TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH TRONG VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI

27 1K 5
TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH TRONG VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN HOÀNG HÙNG TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH TRONG VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 62.22.34.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013 Công trình được hoàn thành tại: Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP.HCM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN CÔNG LÝ Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ tổ chức tại Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQG TP.HCM vào lúc…… ngày…. tháng…. năm 2013 Phản biện độc lập: 1. 2. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia TP.HCM - Thư viện Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM - Thư viện Khoa học Xã hội TP.HCM 1 MỞ ĐẦU 1. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là tác phẩm luận thuyết triết lý đặc sắc của Ngô Thì Nhậm và các pháp hữu ở Bích Câu thiền viện vào cuối thế kỷ XVIII. Nghiên cứu về cuộc đời, tác phẩm, tư tưởng Ngô Thì Nhậm, trong đó có tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, từ thế kỷ XIX cho đến nay đã có nhiều người tìm hiểu hoặc trực tiế p hoặc gián tiếp, nhưng hiện chưa có một công trình nào tập trung tìm hiểu nghiên cứu toàn diện và khảo sát đầy đủ, chuyên sâu về tác phẩm, nhất là đặt tác phẩm này trong tiến trình phát triển của văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại như đề tài luận án này. Có thể nói đây là một đề tài mới và khó, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh được viết bằng chữ Hán, d ưới ánh sáng của tư tưởng và mỹ học Thiền mà các tác giả của nó lại là những nhân vật đặc biệt: nhà Nho - Thiền sư - Thi sĩ, nên việc tìm hiểu giá trị của tác phẩm này là khó khăn và phức tạp: phải hiểu Hán học; phải thông tư tưởng Phật giáo, Thiền học, mà Phật - Thiền Đại Việt có sự dung hợp tư tưởng tam giáo, và đặc biệt là, muốn thực hiện thành công đề tài, người viết phải đích thân trải nghiệm vào cảnh giới Thiền định thì mới mong giải mã được một cách chính xác nội dung tư tưởng của tác phẩm. Thật may mắn là người viết luận án này thân ở cửa Thiền, tu học và thực hành Thiền định đã hơn hai chục năm; có cơ hội được tiếp xúc và nghiên cứu Thiền học, Hán học gần hai mươi năm; giảng dạy ch ữ Hán và tiếng Hoa trên năm năm. Trong tình hình hiện nay, tìm hiểu Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh cũng là một trong những cách giữ gìn, kế thừa giá trị văn hoá tư tưởng truyền thống của dân tộc ta, bởi đây là tác 2 phẩm văn học lớn có nội hàm triết học thể hiện tầm cao tư tưởng của dân tộc cuối thế kỷ XVIII. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Ngoài những thành tựu về văn bản văn học và những thành tựu nghiên cứu về tác giả, tác phẩm văn học Phật giáo thời trung đại, nhất là văn học Phật giáo thời Lý – Trầ n, thì những thành tựu nghiên cứu về Ngô Thì Nhậm và tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh có thể điểm qua như sau: Từ thế kỷ XIX về trước, các bậc tiên Nho, các sử gia trong các bộ chính sử triều Nguyễn ít nhiều đã có nhận định về Ngô Thì Nhậm. Sang đầu thế kỷ XX đến nay, càng có nhiều bài viết, công trình nói đến Ngô Thì nhậm và tác phẩm của ông. Chẳng hạn, Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận tập 2 (1972), ở chương XXIV Lý học và Phật giáo đã dành nhiều mục (từ trang 269 đến trang 295) để giới thiệu về Ngô Thì Nhậm và tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh qua các tiêu đề: Đại chân Viên giác thanh; Một tổng hợp Nho Phật độc đáo; Một số chủ đề khác của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh; Quan niệm Thiền của Hải Lượng và các bạn; Con người của Hải Lượng. Thích Minh Tuệ trong Lược sử Ph ật giáo Việt Nam (1993) cũng đã dành hơn 2 trang để giới thiệu về Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậm (trang 443-445). Những bài viết về tác giả Ngô Thì Nhậm và về Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh đã công bố trên các tạp chí như Tạp chí Văn học (Nghiên cứu Văn học), Tạp chí Hán Nôm, Tạp chí Triết học… của các nhà nghiên cứu đi trước đã khai mở ra nhiều vấn đề . Trong công trình Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm, quyển 1 (1978) có hai bài nghiên cứu: Ngô Thì Nhậm - một người trí thức chân chính do học giả Cao Xuân Huy viết và bài Tiểu sử Ngô Thì Nhậm do Mai Quốc Liên soạn; và trong Tuyển tập thơ 3 văn Ngô Thì Nhậm, quyển 2 (1978), nhóm biên dịch có mục Tiểu dẫn với dung lượng hai trang để giới thiệu tác phẩm. Trần Đình Hượu với bài viết “Về xu hướng Tam giáo đồng nguyên trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh” (1986) đã xác định xu hướng tư tưởng chủ đạo của tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là Tam giáo đồng nguyên. Đồng thời tác giả bài viết có lưu ý rằng quan niệm đồng nguyên của Ngô Thì Nhậm trong tác phẩm c ũng chưa vượt ra ngoài quỹ đạo của Chu Hy thời Tống ở Trung Hoa. Mai Quốc Liên với sáu chương tiểu luận về Ngô Thì Nhậm trong tập 1 của bộ “Ngô Thì Nhậm tác phẩm” (2001) đã khái quát những vấn đề về tư tưởng và thi pháp của Ngô Thì Nhậm, khẳng định thơ văn của Ngô Thì Nhậm là đỉnh cao, là tiêu biểu đứng đầu của văn học yêu nước thời Tây Sơn. Ở tập 3 của công trình này có bài khảo luận văn bản của Hà Thúc Minh: Về tình trạng của sách “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh”. Lê Giang trong luận án “Ý thức văn học cổ trung đại Việt Nam” (2001) cho rằng Ngô Thì Nhậm là đại biểu cho loại ý thức văn học của nhà Nho – chính trị gia trong thời hậu kỳ trung đại Việt Nam, cốt lõi là Nho nhưng không bị bó hẹp ở Nho giáo nguyên thuỷ mà tiếp thu tinh hoa của nhiều loại tư tưở ng khác. Thích Phước An trong“Từ Nguyễn Trãi đến Ngô Thì Nhậm và con đường lên đỉnh núi Yên Tử” (2002) khẳng định Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV và Ngô Thì Nhậm ở thế kỷ XVIII là hai khuôn mặt lỗi lạc cùng leo lên đỉnh núi Yên Tử. Ngô Thì Nhậm cố đem ánh sáng tư tưởng Phật giáo để rọi sáng ý thức hệ Nho giáo hầu giải quyết những vấn đề thực tiễn xã hội cuối thế kỷ XVIII đ ã đặt ra mà Nho giáo không thể giải quyết được. Trên Tạp chí Triết học số 1-2003, Trương Văn Chung có bài “Tìm hiểu tư tưởng Thiền học của Ngô Thì Nhậm” đã chỉ ra 4 những nét đặc sắc trong tư tưởng Thiền học, nhất là sự dung hợp Nho - Phật trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm. Bài“Xu hướng hội nhập Tam giáo trong tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVIII” (2004), Nguyễn Kim Sơn thông qua cái nhìn đồng đại và lịch đại, đã lý giải nguồn gốc, sự vận động, khung cảnh hội nhập Tam giáo trong tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVIII. Trần Phước Thu ận trong bài “Tìm hiểu đôi điều về khái niệm “Không thanh” của Ngô Thì Nhậm trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh” (2007) khẳng định Ngô Thì Nhậm đã dùng lý luận nhà Nho để giải thích Thiền học, đậm nét nhất là Lý học của Tống Nho, dùng những hình ảnh mang tính Lý học Tống Nho để thực hiện chủ ý “Chỉ vật truyền tâm” của thiền gia. Lâm Giang trong bài“Tư tưởng Nho - Phật hoà đồng trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nh ậm” (2007) đã đi từ phân tích sự hoà đồng nhất trí của Phật - Nho trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh qua các phạm trù nhân quả, luân hồi, định mệnh, tâm tính đến kết luận là sự nhất trí ấy do Phật kế thừa từ Nho. Phật của Ngô Thì Nhậm là Phật hành sự trong thực tiễn không yếm thế, chán đời. Doãn Chính - Nguyễn Thị Hồng Phương trong “Ngô Thì Nhậm - Hải Lượng đại thiền sư” (2010) cho r ằng khuynh hướng chủ đạo trong bản thể luận của Ngô Thì Nhậm là hướng đến sự dung hoà Tam giáo với sự kế thừa tư tưởng các vị Tổ khai sáng thiền phái Trúc Lâm. Nhìn chung, tất cả những thành tựu như vừa nêu là rất đáng quý, là những gợi ý quan trọng để chúng tôi suy nghĩ, tiếp thu và triển khai nội dung, ý tưởng khi thực hiện đề tài luận án. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượ ng nghiên cứu chính của luận án là tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh. Vì có sự kế thừa và phát triển tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm đời Trần nên cần phải mở rộng đối 5 sánh nó với những tác phẩm văn - triết của Thiền phái Trúc Lâm và tác phẩm văn học Phật giáo, mà những tác phẩm này có trước Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh thì mới có thể rút ra những kết luận khoa học. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là đề tài văn học sử, nghiên cứu một tác phẩm văn học cụ thể và đặt nó trong dòng chảy của một bộ phận văn học Phật giáo nên lu ận án sử dụng chủ yếu là phương pháp văn học sử, cụ thể là phương pháp phân tích tác phẩm; ngoài ra sử dụng các phương pháp bổ trợ khác: phương pháp hệ thống, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp loại hình, văn bản học, phương pháp liên ngành, phương pháp Thiền định. 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh lần đầu tiên được nghiên cứu m ột cách trực tiếp toàn diện và có hệ thống từ diện mạo, cấu trúc văn bản đến các tác giả. - Từ việc nghiên cứu Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, luận án đã trình bày về đặc trưng của thể loại luận thuyết triết lý tôn giáo. - Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra những giá trị nội dung tư tưởng cùng giá trị nghệ thuật của tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh; vai trò, vị trí của tác phẩm này trong lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam và trong tiến trình phát triển của văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại. 6. GIỚI THIỆU KẾT CẤU LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu (17 trang), luận án được dàn dựng thành bốn chương như sau: Chương 1. Xã hội – Văn hoá – Tư tưởng Đại Việt thế kỷ XVIII và tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, 49 trang (tr.18-66). 6 Chương 2. Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh nhìn từ nội dung tư tưởng, 47 trang (tr.67-113). Chương 3. Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh nhìn từ hình thức nghệ thuật, 37 trang (tr.114-150). Chương 4. Vị trí và đóng góp của tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại, 38 trang (tr.151-188). Cuối cùng là Kết luận, 06 trang (tr.189-194), Danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án (19 bài), Tài liệu tham khảo với 359 danh mục (303 tài liệu tiếng Việt, 06 tài ti ệu tiếng Anh, 47 tài liệu chữ Hán và tiếng Trung, 03 trang web). CHƯƠNG 1. XÃ HỘI - VĂN HOÁ - TƯ TƯỞNG ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVIII VÀ TÁC PHẨM TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH 1.1. XÃ HỘI - VĂN HOÁ - TƯ TƯỞNG ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVIII 1.1.1. Sự suy yếu của chế độ phong kiến và bi kịch lịch sử của dân tộc Đây là thời kỳ đen tối nhất của lịch sử dân tộ c. Chế độ phong kiến suy tàn một cách sâu sắc và toàn diện. Nội chiến liên miên, thiên tai hạn hán liên tục, nhân dân cùng khổ, các cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp xảy ra. 1.1.2. Văn hoá – tư tưởng Đại Việt thế kỷ XVIII 1.1.2.1. Sự suy sụp của ý thức hệ phong kiến và sự phát huy mạnh mẽ truyền thống nhân văn trong thế kỷ nông dân khởi nghĩa Ý thức hệ phong kiến và luận lý Nho gia lúc này b ị suy sụp thảm hại, ý thức cá nhân trỗi dậy, do thế, truyền thống nhăn văn có điều kiện phát huy mạnh mẽ. 1.1.2.2. Vài thành tựu văn hoá – tư tưởng tiêu biểu 7 Mặc dù xã hội bị khủng hoảng nhưng các lĩnh vực văn hóa tư tưởng, văn học nghệ thuật lại phát triển mạnh mẽ và phồn thịnh hơn bao giờ hết. Giai đoạn này có một số thi xã xuất hiện. Phong trào sinh hoạt văn nghệ dân gian nơi các vùng văn hóa diễn ra khá mạnh mẽ, chính phong trào này góp phần hình thành các tác gia ưu tú của dân tộc, mà thi hào Nguyễn Du là sự kết tinh. Âm nhạc và sân khấ u không chỉ là món tiêu khiển của giới quý tộc nơi cung đình mà còn là nhu cầu thưởng thức của nhiều tầng lớp quần chúng. Kiến trúc và điêu khắc phát triển đến đỉnh cao với nhiều công trình độc đáo. Học thuật lúc này có những bước tiến và có nhiều thành tựu với nhiều công trình thuộc các chuyên ngành như lịch sử, địa lý, văn hoá, y học, văn học, tư tưởng triết học. Lúc này ý thứ c thị dân và con người cá nhân trỗi dậy với khát vọng đòi quyền sống. Nhà nho mất chỗ dựa, mất phương hướng, nên để khẳng định sự tồn tại của mình, một mặt, họ tìm về cội nguồn tinh thần và truyền thống nhân văn của dân tộc; mặt khác, họ còn tìm về Phật, về Đạo với tư tưởng Lão - Trang trên cơ sở quan niệm “Tam giáo đồng nguyên”. 1.2. TÁC GIẢ CỦA TÁC PHẨM TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH 1.2.1. Ngô Thì Nhậm tức Hải Lượng thiền sư viết phần Chính văn của tác phẩm. Ông là đệ tử của thiền sư Tính Quảng Thích Điều Điều thuộc dòng Thiền Minh Hành Tại Tại. 1.2.2. Phan Huy Ích tức Bảo Chân đạo nhân viết lời Tựa của tác phẩm. 1.2.3. Ngô Thì Hoàng tức Hải Huyền viế t phần Thanh dẫn của tác phẩm. 1.2.4. Vũ Trinh tức Hải Âu viết Thanh chú 1 của tác phẩm. 1.2.5. Nguyễn Đăng Sở tức Hải Hoà viết Thanh chú 2 của tác phẩm. 8 1.2.6. Nguyễn Đàm tức Hải Điền viết Thanh tiểu khấu của tác phẩm. Các tác giả đều là những danh sĩ nổi tiếng ở Bắc hà vào cuối thế kỷ XVIII, họ là những nhà Nho nhưng mến mộ và am hiểu Phật, có tu tập hành Thiền. 1.3. VỀ VĂN BẢN TÁC PHẨM TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH 1.3.1. Nhan đề tác phẩm Tên chính thức là Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, tác phẩm còn được gọi là Nhị thập tứ chương kinh, Đại chân viên giác thanh, kinh Viên giác mới, Nhị thập tứ thanh. 1.3.2. Giới thiệu tác phẩm Tác phẩm này thuộc thể loại luận thuyết triết lý với tôn chỉ khôi phục và xiển dương tư tưởng Trúc Lâm nhằm giải quyết những bất ổn xã hội trong thế kỷ XVIII. 1.3.3. So sánh các bản dịch phần Chính văn của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh 1.3.3.1. Về các bản dịch “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh” hiện hành Hiện nay có 4 bản dịch, chúng tôi dùng bản dịch của Viện Hán Nôm do Lâm Giang chủ biên là chính, còn các bản khác chỉ tham khảo, đối chiếu. 1.3.3.2. So sánh hai bản dịch của Viện Hán Nôm và của Trung tâm Nghiên cứu Quốc học. Vì cả 2 bản dịch còn chỗ xuất nhập, nên chúng tôi đối chiếu lại nguyên tác chữ Hán một cách cẩn thận để chọn cách dịch gần v ới nguyên tác nhất nhằm phục vụ việc nghiên cứu tác phẩm một cách chính xác hơn. Ngoài ra, trên cơ sở kế thừa những bản dịch đó, để dịch lại một số đoạn khi cần thiết. TIỂU KẾT Trong bối cảnh xã hội và văn hóa - tư tưởng ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XVIII, trong tình hình chấn hưng Phật giáo [...]... hội, để phục hưng đất nước trong cơn loạn lạc, nên tác phẩm có một vị trí khó có thể thay thế được trong nền văn học nước nhà 18 Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là sự kế thừa và phát huy tinh thần cũng như tôn chỉ của Phật giáo Trúc Lâm nên có vị trí vô cùng quan trọng trong Văn học Phật giáo nói riêng, văn học Việt Nam thời trung đại nói chung TIỂU KẾT Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậm và... TÁC PHẨM TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH TRONG VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI 4.1 ẢNH HƯỞNG CỦA KINH VIÊN GIÁC TRONG TÁC PHẨM TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH Nếu cho con số mười hai chương của kinh Viên giác tương ứng với 12 tháng của một năm và hai mươi bốn thanh 16 của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là 24 tiết thì cũng vừa đúng một năm Nếu bốn chương đầu (chiếm 1/3 của 12 chương) trong kinh... cho dòng văn học viết Việt Nam Trong dòng chảy đó, có tác phẩm luận thuyết triết lý Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậm và các pháp hữu Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là một tác phẩm thuộc loại hình văn - sử - triết bất phân của thời trung đại, thể loại luận thuyết triết lý, mang đậm nét áo bí của tư tưởng phương Đông, của văn học Việt Nam nói chung và văn học Phật giáo 19 ViỆT Nam nói riêng... Thiền phái này CHƯƠNG 2 TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH NHÌN TỪ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG 2.1 TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA THIỀN TÔNG TRONG TÁC PHẨM TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH Các kinh điển đại thừa quan trọng của Phật giáo như: Viên giác, Kim cương, Pháp hoa, Lăng già, Lăng nghiêm, Hoa nghiêm, Duy ma cật, Bát nhã được các tác giả kế thừa, tiếp biến trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh Các phạm trù cơ... của Phật giáo Trúc Lâm đời Trần, cho nên tác phẩm văn học này có ý nghĩa rất lớn đối với văn học Phật giáo nói riêng, văn học Việt Nam nói chung Tác phẩm chính là sự kết tinh chín muồi tinh hoa trí tuệ của nhiều tác giả xếp vào hàng danh sĩ nổi tiếng bậc nhất vào cuối thế kỷ XVIII Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là một viên ngọc hiếm hoi và quý giá của kho tư tưởng triết học và văn chương Việt Nam, ... Nxb Văn hoá Sài Gòn, trang 31-47 2 Thích Hạnh Tuệ (Trần Hoàng Hùng) (2009), “Vấn đề ‘khu Thích dĩ nhập Nho’ trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh , Bình luận Văn học Niên giám 2009, Nxb Văn hoá Sài Gòn, trang 122-135 3 Thích Hạnh Tuệ (Trần Hoàng Hùng) (2010), “Nhận thức mới về Phật giáo của Hải Lượng thiền sư Ngô Thì Nhậm qua tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh , trong sách Văn học Phật giáo. .. Nxb Văn hoá Thông tin, trang 323-337 4 Thích Hạnh Tuệ (Trần Hoàng Hùng) (2010), “Tư tưởng Phật giáo đại thừa thiền tông trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh , Tạp chí Đại học Sài Gòn, trang 86-93 5 Thích Hạnh Tuệ (Trần Hoàng Hùng) (2010), “Giới thiệu về Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh , Tạp chí Văn hoá Phật giáo, số 117, trang 9-11 6 Thích Hạnh Tuệ (Trần Hoàng Hùng) (2010), “Tư tưởng Tam giáo. .. mộ Phật hành Thiền, nghiên cứu sâu Phật pháp, có sở đắc nhất định, nên tác phẩm này có vị trí và giá trị rất đặc biệt về tư tưởng Chúng ta có thể thấy được đây là một tác phẩm luận thuyết triết lý vô tiền khoáng hậu, có vị trí không thể thay thế được của văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại KẾT LUẬN Ở Việt Nam thời trung đại, văn học Phật giáo là một trong những mạch chính, khơi nguồn cho dòng văn. .. TRONG TÁC PHẨM TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH Phật giáo Việt Nam vốn đồng hành cùng dân tộc ngay từ khi mới truyền vào Tinh thần vô ngã vị tha, cư trần lạc đạo, nhập thế tích cực, quên mình vì dân vì nước, phụng sự nhân dân là truyền thống của Phật giáo Trúc Lâm đời Trần do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập Kế thừa tinh thần này, động cơ của các tác giả khi viết Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh chính là... Tam giáo đồng nguyên, khác biệt giữa Việt Nam với Trung Hoa”, Tạp chí Văn hoá Phật giáo, số 118, trang 7-10 7 Thích Hạnh Tuệ (Trần Hoàng Hùng) (2011), “Ảnh hưởng của kinh Viên giác trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh , Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5, trang 37-41 8 Thích Hạnh Tuệ (Trần Hoàng Hùng) (2011), “Ảnh hưởng của kinh Viên giác trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh , Tạp chí . phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, 49 trang (tr.18-66). 6 Chương 2. Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh nhìn từ nội dung tư tưởng, 47 trang (tr.67-113). Chương 3. Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh. hướng Tam giáo đồng nguyên trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh (1986) đã xác định xu hướng tư tưởng chủ đạo của tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là Tam giáo đồng nguyên. Đồng thời tác. Nhậm và tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh qua các tiêu đề: Đại chân Viên giác thanh; Một tổng hợp Nho Phật độc đáo; Một số chủ đề khác của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh; Quan niệm Thiền

Ngày đăng: 07/11/2014, 22:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan