tư tưởng chính trị của phan châu trinh

28 1K 8
tư tưởng chính trị của phan châu trinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN o0o TRẦN MAI ƯỚC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA PHAN CHÂU TRINH Chuyên ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC Mã số: 62.22.80.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MNH – NĂM 2013 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học: HD.1: PGS.TS. LƯƠNG MINH CỪ HD.2: TS. NGUYỄN ANH QUỐC Phản biện: 1 2 3 Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp bộ môn họp tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh vào lúc: 8h00 ngày…. tháng…. năm 2013. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. - Thư viện Khoa học Tổng hợp, 69 Lý Tự Trọng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lương Minh Cừ, Trần Mai Ước (2012), Nghiên cứu tư tưởng phát triển giáo dục của Phan Châu Trinh, Tạp chí nghiên cứu Tài chính Marketing, trường Đại học Tài chính - Marketing, Số , tr 11, tr 45 - 51 2. Trần Mai Ước (2012), Tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh, Tạp chí Triết học, Số 9 (256), tr 88 – 92. 3. Trần Mai Ước (2011), Sự tác động của Tân thư Trung Quốc đối với tư tưởng Phan Châu Trinh, Tạp chí Giáo dục Lý luận, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia HCM, Số 10, tr 50 – 54. 4. Trần Mai Ước (2012), Từ “Khai dân trí” của Phan Châu Trinh nghĩ đến việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân theo tinh thần Nghị quyết XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tạp chí Giáo dục Lý luận, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia HCM, Số 1+2, tr 144 – 148. 5. Trần Mai Ước (2012), Tư tưởng khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh của Phan Châu Trinh, Tạp chí Khoa học xã hội, Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ, Viện KHXH Việt Nam, Số 3 (163), tr 13 – 21. 6. Trần Mai Ước (2012), Phan Châu Trinh – Nhà văn hóa lớn của dân tộc, Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III, Số 2 (111), tr 54 – 58. 7. Trần Mai Ước (2012), Tư tưởng “Chấn dân khí” của Phan Châu Trinh – thực chất và những bài học lịch sử, Tạp chí Giáo dục Lý luận, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia HCM, Số 7+8, tr 136 – 139. 8. Trần Mai Ước (2005), Những tư tưởng đổi mới về văn hóa - đạo đức của Phan Châu Trinh, Sách: Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (PGS.TS Trương Văn Chung – PGS.TS Doãn Chính chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Trần Mai Ước (2012), Từ quan điểm văn hóa của Phan Châu Trinh đến đường lối văn hóa của Đảng, Tạp chí Xây Dựng Đảng, Ban tổ chức trung ương Đảng, Đăng trên wesite của Tạp chí Xây dựng Đảng, ngày 4/7/2012. 10. Trần Mai Ước (2011), Từ “Khai dân trí” của Phan Châu Trinh đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển Đà Nẵng bền vững trong bối cảnh hội nhập, Kỷ yếu HTKH “Phát triển nguồn nhân lực cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực III, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, tr 282 – 293. 11. Trần Mai Ước (2012), Nội dung và những đặc điểm cơ bản của tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Tạp chí Giáo dục Lý luận, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia HCM, Số 188, tr 65 – 68. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Độc lập dân tộc và phát triển đất nước theo hướng “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” 1 luôn luôn là khát vọng của con người Việt Nam. Chính mục đích và lý tưởng ấy đã thôi thúc các thế hệ người Việt Nam chiến đấu quên mình, vượt qua mọi khó khăn thử thách để vươn lên tìm con đường cứu nước đúng đắn. Lịch sử Việt Nam, giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một giai đoạn đặc biệt. Từ một nước phong kiến, nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu, nước ta bắt đầu chuyển sang nền kinh tế phát triển theo tư bản chủ nghĩa. Trên thế giới, chủ nghĩa thực dân đang bành trướng, mở ra các cuộc xâm lược, từ đó tạo nên những ảnh hưởng lớn đến các dân tộc. Mặt khác, phong trào cách mạng vô sản đang ngày càng phát triển nhanh chóng, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) mở ra một thời đại mới. Trong bối cảnh ấy, lịch sử dân tộc đặt ra các câu hỏi lớn: Dân tộc ta lựa chọn con đường nào và phải làm gì để vừa tiếp thu cái mới, vừa loại bỏ các lạc hậu, bảo thủ mà vẫn giữ vững độc lập dân tộc? Trước yêu cầu cấp thiết của lịch sử, các nhà tư tưởng chính trị tiêu biểu trong đó có Phan Châu Trinh đã mạnh dạn tìm tòi, khám phá, thử nghiệm đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc theo khuynh hướng mới – khuynh hướng dân chủ tư sản. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Phan Châu Trinh đã góp phần làm phong phú thêm sinh khí của luồng dân chủ tư sản, ít nhiều làm rõ thêm yêu cầu chống chế độ phong kiến. Tư tưởng và hoạt động của Phan Châu Trinh đã góp phần quan trọng tạo nên bước chuyển trong tư duy của dân tộc Việt Nam, đó là làm cuộc vận động từng bước về tư tưởng từ chế độ quân chủ sang chế độ dân chủ, từ tư duy phong kiến sang tư duy thời cận – hiện đại trong những năm đầu của thế kỷ XX. Tư tưởng của Phan Châu Trinh là một hồi chuông thức tỉnh cho nhân dân tộc ta bước ra khỏi chế độ quân chủ chuyên chế hàng ngàn năm. Nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong thời kỳ này không chỉ làm rõ sự chuyển biến sâu sắc của toàn bộ phong trào cách mạng mà còn cho thấy sự đóng góp của các bậc tiền bối trong việc xác định đường lối, xây dựng khối đoàn kết, phát hiện phương pháp tiếp cận để hội nhập với khu vực và thế giới để từ đó có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về vai trò và tầm quan trọng của chủ nghĩa yêu nước trong sự chuyển biến của phong trào giải phóng dân tộc trong những năm đầu của thế kỷ XX. Hiện nay, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và đáng tự hào trên các mặt của đời sống xã hội. Đạt được những thành tựu đó, một trong những yếu tố quan trọng chính là nhờ đổi mới tư 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 70 2 duy, nhất là đổi mới tư duy chính trị. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã chỉ rõ: “phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận” 2 . Do vậy, vấn đề nhìn nhận, đánh giá đúng những nội dung, đặc điểm tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh trong những năm đầu của thế kỷ XX để rút ra bài học đối với thực tiễn xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay là yêu cầu cấp thiết. Do vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh” làm luận án tiến sĩ triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về Phan Châu Trinh đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, với sự tranh luận khá sôi động, trong nhiều vấn đề khác nhau, nhưng nhìn chung có một số hướng chính sau: Hướng thứ nhất, đó là các công trình nghiên cứu riêng về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Phan Châu Trinh như: Thơ văn Phan Châu Trinh (Nhà xuất bản Văn học, 1983) của Huỳnh Lý và Hoàng Ngọc Phách; Tuyển tập Phan Châu Trinh (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1995) của Nguyễn Văn Dương; Phan Châu Trinh, thân thế và sự nghiệp (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1992) của Huỳnh Lý; Tìm hiểu tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996) của Đỗ Thị Hòa Hới; Phan Châu Trinh cuộc đời và tác phẩm (Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, 1997) của Nguyễn Quang Thắng; Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới, quyển 1, tập 1 (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003); Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới, tập 2 (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003) của Lê Thị Kinh (tức Phan Thị Minh); Đặc biệt, vào năm 2005, nhà xuất bản Đà Nẵng đã công bố toàn bộ khối lượng “di cảo” đồ sộ của Phan Châu Trinh qua 3 tập sách Phan Châu Trinh toàn tập. Có thể nói đây là tập sách đầu tiên sưu khảo toàn bộ trước tác của Phan Châu Trinh, dựa vào nguồn di cảo của gia đình, các nguồn tư liệu từ rất nhiều người đã từng nghiên cứu về Phan Châu Trinh, là một công trình đánh dấu sự nỗ lực của người đời sau trong việc gìn giữ di sản văn hóa, tư tưởng, tài liệu của một nhà cách mạng tiền bối. Bên cạnh đó, còn có các công trình nghiên cứu bước chuyển tư tưởng trong giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đó là tác phẩm Đại cương lịch sử Việt Nam, (Toàn tập, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2005) của GS. Trương Hữu Quýnh, GS. Đinh Xuân Lâm, PGS. Lê Mậu Hãn (Chủ biên). Nghiên cứu về sự phát triển tư tưởng Việt Nam giai đoạn này còn có công trình Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám (3 tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996) của GS. Trần Văn Giàu. Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu như: Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005) của tập thể tác 2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr. 103 3 giả, do PGS, TS. Trương Văn Chung, PGS,TS. Doãn Chính đồng chủ biên.; Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhân vật tiêu biểu của PGS,TS. Doãn Chính, ThS Phạm Đào Thịnh. Như vậy, ở hướng này, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau khi tìm hiểu về Phan Châu Trinh, như cuộc đời, tư tưởng, giá trị lịch sử của tư tưởng, trong đó tập trung hệ thống hóa tư tưởng, đi sâu phân tích làm rõ những quan điểm tiến bộ, tinh thần sáng tạo, vạch rõ những yếu tố hạn chế cũng như chỉ ra các bài học lịch sử đối với cách mạng Việt Nam. Hướng thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu đánh giá từng mặt, từng nội dung và giá trị lịch sử tư tưởng Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỷ XX như: Luận đề về Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh (Nhà xuất bản Thăng Long, Sài Gòn, 1957) của Chu Đăng Sơn; Hội thảo chuyên đề Phan Châu Trinh do tạp chí nghiên cứu lịch sử chủ trì vào năm 1964 – 1965; Hội thảo khoa học Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Khánh được tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 9 năm 1992 do sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tổ chức, với các bài viết có liên quan đến đề tài là: Phan Châu Trinh, lập trường và phương pháp cách mạng của Trần Đình Hường, Tìm hiểu thêm về tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh của Đinh Xuân Lâm, Mối quan hệ giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc của Phan Thị Minh, Ghi chú về mối quan hệ giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc của Phạm Xanh. Trong tạp chí Triết học, tác giả Đỗ Hòa Hới với các bài Tìm hiểu tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh với tư tưởng tự do-bình đẳng-bác ái của cách mạng Pháp 1789 (Số 4 - 1989), Phan Châu Trinh và sự thức tỉnh dân tộc đầu thế kỷ XX (Số 4 - 1992), Tư tưởng canh tân sáng tạo đầu thế kỷ XX của chí sỹ Phan Châu Trinh (Số 3 - 2000); tác giả Chương Thâu với bài Tinh thần dân tộc và dân chủ của Phan Châu Trinh qua Tỉnh quốc hồn ca (Số 11 - 2002)… Các công trình trên đã khai thác từng mặt, từng nội dung tư tưởng của Phan Châu Trinh trên các phương diện như văn hóa, triết học, đạo đức… đồng thời nêu lên những giá trị bài học lịch sử đối với dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đây đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau và đã đạt được những thành quả nhất định cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Tuy nhiên, đứng ở góc độ phân tích triết học và lịch sử triết học, nghiên cứu sinh nhận thấy tư tưởng chính trị của ông vẫn còn có khoảng trống cho chúng ta tiếp tục nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 3.1. Mục đích của luận án Luận án có mục đích là tập trung nghiên cứu làm rõ nội dung tư tưởng và đặc điểm chủ yếu trong tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh, trên cơ sở đó đánh giá và rút ra những bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay. 4 3.2. Nhiệm vụ của luận án - Thứ nhất, trình bày, phân tích và luận giải những điều kiện lịch sử, xã hội và những tiền đề hình thành tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh. - Thứ hai, trình bày, phân tích làm rõ những nội dung và đặc điểm chủ yếu trong tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh. - Thứ ba, từ hệ tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh, rút ra giá trị và bài học đối với thực tiễn xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án chỉ tập trung vào việc làm rõ những nội dung và đặc điểm chủ yếu trong tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh trong bối cảnh bước chuyển tư tưởng của phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên các nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặt khác luận án còn kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như logic và lịch sử, tổng hợp và phân tích, diễn dịch và qui nạp, đối chiếu và so sánh và cách tiếp cận dưới góc độ triết học chính trị. 6. Cái mới của luận án Một là, trên cơ sở trình bày những điều kiện và tiền đề hình thành, phát triển của tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh, luận án đã phân tích làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Phan Châu Trinh về chính trị, các nội tư tưởng về thể chế nhà nước và quản lý nhà nước; tư tưởng dân chủ và tư tưởng khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Hai là, trên cơ sở nội dung tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh, luận án đã rút ra những giá trị, hạn chế, ý nghĩa và những bài học lịch sử đối với công cuộc đổi mới hiện nay. 7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án 7.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa về mặt triết học ở chỗ đã làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh, về tư tưởng dân chủ; tư tưởng khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh; tư tưởng về cơ chế nhà nước và quản lý nhà nước; luận án cũng đã trình bày và phân tích những đặc điểm chủ yếu trong tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh, rút ra những bài học lịch sử cho công cuộc đổi mới. Trên cơ sở đó, luận án đã rút ra giá trị, hạn chế và những bài học lịch sử của tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh đối với thực tiễn xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Những bài học lịch sử rút ra từ tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh như: bài học về ý thức độc lập, tự cường dân tộc trong quá trình đổi mới; bài học về phát huy dân chủ, dân quyền trong quá trình đổi mới; bài học về nâng cao 5 trình độ dân trí, hiểu biết của nhân dân trong quá trình đổi mới … có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc với quá trình xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền và chế độ dân chủ ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Nội dung và kết quả của luận án là tài liệu khoa học có ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 8. Kết cấu của luận án Luận án, ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bao gồm 3 chương với 7 tiết PHẦN NỘI DUNG Chương 1 ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA PHAN CHÂU TRINH 1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA PHAN CHÂU TRINH 1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh Sang cuối thế kỷ XIX, toàn bộ đất nước ta bị đặt dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Dưới thời thuộc Pháp, cơ cấu giai cấp – xã hội ở Việt Nam có nhiều thay đổi, xuất hiện những lực lượng mới, đặt nền móng cho sự tiếp nhận những giá trị đích thực của các văn minh và những bài học kinh nghiệm của thế giới. Về kinh tế, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế của nước ta chỉ là một nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên, tự cung tự cấp. Chính sách kinh tế, cuộc khai thác thuộc địa (lần thứ nhất) của thực dân Pháp với sự thu nhập (dù chỉ hạn chế) phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong quá trình khai thác, đã tác động làm cho nền kinh tế tự nhiên cũ kỹ trước đây bị phá sản. Về chính trị - xã hội, trong thời kỳ này Nhà nước “bảo hộ” đã thi hành nhiều chính sách thực dân nhằm biến nước ta thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận cao nhất cho tư bản Pháp, đồng thời vẫn kìm hãm xã hội Việt Nam trong tình trạng trì trệ của một nước nông nghiệp lạc hậu để dễ bề thống trị. Về cơ cấu xã hội, có thể nói rằng, những điều kiện chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa - giáo dục như trình bày ở trên, đã gây sự tác động mạnh mẽ trong xã hội, làm cho sự phân hóa giai cấp trở nên sâu sắc hơn. Ngoài các giai cấp vốn có trong xã hội Việt Nam như giai cấp địa chủ phong kiến, giai cấp nông dân, giờ đây xã hội Việt Nam còn xuất hiện thêm nhiều giai cấp mới như giai cấp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản và giai cấp công nhân. Về văn hóa, tư tưởng, thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa nô lệ, gây tâm lý vong bản tự ti phát triển tôn giáo, mê tín dị đoan để mê hoặc nhân dân, ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa dân chủ tiến bộ Pháp vào Việt 6 Nam. Mặc dù, thực dân Pháp đặt ách nô dịch về văn hóa, giáo dục nhưng với tinh thần tự tôn, độc lập, tự chủ, thì nhân dân đã có những thay đổi nhất định về sự hiểu biết thế giới xung quanh, về chính trị, xã hội, văn hóa … Mặt khác, trong đội ngũ trí thức, một bộ phận có ý thức tự tôn dân tộc đã tích cực, chủ động tiếp thu tư tưởng tiến bộ của phương Tây nói riêng, và nhân loại nói chung, để truyền bá vào nước ta. Như vậy, có thể nói, sự chuyển biến về điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần hình thành quá trình chuyển biến tư tưởng của các nhà tư tưởng lúc bấy giờ, trong đó có Phan Châu Trinh. 1.1.2. Điều kiện lịch sử xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh Cùng với bước chân xâm lược của các đế quốc phương Tây vào phương Đông thì nền văn minh phương Tây cũng đã tràn vào các quốc gia phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Nền văn minh phương Tây tác động vào Việt Nam dưới nhiều góc độ, nhiều phương diện như khoa học, kỹ thuật, tư tưởng tiến bộ, … Nhưng vấn đề quan trọng nhất tác động đến tư tưởng Việt Nam là các trào lưu tư tưởng của phong trào Khai sáng Pháp thế kỷ XVII, XVIII. Các cuộc canh tân đất nước của Nhật Bản, Trung Quốc, … tạo ra sự phát triển kinh tế xã hội, làm biến đổi bộ mặt đất nước, thay đổi căn bản chế độ chính trị. Thực tiễn sinh động ấy đặt câu hỏi cho dân tộc Việt Nam là phải bằng con đường cách mạng nào để bảo vệ độc lập dân tộc, phát triển đất nước theo kịp các nước khu vực. Bên cạnh đó, phong trào cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, chủ nghĩa xã hội đang trở thành hiện thực và mong ước của hàng triệu con người trên trái đất. Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân ngày càng ảnh hưởng rộng khắp trên phạm vi thế giới. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc đang ngày càng phát triển nhanh chóng. Đây là những sự kiện lịch sử chính trị rất lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển biến tư tưởng của các nhà tư tưởng ở Việt Nam nói chung lúc bấy giờ cũng như đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh. 1.2. TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA PHAN CHÂU TRINH 1.2.1. Tư tưởng yêu nước của dân tộc với việc hình thành tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh Trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước là một trong những giá trị hàng đầu, đóng vai trò trung tâm, làm nền tảng cho mọi hoạt động tinh thần của nhân dân và trở thành điểm tựa cho sự trường tồn của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, trở thành chuẩn mực cao nhất trong bậc thang giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và là sức mạnh tiềm ẩn, không bao giờ cạn của dân tộc. Truyền thống quý [...]... là, tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh thể hiện tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc; Bốn là, quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh có tính quá độ Thứ tư, tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh để lại những giá trị to lớn trong lịch sử tư tưởng của dân tộc Trước hết, tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh thể hiện ý thức tự cường dân tộc Tư tưởng của Phan Châu Trinh về chính trị. .. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ PHAN CHÂU TRINH ĐỐI VỚI THỰC TIỄN XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ PHAN CHÂU TRINH 3.1.1 Giá trị của tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh Trước hết, tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh thể hiện ý thức tự cường dân tộc Phan Châu Trinh cũng đã nhận ra được mục đích tối cao của cách... cứu nội dung chính trị cơ bản của Phan Châu Trinh, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh có tính thực tiễn; Thứ hai, tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh có tính chất cải lương; Thứ ba, tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh có tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc; Thứ tư, quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh có tính... tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh đã để lại những giá trị to lớn đáng ghi nhận trong lịch sử của dân tộc Trước hết, tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh thể hiện ý thức tự cường dân tộc Giá trị thứ hai của tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh chính là việc đề cao dân quyền, dân chủ Thứ hai, tuy nhiên tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh vẫn còn có những điểm hạn chế, về mặt thực tiễn, Phan Châu. .. đặc biệt là tư duy lý luận chính trị của các nhà tư tưởng Việt Nam lúc bấy giờ, trong đó có tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh 1.2.3 Tư tưởng Canh tân với việc hình thành tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh Tư tưởng canh tân là một trào lưu tư tưởng của tầng lớp trí thức yêu nước, tiến bộ, xuất hiện vào thế kỷ XIX, với chủ trương vận dụng những tri thức mới của văn minh nhân loại nhằm đổi mới... ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ PHAN CHÂU TRINH Trong chương hai, luận án đi vào phân tích những nội dung và đặc điểm cơ bản tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh Để làm rõ những nội dung và đặc điểm cơ bản tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh, luận án tập trung phân tích những khái niệm cơ bản liên quan đến luận án đó là các khái niệm về chính trị, quyền lực chính trị Chính trị là lĩnh vực... vai trò tích cực của quản lý xã hội bằng pháp luật, chống lại tư tưởng chuyên quyền, độc quyền chính trị 2.2.2 Tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh có tính cải lương Do nguồn gốc giai cấp, hoàn cảnh gia đình, xã hội của Phan Châu Trinh và hạn chế về mặt nhãn quan chính trị, nên trong tư tưởng chính trị của ông vẫn còn mang đậm tính chất cải lương Chủ trương cải lương của Phan Châu Trinh khác với phong... sau đây: Thứ nhất, tư tưởng chính trị về xây dựng thể chế nhà nước và quản lý nhà nước bằng pháp luật; Thứ hai, tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh là một bước tiến bộ trong tư tưởng chính trị của ông; Thứ ba, tư tưởng khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, nhằm chấn hưng đất nước, khôi phục khí thế hào hùng của dân tộc, là tư tưởng chính trị có tính cách mạng của Phan Châu Trinh Ba là, từ việc... thư của Phan Châu Trinh là tất yếu khách quan, phù hợp với tình hình chung của khu vực và của nước ta, tạo tiền đề lý luận quan trọng cho sự hình thành và phát triển tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh Tư tưởng Tân thư ảnh hưởng và có sự tác động đến Phan Châu Trinh gồm nhiều lĩnh vực: triết học, kinh tế, chính trị, văn hoá, … Trong lĩnh vực tư tưởng chính trị, nội dung cơ bản ảnh hưởng đến tư tưởng. .. chất của quyền lực chính trị trong xã hội chính là khả năng thực hiện ý chí của một giai cấp đối với sự tồn tại và phát triển của tiến bộ xã hội thông qua tổ chức nhà nước của giai cấp thống trị 2.1 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ PHAN CHÂU TRINH 2.1.1 Tư tưởng về thể chế nhà nước và quản lý nhà nước của Phan Châu Trinh Mô hình nhà nước lý tư ng theo Phan Châu Trinh là tổ chức nhà nước của các . trị của Phan Châu Trinh. 1.2. TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA PHAN CHÂU TRINH 1.2.1. Tư tưởng yêu nước của dân tộc với việc hình thành tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh Trong. Thứ nhất, tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh có tính thực tiễn; Thứ hai, tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh có tính chất cải lương; Thứ ba, tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh có tính. là tư duy lý luận chính trị của các nhà tư tưởng Việt Nam lúc bấy giờ, trong đó có tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh. 1.2.3. Tư tưởng Canh tân với việc hình thành tư tưởng chính trị của Phan Châu

Ngày đăng: 07/11/2014, 22:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan