Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT cẩm khê, huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay

24 936 1
Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT cẩm khê, huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ  trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN A : MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Cùng với nhân loại, chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và sự hình thành nền tri thức, xã hội thông tin. Sự phát triển với tốc độ như vũ bão của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá đã và đang đặt ra cho chúng ta những thời cơ và cả những thách thức. Giáo dục - đào tạo phải làm gì để hoàn thành sứ mệnh: “Là chìa khoá mở của tiến vào tương lai” là “Chìa khoá” để tăng trưởng kinh tế, rút ngắn khoảng cách giữa ta với các nước phát triển và các nước trong khu vực. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng sự nghiệp giáo dục đào tạo, coi “Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Cùng với đất nước trong h¬n 20 năm đổi mới, giáo dục - đào tạo đã có nhiều cố gắng và đã có những thành tựu đáng trân trọng, tạo được một số nhân tố cần thiết để phát triển trong tương lai; tuy vậy vẫn còn trong tình trạng yếu kém, khó khăn về nhiều mặt. Thực tế ấy đòi hỏi Ngành giáo dục đào tạo phải có ngay những giải pháp đủ mạnh, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu của xã hội, của đất nước… Đối với giáo dục phổ thông nói chung và bậc THCS nói riêng. Dạy học là hoạt động đặc trưng của hoạt động giáo dục trong nhà trường. Tăng cường chất lượng giáo dục tức là tăng cường chất lượng dạy học. Tăng cường quản lý giáo dục đồng nghĩa với việc tăng cường chất lượng quản lý dạy học. Trường THPT Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ cũng như các trường THPT trong tỉnh nói chung hiện đang bộc lộ những yếu kém trong chất lượng dạy học. Việc học tập, giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, phần lớn vẫn hướng học sinh vào việc ghi nhớ máy móc… Một bộ phận giáo viên chuyên môn yếu, đa số vẫn dạy chay, vẫn còn sử dụng những phương tiện dạy học và giáo dục lạc hậu, nặng về truyền thụ kiến thức, ít coi trọng rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, độc lập và vận dụng kiến thức vào thực tế. Học sinh còn lười, ỉ lại, thiếu tự tin, nề nếp cũng như phương pháp bộc lộ rất hạn chế. Tỷ lệ học sinh yếu kém, “Ngồi nhầm lớp” là rất nhiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trong chất 1 lượng dạy học; tuy nhiên một trong những nguyên nhân chính là công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường. Với những lý do khách quan và chủ quan nêu trên, là một giáo viên tôi nhận thấy rõ những hạn chế và trách nhiệm của mình , để góp phần nâng cao chất lượng gi¸o dôc. Vì vậy, tôi quyết định chọn chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng gi¸o dôc ở trường THPT Cẩm Khê,huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích nghiên cứu: Khảo sát thực tế chất lượng dạy học THPT nói chung và nhà trường THPT Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ nói riêng, trên cơ sở vận dụng những kiến thức thu được của lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý để đưa ra một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng gi¸o dôc ở trường THPT Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Xác định cơ sở lí luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc đề ra biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THTP 3.2. Phân tích thực trạng quản lý dạy học ở trường THPT Cẩm Khê, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú Thọ 3.3. Đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Cẩm Khê , huyện Cẩm Khê , tỉnh Phú Thọ . 4.Gỉa thuyết khoa học. Qua điều tra thực tế cho ta thấy biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trường THPT Cẩm Khê trong giai đoạn hiện nay còn thấp.Có nhiều nguyên nhân đưa tới thực trạng này nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là do sự quản lý giáo dục còn lỏng lẻo ở nhà trường cũng như ở gia đình. Nếu ta biết áp dụng được các biện pháp giáo dục vào nhà trương cũng như đội ngũ giáo viên giảng dạy thì việc nâng cao vấn đề giáo dục cho học sinh trường THPT Cẩm Khê chỉ là điều dễ dàng trong giai đoạn hiện nay. 2 5. Khách thể nghiên cứu và đôi tượng nghiên cứu 5.1 Khách thể nghiên cứu : Trường THPT Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. 5.2 Đối tượng nghiên cứu:Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trương THPT Cẩm Khê-Cẩm Khê-Phú Thọ 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài Như chúng ta đã biết chất lượng giáo dục của trường THPT Cẩm Khê đang bộc lộ rõ những yếu kém trong quá trình dạy và học.Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cách quản lí của nhà trường. Vì vậy một yêu cầu cấp thiết ngay bây giờ là chúng ta tìm ra biện pháp quản lí thích hợp với thực tế của trường.Nếu như chúng ta tìm ra biện pháp quản lí thích hợp để nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường. 6.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh trường THPT Cẩm Khê , huyện Cầm Khê , tỉnh Phú Thọ. 6.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu : Đề tài nghiên cứu trên 200 học sinh của trường THPT Cẩm Khê , huyện Cẩm Khê , tỉnh Phú Thọ. 6.3 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu : Địa bàn mà đề tài nghiên cứu là trường THPT Cẩm Khê thuộc thị trấn Sông Thao , huyện Cẩm Khê ,tỉnh Phú Thọ 7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. 7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Hệ thống hóa các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh trường THPT Cẩm Khê bằng cách tổng hợp các tài liệu có liên quan như sách,báo,các bài luận văn,luận án và nhiều tài liệu có liên quan khác. 7.2 Phương pháp quan sát : Quan sát là việc con người sử dụng các giác quan để thu thập thông tin,dữ liệu cần thiết cho vấn đề của mình quan tâm. 3 Để thực hiện đề tài này,tôi tiến hành quan sát các hoạt động quản lí giáo dục của BGH,giáo viên,cách giảng dạy của giáo viên,cách quản lí của BGH nhà trường,đồ dùng thiết bị cho dạy học,cách tiếp thu của học sinh với việc sử dung các phương pháp trên. 7.3 Phương pháp điều tra viết : Qua quan sát và tài liệu thu thập được ta tổng hợp kết quả,đánh giá kết quả theo cấp bập và thang độ khác nhau.Ngoài ra ta có thể tiến hành phóng vấn các giáo viên hay học sinh của trường học. 8 Đóng góp mới của đề tài. 8.1 Đóng góp về mặt lý luận : Đề tài này nghiên cứu một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Cẩm Khê trong giai đoạn hiện nay. Nhằm nâng cao được chất lượng giáo dục cho học sinh nói chung và cho cả các giáo viên giảng dạy trong nhà trường THPT. 8.2 Đóng góp về mặt thực tiễn : Các vấn đề nghiên cứu phải đề xuất ra được các biện pháp tác động nhằm nâng cao được các biện pháp quản lý cũ và đưa ra được các biện pháp mới để cải tạo được các vấn đề giáo dục trong nhà trường. 4 PHẦN B: NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở khoa học của việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng gi¸o dôc ở trường THPT. 1.1 Một số khái niệm: 1.1.1 Quản lý: - Quản lý: “ Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (Người quản lý) đến khách thể quản lý (Người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục đích của tổ chức” [15, 1]. - Quản lý giáo dục, quản lý trường học: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QLGD nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện đối với các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [18, 35]. - Chức năng quản lý: Đây là những nội dung và phương thức hoạt động cơ bản mà nhờ đó chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý trong quá trình quản lý, nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Quản lý có 4 chức năng cơ bản: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. 1.1.2 Quản lý dạy học - chức năng quản lý dạy học: - Quản lý dạy học: Là sự tác động hợp quy luật cuả chủ thể quản lý dạy học lên chủ thể dạy học bằng các giải pháp phát huy các chức năng quản lý dạy học nhằm đạt đến mục đích dạy học. - Chức năng quản lý dạy học (Có 4 chức năng): + Kế hoạch hoá dạy học: Là xây dựng kế hoạch dạy học, đề ra mục tiêu, dự kiến phân công giảng dạy, đề xuất những cách thức để đạt tới mục đích đó. + Tổ chức dạy học: Là thiết lập cơ cấu và cơ chế hoạt động. 5 + Chỉ đạo dạy học: Là hướng dẫn công việc, liên kết, liên hệ, động viên các bộ phận và các cá nhân trong nhà trường thực hiện mục tiêu. + Kiểm tra dạy học: Là công việc đo lường và điều chỉnh các hoạt động nhằm hoàn thành kế hoạch dạy học. 1.1.3 Dạy học: Nói đến hoạt động dạy học là nói đến hai hoạt động chính đó là hoạt động dạy của người thầy và hoạt động học của trò. Vì vậy, muốn tìm ra các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT, cần phải nghiên cứu về hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. - Hoạt động dạy học của thấy: Là công việc tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, sửa chữa những hoạt động chiếm lĩnh tri thức của người học. Đó là hoạt động: “Phát huy tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học cho học sinh” [8, 19]. - Hoạt động học của trò: Dưới tác động của người thầy học sinh không ngừng vận động và phát triển nhằm chiếm lĩnh tri thức: Qua hoạt động học, học sinh từ chỗ chưa biết đến chỗ biết và ngày càng sâu sắc, hoàn thiện; từ chỗ tri thức đến việc hình thành kĩ năng; từ kĩ năng vẫn dụng đến kĩ năng sáng tạo. 1.1.4 Chất lượng dạy học: - Chất lượng:“ Chất lượng là cái làm nên phẩm chất giá trị của sự vật; cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia phân biệt với số lượng, tăng trưởng số lượng đến mức nào đó thì làm thay đổi chất lượng” [19, 196]. - Chất lượng giáo dục: Chất lượng giáo dục là trình độ hiện thực hoá mục tiêu giáo dục, thể hiện sự đổi mới và hiện đại hoá giáo dục theo định hướng XHCN đối với những biến đổi nhanh chóng của thực tế. Chất lượng giáo dục phổ thông là thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có 6 tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, những phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - Chất lượng dạy học: Là những kiến thức phổ thông mà học sinh cần có, những tri thức phổ thông mà học sinh lĩnh hội, những kĩ năng và thái độ được hình thành, phát triển. 1.2 Cơ sở pháp lý Cùng với cơ sở lý luận đã nêu, nhiệm vụ đặt ra cho việc nâng cao chất lượng dạy học ở các bậc học trong hệ thống giáo dục còn được quy định bởi cơ sở pháp lý: - Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, điều 35 đã ghi: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. - Trong điều 2 “Luật giáo dục 2005” nước CHXHCN Việt Nam cũng ghi: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức có tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. - Trong nghị quyết của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng về nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của giáo dục trong sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước”. - Cơ sở pháp lý của việc nâng cao chất lượng dạy học còn được ghi rõ trong “Chương trình giáo dục phổ thông. Ban hành theo quy định số 16/2006/QĐ.BGD- ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Được thể hiện qua các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD-ĐT và của Sở GD-ĐT Quảng Ninh”. Thể 7 hiện qua “Hướng dẫn đánh giá và xếp loại giảng dạy ở bậc phổ thông số 10227/THPT ngày 14/9/2001”. 1.3. Cơ sở thực tiễn Thực tế giáo dục và đào tạo trong nhiều năm qua đã có những thành tựu vô cùng quan trọng, rất đáng tự hào góp phần vào công việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực, tạo bước chuyển biến mới cho nền kinh tế - chính trị - xã hội. Một trong nguyên nhân của thực trạng giáo dục, chất lượng giáo dục trên là do công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém, năng lực của cán bộ quản lý nhà trường (THPT) không theo kịp thực tiễn phát triển của giáo dục đào tạo, không đáp ứng được chất lượng giáo dục. - Về thực hiện kế hoạch dạy học ở nhà trường: Về cơ bản đã cố gắng thực hiện kế hoạch dạy học và phân phối chương trình theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, tuy nhiên việc chỉ đạo dạy học tự chọn còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn và hiệu quả nhìn chung là rất thấp. Đặc biệt là các bộ môn như: Hoá Học, Vật Lý, Sinh Học chưa đảm bảo thực hiện đầy đủ các bài thí nghiệm, thực hành trong chương trình, một số thực hiện còn ở mức đối phó, kém hiệu quả. Chương 2 8 Thực trạng quản lý dạy học ở trường THCS 2.1 Đặc điểm chung của trường THPT Cẩm Khê, Huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ - Về số lượng học sinh: + Số lượng học sinh tuyển vào không đủ chỉ tiêu (Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng học sinh THPT trên địa bàn giảm đáng kể ). + Chất lượng học sinh được tuyển vào ở hàng thấp nhất của địa bàn. + Chất lượng đại trà hàng năm hiện còn thấp so với yêu cầu. Đại bộ phận học sinh thụ động khi tiếp thu kiến thức, còn ỉ lại, chưa chuyên cần. Tình trạng học sinh học sinh học lệch rất phổ biến chủ yếu tập trung vào các môn có liên quan đến khối thi đại học dẫn đến việc quay cóp trong kiểm tra thi cử. - Về đội ngũ giáo viên: Chủ yếu là giáo viên trẻ mới ra trường . Một bộ phận là giáo viên cũ thì nề nếp tác phong kỉ luật chưa cao. Đại bộ phận còn thiếu kinh nghiệm, thích ứng chậm trước đòi hỏi của việc đổi mới chương trình sách giáo khoa và phương pháp giáo dục. - Cơ sở vật chất: Nhìn chung hệ thống phòng học, các phòng phục vụ học tập là rất hạn chế . 2.2 Phân tích thực trạng quản lý dạy học ở trường THPT Cầm Khê , huyện Cẩm Khê , tỉnh Phú Thọ. - Thực trạng về đội ngũ giáo viên: nhìn chung còn bộc lộ sự bất cập. Đặc biệt yếu và thiếu giáo viên các bộ môn:Tin Học vµ gi¸o viªn dạy giáo dục ngoài giờ lên lớp đều đang dạy chéo, năng lực còn hạn chế. - Thực trạng về đổi mới phương pháp dạy học: Nhà trường đã chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, tăng cường năng lực tự học của học sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên có sự chủ động vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học trong việc thực hiện đổi mới còn thấp. Cùng với đó là công tác quản lý cũng còn nhiều hạn chế chưa có giải pháp đồng bộ. 2.2.1 Những kết luận về thực trạng quản lý dạy học ở trường THPT Cẩm Khê, Huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ 9 - Những việc đã làm được: Do có sự chuyển giao về cán bộ quản lý cho nên trong hai năm qua, việc lãnh đạo là một thành tích đáng kể của nhà trường. - Những tồn tại: + Công tác kế hoạch tuy đã được cải tiến nhưng còn bộc lộ nhiều bất cập. Lãnh đạo mặc dù đã lập kế hoạch, nhưng chưa tuân thủ đúng các bước khi xây dựng. Trong kế hoạch nhiều nội dung chưa cụ thể, chưa có biện pháp đồng bộ kịp thời. Khâu tổ chức chỉ đạo ở một số nội dung như xây dựng đội ngũ, đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế chưa chặt chẽ. Công tác chỉ đạo còn mang nặng tính mệnh lệnh, ít định hướng dẫn dắt. Công tác kiểm tra còn bộc lộ nhiều yếu kém. + Đội ngũ giáo viên nhà trường còn thiếu về số lượng, bất cập về cơ cấu và đặc biệt còn nhiều hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm sư phạm và chưa có đội ngũ giáo viên cốt cán, giáo viên giỏi cấp tỉnh. Đại bộ phận chưa có ý thức trong việc đi học để nâng cao trình độ, còn nặng tư tưởng “Bình quân chủ nghĩa”. Việc tự học tự bồi dưỡng đã có nhưng không thường xuyên. + Phương pháp dạy học của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu của chưong trình phân ban hiện nay. + Cơ sở vật chất thiết bị dạy học bộc lộ nhiều hạn chế nên rất khó khăn trong việc triển khai các hoạt động giáo dục của nhà trường. Thiết bị dạy học thời gian qua chưa được đáp ứng kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc nâng cao chất lượng dạy học. Chương 3 10 [...].. .Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Cẩm Khê, Huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng đối với giáo dục đào tạo trong tình hình mới; Từ thực tế yêu cầu của xã hội đặt ra cho ngành giáo dục, từ mục tiêu đặt ra của ngành, từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học và từ thực tế chất lượng dạy và học ở trường THPT Cẩm Khê, Huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ. .. xin đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đối với đơn vị mình trong giai đoạn hiện nay như sau: Thực tế khi đề xuất Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học” tức là đề xuất biện pháp thực hiện, nâng cao các chức năng quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tuy nhiên xuất phát từ thực tế của việc thực hiện các chức năng quản lý của BGH nhà trường cũng... của trường học 8 Đóng góp mới của đề tài 8.1 Đóng góp về mặt lý luận : Đề tài này nghiên cứu một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Cẩm Khê trong giai đoạn hiện nay Nhằm nâng cao được chất lượng giáo dục cho học sinh nói chung và cho cả các giáo viên giảng dạy trong nhà trường THPT 8.2 Đóng góp về mặt thực tiễn : Các vấn đề nghiên cứu phải đề xuất ra được các biện pháp. .. vậy một yêu cầu cấp thiết ngay bây giờ là chúng ta tìm ra biện pháp quản lí thích hợp với thực tế của trường. Nếu như chúng ta tìm ra biện pháp quản lí thích hợp để nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường .3 6.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh trường THPT Cẩm Khê , huyện Cầm Khê , tỉnh. .. đánh giá thực trạng chất lượng quản lý dạy học Trong sự kết hợp giữa kết quả nghiên cứu lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng về chất lượng quản lý dạy học ở trường THPT Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đề tài đã đề ra biện pháp nâng cao chất lượng quản lý dạy học ở trường THPT, đáp ứng phần nào về công tác quản lý dạy học trong thực tiễn của đội ngũ lãnh đạo của trường THPT: TÀI LIỆU THAM KHẢO... nâng cao chất lượng dạy học Muốn nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường THPT, không thể không nâng cao cơ sở vật chất và thiết bị dạy học Đặc biệt là nâng cao công tác, năng lực quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của người lãnh đạo Việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay càng đòi hỏi ở mức độ cao của việc quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trong nhà trường Vì vậy trong. .. nghiên cứu :Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng 3 23 giáo dục ở trương THPT Cẩm Khê -Cẩm Khê -Phú Thọ 3 6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài Như chúng ta đã biết chất lượng giáo dục của trường THPT Cẩm Khê đang bộc lộ rõ những yếu kém trong quá trình dạy và học.Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cách quản lí của nhà trường ... Qua đề tài, một học, chức năng quản lý, quản lý dạy học, chức năng quản lý dạy học, dạy học, hoạt động dạy học của thầy và hoạt động học của học sinh, chất lượng, chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học…Từ các khái niệm cơ bản trên đề tài đã xác định cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc nâng cao chất lượng quản lý dạy học ở trường THPT Từ đó đề tài đã đưa ra các biện pháp tăng cường... giáo viên Thực hiện chỉ thị 40 của Ban bí thư Trung ương về “Xây dựng nâng cao chất lượng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục Quyết định số 09/2005/QĐ-TTG về phê duyệt đề án: “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý 2005-2010” Thực tế cho thấy “Có thầy giỏi thì mới có trò giỏi”, chất lượng của đội ngũ nhà trường là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học... được các biện pháp tác động nhằm nâng cao được các biện pháp quản lý cũ và đưa ra được các biện pháp mới để cải tạo được các vấn đề giáo dục trong nhà trường 4 4 PHẦ B: NỘ DUNG 5 N I Chương 1 5 Cơ sở khoa học của việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng gi¸o dôc ở trường THPT 5 TÀI LIỆU THAM KHẢ .21 O -THPT :Trường Trung học phổ thông . lượng gi¸o dôc. Vì vậy, tôi quyết định chọn chọn đề tài: Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng gi¸o dôc ở trường THPT Cẩm Khê,huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay . 2 ra một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng gi¸o dôc ở trường THPT Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Xác định cơ sở lí luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực. ra biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THTP 3.2. Phân tích thực trạng quản lý dạy học ở trường THPT Cẩm Khê, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú Thọ 3.3. Đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng

Ngày đăng: 06/11/2014, 19:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 5. Khách thể nghiên cứu và đôi tượng nghiên cứu

    • 5.1 Khách thể nghiên cứu : Trường THPT Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

    • 5.2 Đối tượng nghiên cứu:Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng

    • giáo dục ở trương THPT Cẩm Khê-Cẩm Khê-Phú Thọ

    • 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài Như chúng ta đã biết chất lượng giáo dục của trường THPT Cẩm Khê đang bộc lộ rõ những yếu kém trong quá trình dạy và học.Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cách quản lí của nhà trường.

      • Vì vậy một yêu cầu cấp thiết ngay bây giờ là chúng ta tìm ra biện pháp quản lí thích hợp với thực tế của trường.Nếu như chúng ta tìm ra biện pháp quản lí thích hợp để nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường.

      • 6.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh trường THPT Cẩm Khê , huyện Cầm Khê , tỉnh Phú Thọ.

      • 6.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu : Đề tài nghiên cứu trên 200 học sinh của trường THPT Cẩm Khê , huyện Cẩm Khê , tỉnh Phú Thọ.

      • 6.3 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu : Địa bàn mà đề tài nghiên cứu là trường THPT Cẩm Khê thuộc thị trấn Sông Thao , huyện Cẩm Khê ,tỉnh Phú Thọ

      • 7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.

        • 7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Hệ thống hóa các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh trường THPT Cẩm Khê bằng cách tổng hợp các tài liệu có liên quan như sách,báo,các bài luận văn,luận án và nhiều tài liệu có liên quan khác. 7.2 Phương pháp quan sát : Quan sát là việc con người sử dụng các giác quan để thu thập thông tin,dữ liệu cần thiết cho vấn đề của mình quan tâm.

        • Để thực hiện đề tài này,tôi tiến hành quan sát các hoạt động quản lí giáo dục của BGH,giáo viên,cách giảng dạy của giáo viên,cách quản lí của BGH nhà trường,đồ dùng thiết bị cho dạy học,cách tiếp thu của học sinh với việc sử dung các phương pháp trên.

        • 7.3 Phương pháp điều tra viết : Qua quan sát và tài liệu thu thập được ta tổng hợp kết quả,đánh giá kết quả theo cấp bập và thang độ khác nhau.Ngoài ra ta có thể tiến hành phóng vấn các giáo viên hay học sinh của trường học. 8 Đóng góp mới của đề tài. 8.1 Đóng góp về mặt lý luận : Đề tài này nghiên cứu một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Cẩm Khê trong giai đoạn hiện nay. Nhằm nâng cao được chất lượng giáo dục cho học sinh nói chung và cho cả các giáo viên giảng dạy trong nhà trường THPT. 8.2 Đóng góp về mặt thực tiễn : Các vấn đề nghiên cứu phải đề xuất ra được các biện pháp tác động nhằm nâng cao được các biện pháp quản lý cũ và đưa ra được các biện pháp mới để cải tạo được các vấn đề giáo dục trong nhà trường.

        • PHẦN B: NỘI DUNG

        • Chương 1

        • Cơ sở khoa học của việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng gi¸o dôc ở trường THPT.

        • TÀI LIỆU THAM KHẢO

          • -THPT:Trường Trung học phổ thông

          • -BGH:Ban giám hiệu.

          • -QLGD:Quản lí giáo dục.

          • -XHCN:Xã hội chủ nghĩa.

          • -CHXHCN:Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

          • -CNXH:Chủ nghĩa xã hội.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan