai trục quyền uy và thân cận có sự tương ứng nhau và chi phối cả quá trình giao tiếp, cả nội dung lẫn hình thức diễn ngôn. 1.1.2. Hiện thực ngoài diễn ngôn Trừ nhân vật giao tiếp, tất cả các yếu tố vật chất, văn hóa, xã hội… có tính cảm tính và những nội dung tinh thần tương ứng không được nói đến trong diễn ngôn của một cuộc giao tiếp được gọi là hiện thực ngoài diễn ngôn. Nhân tố hiện thực ngoài diễn ngôn gồm 4 bộ phận: - Hiện thực – đề tài của diễn ngôn là một mảng trong hiện thực ngoài diễn ngôn được các nhân vật giao tiếp thỏa thuận lấy làm đối tượng để trao đổi trong cuộc giao tiếp đó. - Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm những hiểu biết về thế giới vật lý, sinh lý, tâm lý, xã hội, văn hóa, tôn giáo, lịch sử các ngành khoa học nghệ thuật… ở thời điểm và không gian trong đó đang diễn ra cuộc giao tiếp. - Thoại trường được hiểu là cái không gian – thời gian cụ thể diễn ra cuộc giao tiếp. Đây là không gian có những đặc trưng chung, đòi hỏi người ta phải xử sự, nói năng theo những cách thức ít nhiều cũng chung cho nhiều lần xuất hiện. Ngữ dụng học quan tâm đến thoại trường trước hết là vì mỗi thoại trường quy định cách thức sử dụng ngôn ngữ phù hợp với nó. 9 - Ngữ huống giao tiếp là tác động tổng hợp của các yếu tố tạo nên ngữ cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao tiếp. Thông qua ngữ huống mà ngữ cảnh chi phối diễn ngôn. Tóm lại, ngữ cảnh là một khái niệm có đóng góp nhiều cho ý nghĩa của phát ngôn. Tùy theo từng ngữ cảnh mà cùng một phát ngôn sẽ có ý nghĩa và mục đích khác nhau. Do đó, khái niệm ngữ cảnh có một vai trò quan trọng trong việc phân tích các phát ngôn. 1.2. Lý thuyết hội thoại Lý thuyết hội thoại nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các mục đích tại lời của các lượt lời của những người tham gia vào cuộc giao tiếp. Giao tiếp hội thoại là hoạt động căn bản của ngôn ngữ. Trong giao tiếp hội thoại luôn có sự hồi đáp giữ người nói và người nghe. 1.2.1. Hội thoại  Khái niệm Theo Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp: “Hội thoại là hành động phổ biến nhất, căn bản nhất của con người. Đó là giao tiếp hai chiều có sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe với sự luân phiên lượt lời” [5, tr.64]. Giáo sư Nguyễn Đức Dân lại cho rằng: “Trong giao tiếp hai chiều bên này nói bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai trò của hai bên thay đổi, bên nghe lại trở thành bên nói và bên nói trở thành bên nghe. Đó là hội thoại. Hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người là hội thoại” Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác” [1, tr.201]. Giao tiếp hội thoại là hoạt động cơ bản của ngôn ngữ. Trong giao tiếp hội thoại luôn có sự hồi đáp giữa người nói và người nghe, chẳng những người nói và người nghe tác động lẫn nhau mà lời nói của từng người cũng 10 tác động lẫn nhau. Mỗi cuộc thoại đều được diễn ra vào lúc nào đó, ở đâu đó, trong hoàn cảnh nào đó. Nhân tố ngữ cảnh có vai trò to lớn trong việc tạo lập và lĩnh hội các phát ngôn trong hội thoại. Tất cả các diễn ngôn như một bài văn nghị luận, một bài văn miêu tả hay một giấy đề nghị v.v…tuy không có sự hiện diện đối mặt cả người nói và người nghe, tuy không gắn chặt vào tình huống cụ thể nào nhưng vẫn hàm ẩn một cuộc trao đổi. Lúc đầu, hội thoại được xã hội học, xã hội ngôn ngữ học, dân tộc ngôn ngữ học Mĩ nghiên cứu. Từ năm 1970 nó là đối tượng chính thức của một phân ngành ngôn ngữ học Mĩ, phân ngành phân tích hội thoại (conversation analysis). Sau đó phân tích hội thoại được tiếp nhận ở Anh với tên gọi phân tích diễn ngôn (discourse analysis), ở Pháp (khoảng năm 1980) và ở các nước thuộc cựu lục địa. Cho đến nay thì ngôn ngữ học của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bàn đến hội thoại.  Đặc điểm hội thoại Hội thoại bao gồm các đặc điểm: Thứ nhất, đặc điểm của thoại trường (không gian, thời gian) ở đó diễn ra cuộc hội thoại. Thoại trường hội thoại có thể là công cộng (mít tinh, hội nghị, hội thảo, ngoài chợ…) hay riêng tư (trong phòng khách, trong phòng ngủ…). Thoại trường không phải chỉ có nghĩa không – thời gian tuyệt đối mà gắn với khả năng can thiệp của những người thứ ba đối với cuộc hội thoại đang diễn ra. Thí dụ, cuộc hội thoại của hai vợ chồng trong tiệm ăn vẫn là cuộc hội thoại riêng tư mặc dầu tiệm ăn là không gian công cộng. Nhìn chung, thoại trường với những cần thiết của nó và với sự hiện diện của những nhân vật đang hội thoại ảnh hưởng ít hay nhiều đến cuộc hội thoại cả về nội dung, cả về hình thức. Thứ hai, số lượng người tham gia. Số lượng nhân vật hội thoại – còn gọi là đối tác hội thoại hay đối tác – thay đổi từ hai đến một số đối tượng lớn. Có những cuộc hội thoại tay đôi, tay ba, tay tư hoặc nhiều hơn nữa. những cuộc [...]... thù, riêng biệt của dân tộc 2.2 Đặc điểm của yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người Việt ở thành phố Huế 2.2.1 Đặc điểm văn hóa vùng miền ảnh hưởng đến ngôn ngữ giao tiếp Nhân tố văn hóa – xã hội thường chi phối hành vi của con người, vì thế trong hoạt động giao tiếp nhất là với những người có vị thế cao hơn mình họ thường lựa chọn những từ ngữ xưng hô sao cho phù hợp vai giao tiếp để vừa đạt... hỏi  Rào đón lịch sự: Các biểu thức rào đón giảm thiểu tác động xấu của hành động ở lời: phỉ phui, nói đổ xuống sông xuống biển, nói trộm vía 20 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA YẾU TỐ LỊCH SỰ TRONG NGÔN NGỮ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HUẾ 2.1 Khái quát tự nhiên, đặc điểm văn hóa - xã hội của thành phố Huế 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên Huế nằm ở dải đất hẹp miền trung Việt Nam và là thành phố trực thuộc... thấy được rằng, lịch sự trong giao tiếp của người Huế đóng vai trò rất quan trọng, nó là yếu tố để có thể đánh giá được phần nào tính cách, nhân phẩm của người đối thoại Người có địa vị xã hội, học vấn càng cao thì ngôn ngữ của họ lựa chọn cũng trở nên lịch sự và chuẩn mực hơn trong quá trình giao tiếp Trong giao tiếp hằng ngày việc sử dụng từ xưng hô không chỉ dùng để chỉ người nói hoặc người nghe là... khác Lịch sự là một nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội, nó có tác động chi phối trong quá trình giao tiếp cũng như hiệu quả giao tiếp Theo G Yule lịch sự được định nghĩa như là phương tiện dùng để chứng tỏ sự nhận thức được thể diện của người khác Do vậy, lịch sự có thể được thực hiện trong những tình huống có khoảng cách xã hội xa hay gần Lịch sự trong giao tiếp là vấn đế ứng xử giữa người. .. thức đó Con người trong giao tiếp không chỉ bó hẹp trong vai người nói (Speaker – S) và người nghe (Header – H) chung chung mà là các thành viên của hệ thống giao tiếp xã hội cụ thể Trong giao tiếp hội thoại các quan hệ vai giao tiếp chịu sự chi phối của các yếu tố sau: 2.2.2.1 Vai giao tiếp và phương tiện biểu hiện lịch sự trong giao tiếp 24 Người Huế luôn có lối sống chan hòa và vui vẻ dù là lạ hay... bất cứ ở đâu chúng ta cũng phải lịch sự khi đối thoại với người khác Người Việt luôn coi trong yếu tố lịch sự trong giao tiếp đặc biệt ở Huế, nơi có truyền thống văn hóa từ lâu đời Giao tiếp là nhu cầu cần thiết cho mối quan hệ giữa người với người, việc giao tiếp diễn ra từng ngày, từng giờ mà không phụ thuộc vào bất kỳ môi trường hay hoàn cảnh nào song lại luôn đòi hỏi sự khéo léo, lịch sự của các... tiếng Việt dựa trên tiêu chí cư xử xã hội, đó chính là tính lịch sự Người Việt xưng hô với nhau dựa trên nguyên tắc “xưng khiêm, hô tôn” Trong giao tiếp ngôn ngữ, để thể hiện sự tôn trọng thứ bậc người Việt luôn có 34 xu hướng đệ người khác lên bậc trên mình Xưng hô khiêm nhường là cách thức chung của xưng hô lễ phép và xưng hô đúng mực Nó thể hiện tính nhân văn, sự tế nhị trong giao tiếp của người Huế. .. mọi người một cách tốt nhất góp phần mang đến hiệu quả giao tiếp như mong muốn Lịch sự là chiến lược căn bản giúp những người tham gia giao tiếp hạn chế một cách hữu hiệu những đe dọa mất thể diện 1.2.4 Lịch sự trong giao tiếp 1.2.4.1 Khái niệm chiến lược lịch sự Chẳng phải ngẫu nhiên mà khi tham gia giao tiếp chúng ta phải suy tính, nói thể nào để không làm mất thể diện của mình cũng như của người. .. một ngữ cảnh, phép lịch sự thường bị chi phối mạnh bởi mối quan hệ giữa các bên tham gia hội thoại  Trong trường hợp người nói có vị thế xã hội, tuổi tác thấp hơn người nghe thì phép lịch sự không cho phép tối giản các phát ngôn như trường hợp trên Thường sau động từ ngữ vi có bổ ngữ chỉ đối tượng giao tiếp hoặc tiểu 27 tình thái từ thể hiện thái độ tôn trọng người nghe khiến cho phát ngôn trở nên lịch. .. chúng ta thường bắt gặp ở Huế mà những nơi khác ít thấy hơn, đặc trưng này không thể không nói đến yếu tố lịch sử đã phần nào chi phối hoạt động giao tiếp, ứng xử của người Huế 2.2.2 Quan hệ vai giao tiếp giữa các bên tham gia hội thoại Trong xã hội Việt Nam, khi nói đến thể diện trước hết người ta nhấn mạnh đến thuộc tính quan hệ như vị thế, tuổi tác, chức vụ, uy tín… Một người Việt Nam sẽ cảm thấy bị . sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người Việt ở thành phố Huế. Chương này chúng tôi tập trung vào đặc điểm cụ thể của yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người Việt ở thành phố Huế nhằm. thành phố Huế nhằm mục đích: •Đi sâu tìm hiểu các yếu tố lịch sự trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ của người Việt ở thành phố Huế. •Chỉ ra được đặc điểm văn hoá thông qua ngôn ngữ giao tiếp. 2 trưng trong văn hóa giao tiếp của người Huế. - Chương 3: Giá trị ngữ nghĩa – ngữ dụng của yếu tố lịch sự của người Việt ở thành phố Huế. Chương này nêu lên những giá trị về ngữ nghĩa và ngữ dụng

Ngày đăng: 10/11/2014, 09:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan