Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang

92 1.3K 5
Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THANH HOA PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Giáo dục học Mã số: 60.14.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN – 2012 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÍNH Phản biện 1: GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Ngày 06 tháng 10 năm 2012 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên - Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Giao tiếp là một trong những hoạt động đặc trưng nhất của đời sống xã hội, là điều kiện quan trọng để con người phát triển toàn diện tâm lý, ý thức và hoàn thiện các phẩm nhân cách. Việc xây dựng môi trường văn hoá giao tiếp là một phần không tách rời của việc xây dựng môi trường giáo dục thân thiện trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Xây dựng môi trường văn hoá giao tiếp giúp cho học sinh phát triển khả năng tư duy trí tuệ, hình thành các phẩm chất nhân cách phù hợp với các mục tiêu, chuẩn mực giáo dục đề ra. Môi trường văn hóa giao tiếp trong nhà trường chính là môi trường sư phạm, đó chính là những chuẩn mực về văn hóa giao tiếp trong việc dạy, học và cuộc sống hàng ngày. Xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp lành mạnh, văn minh, chuẩn mực đã góp phần xây dựng nhân cách cho con người. Sự giao tiếp văn hóa của mọi người trong môi trường nhà trường sẽ tác động trực tiếp, là những tấm gương, những chuẩn mực cho học học sinh noi theo. Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đang được ngành giáo dục triển khai thực hiện ở tất cả các bậc học hiện nay. Mục đích của phong trào này là tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học. Môi trường học tập thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực, năng lực tiềm ẩn của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách của bản thân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Văn hoá nhà trường có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượng cuộc sống và hiệu quả của mọi hoạt động trong nhà trường. Sự phát triển tâm lý, ý thức và các phẩm chất nhân cách của học sinh, đặc biệt là lứa tuổi học sinh phổ thông chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường văn hoá xã hội nơi các em học tập, sinh hoạt. Một trong những yếu tố cần thiết tạo nên thành công trong việc xây dựng văn hoá trong nhà trường đó là xây dựng kĩ năng giao tiếp ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường nói chung và kỹ năng giao tiếp ứng xử cho học sinh nói riêng. GS.TS Lê Ngọc Trà (Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) đã khẳng định: "Giao tiếp có quan hệ chặt chẽ với giáo dục. Hay nói một cách cụ thể hơn thì ở phương diện nào đó giáo dục chính là giao tiếp. Không có giao tiếp không có giáo dục. Ngoài ra giao tiếp không chỉ là hình thức, phương tiện của giáo dục mà còn là một nội dung quan trọng của giáo dục." Trường học là nơi truyền bá những nét đẹp của văn hóa một cách khuôn mẫu và bài bản. Nét đẹp văn hóa trong giao tiếp cũng đòi hỏi các nhà sư phạm dạy cho học sinh những điều mẫu mực. Việc xây dựng chuẩn mực về lời nói, hành vi, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp yêu cầu nhà trường phải xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện. Muốn nâng cao văn hóa ứng xử, phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh trong học đường con đường gần nhất, hiệu quả nhất không thể nằm ngoài mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa giáo dục và giao tiếp, không nằm ngoài môi trường giáo dục nhà trường. Với ý nghĩa đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông Dân tộc Nội trú (DTNT) tỉnh Hà Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiêp thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề về môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp của trường trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang, từ đó đề xuất các biện pháp phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh phổ thông DTNT. 3.2. Nghiên cứu thực trạng môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang. 3.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang. 5. Giả thuyết khoa học Xây dựng môi trường văn hoá giao tiếp là một trong những vấn đề gắn bó mật thiết với xây dựng môi trường học tập thân thiện trong giáo dục nhà trường. Nếu đánh giá đúng thực trạng môi trường văn hoá giao tiếp của trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang, thực trạng một số kỹ năng giao tiếp cơ bản của học sinh và đề xuất các biện pháp phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp sẽ góp phần phát triển ngôn ngữ, khả năng tư duy, hình thành các phẩm chất nhân cách cho học sinh và nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng học sinh dân tộc thiểu số tại trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp trong giáo dục nhà trường (bậc THPT) và một số kỹ năng giao tiếp cần thiết đối với học sinh ở trường DTNT, cụ thể: + Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt + Kỹ năng lắng nghe + Kỹ năng chia sẻ + Kỹ năng làm việc theo nhóm 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và phân tích tài liệu, văn bản, sách, giáo trình có liên quan đến nội dung đề tài. 7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thu thập các thông tin về thực trạng môi trường giao tiếp và một số kỹ năng giao tiếp của học sinh trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang. 7.3. Phương pháp phỏng vấn: Bổ sung thêm các thông tin trực tiếp liên quan đến môi trường giao tiếp trong trường và kỹ năng giao tiếp của học sinh. 7.4 Phương pháp quan sát: Quan sát các kỹ năng giao tiếp của học sinh khi tham gia các hoạt động học tập, ngoại khóa trong và ngoài nhà trường. 7.5 Phương pháp khảo nghiệm: Khảo nghiệm một số biện pháp đề xuất để đánh giá tính khả thi. 7.6 Phương pháp bổ trợ: Sử dụng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu 8. Đóng góp mới của đề tài 8.1 Hệ thống cơ sở lý luận về phát triển môi trường giáo dục, kỹ năng giao tiếp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 8.2 Làm sáng tỏ thực trạng môi trường giáo dục và kỹ năng giao tiếp của học sinh phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang. 8.3 Đề xuất những biện pháp phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông nói chung và học sinh trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang nói riêng. 9. Cấu trúc luận văn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5. Giả thuyết khoa học 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 7. Phương pháp nghiên cứu 8. Những đóng góp của đề tài NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở trường trung học phổ thông. Chương 2: Thực trạng về môi trường giao tiếp và kỹ năng giao tiếp của học sinh trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang. Chương 3: Các biện pháp phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN MÔI TRƢỜNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Môi trường giáo dục là nhân tố quan trọng đối với quá trình phát triển nhân cách con người, môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện hoạt động của con người do đó có rất nhiều công trình nghiên cứu về môi trường. Mác khi nghiên cứu về môi trường đã đưa ra quan điểm “Hoàn cảnh sáng tạo ra con người trong chừng mực con người sáng tạo ra hoàn cảnh”. Theo quan điểm của Mác thì mối quan hệ giữa con người và môi trường là mối quan hệ hai chiều. Nhà tâm lý học Mỹ Kenloc (1923) đã nuôi trong cùng một môi trường con khỉ 10 tháng tuổi và cậu bé trai 8 tháng tuổi của mình để so sánh ảnh hưởng của môi trường đến con khỉ và con người. Đã có nhiều ví dụ để chúng ta hiểu về vai trò của môi trường sống đối con vật hoặc con người, không thể làm thay đổi bản năng của con vật. Ngược lại môi trường của loài vật có thể tác động mạnh vào bản chất của con người. Nhà xã hội học Mỹ R.E Pác – cơ đã nói: “Người không đẻ ra người, đưa trẻ chỉ trở nên người trong quá trình giáo dục”. Điều này khảng định vai trò của yếu tố môi trường văn hóa, môi trường giáo dục có tính quyết định đối với sự hình thành nhân cách con người. I.V. Pavlov và B.F. Skinnơ. I.V.Pavlov nghiên cứu sự hình thành phản xạ có điều kiện trong môi trường được kiểm soát chặt chẽ, con vật (con chó) hoàn toàn thụ động. B.F. Skinnơ nghiên cứu sự hình thành phản xạ tạo tác động môi trường gần với thực tế hơn, con vật (chuột, bồ câu…) chủ động trong hành vi đáp ứng trên cơ sở nhu cầu của nó. Nội dung học tập thể hiện ngay trong môi trường mà con vật phải tìm cách thích nghi. Đây là cơ sở lý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 thuyết để xây dựng kiểu dậy học chương trình hóa, dạy học bằng máy. Từ nghiên cứu kết quả của hai ông, các nhà gíao dục đã nhận thức một vấn đề rất quan trọng rằng: Yếu tố môi trường trong giáo dục không chỉ góp phần quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người mà quan trọng hơn là yếu tố thực tế đã kích thích chủ thể (con người) hoạt động năng động và sang tạo hơn. Việc tạo lập, xây dựng và phát triển môi trường giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng của khoa học giáo dục hiện đại. Nghiên cứu về môi trường dạy học phải kể đến công trình của Jean Marc Denomme và Madeleine Roy về phương pháp sư phạm tương tác. Trong đó, mô hình quen thuộc: Người dạy – Người học – Tri thức được chuyển thành Người dạy – Người học – Môi trường. Tác giả coi môi trường là yếu tố tham gia trực tiếp đến quá trình dạy học chứ không đơn thuần chỉ là nơi diễn ra các hoạt động dạy học. Các tác giả đã nhấn mạnh đến một quy luật quan trọng: Môi trường ảnh hưởng đến người dạy, người học và người dạy phải thích nghi với môi trường. Ảnh hưởng và thích nghi đó chính là hệ quả của phương pháp sư phạm tương tác liên quan đến môi trường. Emile DurKheim quan niệm môi trường học đường bao hàm cả lớp học và việc tổ chức lớp học, như một sự liên kết có phạm vi rộng hơn gia đình và không trìu tượng như xã hội. Một lớp học không đơn thuần chỉ là một khối kết dính các cá nhân độc lập với nhau mà còn là một xã hội thu nhỏ. Trong lớp học, học sinh suy nghĩ, hành động và cảm nhận khác với khi chúng tách rời nhau…Những quan niệm trên đây đã có trước hàng thế kỷ, hiện nay đang trở thành vấn đề thời sự của khoa học giáo dục. Hầu hết các tác giả đều thống nhất chung quan niệm về môi trường giáo dục đó là môi trường vật chất và môi trường tinh thần do giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh tạo ra. PGS.TS Phạm Hồng Quang - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nghiên cứu về môi trường văn hóa giáo dục, mối quan hệ của nó với môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và chỉ ra những nguyên tắc trong việc phát triển môi trường văn hóa giáo dục trong các nhà trường cơ sở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 đào tạo giáo viên như: xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng văn hóa chất lượng giáo dục, xây dựng các chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử v v. Bàn về môi trường học tập thân thiện đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến, tuy nhiên mới chỉ ở một khía cạnh nào đó mà thôi, tiêu biểu như công trình “Môi trường học tập trong lớp học” của tác giả Vũ Thị Sơn. Gần đây có hai công tình nghiên cứu về xây dựng môi trường học tập thân thiện của tác giả Phạm Duy Hưng và Nông Thị Hiểu đã khai thác môi trường dưới góc độ các biện pháp quản lý và các biện pháp giáo dục trong nhà trường phổ thông. Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh phổ thông, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số là vấn đề còn bỏ ngỏ chưa có công trình nào nghiên cứu, chính vì vậy mà tác giả đã chọn vấn đề làm đề tài nghiên cứu. 1.2 Một số khái niệm công cụ 1.2.1 Khái niệm về môi trường Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội bao quanh con người và cơ ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của từng các nhân cũng như cả cộng đồng người và tác động qua lại với hoạt động sống của con người. Về phân loại, môi trường sống của con người gồm: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo. Trong các loại môi trường nói trên, môi trường xã hội có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển của con người. Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân cùng cộng đồng của họ. Môi trường sống của con người là một phạm trù hẹp hơn so với phạm trù môi trường. Môi trường sống thực hiện nhiều chức năng với con người. Cụ thể: [...]... tới năng lực giao tiếp của con người Vì vậy, nhận thức đúng về vai trò của môi trường giao tiếp và môi trường giáo dục phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT sẽ giúp nhà giáo dục định hướng cho học sinh tiếp nhận những ảnh hưởng tốt đẹp của môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp, đồng thời có khả năng chống lại những ảnh hưởng xấu của môi trường giao tiếp 1.2.2 Khái niệm về giao tiếp Giao tiếp. .. phải nắm vững và điều hành cho tốt 1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng tới việc phát triển môi trƣờng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trƣờng phổ thông DTNT 1.4.1 Môi trường văn hoá giao tiếp của nhà trường Môi trường văn hóa giao tiếp của nhà trường có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với xây dựng môi trường phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh nói chung và các học sinh là người dân tộc thiểu số Với những... dung phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh phổ thông DTNT Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh là những biện pháp của chủ thể giao tiếp (giáo viên, cán bộ) và đối tượng giao tiếp (học sinh) nhằm tạo ra môi trường vật chất an toàn, thân thiện với đối tượng giao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 tiếp và các mối... đích sống, lẽ sống của học sinh, nơi đây các em được rèn luyện và phát triển, môi trường giao tiếp góp phần tạo động lực cho học sinh học tập, rèn luyện để phát triển nhân cách Xây dựng môi trường giao tiếp và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh góp phần nâng cao năng lực của cộng đồng và gia đình, giúp học sinh phát triển tối đa tiềm năng, trong đó chú trọng đến sự phát triển về thể chất, nhân... các dân tộc thiếu số cũng như cuộc sống của các em Xây dựng môi trường giao tiếp và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh là một nội dung quan trọng trong xây dựng văn hóa nhà trường, đối với trường phổ thông DTNT vùng khó khăn, góp phần tạo động lực thúc đẩy học sinh tới trường, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo sự công bằng trong giáo dục, giúp giáo dục miền núi phát triển 1.3.4 Nội dung phát triển. .. mình theo mục tiêu giáo dục và yêu cầu xã hội Trong nhà trường phổ thông nói chung, trường phổ thông nói riêng, hoạt động giao tiếp của học sinh thể hiện ở mối liên hệ trực tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh và các mối quan hệ tiếp xúc giữa học sinh với các tổ chức giáo dục trong nhà trường Thông qua hoạt động giao tiếp, giáo viên cung cấp tri thức, kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm,... năng lực giao tiếp, hình thành kỹ năng sống có vai trò không nhỏ trong việc đào tạo ra những con người “vừa hồng, vừa chuyên” nhằm xây dựng và bảo vệ thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1.2.4 Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp được hiểu là quá trình giáo viên, học sinh tiến hành một hệ thống các biện pháp nhằm tạo ra một môi trường giao. .. trường, điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp Đối với hoạt động giao tiếp của học sinh môi trường giao tiếp là điều kiện cần thiết để phát triển kỹ năng, năng lực giao tiếp cho học sinh Môi trường giao tiếp có văn hóa góp phần tạo nên sự thành công trong giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đồng thời giúp bản thân học sinh hoàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn... biệt là phát triển kỹ năng sống * Những ảnh hưởng tiêu cực của môi trường giao tiếp: - Môi trường giao tiếp không có văn hóa sẽ là nguyên nhân dẫn đến những hành vi lệch chuẩn ở học sinh phổ thông, dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường, làm hạn chế chất lượng giáo dục, dạy học của nhà trường, ảnh hưởng tới mối đoàn kết nội bộ Môi trường giao tiếp có tầm quan trọng đặc biệt, vì vậy, nhà giáo dục cần... trường giao tiếp thân thiện có tác dụng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tích cực của học sinh Bởi giao tiếp được tiến hành ngay trong quá trình học tập, rèn luyện, trong sinh hoạt sống của học sinh Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú,chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết . môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp của trường trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang, từ đó đề xuất các biện pháp phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông. trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang. 3.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông. của môi trường giao tiếp và môi trường giáo dục phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT sẽ giúp nhà giáo dục định hướng cho học sinh tiếp nhận những ảnh hưởng tốt đẹp của môi trường giáo

Ngày đăng: 08/11/2014, 21:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan