Đề tài tiểu luận kinh doanh ngoại hối thực trạng nghiệp vụ giao dịch ngoại hối ở Việt Nam

8 1.3K 6
Đề tài tiểu luận kinh doanh ngoại hối thực trạng nghiệp vụ giao dịch ngoại hối ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài tiểu luận - Bộ môn Kinh doanh ngoại hối C.THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ GIAO DỊCH NGOẠI HỐI TƯƠNG LAI Ở VI ỆT NAM I.Lý thuyết chung về giao dịch ngoại hối tương lai: 1. Khái niệm: Giao dich ngoại tệ tương lai là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi sở giao dịch(IMM) 2.Đặc điểm: - Hợp đồng được giao dịch tại Sở giao dịch thông qua trung gian là các nhà môi giới. - Hàng hóa giao dịch trên hợp đồng tương lai phải là các hàng hóa được lựa chọn và là các hàng hóa có tính thanh khoản cao. - Hợp đồng tương lai quy định khối lượng giao dịch theo hợp đồng. - Thời gian và địa điểm giao hàng: Được Sở Giao dịch xác định cụ thể (thường thì các hợp đồng được thực hiện chuyển giao vào một thời điểm xác định trong các tháng) - Giá cả thực hiện: Là giá thực hiện tại thời điểm phản ánh các kỳ vọng về giá của người mua và người bán. - Thành viên:  Nhà kinh doanh ở sàn giao dịch (floor traders): Thường là các nhà đầu cơ (speculators) hoặc đại diện cho các ngân hàng, công ty mà sử dụng thị trường tương lai để bổ sung cho các giao dịch kỳ hạn. Nhóm thực hiện : Nhóm 4 1 Bài tiểu luận - Bộ môn Kinh doanh ngoại hối  Nhà môi giới ở sàn giao dịch( floor brokers): Là đại diện của các công ty đầu tư, những công ty chuyên môi giói đầu tư ăn hoa hồng. 3.Ưu điểm, nhược điểm: - Ưu điểm:  Sẵn sàng cung cấp những hợp đồng có giá trị nhỏ.  Cho phép các bên tham gia có thể sang nhượng lại hợp đồng vào bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn.  Chi phí tham gia thấp. - Nhược điểm  Chỉ cung cấp giới hạn cho một vài ngoại tệ mạnh và một vài ngày chuyển giao trong năm.  Có tính chất bắt buộc phải thực hiện khi đến hạn.  Điều kiện tham gia vào thị trường là cao do phải giao dịch thông qua trung tâm giao dịch. II. Thực trạng việc thực hiện nghiệp vụ ngoại hối tương lai tại Việt Nam: Giao dich tương lai được thực hiện phổ biến ở các nước có thị trường tài chính phát triển. Ở đó giao dịch tương lai không chỉ được thực hiện trên thị trường ngoại hối mà còn được thực hiện trên thị trường chứng khoán và thị trường hàng hóa. Ở Việt Nam hiện tại chưa thực hiện giao dịch ngoại hối tương lai mà mới chỉ có 1 vài giao dịch hàng hóa tương lai Từ năm 2004, Chính phủ chỉ định ngân hàng cổ phần kỹ thương Techcombank hợp tác với chuyên gia Singapore và hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam Vicofa, để thực hiện chương trình sử dụng công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro. Cuối năm 2004, INEXIM Đăk Lăk là doanh nghiệp đầu tiên tham gia thị trường hợp đồng tương lai thông qua ngân hàng TECHCOMBANK. Nhóm thực hiện : Nhóm 4 2 Bài tiểu luận - Bộ môn Kinh doanh ngoại hối Hiện nay, các NHTM như BIDV, VCB, VIB, Ngân hàng TMCP Á Châu, Techcombank, MB, Chi nhánh ngân hàng Citibank, ngân hàng Standard Chartered, HSBC,… đã được phép giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường hàng hóa, với các mặt hàng nông sản như: cà phê, chè, đậu tương, lương thực, cao su… và các loại hàng hóa khác. Song ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian môi giới giúp doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng tương lai hàng hóa tại các sở giao dịch nước ngoài. Vào thời điểm hiện nay chỉ mới có một sàn giao dịch hàng hóa tương lai đó là Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom – STE)_ (bắt đầu hoạt động kể từ đầu tháng 12/2009), và hàng hóa cơ sở được giao dịch trên sàn là các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, mà sắt thép chiếm tỷ trọng rất lớn. VCB hiện tại cũng đã đưa ra sản phẩm tương lai ngoại hối, tuy nhiên lại chưa có giao dịch nào thực sự diễn ra. Vậy tại sao giao dịch ngoại tệ tương lai chưa phát triển ở Việt Nam? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số nguyên nhân của thực trạng trên : 1.Một là, thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng. Nhiều DN Việt Nam chưa biết hoặc chưa quen sử dụng các công cụ phái sinh nói chung và hợp đồng tương lai nói riêng để phòng ngừa rủi ro. Bởi, hiểu biết của các doanh nghiệp đối với HĐTL còn hạn chế, chế độ kế toán liên quan phức tạp nên DN ngại sử dụng. Chẳng hạn, doanh nghiệp mua một hợp đồng ngoại tệ tương lai trị giá 1 tỷ đồng và bút toán ghi sổ 1 tỷ đồng nhưng ngày mai, ngày kia, giá trị "hàng hóa" đã mua chỉ còn 800 triệu đồng hoặc lên 1,5 tỷ đồng thì sổ sách kế toán vẫn chỉ thể hiện 1 tỷ đồng. Thực tế này đã không những không phản ánh hết giá trị thực trong hệ thống sổ sách kế toán mà còn là kẽ hở của tình trạng "lãi giả, lỗ thật" và ngược lại trong báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Nhóm thực hiện : Nhóm 4 3 Bài tiểu luận - Bộ môn Kinh doanh ngoại hối Bên cạnh đó, mặc dù là công cụ để phòng ngừa rủi ro nhưng do tính chất của nó, HĐTL cũng chứa đựng những rủi ro, thua lỗ cho người sử dụng 2. Hai là, thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng ở nước ta chưa thực sự phát triển, hoạt động còn kém hiệu quả ở nhiều mặt như: thông tin chưa minh bạch; sự biến động giá, tỷ giá, lãi suất thất thường, nhiều lúc còn quá đột ngột,…hay việc quản lý thị trường còn mang nặng tính hành chính,… Mức độ hiệu quả của thị trường còn chưa cao. Ở nước ta mức độ phản ứng nhanh nhạy của tỷ giá đối với các thông tin liên quan còn chậm dẫn đến việc không đảm bảo được sự công bằng trong giao dịch do vậy không thể thu hút được nhiều khách hàng tham gia vào giao dịch này. 3. Ba là, cơ sở hạ tầng phục vụ giao dịch bao gồm phần cứng là điạ điểm và cơ sở vật chất phục vụ giao dịch và phần mềm là các qui định, thể chế giao dịch và hệ thống thanh toán bù trừ phục vụ giao dịch hàng ngày, khá là phức tạp và đòi hỏi cao mà ở nước ta chưa thể đáp ứng được. Giao dịch ngoại tệ tương lai trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và phức tạp đối với thị trường Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các NHTM phải có hệ thống thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục; phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất; đội ngũ các nhà quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp 4. Bốn là, chưa có những nhà tạo lập thị trường. Thị trường tiền tệ,TTCK, thậm chí trong quy mô nhỏ cũng có những nhà tạo lập thị trường tạo ra các sàn giao dịch bất động sản, giao dịch vàng, giao dịch việc làm… nhưng chưa có tổ chức nào ở Việt Nam đứng ra tạo lập các thị trường phái sinh nói chung và thị trường ngoại hối tương lai nói riêng. Nhóm thực hiện : Nhóm 4 4 Bài tiểu luận - Bộ môn Kinh doanh ngoại hối III. Đề xuất giải pháp phát triển nghiệp vụ ngoại hối tương lai tại Việt Nam Sự kém phát triển của thị trường ngoại hối tương lai là một thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính ở Việt Nam. Khi mà rủi ro luôn là bạn đường của các nhà đầu tư và ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập, thì phát triển thị trường ngoại hối tương lai được xem như là là chắn quan trọng để hạn chế rủi ro cuả thị trường đối với những nhà đầu tư. Vì vậy phát triển thị trường ngoại hối tương lai là rất cần thiết hiện nay. Giải pháp để phát triển giao dịch ngoại hối tương lai tại Việt Nam : 1.V ề phía Nhà nước Thứ nhất, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về giao dịch tương lai sao cho vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa phù hợp với điều kiện phát triển của thị trường Việt Nam. Các nhà hoạch định chính sách cần có nhận thức đúng đắn về loại giao dịch này để nghiên cứu và ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong giao dịch tương lai, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị trường của Việt Nam hiện nay, để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM. Thứ hai, Nhà nước cần hoàn thiện chế độ kế toán, quy định cụ thể về các giao dịch tương lai. Nhà nước cần có các hướng dẫn cụ thể quy định cách tính toán thu nhập, chi phí, cách tính giá hạch toán, cách định giá, … phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm giúp các ngân hàng thương mại thực hiện tốt việc theo dõi quản lý nghiệp vụ hối đoái tương lai trong quá trình áp dụng. Thứ ba, Nhà nước cần phát triển sâu thị trường thị trường tài chính tiền tệ, tăng mức độ hiệu quả của thị trường- chính là mức độ phản ứng nhanh nhạy của tỷ giá đối với tất cả thông tin có liên quan. Mức độ hiệu quả của thị trường nhằm đảm bảo sự công bằng trong giao dịch, có như vậy mới thu hút được khách hàng tham gia giao dịch. Nếu thị trường Nhóm thực hiện : Nhóm 4 5 Bài tiểu luận - Bộ môn Kinh doanh ngoại hối hiệu quả thì tỷ giá phản ánh nhanh với tất cả thông tin có liên quan. Dó đó, không ai có thể lợi dụng ưu thế về thông tin để chiến thắng người khác. Kết quả là mọi người giao dịch trên thị trường đều bình đẳng nhau về thông tin và đảm bảo được sự công bằng trong giao dịch. 2.Về phía ngân hàng: Thứ nhất, các NHTM cần hiện đại hóa đồng bộ công nghệ ngân hàng. Các nghiệp vụ phái sinh tương lai là những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, nên đòi hỏi các ngân hàng phải trang bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ mới có thể thu thập, xử lý, phân tích thông tin nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, từ đó mới có thể hạn chế rủi ro cho chính các ngân hàng và tư vấn được cho các khách hàng của mình. Thứ hai, để các doanh nghiệp hiểu được lợi ích của các công cụ phái sinh và sử dụng rộng rãi các nghiệp vụ này như một công cụ để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh do biến động của thị trường, các ngân hàng cần đẩy mạnh quảng cáo, giới thiệu, tư vấn các nghiệp vụ phái sinh cho các doanh nghiệp. Thứ ba, các ngân hàng phải nhanh chóng đào tạo được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Chìa khóa của mọi sự thành công là yếu tố con người, các ngân hàng cần phải có đội ngũ nhân viên am hiểu những kiến thức về tài chính, pháp lý, đặc biệt là kỹ thuật định giá và giao dịch các công cụ tài chính phái sinh tương lai. Công tác đào tạo và tái đào tạo phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; cả ở trong nước và nước ngoài; cả về lý thuyết lẫn thực hành. Có như vậy, mới giúp được đội ngũ nhân viên hiểu và triển khai được các nghiệp vụ một cách linh hoạt, tránh gây ra rủi ro cho chính các ngân hàng. Thứ tư, NHTM cũng cần mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh nói chung và công cụ tương lai ngoại hối nói riêng Nhóm thực hiện : Nhóm 4 6 Bi tiu lun - B mụn Kinh doanh ngoi hi 3.V phớa khỏch hng : Khỏch hng tham gia giao dch l thnh phn quan trng nht trờn th trng cú nhn thc rừ c loi giao dch ny mi tớch cc tham giao giao dch v lm cho th trng tr nờn sụi ng. Cỏc doanh nghip cn tớch cc nghiờn cu v tham vn t ngõn hng hiu rừ hn v li ớch, cỏch s dng ca hp ng ngoi t tng lai, nhm ỏp dng cho phự hp vi thc t kinh doanh, hn ch ri ro, n nh li nhun. TI LIU THAM KHO 1. Website:www.sbv.gov.vn ca Ngõn hng Nh nc Vit Nam 2. Website:www.vneconomy.vn ca Thi bỏo kinh t Vit Nam LI KT Dù đã có nhiều cố gắng song bài tiểu luận của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót và còn nhiều hạn chế . Nhóm 4 chúng em mong nhận đợc sự quan tâm cùng những ý kiến đóng góp của Cô giáo và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Chúc các bạn Thành công trong kì thi cuối kỳ sắp tới! Nhúm thc hin : Nhúm 4 7 Bài tiểu luận - Bộ môn Kinh doanh ngoại hối Chóc C« gi¸o lu«n lµ ngêi dÉn ®êng nhiÖt thµnh vµ xuÊt s¾c cho chóng em! Hµ Néi , ngµy th¸ng n¨m 2011 Nhãm 4 Nhóm thực hiện : Nhóm 4 8 . Bài tiểu luận - Bộ môn Kinh doanh ngoại hối C.THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ GIAO DỊCH NGOẠI HỐI TƯƠNG LAI Ở VI ỆT NAM I.Lý thuyết chung về giao dịch ngoại hối tương lai: 1. Khái niệm: Giao dich ngoại. giao dịch. II. Thực trạng vi c thực hiện nghiệp vụ ngoại hối tương lai tại Vi t Nam: Giao dich tương lai được thực hiện phổ biến ở các nước có thị trường tài chính phát triển. Ở đó giao dịch tương. Nhóm 4 4 Bài tiểu luận - Bộ môn Kinh doanh ngoại hối III. Đề xuất giải pháp phát triển nghiệp vụ ngoại hối tương lai tại Vi t Nam Sự kém phát triển của thị trường ngoại hối tương lai là một thách

Ngày đăng: 09/11/2014, 23:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • C.THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ GIAO DỊCH NGOẠI HỐI TƯƠNG LAI Ở VI ỆT NAM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan