Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

24 1.1K 4
Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, và là thành phố lớn nhất nước, nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam, nơi hội tụ nhiều thành phần cư dân đến từ khắp nơi trong cả nước; ngoài người Kinh chiếm đa số, có một nhóm không nhỏ người Hoa đến từ Trung Quốc, người Chăm xuống từ miền Trung, người Khmer lên từ miền Tây Nơi đây cũng là một trong những trung tâm Phật giáo lớn, với hơn một ngàn chùa, có nhiều chùa đã được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử - văn hoá. Vì vậy, đời sống văn hoá tinh thần người dân ở đây rất phong phú, đa dạng. Từ Đại hội VI của Đảng, với chủ trương đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo, đã ảnh hưởng tích cực đến Thành phố Hồ Chí Minh, làm cho kinh tế phát triển năng động, mạnh mẽ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, cùng với đó là sự thay đổi của đời sống chính trị, văn hoá, khoa học, tôn giáo… trong đó có Phật giáo. Với triết lý đạo đức, nhân sinh mang tính nhân văn sâu sắc, Phật giáo đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Phật giáo đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của một bộ phận nhân dân. Xu hướng thế tục hoá của Phật giáo ngày càng đậm nét. Với vai trò, chức năng và những giá trị văn hoá đặc sắc của mình, Phật giáo đã trở thành chỗ dựa, bù đắp một phần những thiếu hụt về tinh thần của một bộ phận quần chúng trong cuộc sống. Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người; ảnh hưởng tích cực đến một bộ phận trong quần chúng nhân dân, phù hợp với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, ngoài những ảnh hưởng tích cực, sự cấu kết của một số phần tử cực đoan trong Phật giáo với các thế lực thù địch để chống phá chế độ; sự vi phạm giới luật của một số chức sắc, tăng ni, phật tử; việc lợi dụng hoạt động của Phật giáo để hành nghề mê tín dị đoan; sự xuống cấp, chắp vá của các công trình kiến trúc Phật giáo…, đã làm phát sinh những hạn chế, có tác động tiêu cực đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Mặt khác, công tác tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã bộc lộ những bất cập như: Số lượng cán bộ thiếu; chất lượng cán bộ còn hạn chế, chủ yếu chuyển từ các ngành khác sang làm công tác tôn giáo; các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư, Pháp lệnh… về t ôn 2 giáo chưa hoàn thiện nên đã ảnh hưởng nhất định đến công tác tôn giáo. Tình hình đó đòi hỏi cần phải nhanh chóng khắc phục cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, tạo điều kiện nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh” làm chủ đề nghiên cứu cho luận án tiến sĩ Triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam nói chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng từ lâu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Với nhiều công trình khác nhau về Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể khá i quát các công trình đó theo ba hướng sau: Thứ nhất: Nghiên cứu về quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam; về tư tưởng Phật giáo Việt Nam, những đóng góp của Phật giáo Việt Nam cho xã hội có những tác giả sau: Nguyễn Đăng Thục (1974), Phật giáo Việt Nam, Sài Gòn xuất bản; Lê Mạnh Thát (1975), Khương Tăng hội toàn tập, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn; Trần Văn Giàu (1975), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội; Lê Mạnh Thát (1979), Toàn nhật thiền sư toàn tập, Viện Phật học Vạn Hạnh, Thành phố Hồ Chí Minh; Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam (1986), Viện triết học, Hà Nội; Nguyễn Tài Thư (1991), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Viện triết học, Hà Nội; Nguyễn Hiền Đức (1995), Lịch sử Phật giáo Đàng trong, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Doãn Chính (1998), Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Duy Hinh (1999), tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội; Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo Sử luận I-II-III, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội; Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội; Minh Chi (2003), Truyền thống văn hoá và Phật giáo Việt Nam , Nhà xuấ t bản Tôn giáo, Hà Nội; Mật Thể (2004), Việt Nam Phật giáo sử lược, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội; Trần Hồng Liên (2004), Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam bộ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Thứ hai: Đó là các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam. Tác giả Lê Hữu Tuấn 3 (1999), Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam, luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội ; tác giả Nguyễn Tài Thư (chủ biên - 1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Thứ ba: Đó là các công trình tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần ở một số địa phương, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả Phạm Thị Xê (1996), Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo trong lối sống của người Huế hiện nay, luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Nguyễn Thị Bảy (1997), Văn hoá Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc bộ, Nhà xuất bản Văn hoá Tư tưởng, Hà Nội; Trần Cao Phong (1999), Phật giáo Huế và ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến sự hình thành nhân cách con người Huế hiện nay, luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Võ Thị Bích Thuý (2001), Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần nhân dân Lâm Đồng hiện nay, luận văn thạc sĩ khoa học tôn giáo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến đời sống văn hoá tinh thần cũng được thực hiện trong một số cuốn sách, luận án, tạp chí, kỷ yếu. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến n hiều khía cạnh khác nhau của chủ đề này, cung cấp nhiều ý kiến có thể tham khảo. Song, do mục đích và nhiệm vụ cụ thể của từng bài viết, luận văn, luận án, cuốn sách, các công trình đó chưa tập trung đi sâu bàn về “Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh”. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan đến luận án. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Mục đích: Luận án làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính định hướng để giữ gìn, phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ: 4 Thứ nhất, làm rõ cơ sở xã hội, tiền đề lý luận và quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh; chỉ ra những đặc điểm cơ bản của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thứ hai, phân tích thực trạng ảnh hưởng của Phật giáo đến một số lĩnh vực trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tìm ra nguyên nhân, dự báo và những vấn đề đặt ra trong quá trình ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Thứ ba, đưa ra một số giải pháp có tính định hướng nhằm giữ gìn, phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến một số lĩnh vực trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, như: Quan niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống; văn hoá - nghệ thuật. Phạm vi nghiên cứu: Luận án giới hạn việc nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến một số lĩnh vực chủ yếu trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo. Ngoài ra, luận án còn sử dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra xã hội học ; phương pháp phân tích và tổng hợp ; phương pháp kết hợp lịch sử và lôgíc, qui nạp và diễn dịch, hệ thống hoá, so sánh đối chiếu, phỏng vấn… 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Luận án góp phần vào việc xây dựng những cơ sở, luận cứ khoa học để củng cố, hoàn thiện quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo trong tình hình mới. Luận án được vận dụng có thể giúp cho thực hiện công tác quản lý Phật giáo của Thành hội Phật giáo, Ban Tôn giáo và Dân tộc ở Thành phố Hồ Chí 5 Minh được tốt hơn; góp phần nâng cao hơn nữa đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu có nội dung liên quan đến Phật giáo; cũng như có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Tôn giáo học, Triết học, Chính trị học, Văn hoá học trong các trường Đại học, Cao đẳng và các trường Chính trị tỉnh, thành trong cả nước. 7. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thứ hai, làm rõ được ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của Phật giáo đến quan niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống; văn hoá - nghệ thuật trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đưa ra được những dự báo xu hướng biến đổi ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Thứ ba, đưa ra được một số giải pháp có tính định hướng nhằm giữ gìn và phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm tới. 8. Kết cấu của luận án Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu 3 chương, 6 tiết. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG CHO QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO Ở THÀNH PH Ố HỒ CHÍ MINH 1.1.1. Cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội cho sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh Về kinh tế: Từ năm 1698, trải qua hơn 300 năm tồn tại, Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành đầu tầu kinh tế của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người 6 đạt 2.500 USD/người/năm (2010). Tuy nhiên, do những rủi ro của kinh tế đã tạo điều kiện cho sự du nhập, phát triển của Phật giáo. Về chính trị: Từ khi hình thành vùng đất mới đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi diễn ra nhiều sự kiện chính trị phức tạp. Vì vậy, người dân đã dựa vào Phật giáo để bù đắp sự thiếu hụt về tinh thần, củng cố niềm tin, cầu xin hoà bình, thịnh vượng cho đất nước, là điều kiện cho Phật giáo du nhập, phát triển trên vùng đất mới. Về xã hội: Thế kỷ XVII - XIX, xã hội đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Lúc này, Phật giáo là cứu cánh về tinh thần, giúp ổn định xã hội cho những lưu dân xa xứ. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, do chính sách chia để trị, ru ngủ, đầu độc nhân dân ta đã làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, đã tạo điều kiện cho Phật giáo tham gia nhiều hơn vào bài trừ tệ nạn, ổn định xã hội. Đến nay, do mặt trái của kinh tế thị trường, xuất hiện những vấn đề xã hội phức tạp, đã đẩy một bộ phận nhân dân vào trạng thái lo âu trước cuộc sống, để tìm sự an tâm, che chở, người ta dễ đến với Phật giáo. 1.1.2. Tiền đề văn hoá, tư tưởng cho sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh Về văn hoá: Thành phố Hồ Chí Minh có 27 tộc người, m ỗi tộc người có phong tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng khác nhau, tạo nên sự tiếp biến, đa dạng văn hoá. Với sự du nhập, giao thoa mạnh mẽ về văn hoá, tín ngưỡng đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện, lan toả của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Về tư tưởng: Vì những hạn chế của Nho giáo và do sự thiếu thốn những chuẩn mực trong luân lý đạo đức, xã hội trên vùng đất đa thành phần dân tộc, mặt khác, Phật giáo là một tôn giáo có nhiều điểm gần gũi với quan niệm, tư tưởng, tập tục, tâm lý người Việt, người Hoa, người Khmer nên rất dễ được chấp nhận trên vùng đất mới. 1.2. KHÁI QUÁT CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.2.1. Khái quát các giai đoạn phát triển của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh Phật giáo thời kỳ phong kiến: Từ năm 1698 đến trước khi thực dân Pháp xâm lược, Phật giáo bắt đầu xuất hiện ở Gia Định, nhưng chưa phát triển. 7 Phật giáo thời kỳ thực dân Pháp xâm lược (1862 - 1954): Mặc dù bị đàn áp nhưng Phật giáo vẫn phát triển mạnh mẽ, nhiều ngôi chùa được xây dựng mới; một số hệ phái xuất hiện và du nhập. Phật giáo đã tham gia mạnh mẽ vào đấu tranh chính trị chống thực dân Pháp. Phật giáo thời kỳ Mỹ - Ngụy (1954 - 1975): Phật giáo có nhiều diễn biến phức tạp, nổi bật là sự hình thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và sự phân hoá của nó. Thời kỳ này các phong trào đấu tranh chống xâm lược, kỳ thị Phật giáo đã bùng nổ mạnh mẽ. Ngoài những phần tử phản động, Phật giáo đã trở thành một lực lượng chính trị to lớn góp phần lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến nay: Đến tháng 11 năm 1981, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc đã thống nhất bầu ra Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam phù hợp với nguyện vọng của tăng ni, phật tử cả nước. Từ đó đến nay, Phật giáo Thành phố dần dần ổn định, nhưng các phần tử phản động trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũ vẫn cấu kết chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. 1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh Về mặt lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ của nhiều đợt di cư của nhiều tộc người khác nhau. Mỗi tộc người khi đến đây đều đem theo tín ngưỡng của mình, trong đó có Phật giáo. Trong quá trình du nhập, phát triển, với những nguyên nhân khách quan, chủ quan, Phật giáo nơi đây có những đặc điểm riêng của nó. Tính đa dạng, phong phú về hệ phái, tổ chức của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh: Do đặc thù về lịch sử của Nam bộ, Thành phố Hồ Chí Minh, Phật giáo đã được hình thành với nhiều hệ phái, chi phái, các Hội Phật học… So với cả nư ớc, Thành phố Hồ Chí Minh đạt mức kỷ lục về sự ra đời của các tổ chức Phật giáo. Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nam tông, Hệ phái Khất Sĩ đều có mặt ở đây. Mỗi chi phái có yêu cầu, đường hướng, mục tiêu khác nhau do sự chuyển hướng của các yếu tố nội sinh, sự phân nhánh, sự khác biệt trong quan niệm về giáo lý, giáo luật 1 1 Nguyễn Thanh Tuấn (2009), Phật giáo với văn hoá Việt Nam và Nhật Bản qua một cách tham chiếu, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr.50. . 8 Tính dung hợp về văn hoá của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh: Tìm hiểu tính dung hợp về văn hoá của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta làm rõ khái niệm dung hợp. Dung hợp là dung hoà, điều hoà với nhau trong một thể thống nhất 1 Cho dù các phật tử tu tập the o hệ phái Phật giáo nào đi nữa thì những hệ phái này vẫn chịu ảnh hưởng sâu đậm nền văn hoá Việt Nam, tín ngưỡng dân gian, nghệ thuật cổ truyền . Còn dung hợp về văn hoá là sự thẩm thấu, dung hoà với nhau của các giá trị văn hoá trong một thể văn hóa thống nhất. Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh là một thực thể văn hoá nên cũng mang tính dung hợp về văn hoá. Tính dung hợp về văn hóa biểu hiện ở những khía cạnh nội dung giáo lý, giới luật, kiến trúc, sinh hoạt… của Phật giáo: Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn phát triển của ba hệ phái Bắc tông, Nam tông, Khất Sĩ. Trong ba hệ phái, do quan niệm về giáo lý có đôi chút khác biệt mà hệ phái Bắc tông mang yếu tố mở và năng động hơn. Từ quan niệm về giáo lý, cách hành đạo, thờ cúng tương đối khác biệt, Phật giáo Bắc tông đã thể hiện được tính chất “tuỳ thuận”, tinh thần “khế lý, khế cơ” (phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, mọi lúc, mọi nơi) của Phật giáo rõ nét hơn. Trong bộ “Chơn Lý đại đồng” của hệ phái Khất Sĩ đã dung hợp hai đường lối Bắc tông và Nam tông, với mục tiêu mở đường cho sự trở về gần gũi hơn với đời sống đức Phật. 2 Tính linh hoạt và tính nhập thế tích cực của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh: So với Phật giáo miền Bắc, miền Trung, Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh ít giáo điều, cởi mở, dân chủ, có tính linh hoạt cao. Tính linh hoạt của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện qua nội dung giáo lý, giới luật, hình thức biểu hiện, sự tiếp thu, thích ứng với hoàn cảnh. Tính nhập thế của Phật giáo biểu hiện ở việc tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào các hoạt động từ thiện xã hội, quan tâm nhiều hơn đến đời sống vật chất của phật tử. . Mỗi ngọn tháp, kiến trúc chùa, một pho tượng… đều có dấu ấn của yếu tố văn hoá Khmer, Hoa, Ấn Độ, Tây phương, tạo nên bức tranh Phật giáo sinh động. 1 Nguyễn Như Ý (Chủ biên - 2010), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.435. 2 Phan Xuân Biên (2006), Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh con người và văn hoá trên đường phát triển, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.513. 9 Những đặc điểm trên làm nổi bật lên sự đa dạng trong bức tranh tổng thể của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó, có thể giúp cho việc tìm hiểu ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân một cách đúng đắn, khách quan; mặt khác, là cơ sở để các cấp chính quyền, trong đó có Ban Tôn giáo và Dân tộc, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Thành hội Phật giáo… đưa ra những giải pháp đối với Phật giáo, khai thác những giá trị của Phật giáo, đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân, góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, thúc đẩy sự phát triển của Thành phố trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Từ năm 1698, theo chân những lưu dân đến vùng đất mới Gia Định lập nghiệp, Phật giáo đã du nhập, tồn tại, phát triển trên cơ sở những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; tiền đề văn hoá, tư tưởng. Trong hơn 300 năm hiện hữu ở Thành phố Hồ Chí Minh, Phật giáo đã có những bước thăng trầm, biến động lớn do tác động của lịch sử, biểu hiện qua những giai đoạn sau: Phật giáo thời kỳ phong kiến: Phật giáo du nhập theo các đợt di cư của lưu dân, là thời kỳ đặt nền móng; thời kỳ thực dân Pháp xâm lược (1862 - 1954): Phật giáo phát triển mạnh mẽ theo hướng yêu nước; Phật giáo thời kỳ Mỹ - Nguỵ (1954 - 1975): Phật giáo phát triển mạnh mẽ, thông qua các cuộc đấu tranh. Tuy nhiên, Phật giáo có nhiều diễn biến phức tạp; Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến nay: Phật giáo dần dần ổn định, phát triển, gắn bó, đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước. Với sự cộng cư của nhiều thành phần dân tộc, đã tạo cho Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh có những đặc điểm sau: Tính đa dạng biểu hiện ở nhiều hệ phái, nhiều tổ chức; tính dung hợp về văn hoá; tính linh hoạt và tính nhập thế tích cực về nội dung giáo lý, giới luật, hình thức biểu hiện Qua những đặc điểm trên, làm nổi bật sự đa dạng trong bức tranh tổng thể của Phật giáo. Điều đó, làm tiền đề để nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 2 ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 10 2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN MỘT SỐ LĨNH VỰC CHỦ YẾU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1.1. Những khái niệm liên quan tới sự ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Để hiểu rõ khái niệm văn hoá tinh thần, phải tìm hiểu khái niệm văn hoá. “Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội - lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội” 1 “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc và phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn” . Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm văn hoá như sau: 2 Quay trở lại khái niệm văn hoá tinh thần. Trong từ điển triết học của Liên Xô cũ đã định nghĩa văn hoá tinh thần là: “Toàn bộ những hình thức của đời sống tinh thần của xã hội” . Ở khái niệm trên, Bác Hồ đã nhấn mạnh văn hoá là do con người sáng tạo ra, văn hoá đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống của con người và gắn với quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người. 3 Văn hoá tinh thần là sự thâu tóm, phản ánh sự phát triển của tất cả các lĩnh vực tinh thần. Vậy, đời sống tinh thần và văn hoá tinh thần không đồng nhất, nhưng có quan hệ khăng khít với nhau, mà quan hệ giữa chúng là quan hệ giữa quá trình hoạt động tinh thần ( đời sống tinh thần) và chất lượng đã đạt tới của quá trình đó (văn hoá tinh thần). Trong đó, đời sống tinh thần đề cập đến toàn bộ lĩnh vực hoạt động tinh thần, còn văn hoá tinh thần chỉ đề cập đến chất lượng của đời sống tinh thần . 4 1 Cung Kim Tiến (2001), Từ điển triết học, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội, tr.1329. 2 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.431. 3 Từ điển triết học (1976), Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, tr.973. 4 Trần Khắc Việt (1992), Đời sống tinh thần của xã hội và xây dựng đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Luận án phó tiến sĩ khoa học triết học, Học viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội, tr.16-17. . [...]... xin Phật phù hộ mà ít quan tâm nghiên cứu giáo lý, giới luật của Phật giáo để vận dụng vào cuộc sống 2.2.2 Dự báo xu hướng biến đổi ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh th của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian ần tới Cơ sở sự biến đổi ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: Do sự đổi mới nhận thức dẫn đến sự đổi mới về chính... động của Phật giáo; hiện ột tượng phi văn hoá trong chùa vẫn tồn tại… Những hiện tượng này làm hoen ố sự tinh khiết của Phật giáo, cần phải dẹp bỏ 2.2 NGUYÊN NHÂN, DỰ BÁO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.2.1 Nguyên nhân những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân. .. sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyên nhân nh ững ảnh hưởng tích cực của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phật giáo tác động tích cực đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân bởi hai mặt Về phía Phật giáo Một là, bản thân đạo Phật c ó những ưu điểm, đó là hệ thống giáo lý, những quan điểm về đạo đức, nhân sinh gần gũi, hướng thiện,... tốt đẹp của Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trong hơn 300 năm du nhập, tồn tại, phát triển, Phật giáo đã ảnh hưởng tích cực đến quan niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống; văn hoá - nghệ thuật trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, trong quá trình ảnh hưởng , Phật giáo, sự lợi dụng Phật giáo đã phát... chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân Thành phố; bảo tồn, khai thác và phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Những giải pháp trên nếu được thực hiện đồng bộ, hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hơn nữa đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong... sách tôn giáo ở nước ta; do sự biến đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội kéo theo sự thay đổi của Phật giáo; do sự thay đổi trong nhận thức của Phật giáo; do tác động của toàn cầu hoá; do tác động của quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội; do sự nâng cao mặt bằng dân trí Xu hướng biến đổi ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phật giáo ngày... những giá trị văn hoá riêng có của Phật giáo, nhưng nó không thể tách rời truyền thống văn hoá nghệ thuật dân tộc, nó là một phần của truyền thống ấy Phân tích sự ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá - nghệ thuật trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta tìm hiểu văn hoá của con người Sài Gòn Văn hoá c người Sài Gòn vừa mang những giá trị văn hoá của dân tộc ủa Việt... Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ đề cập đến một số lĩnh vực trong đời sống văn hoá tinh thần với sự ảnh hưởng của Phật giáo, cụ thể là: Quan niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống; văn hoá - nghệ thuật Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta phải làm rõ khái niệm ảnh hưởng Theo nghĩa danh từ, ảnh hưởng là tác dụng đối với... phía Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Một là, Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân, Ban Tôn giáo và Dân tộc thông qua chính sách tôn giáo đã tạo những điều kiện thuận lợi cho Phật giáo tác động đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Hai là, đa số 16 nhân dân Thành phố đã nhận thức được những giá trị của Phật giáo, có thái độ ứng xử đúng đắn với Phật giáo Nguyên nhân những ảnh hưởng tiêu... tiếp thu văn hoá phương Đông, phương Tây, văn hoá xã hội chủ nghĩa Mặt khác, Thành phố Hồ Chí Minh là Thành phố của đa thành phần dân tộc, đa tín ngưỡng, đa tôn giáo, đa văn hoá Trong khi đó, nhiều giá trị văn hoá nghệ thuật của Phật giáo phù hợp với văn hoá dân tộc, giao thoa, thẩm thấu vào văn hoá dân t c Khi du nh vào Thành phố Hồ Chí Minh, những giá trị văn ộ ập hoá - nghệ thuật của Phật giáo đã . động của Phật giáo ảnh hưởng đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Trong giáo lý của đạo Phật thể hiện hai khí a cạnh cơ bản, đó là, thế giới quan Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo xin Phật phù hộ mà ít quan tâm nghiên cứu giáo lý, giới luật của Phật giáo để vận dụng vào cuộc sống. 2.2.2. Dự báo xu hướng biến đổi ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của. thì đạo đức Phật giáo đã góp phần bổ sung nền đạo đức xã hội. Từ đó tạo tiền đề cho Phật giáo ảnh hưởng sâu rộng đến đạo đức, lối sống của nhân dân. 14 Vậy là, Phật giáo đã ảnh hưởng tích

Ngày đăng: 07/11/2014, 17:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan