TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC:Vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam Hiện nay

24 26.8K 351
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC:Vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam Hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN1. Cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện là nguyên lí về mối liên hệ phổ biến1.1.Khái niệm về mối liên hệ phổ biến1.2. Các tính chất của mối liên hệ1.2.1. Tính khách quan của mối liên hệ1.2.2. Tính phổ biến của mối liên hệ1.2.3. Tính đa dạng và phong phú của mối liên hệ1.3. Ý nghĩ phương pháp luận cảu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến2. Quan điểm toàn diện 2.1. Cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện 2.2. Nội dung của quan điểm toàn diện2.3. Vai trò của quan điểm toàn diện trong hoạt động của con ngườiCHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔi MỚI GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.Sự cần thiết phải đổi mới giáo dục1.1 Thực trạng nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay1.2 Những yêu cầu cấp bách cần thiết phải đổi mới giáo dục2.Ý kiến hướng đi và giải pháp cho đổi mới giáo dục ở Việt Nam2.1Định hướng đổi mới2.2 Nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện

` TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Bộ môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê-Nin TIỂU LUẬN MÔN HỌC ĐỀ TÀI: Vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam Hiện nay Lớp Việt Nhật A K57 Sinh viên Hoàng Đức Việt MSSV 20122785 Hà Nội tháng 10/2014 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Phạm vi nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Đóng góp đề tài 5. Kết cấu của đề tài NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN 1. Cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện là nguyên lí về mối liên hệ phổ biến 1.1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến 1.2. Các tính chất của mối liên hệ 1.2.1. Tính khách quan của mối liên hệ 1.2.2. Tính phổ biến của mối liên hệ 1.2.3. Tính đa dạng và phong phú của mối liên hệ 1.3. Ý nghĩ phương pháp luận cảu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 2. Quan điểm toàn diện 2.1. Cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện 2.2. Nội dung của quan điểm toàn diện 2.3. Vai trò của quan điểm toàn diện trong hoạt động của con người CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔi MỚI GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Sự cần thiết phải đổi mới giáo dục 1.1 Thực trạng nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay 1.2 Những yêu cầu cấp bách cần thiết phải đổi mới giáo dục 2. Ý kiến hướng đi và giải pháp cho đổi mới giáo dục ở Việt Nam 2.1 Định hướng đổi mới 2.2 Nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện Tài liệu tham khảo 2 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, khi Đảng và nhà nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa , phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa hội nhập quốc tế, trong bối cảnh có nhiều cơ hội và thách thức lớn. Thực tiễn đó đặt ra nhiều vấn đề đổi mới đối với sự lãnh đạo của Đảng, trong đó vấn đề quan trọng là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Để thực hiện được sự đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo thì Đảng ta phải có phương hướng, chính sách, quan điểm phù hợp và phải đứng trên quan điển toàn diện để đổi mới. Quan điểm toàn diện mà cơ sở lý luận của nó là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong những nội dung quan trọng của phép biện chứng duy vật Mác xít, là cẩm nang giúp chúng ta tránh được những đánh giá phiến diện, sai lệch giản đơn về sự vật, hiện tượng. Nguyên lý này chỉ rõ tất cả các sự vật, hiện tượng đều nằm trong mối liên hệ. Vì vậy nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật có vai trò lớn trong chỉ đạo vấn đề đổi mới giáo dục và đào tạo. Nhằm có được nhận thức đúng đắn hơn về định hướng của Đảng và Nhà nước trong nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở Việt Nam, tôi đã lựa chọn đề tài “Vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam Hiện nay”. 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài tập trung nghiên cứu sự vận dụng quan điểm toàn diện của Đảng ta về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa , phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. 3 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đặc biệt là quan điểm toàn diện với cơ sở lý luận là về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng ta để vận dụng trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 4. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI Về lý luận: Bài luận là sự khái quát về quan điểm toàn diện và sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa , phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Về thực tiễn: Bài luận có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những người học tập, nghiên cứu cho nội dung liên quan. 5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu với 2 chương và 4 tiết Chương 1: Lý luận chung về quan điểm toàn diện 1.1. Cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện là nguyên lí về mối liên hệ phổ biến 1.2. Quan điểm toàn diện Chương 2: Quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay 2.1. Sự cần thiết phải đổi mới giáo dục 2.2. Ý kiến hướng đi và giải pháp cho đổi mới giáo dục ở Việt Nam 4 NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN 1. Cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện là nguyên lí về mối liên hệ phổ biến 1.1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến Theo quan điểm siêu hình, các sự vật hiện tượng tồn tại một cách tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc lẫn nhau, những mối liên hệ có chăng chỉ là những liên hệ hời hợt, bề ngoài mang tính ngẫu nhiên. Một số người theo quan điểm siêu hình cũng thừa nhận sự liên hệ và tính đa dạng của nó nhưng laị phủ nhận khả năng chuyển hoá lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau. Ngược lại, quan điểm biện chứng cho rằng thế giới tồn tại như một chỉnh thể thống nhất. Các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau. Nếu cắt nghĩa từng chữ, theo từ điền Tiếng Việt, thì “mối” là “ đoạn đầu của sợi dây, sợi chỉ dùng để buộc thắt lại với nhau; chổ nối , chổ thắt, chổ từ đó có thể quan hệ với một tổ chức, cơ sở liên lạc”. Còn “liên hệ” là chỉ sự vật, sự việc có quan hệ làm cho ít nhiều tác động đến nhau, dựa trên những mối quan hệ nhất định”. Như vậy, mối liên hệ có thể được hiểu theo cách là sự quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy theo một cách thức, con đường của nó. Tóm lại, theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự qui định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Theo quan điểm này, các sự vật hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Ngay cả ý thức, tư tưởng của con người vốn là những cái phi vật chất cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có 5 tổ chức cao nhất là bộ óc con người, nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất khách quan. 1.2. Các tính chất của mối liên hệ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có ba tính chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú. 1.2.1. Tính khách quan của mối liên hệ Mọi mối liên hệ của các sự vật hiện tượng là khách quan, là vốn có của mọi sự vật hiện tượng. Ngay cả những vật vô tri vô giác cũng đang ngày hàng ngày, hàng giờ chịu sự tác động của các sự vật hiện tượng khác nhau (như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…) tự nhiên, dù muốn hay không, cũng luôn luôn bị tác động bởi các sự vật hiện tượng khác. Như vậy, theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Do đó, sự quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình. 1.2.2. Tính phổ biến của mối liên hệ Tính phổ biến của mối liên hệ thể hiện: - Thứ nhất, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác, không có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Trong thời đại ngày nàykhông có một quốc gia nào không có quan hệ, liên hệ với các quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội và ngay cả Việt Nam ta khi tham gia tích cực vào các tổ chức như ASEAN, hay sắp tưói đây là WTO cũng không ngoài mục đích là quan hệ, liên hệ, giao lưu với nhiều nước trên thế giới. - Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt cụ thể tuỳ theo điều kiện nhất định. Song, dù dưới hình thức nào chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất. 1.2.3. Tính đa dạng và phong phú của mối liên hệ 6 Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính phổ biến, tính khách quan của sự liên hệ , mà còn chỉ ra tính đa dạng của nó. Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó. Mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có tính chất và vai trò khác nhau. Do đó, không thể đồng nhất tính chất, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật nhất định, trong những điều kiện khác nhau… Có mối liên hệ bên ngoài, tức là sự liên hệ của các sự vật, hiên tượng với nhau. Có mối lên hệ bên trong, tức là sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận, các quá trình bên trong sự vật, cấu thành sự vật. Có những mối liên hệ chung của thế giới, lại có những mối liên hệ riêng biệt trong từng lĩnh vực, từng sự vật, từng hiên tượng cụ thể. Có mối liên hệ trực tiếp giữa hai hay nhiều sự vật, hiện tượng; lại có những mối liên hệ gián tiếp, trong đó các sự vật hiện tượng liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau phải thông qua một hay nhiều khâu trung gian. Có mối liên hệ tất nhiên lại có mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ cơ bản, thuộc về bản chất của sự vật, đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật; lại có mối liên hệ không cơ bản, chỉ đóng vai trò hỗ trợ, bổ sung cho sự tồn tại và phát triển của nó. Trong từng giai đoạn phát triển của sự vật có mối liên hệ chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật trong giai đoạn đó, lại có mối liên hệ thứ yếu. Các sự vật, hiện tượng trải qua giai đoạn phát triển khác nhau. Chính sự liên hệ tác động qua lại của các giai đoạn kế tiếp nhau ấy quyết định tính liên tục trong quá trình vận động, biến đổi, phát triển của chúng, tuỳ theo phương hướng của sự tác động mà có mối liên hệ thuận chiều, ngược chiều, mối kiên hệ đơn hoặc mối liên hệ kép… Như vậy, sự liên hệ tác động qua lại của các sự vật, hiện tượng trên thế giới không những là vô cùng vô tận mà còn rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Đặc biệt trong lĩnh vực đời sống xã hội, tính phức tạp của sự liên hệ được nhân lên do sự đan xen, chồng chéo, chằng chịt của vô vàng các hoạt động có 7 mục đích, có ý thức của con người. Chính vì vậy, mà quá trình nhận thức và phân loại đúng có mối liên hệ trong xã hội trở nên khó khăn hơn nhiều so với trong giới tự nhiên. 1.3. Ý nghĩ phương pháp luận cảu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong những nội dung quan trọng của phép biện chứng duy vật. Đồng thời nó cũng là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể là những quan điểm mang tính phương pháp luận khoa học trong nhận thức và thực tiễn. Từ việc nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa như sau: Vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng và phức tạp, do đó, khi nhận thức về sự vật, hiện tượng, chúng ta phải có quan điểm toàn diện, để đánh giá đúng về sự vật, hiện tượng, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay tính quy luật của chúng. 2. Quan điểm toàn diện 2.1. Cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện Từ nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển rút ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo hiện thực. Đó chính là quan điểm toàn diện. 2.2. Nội dung của quan điểm toàn diện Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật hiện tượng. Một mặt, chúng ta phải xem xét nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó, mặt khác chúng ta phải xem xét trong mối liên hệ giữa nó với với các sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp). đề cập đến hai nội dung này, V.I. Lênin viết "muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải 8 nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật đó". Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện đòi hỏi, để nhận thức được sự vật, cần phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ không trọn vẹn. Có ý thức được điều này chúng ta mới tránh được việc tuyệt đối hoá những tri thức đã có về sự vật và tránh xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung, không thể phát triển. Để nhận thức được sự vật , cần phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ, "cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt để đè phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc." Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở chỗ nó chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ. Việc chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ vẫn có thể là phiến diện nếu chúng ta đánh giá ngang nhaunhững thuộc tính, những quy định khác nhau của của sự vật được thể hiện trong những mối liên hệ khác nhau đó. Quan điểm toàn diện chân thực đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó. Như vậy, quan điểm toàn diện cũng không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật, hiện tượng. Nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hiện tượng đó. Có thể kết luận, quá trình hình thành quan điểm toàn diện đúng đắn với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để nhận thức sự vật sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản là đi từ ý niệm ban đầu về cái toàn thể để để nhận thức một mặt, một mối liên hệ nào đó của sự vật rồi đến nhận thức nhiều 9 mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đó và cuối cùng, khái quát những tri thức phong phú đó để rút ra tri thức về bản chất của sự vật. 2.3. Vai trò của quan điểm toàn diện trong hoạt động của con người Nắm chắc quan điểm toàn diện xem xét sự vật hiện tượng từ nhiều khía cạnh, từ mối liên hệ của nó với sự vật hiện tượng từ nhiều khía cạnh từ mối liên hệ với sự vật hiện tượng khác sẽ giúp con người có nhận thức sâu sắc, toàn diện về sự vật và hiện tượng đó tránh được quan điểm phiến diện về sự vật và hiện tượng chúng ta nghiên cứu. Từ đó có thể kết luận về bản chất qui luật chung của chúng để đề ra những biện pháp kế hoạch có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của bản thân. Tuy nhiên, trong nhận thức và hành động chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ trong điều kiện xác định. 10 [...]... II: QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1 Sự cần thiết phải đổi mới giáo dục Trong quan niệm về giáo dục của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, giáo dục không chỉ được coi là phương thức làm giàu tri thức cho con người, phục vụ cho xã hội, mà quan trọng hơn, giáo dục là cách thức làm cho con người được phát triển toàn diện các năng lực của mình Điều này đã được Việt Nam. .. http://vi.wikipedia.org/wiki /Giáo_ dục_ Việt_ Nam [3] Đảng Cộng Sản Việt Nam, “Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” [4] “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, trong Giáo dục đại học Việt Nam thời hội nhập” [5] http://dantri.com.vn/event/xep-hang-dai-hoc-2689.htm [6] Duy Tuấn, Đổi mới giáo dục đại học là cần thiết, trong trong Giáo dục đại học Việt. .. một cách sâu rộng giáo dục nước nhà và trước hết cũng cần có một cái nhìn mới đối với triết lý giáo dục 15 2 Ý kiến hướng đi và giải pháp cho đổi mới giáo dục ở Việt Nam 2.1 Định hướng đổi mới * Quan điểm chỉ đạo - Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch... toàn diện về giáo dục đại học Việt Nam là hết sức cần thiết 1.2 Những yêu cầu cấp bách cần thiết phải đổi mới giáo dục Quan sát trên các diễn đàn, dưới nhiều góc độ khác nhau, khi nói về hệ thống giáo dục đại học Việt nam, ý kiến của hầu hết các nhà giáo dục, các nhà quản lý, các chuyên gia và các nhà doanh nghiệp đều thống nhất ở điểm: Giáo dục đại học Việt Nam cần thiết phải đổi mới Nước ta đang hướng... chỉ ra ở phần trước về Thực trạng giáo dục ở Việt Nam hiện nay, giáo dục Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết của đất nước cả về mặt số lượng và chất lượng Về số lượng, theo các số liệu thống kê, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi 20-24 đang được đào tạo trong các trường đại học ở Việt Nam chỉ chiếm 10%, trong khi đó tỷ lệ này ở Thái Lan là 41%, Hàn Quốc là 89% và ở Trung Quốc là 15% Việt Nam. .. Việt Nam quan tâm từ lâu với quan niệm nền tảng coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội Song, để đạt được mục tiêu đó, Việt Nam cần có cải cách trong giáo dục nhiều hơn nữa 1.1 Thực trạng nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay Căn cứ theo “Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, trong những... sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau, đồng thời xác định được trọng tâm, trọng điểm trong hoạt động nhằm thay đổi mối liên hệ tương ứng Quan điểm toàn diện của Chủ nghĩa Mác - Lênin mà cơ sở lý luận của nó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng là kim chỉ nam cho sự lãnh đạo của Đảng ta trong việc vận dụng vào công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. .. giáo dục đại học Việt Nam đã có những biến chuyển, song với tốc độ còn quá chậm so với tiến trình đổi mới của đất nước, không theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế xã hội, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân Cả ở khía cạnh số lượng, chất lượng, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, giáo trình, chương trình và công tác quản lý đều còn quá nhiều bất cập.Vì thế, yêu cầu đổi mới toàn diện về giáo. .. - Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi. .. tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp - Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội - Phát triển giáo dục và đào tạo phải

Ngày đăng: 10/11/2014, 08:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan