Đánh giá và giám sát đầu tư

10 253 0
Đánh giá và giám sát đầu tư

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

 Đánh giá tổng thể đầu tư của nền kinh tế, ngành địa phương, vùng lãnh thổ. Thực trạng: Đến ngày 1032012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận được báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2012 của 110124 cơ quan( đạt 88,718%).Trong đó: 6263 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (98,41%) 2332 cơ quan Bộ và tương đương (71,88%) 79 cơ quan thuộc Chính phủ (77,78%) 1820 Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty 91 (90%). Tỉ lệ các cơ quan gửi báo cáo thấp hơn so với năm 2010 (năm 2010 có 112 cơ quan gửi báo cáo, đạt 90,3%: các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 93,7%; các cơ quan Bộ và tương đương 81,3%; Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty 91 là 100%). Tổng hợp số liệu báo cáo của các Cơ quan đã gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vào thời điểm năm 2012 có 26.125 dự án trên tổng số 38.420 dự án đầu tư (các nhóm A, B, C) sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên thực hiện đầu tư trong kỳ có báo cáo giám sát, đạt tỉ lệ 68%, tỷ lệ này có được cải thiện so với các kỳ báo cáo trước. → Hạn chế: Như vậy, ngay bước đầu báo cáo về giám sát và đánh giá đầu tư của các vùng lãnh thổ, bộ, ngành địa phương cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, báo cáo của một số cơ quan chưa đúng mẫu yêu cầu, số liệu báo cáo thiếu tính hợp lý, nội dung chưa đầy đủ. Các số liệu trong biểu tổng hợp còn sai sót về mặt số học và không đảm bảo độ chính xác, số liệu không thống nhất giữa các phần và các phụ biểu. Qua đó cho thấy chất lượng của bộ phận giám sát, đánh giá đầu tư tại các cơ quan, đơn vị còn yếu kém chưa được kiện toàn.

Đánh giá và giám sát đầu tư 1.Đánh giá tổng thể đầu tư  Đánh giá tổng thể đầu tư của nền kinh tế, ngành địa phương, vùng lãnh thổ. Thực trạng: Đến ngày 10/3/2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận được báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2012 của 110/124 cơ quan( đạt 88,718%).Trong đó: - 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (98,41%) - 23/32 cơ quan Bộ và tương đương (71,88%) - 7/9 cơ quan thuộc Chính phủ (77,78%) - 18/20 Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty 91 (90%). Tỉ lệ các cơ quan gửi báo cáo thấp hơn so với năm 2010 (năm 2010 có 112 cơ quan gửi báo cáo, đạt 90,3%: các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 93,7%; các cơ quan Bộ và tương đương 81,3%; Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty 91 là 100%). Tổng hợp số liệu báo cáo của các Cơ quan đã gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vào thời điểm năm 2012 có 26.125 dự án trên tổng số 38.420 dự án đầu tư (các nhóm A, B, C) sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên thực hiện đầu tư trong kỳ có báo cáo giám sát, đạt tỉ lệ 68%, tỷ lệ này có được cải thiện so với các kỳ báo cáo trước. → Hạn chế: Như vậy, ngay bước đầu báo cáo về giám sát và đánh giá đầu tư của các vùng lãnh thổ, bộ, ngành địa phương cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, báo cáo của một số cơ quan chưa đúng mẫu yêu cầu, số liệu báo cáo thiếu tính hợp lý, nội dung chưa đầy đủ. Các số liệu trong biểu tổng hợp còn sai sót về mặt số học và không đảm bảo độ chính xác, số liệu không thống nhất giữa các phần và các phụ biểu. Qua đó cho thấy chất lượng của bộ phận giám sát, đánh giá đầu tư tại các cơ quan, đơn vị còn yếu kém chưa được kiện toàn. Mặt khác, vẫn còn hơn 12000 dự án đầu tư không thực hiện báo cáo giám sát, chiếm tới 32% trong tổng các dự án đầu tư. Cho thấy mặt yếu kém trong khâu giám sát, đánh giá đầu tư của các cơ quan quản lý cũng như ý thức chấp hành của các chủ đầu tư. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo nêu trên đã hạn chế việc phân tích, đánh giá tình hình đầu tư chung của cả nước và chưa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của công tác giám sát, đánh giá đầu tư.  Đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư Thực trạng: Năm 2011, qua công tác kiểm tra, đánh giá dự án đầu tư phát hiện các sai phạm trong quản lý đầu tư . Nhiều dự án đầu tư sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên có vi phạm, thiếu phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước, trong đó có 145 dự án có thất thoát, lãng phí; đã phát hiện 316 dự án sử dụng nguồn vốn khác có vi phạm quy định liên quan đến quản lý đầu tư, thu hồi 338 Giấy chứng nhận đầu tư. Đối với các dự án nhóm A sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên: Có 302 dự án trên tổng số 331 dự án thực hiện báo cáo giám sát đánh giá. Trong đó: - Chỉ có 85 dự án thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà thầu ( chiếm 25.68%). - Số dự án chậm tiến độ có tới 93 dự án (28.10%) cao hơn so với năm trước (năm 2010 là 19,35%, năm 2009 là 11,55%). - Số dự án phải điều chỉnh là 68 dự án, chiếm 14,14% tổng số dự án nhóm A thực hiện đầu tư trong kỳ. Đôi với các dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác qua kiểm tra, đánh giá 4.466 dự án đầu tư đã phát hiện có 316 dự án có vi phạm quy định liên quan đến quản lý đầu tư; 30 dự án có vi phạm về bảo vệ môi trường, 68 dự án có vi phạm về sử dụng đất; 67 dự án có vi phạm về quản lý tài nguyên; đã thu hồi 338 Giấy chứng nhận đầu tư (chiếm 7,57% tổng số dự án được kiểm tra, đánh giá). → Hạn chế: Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do công tác quản lý đầu tư triển khai tại các Bộ, ngành và địa phương , các tổ chức chưa được quán triệt đầy đủ. Đầu tư chưa theo quy hoạch, chưa đúng mục tiêu phát triển. Ngoài ra còn cho thấy việc tuân thủ và thực hiện các quy định trong Luật đầu tư ở các bộ, ngành địa phương và các tổ chức còn chưa tốt. Đặc biệt trong công tác đấu thầu để lựa chọn nhà thầu còn thiếu tính công khai, minh bạch. → Giải pháp Các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế cần nâng cao chất lượng của bộ phận đánh giá giám sát và quy trình thực hiện công tác báo cáo giám sát, thẩm định đầu tư trong phạm vi của mình. Xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện báo cáo giám sát đánh giá đầu tư cũng như báo cáo giám sát đánh giá thiếu trung thực. Xác định rất rõ ràng các mục tiêu và ưu tiên chiến lược của đầu tư công, để từ đó có cơ sở loại bỏ những đề xuất đầu tư không thích hợp ngay từ đầu. Thắt chặt công tác quản lý, giám sát đầu tư ở các Bộ, ngành địa phương và các tổ chức. Phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm quy định trong Luật đầu tư. 2. Giám sát và đánh giá đầu tư:  Giám sát chuẩn bị đầu tư Thực trạng: Theo quy chế hiện hành, công tác quản lý đầu tư từ bước lập, thẩm tra, thẩm định, đến bước phê duyệt và ra quyết định đầu tư phải trải qua nhiều cấp kiểm tra, xét duyệt như: - Đối với dự án nhóm A, phải qua 5 cấp dưới đây: 1) Cấp lập dự án đầu tư (chủ đầu tư): 2) Cấp trên trực tiếp của chủ đầu tư: 3) Bộ trưởng hoặc thủ trưởng các Ban, ngành quản lý dự án đầu tư nếu công trình đó do Trung ương quản lý; hoặc Chủ tịnh UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu công trình do địa phương quản lý. 4) Bộ kế hoạch và đầu tư, bộ tài chính, Bộ xây dựng, Ngân hàng 5) Thủ tướng chính phủ. - Đối với dự án nhóm B, phải qua 4 cấp đầu tiên của quy trình trên. - Đối với dự án nhóm C, phải qua 3 cấp đầu tiên của quy trình trên. → Hạn chế: Như vậy, quy trình quản lý dự án còn rất phức tạp, rườm rà, với một quy trình gồm nhiều cấp như vậy, sẽ dẫn đến dàn trải trách nhiệm, không cấp nào chịu trách nhiệm toàn diện và đầy đủ. Thực trạng: Đối với các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên: Trong năm 2012, qua tổng hợp của 110 cơ quan có báo cáo đánh giá, giám sát đầu tư thì có 16.425/18.407 có kế hoạch chuẩn bị đầu tư trong kỳ đã được thẩm định, đạt 89,23%, trong đó có 15.228 dự án đã được quyết định đầu tư, đạt 82,73%. Như vậy vẫn còn 1982 dự án có kế hoạch chuẩn bị đầu tư trong kỳ nhưng không qua thẩm định và 1197 dự án bị loại bỏ không được phép đầu tư một phần do mục tiêu không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, chương trình đầu tư của ngành, địa phương và một phần do vi phạm quy định về pháp lý trong việc chuẩn bị đầu tư. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn huy động của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác: Trong năm 2011 có 2.860 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong kỳ, với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 1.491.186 tỉ đồng, bình quân 521,39 tỉ đồng/dự án.Nhưng còn có 2.841 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, trong đó chủ yếu là điều chỉnh quy mô đầu tư, mục tiêu đầu tư, tiến độ và chủ đầu tư. → Hạn chế: Như vậy, công tác giám sát chuẩn bị đầu tư của các cơ quan quản lý cấp trên đối với cấp dưới về quá trình chuẩn bị và ra quyết định đầu tư còn chưa tốt, quyết định đầu tư của nhiều dự án không phù hợp với quy hoạch ngành và địa phương. Thực trạng: Thẩm định dự án chính thức Về hình thức, các dự án đầu tư ở Việt Nam cũng phải trải qua hai bước thẩm định cơ bản là nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi. Về thẩm quyền, các bộ, ngành, và địa phương có trách nhiệm tổ chức thẩm định những dự án do mình quyết định hoặc được ủy quyền quyết định đầu tư. Đầu mối tổ chức thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cơ quan quyết định đầu tư. Chẳng hạn như Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ là đầu mối thẩm định những dự án đầu tư do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư. Theo quy định hiện hành, Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng Thẩm định nhà nước đối với những dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư (hoặc những dự án khác khi thấy cần thiết). Trong những trường hợp này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch Hội đồng Thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư. Mặc dù quy trình thẩm định có vẻ chặt chẽ về hình thức, nhưng trên thực tế, hoạt động thẩm định dự án trong thời gian qua bộc lộ rất nhiều bất cập hạn chế, cụ thể là: • Trong rất nhiều trường hợp, tồn tại xung đột lợi ích trong hoạt động thẩm định dự án. Chẳng hạn như cơ quan thẩm định dự án đồng thời là cơ quan quyết định hoặc là cấp dưới của cơ quan quyết định chủ trương đầu tư. Thậm chí, trong một số trường hợp, cơ quan thẩm định trước đó lại đóng vai trò tư vấn cho chủ đầu tư trong việc xây dựng dự án. Trong trường hợp này, hoạt động thẩm định dự án chỉ có tính chất hình thức và chiếu lệ. • Năng lực của các cơ quan thẩm định dự án hiện rất hạn chế, thể hiện rõ nhất qua việc thẩm định các dự đầu tư quy mô lớn và phức tạp. Vì thiếu năng lực thẩm định nên các cơ quan thẩm định thường không đưa ra được những đánh giá thuyết phục về hiệu quả tài chính, kinh tế, và xã hội của dự án, và vì vậy không đủ luận cứ để loại bỏ hay thông qua dự án. • Trong không ít trường hợp, việc thẩm định dự án chỉ mang tính minh họa cho các quyết định đầu tư có tính chính trị, và vì vậy không đảm bảo tính khách quan. • Đối với các dự án ODA, những mâu thuẫn về quy trình và quy chuẩn thẩm định dự án của Việt Nam với đối tác quốc tế luôn là một nguyên nhân quan trọng khiến việc thẩm định dự án bị chậm trễ. → giải pháp: - Đổi mới phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế: mỗi cấp cần có quyền hạn, trách nhiệm đầy đủ, rõ ràng. Phân cấp phải đảm bảo có hiệu quả hơn, việc nào, cấp nào thực hiện tốt hơn có hiệu quả hơn thì cấp đó thực hiện. - Hoàn thiện hệ thống quy hoạch và kế hoach đầu tư các cấp trên cơ sở đó phân tích rõ trách nhiệm các cấp trong khâu lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. - Tập trung thẩm quyền và năng lực thẩm định dự án vào một cơ quan. Theo kinh nghiệm quốc tế, cơ quan này tốt nhất là Bộ Tài chính hoặc Bộ Đầu tư. - Áp dụng chế độ thẩm định khác nhau với ba nhóm dự án: Đối với những dự án có tầm quan trọng và quy mô đặc biệt thì nhất thiết cần thành lập hội đồng thẩm định độc lập. Đối với những dự án có tầm quan trọng và quy mô thấp hơn nhưng vượt qua một ngưỡng nào đó thì tuy không cần thành lập hội đồng thẩm định độc lập, song nên thực hiện đánh giá lại (review) kết quả thẩm định một cách độc lập. Đối với các dự án còn lại, chỉ cần đánh giá lại kết quả thẩm định khi thấy cần thiết.  Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện dự án đầu tư: Thực trạng: Theo số liệu báo cáo của các cơ quan, trong năm 2012 có 38.420 dự án đang thực hiện đầu tư, trong đó có 14.145 dự án khởi công mới chiếm 36,82% thấp hơn so với năm 2010 (năm 2010 tỷ lệ này là 41,88%) và 15.077 dự án kết thúc đầu tư đưa vào sử dụng trong kỳ chiếm 39,24% cao hơn năm trước (năm 2010, tỷ lệ này là 30,66%). Tình trạng các dự án chậm tiến độ vẫn còn phổ biến, tổng hợp số liệu của các cơ quan có báo cáo gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong năm 2011 có 4.436 dự án chậm tiến độ, chiếm 11,55% số dự án thực hiện trong kỳ. Việc chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí, giảm hoặc không còn hiệu quả đầu tư và tác động tiêu cực đến nền kinh tế. → Hạn chế: Đầu tư quá phân tán, dàn trải, thời gian xây dựng kéo dài là nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí, giảm hoặc không còn hiệu quả đầu tư và tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Thực trạng: Năm 2011 đã phát hiện 100 dự án có vi phạm quy định về thủ tục đầu tư; 47 dự án vi phạm về quản lý chất lượng; 145 dự án có thất thoát, lãng phí. So với năm 2010, số dự án vi phạm có dấu hiệu suy giảm. Qua kiểm tra một số công trình, đã phát hiện tình trạng lãng phí và thất thoát vốn nhà nước diễn ra phổ biến ở nhiều công trình, nhiều dự án, nhiều lĩnh vực, nhiều cấp; tỷ lệ lãng phí và thất thoát thấp cũng tới 10%, cao thì lên đến 30-40%, thậm chí có công trình lên đến 80%. Đó là chưa tính đến những công trình đầu tư kém hiệu quả, công nghệ sản xuất lạc hậu, sản xuất ra các sản phẩm với chất lượng kém, giá thành cao và không tiêu thụ được. Ví dụ cụ thể về một số dự án đội giá thành và kéo dài thời gian điển hình Tên dự án Chủ đầu tư Thời gian Đầu tư Khởi công Dự kiến hoàn thành Hoàn thành Dự toán Điều chỉnh Quyết toán Metro Bến Thành - Suối Tiên Ban Quản lý Đường sắt Đô Thị Hồ Chí Minh 2012 2017 - 1,1 tỷ USD 2,4 tỷ USD Cao tốc TP.HCM Trung Lương Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận 12/2004 2007 02/2010 6555 tỷ VNĐ 9880 tỷ VNĐ 9880 tỷ VNĐ Đại lộ Thăng Long (Đường cao tốc Láng - Hòa Lạc) BQL Dự án Thăng Long 03/2005 09/2007 Chưa hoàn thành do thiếu vốn 5379 tỷ VNĐ 7500 tỷ VNĐ 7500 tỷ VNĐ Dự án Vệ sinh Môi Trường TPHCM, lưu vực Nhiêu Lộc Thị Nghè Sở GTVT Quý 2/2003 2007 08/2012 200 triệu USD 317 triệu USD 317 triệu USD Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình VEC 01/2006 Quý 3/2008 06/2012 3733 tỷ VNĐ 7692 tỷ VNĐ 8974 tỷ VNĐ → Hạn chế: Nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ và bội chi phí • Nút thắt trong giải tỏa mặt bằng, kể cả do thay đổi chính sách đền bù giải tỏa. • Không bố trí được vốn, do vậy không thể triển khai đúng tiến độ. • Thay đổi thiết kế kỹ thuật (nhiều trường hợp do nhà thầu kém năng lực), dẫn đến kéo dài thời gian và tăng dự toán các hạng mục đầu tư. • Đấu thầu biến thành đấu giá nên nhà thầu có năng lực kém nhưng bỏ giá thấp được chọn. • Thay đổi nhà thầu do nhà thầu thiếu năng lực, từ đó dẫn tới thay đổi một cách toàn diện dự án đầu tư, kể cả về thiết kế, thời gian, chi phí v.v. • Dự án càng chậm càng bị đội chi phí, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát cao, chi phí đầu vào (nhất là lao động) tăng nhanh, và tỷ giá bị phá nhiều lần kể từ 2007. Lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng đã cho thấy: - Năng lực quản lý điều hành kém của các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn. - Cơ quan giám sát, đánh giá thực hiên đầu tư còn yếu kém dẫn đến nhiều dự án không làm đúng thiết kế, chủ đầu tư và bên thi công móc nối, thỏa thuận khai tăng khối lượng, điều chỉnh dự toán để rút tiển và vật tư từ công trình. - Cơ chế kiểm soát hiện có vừa cồng kềnh, vừa chồng chéo nhau, làm cho quá nhiều người có thẩm quyền can thiệp vào công trình nhưng không thể xác định trách nhiệm chính thuộc về ai, do đó không thể quản lý được hoặc quản lý kém hiệu quả. → Giải pháp: - Cần thực hiện đầu tư có đồng bộ, tránh tình trạng dàn trải, đầu tư theo phong trào. Bố trí nguồn vốn tập trung dứt điểm cho các dự án quan trọng. - Thắt chặt khâu quản lý, giám sát đầu tư tránh lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng. - Hoàn thiện cơ chế kiểm soát, xác định rõ người chịu trách nhiệm cho dự án. Nếu như có được một cơ chế đơn giản, không chồng chéo nhau, trong đó mỗi khâu chỉ có một người chịu trách nhiệm toàn bộ trước pháp luật thì sẽ hạn chế được rất nhiều tiêu cực trong thực hiện đầu tư. - Nâng cao vai trò trách nhiệm cũng như năng lực trình độ của chủ đầu tư và các cán bộ thực hiện các dự án đầu tư.  Đánh giá sau thực hiện dự án đầu tư. Thực trạng: Lấy ví dụ cụ thể như trường hợp của tuyến đường cao tốc Hồ Chí Minh - Trung Lương. Chủ đầu tư của dự án này là PMU Mỹ Thuận, thực hiện theo phương thức chìa khóa trao tay. Sau khi hoàn thành dự án, PMU Mỹ Thuận tiến hành bàn giao dự án cho Công ty Cổ phần phát triển đường cao tốc BIDV (BEDC), và kết thúc trách nhiệm của mình ở đó. BEDC sau đó chịu trách nhiệm thanh toán tiền đầu tư cho chính phủ, quản lý tuyến cao tốc (bao gồm cả thu phí, thực hiện bảo trì, bảo dưỡng). Quy trình quản lý đầu tư và phân chia trách nhiệm giữa các bên như thế này có nguy cơ dẫn đến tình trạng rủi ro đạo đức (moral harzard). Quay lại ví dụ ở trên, hậu quả của việc dự án bị chậm tiến độ gần 3 năm và chi phí đội lên gấp rưỡi - tất cả thuộc trách nhiệm của PMU Mỹ Thuận - đã được chuyển hoàn toàn sang BEDC sau khi dự án được bàn giao. Không chỉ chịu tình trạng “quýt làm, cam chịu” liên quan đến tình trạng chi phí bị đội lên gấp rưỡi, BEDC còn phải giải quyết hậu quả do chất lượng đường xuống cấp nhanh chóng ở một số nơi, làm tăng chi phí bảo trì và bảo dưỡng. Đề bù đắp các chi phí tăng lên này, hiển nhiên là BEDC sẽ cần phải tăng phí đường một cách tương ứng. Nhưng trên thực tế khi làm như vậy, rất nhiều phương tiện đã quay trở lại sử dụng đường quốc lộ. Điều này một mặt làm suy giảm thêm khả năng thu hồi vốn, đồng thời làm đi ngược lại mục tiêu ban đầu của dự án. → Hạn chế: Nói tóm lại, những nội dung cơ bản liên quan đến vận hành dự án; bảo trì, bảo dưỡng tài sản hình thành từ dự án; hạch toán những thay đổi về giá trị tài sản; và đánh giá mức độ hữu dụng của dự án căn cứ vào chất lượng và số lượng dịch vụ nó mang lại hiện nay chưa được chú trọng trong quy trình quản lý đầu tư của Việt Nam. → giải pháp: Thực hiện kiểm toán và đánh giá sau khi dự án kết thúc: • Hợp nhất khung pháp cho hoạt động kiểm toán đối với mọi dự án đầu tư, bất kể nguồn vốn như thế nào. • Việc đánh giá dự án phải được áp dụng cho mọi dự án. Tuy nhiên, đối với những dự án đặc biệt quan trọng cần có một hội đồng đánh giá độc lập, có thể chính là hội đồng thẩm định độc lập ban đầu; và đối với những dự án quan trọng thì hội đồng đánh giá có thể là hội đồng kiểm tra bản thẩm định dự án ban đầu. • Rút ngắn thời gian đánh giá và kiểm toán dự án để tăng hiệu lực của các biện pháp chế tài đối với những sai phạm nếu có. • So sánh các dự án vừa hoàn thành với các dự án khác (trong nước và quốc tế) về một số phương diện quan trọng như chi phí, tiến độ, chất lượng, khả năng cung ứng dịch vụ sau khi hoàn thành v.v.

Ngày đăng: 10/11/2014, 08:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan