Xây dựng mô hình Ứng dung công nghệ cao trong sản xuất lan Hồ Điệp tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

39 1K 2
Xây dựng mô hình Ứng dung công nghệ cao trong sản xuất lan Hồ Điệp tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B1-2-TMĐT THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ 1 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1 Tên đề tài: XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT LAN HỒ ĐIỆP TẠI XÃ XUÂN ĐƯỜNG, HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI 2 Mã số (được cấp khi Hồ sơ trúng tuyển) 3 Thời gian thực hiện: 36 tháng 4 Cấp quản lý (Từ tháng 3/2013 đến tháng 3/2016 ) Nhà nước Bộ Tỉnh Cơ sở 5 Kinh phí 3,985,595,000 đồng, trong đó: Nguồn Tổng số - Từ Ngân sách sự nghiệp khoa họ c 1,625,095,000 đồng - Từ nguồn tự có của tổ chức 0 đồng - Từ nguồn khác (đầu tư phát triển) 2,360,500,000 đồng 6 Thuộc Chương trình: Áp dụng đồng bộ KH&CN phục vụ CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn tăng khả năng xuất khẩu và thu nhập của nông dân. Mã số: 1 Bản Thuyết minh này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4 2 Thuộc dự án KH&CN; Đề tài độc lập; 7 Lĩnh vực khoa học Tự nhiên; Nông, lâm, ngư nghiệp; Kỹ thuật và công nghệ Y dược. 8 Chủ nhiệm đề tài 1. Hoàng Quý Châu Ngày, tháng, năm sinh: 1954 Nam/Nữ: Nam Học vị: Kỹ sư Chức vụ: Giám đốc Cty TNHH Long Đỉnh Điện thoại: Tổ chức: 0838163614 Nhà riêng: 08.38551411 Mobile: 0972162301 Fax: E-mail: quychau@hcm.vnn.vn Tên tổ chức đang công tác: Công ty TNHH Long Đỉnh Địa chỉ tổ chức: 249/8 Ngô Quyền, P.6, Q.10, TP.HCM Bio-lab: 79 – 81 đường CN11, KCN Tân Bình, Q. Tân Phú, TP.HCM Địa chỉ nhà riêng: 249/8 Ngô Quyền, P.6, Q.10, TP.HCM 2. Ngô Ngọc Tú Ngày, tháng, năm sinh: 31/03/1987 Nam/Nữ: Nữ Trình độ: Cử nhân Chức vụ: chuyên viên Điện thoại: 0613.8222297-8600 Mobile: 0953 490013 Fax: 0613. 825585 E-mail: ngoctu3187@gmail.com Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai 3 Địa chỉ tổ chức: 1597 Phạm Văn Thuận, Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai Địa chỉ nhà riêng:1A/4 đường Trương Định, Kp2, phường Tân Mai, TP. Biên Hòa, Đồng Nai 9 Thư ký đề tài Họ và tên: Lê Thị Thu Nga Ngày, tháng, năm sinh: 22/09/1985 Nam/ Nữ: Nữ Học vị: Cử nhân Chức vụ: Chuyên viên Điện thoại: 0613.8222297-8607 Mobile: 0973 155081 Fax: 0613 825585 E-mail: thunga091985@yahoo.com Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai Địa chỉ tổ chức: 1597 Phạm Văn Thuận, Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai Địa chỉ nhà riêng: 512 Nông Đức 3, Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai 10 Tổ chức chủ trì đề tài Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai Điện thoại: 061 3823 447 Fax: 061. 3825 585 Địa chỉ: 1597 Phạm Văn Thuận, Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Thị Hoàng Tên cơ quan chủ quản Đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai 11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài Công ty TNHH Long Đỉnh (Cung cấp giống và triển khai công nghệ) Địa chỉ: 249/8 Ngô Quyền, P.6, Q.10, TP.HCM Bio-lab: 79 – 81 đường CN11, KCN Tân Bình, Q. Tân Phú, TP.HCM Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Hoàng Quý Châu 4 Email: longdinh@hcm.vnn.vn Điện thoại: 08.38163614 – 08.38163554 12 Các cán bộ thực hiện đề tài (Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nộ i dung chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 ngườ i kể cả chủ nhiệm đề tài) Họ và tên, học hàm học vị Tổ chức công tác Nội dung công việc tham gia Thời gian làm việc cho đề tài (Số tháng quy đổi 2 ) 1 KS. Hoàng Quý Châu Công ty TNHH Long Đỉnh Chủ nhiệm đề tài 36 tháng 2 CN. Ngô Ngọc Tú Trung tâm Ứng dụng CNSH Đồng Nai Đồng Chủ nhiệm đề tài 36 tháng 3 MBA.Lê Thúy Anh Công ty TNHH Long Đỉnh Phối hợp thực hiện 36 tháng 4 KS. Võ Thanh Phụng Trung tâm Ứng dụng CNSH Đồng Nai Phối hợp thực hiện 36 tháng 5 CN. Lâm Thủy Ngân Tuyền Trung tâm Ứng dụng CNSH Đồng Nai Phối hợp thực hiện 24 tháng 6 CN. Lê Thị Thu Nga Trung tâm Ứng dụng CNSH Đồng Nai Phối hợp thực hiện 36 tháng 7 ThS. Trần Thị Thủy Hoa Trung tâm Ứng dụng CNSH Đồng Nai Phối hợp thực hiện 18 tháng 2 Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng 5 8 ThS. Lê Quốc Vương Trung tâm Ứng dụng CNSH Đồng Nai Phối hợp thực hiện 24 tháng 8 KS. Nguyễn Hữu Thạch Trung tâm Ứng dụng CNSH Đồng Nai Phối hợp thực hiện 18 tháng II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 13 Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng - nếu có) 13.1. Mục tiêu chung: Xây dựng mô hình Ứng dụng Công nghệ cao sản xuất lan Hồ điệp khép kín làm điểm cho nông dân tham học tập. Đồng thời cung cấp lan Hồ điệp chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường cây, hoa kiểng. 13.2. Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng quy trình trồng lan Hồ điệp trong nhà màng. - Xây dựng mô hình trồng lan Hồ điệp 1000m 2 , chất lượng cây và hoa cao: to khỏe mạnh, hoa lâu tàn, màu tươi sáng, không bị dị tật, không bị sâu bệnh, với tỉ lệ ra hoa đạt khoảng 60 – 80%. 14 Tình trạng đề tài Mới Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả Kế tiếp nghiên cứu của người khác 15 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của Đề tài 6 15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Đề tài 15.1.1. Công nghệ trồng cây trong nhà màng Thế giới Hiện nay, sản xuất rau và hoa trên thế giới đã được hoàn thiện với trình độ cao. Các công nghệ ứng dụng trong nhà kính, nhà màng càng ngày càng hiện đại với hệ thống điều khiển tự động được lập trình và xử lý qua hệ thống máy tính thông qua các cảm biến (sensor) về nhiệt độ, ẩm độ, EC, pH… Các quốc gia đi đầu lĩnh vực này như Hoa Kỳ, Canada, Hà Lan, Israel, Mexico, Tây Ban Nha, Pháp, Ý và gần đây có các quốc gia Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), Singapore, Thái Lan đã phát triển mạnh việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an toàn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các nước tiên tiến như Hà Lan, Israel, Pháp… đã sản xuất lượng lớn hoa phục vụ xuất khẩu từ các nhà kính, nhà màng như những công xưởng nông nghiệp. Tại đây, tất cả các khâu trong quy trình trồng trọt đều được điều khiển tự động theo lập trình sẵn trong máy vi tính như: điều khiển chế độ chiếu sáng, nhiệt độ, ẩm độ, tưới nước, bón phân, phun thuốc,. … Tại các quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Phillipin… hệ thống nhà màng trồng cây cũng đang được phát triển khá nhanh. Đặc biệt là ở Trung Quốc, cùng với sự phát triển mạnh của các khu NNCNC thì công nghệ trồng cây trong nhà cách ly (nhà kính, nhà màng (che phủ bằng plastic)) cũng được mở rộng. Tuy nhiên, những mẫu nhà kính, nhà màng và hệ thống điều khiển các yếu tố trong nhà kính, nhà màng cũng có những thay đổi nhất định cho phù hợp điều kiện khí hậu từng vùng, trong đó hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động. Riêng vùng Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã hình thành vùng sản xuất hoa khoảng 2.000 ha, hầu hết được trồng trong nhà kính, có hệ thống sưởi ấm về mùa đông và làm mát về mùa hè. Những nhà kính này chủ yếu được điều khiển bán tự động để có chi phí thấp nhất, đảm bảo cho việc sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, những mô hình nhà kính đầu tiên được nhập ở 7 các công ty nước ngoài sau đó cải tiến phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của vùng. Cho đến nay Trung Quốc đã có nhiều công xưởng chuyên sản xuất nhà kính để thoả mãn nhu cầu trong nước đang ngày một tăng. Trong nước Trong nước, trình độ kỹ thuật trồng hoa nói chung đến nay cũng đã có những tiến bộ đáng kể. Gần đây cũng đã xuất hiện nhiều mô hình nhà kính, màng trồng hoa từ đơn giản đến hiện đại tập trung ở các thành phố lớn trong cả nước. Nhà kính có hệ thống điều khiển tự động theo công nghệ Thụy Điển tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. HCM; Nhà màng bán tự động của các nhà đầu tư tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao; Nhà màng có hệ thống điều khiển tự động theo công nghệ Israel ở các Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng; nhà màng trồng hoa của Đà Lạt Hasfarm, sản xuất giống của Công ty Lâm Đài. Những mô hình này bước đầu đã cho thấy những thành công nhất định như nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Việc áp dụng công nghệ này đang trở nên phổ biến tuy nhiên để đánh giá đúng hiệu quả về mặt kinh tế trong đầu tư và nuôi trồng như thế nào để có thể phổ biến cho các hộ nông dân có điều kiện đầu tư thì hầu như chưa có đánh giá một cách khoa học. Tuy nhiên, việc đầu tư nhà kính nhà màng cũng cần phải kết hợp chặt chẽ việc áp dụng các công nghệ mới (vi sinh, hữu cơ vi sinh, enzymes trong chăm sóc cây trồng để giảm thiểu phân bón hóa học và hạn chế tối đa thuốc BVTV) và góp phần giảm giá thành gia tăng an toàn sinh học cho nông sản; Đây là vấn đề nổi cộm trong sản xuất nông nghiệp hiện nay trên thế giới. Việc áp dụng các mô hình này chưa có sự tính toán và nghiên cứu kĩ lưỡng về điều kiện khí hậu thời tiết đặc thù của mỗi địa phương. Sự thành công của các mô hình nhà màng khác nhau khi áp dụng tại Đà Lạt, một phần quan trọng có tính quyết định đó là sự thuận lợi về điều kiện khí hậu thời tiết tại đây. Tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao nhờ việc đúc rút được những bài học từ các địa phương đi trước, cùng với sự chuẩn bị kĩ lưỡng về nhân lực, nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ nên đã tránh được những hạn chế nêu trên. Có thể nói kiểu nhà màng với mái thông gió cố 8 định hiện đang được triển khai tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao là kiểu nhà phù hợp nhất cho vùng khí hậu nhiệt đới tại các tỉnh phía Nam cả về mặt kết cấu, kĩ thuật, cả về mặt kinh tế so với nhiều kiểu nhà màng hiện nay. Cấu trúc nhà theo kiểu này đảm bảo được khả năng thoát nhiệt tốt (khi trời nắng), hạn chế nước mưa tạt thông qua hệ thống thông gió (khi trời mưa); khả năng đối lưu không khí, khả năng thoát ẩm; khả năng chống chịu gió bão; dễ thi công và lắp đặt; đồng thời thể hiện được tính thẩm mỹ cao và hiện đại. Đề tài nghiên cứu sản xuất lan hồ điệp theo công nghệ “Nhà màng nylon có máy lạnh” doTrung tâm Khoa học và Sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh, với giải pháp khoa học kỹ thuật nhằm thúc cho hoa nở theo ý muốn hiệu quả nhất hiện nay. Sử dụng nhà màng nylon kín và máy lạnh để làm chủ nhiệt độ, tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Từ đó, điều khiển cây nở hoa đúng thời điểm. 15.1.2. Tổng quan về cây lan hồ điệp 15.1.2.1. Vị trí phân loại Giới (Kingdom): Plantae (Thực vật) Ngành (Division): Magnoliophyta (Ngọc Lan) Lớp (Class): Liliopsida (Hành) Bộ (Order): Orchidales Họ (Family): Orchidaceae* Họ phụ (Subfamily): Epidendroideae Tông (Tribe): Vandae Tông phụ (Subtribe): Aeridae Nhóm (Alliance): Phalaenopsis Giống (Genus): Phalaenopsis Loài (Species): Phalaenopsis spp (* Orchidoideae: theo hệ thống cũ của R.M.T. Dahlgren và H.T. Clifford, 1982) 9 15.1.2.2. Nguốn gốc và phân bố Lan Hồ Điệp thuộc họ Lan (Orchidaceae) là một họ lớn với ước tính 25.000 đến 35.000 loài, đứng thứ hai sau họ Cúc (Asteraceae). Các giống nguyên thuỷ được tìm thấy trong khu vực nhiệt đới của châu Á và các quần đảo thuộc Thái Bình Dương; ranh giới phân bố phía Tây ở Sri-Lanka và Nam Ấn; phía Bắc là Vân Nam Trung Quốc, Đài Loan; phía Nam là vùng Bắc Australia. Lan Hồ Điệp được tìm thấy vào năm 1750, đầu tiên được ông Rumphius xác định dưới tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linné đổi lại là Epidenndrum amabilis. Chi Phalaenopsis do C.L.Blume phát hiện vào năm 1825. Năm 1887, loại Hồ điệp lai đầu tiên được J.Veitch đăng kí với tên Phalaenopsis hariettiae, từ việc kết hợp giữa Phalaenopsis amabilis với Phalaenopsis violacea. Sau đó, có rất nhiều loài lan lai được tạo ra làm tăng thêm sự đa dạng của Phalaenopsis. Ở Việt Nam, có một số loài lan Hồ điệp rừng như: Phalaenopsis coenu (Hồ điệp dẹp), Phalaenopsis mannii (Hồ điệp ấn), Phalaenopsis parishii (Hồ điệp trung), Phalaenopsis pulcherrima (Hồ điệp nhài), Phalaenopsis chibae, Phalaenopsis fuscata, Phalaenopsis gibbo… Hầu hết đều có hoa nhỏ nhưng màu sắc sặc sỡ và một số có hương thơm độc đáo. 15.1.2.3. Đặc điểm thực vật Lan Hồ điệp rất đa dạng về di truyền nhưng chúng cũng đều có những đặc tính chung về cấu tạo của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.  Cơ quan dinh dưỡng + Thân: Lan Hồ Điệp thuộc nhóm lan đơn thân, gồm một trục chính tạo ra bởi một đỉnh sinh trưởng hoạt động liên tục. Đốt thân ngắn và được bao bọc bởi hai hàng bẹ lá xếp dọc chiều dài thân. + Lá: Lá đơn nguyên, dày, mọng nước, không cuống và có bẹ ôm lấy thân. Hình 10 dạng lá đơn giản (hình elip thuôn hoặc hình lưỡi mác) với màu xanh đơn thuần hoặc tạp sắc. Một cây có từ 3 – 15 lá nhưng chỉ có 4 – 5 lá trên cùng còn tăng trưởng kích thước. Lá mang đặc tính của thực vật CAM (1) . + Rễ: Rễ bất định, khí sinh , mọc từ gốc thân xuyên qua bẹ lá. Rễ phát triển mạnh, đỉnh màu xanh lục, xung quanh rễ có một màng xốp bao bọc. Lớp xốp này dễ dàng hấp thu nước và các chất dinh dưỡng cho cây, đồng thời, còn đóng vai trò đặc biệt trong việc giữ nước cũng như ngăn chặn ánh sáng mặt trời gay gắt. Số lượng rễ khá nhiều, rễ to và hơi dẹp tạo thành một vành đai để tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.  Cơ quan sinh sản + Hoa: Phát hoa hình thành ở nách lá (thường là một phát hoa vài giống có thể có 2 – 3 phát hoa, tùy thuộc vào sức sống của cây và kỹ thuật chăm sóc). Hoa mọc thành cụm, lưỡng tính, đối xứng hai bên. Bao hoa dạng cánh rời nhau, xếp thành hai vòng: ba mảnh vòng ngoài và hai mảnh vòng trong bé hơn, mảnh thứ ba có hình dạnh và màu sắc khác hẳn gọi là cánh môi. Gốc cánh môi thường kéo dài ra, chứa tuyến mật. Nhị và nhuỵ dính liền thành một cột. Hạt phấn thường dính lại thành khối phấn, có chuôi và gót dính ở phía dưới. Hai khối phấn ngăn cách nhau bởi trung đới. Bộ nhuỵ gồm ba lá noãn, dính nhau thành bầu dưới, mang nhiều noãn , đính bên. Trung bình một phát hoa có từ 6 – 15 hoa. Độ bền của hoa khoảng 2 tháng. + Quả: Quả của lan hồ điệp thuộc loại quả nang, mở bằng 03 khe nứt dọc theo hai bên đường của giá noãn. Quả lan chứa rất nhiều hạt. Hạt cần trải qua 130 – 150 ngày để thành hạt trưởng thành, và nở sau 90 ngày. 15.1.2.4. Đi ề u ki ệ n nuôi tr ồ ng Việc trồng và chăm sóc lan Hồ điệp gặp rất nhiều khó khăn, để có được những cây khoẻ mạnh, cho hoa đẹp cần phải tốn nhiều công sức và thời gian chăm sóc, vì vậy việc tìm hiểu điều kiện sống phù hợp của giống lan này là điều cần thiết để có 1 (CAM là từ viết tắt của Crassulacean Acid Metabolism (trao đổi chất axít họ Crassulacea), là một kiểu cố định cacbon phức tạp trong một số thực vật quang hợp.) [...]... “khó tính” như vậy nên nếu trồng trong điều kiện tự nhiên thì không thể đảm bảo cho hoa sinh trưởng tốt được Để phần nào giải quyết được những vấn đề đó, đề tài Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lan Hồ điệp tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai là cần thiết 15 Đề tài đầu tư xây dựng mô hình nhà màng với nylon kín và máy lạnh nhằm mục đích đáp ứng được tính thực tiễn và điều... ứng cho thị trường trong tỉnh cũng như các tỉnh, thành phố lân cận và hướng tới xuất khẩu Đề tài góp phần bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; tạo cơ sở cho việc xây dựng mô hình sản xuất lan năng suất cao, ổn định chất lượng và chủ động được thời vụ thu hoạch hoa Kết quả ứng dụng được mô hình sản xuất lan ứng dụng công nghệ cao theo hướng công. .. Đề tài sau khi kết thúc sẽ được Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học Đồng Nai tiếp tục duy trì sản xuất lan Hồ điệp Từ trên cơ sở đó sẽ tạo nguồn thu cho Trung tâm 25.3 Đối với kinh tế - xã hội và môi trường Xây dựng mô hình thử nghiệm các giống lan Hồ điệp tại Đồng Nai sẽ là mô hình thử nghiệm để đánh giá lại khả năng thích nghi của các giống hoa lan Hồ điệp đã được trồng có hiệu quả Là địa điểm... cây lan Hồ 10/2014 Trung tâm ƯD Hồ điệp trong nhà màng điệp trong điều CNSH thể phù hợp với cây lan kiện nhà màng 4 Đồng Nai Nội dung 4: Thí nghiệm Xác định được 10/2013 Cty TNHH về tác động của thành thành phần phân bón qua lá đến sự sinh trưởng và phân bón qua lá 10/2014 Trung tâm ƯD phù hợp cho sự CNSH phát triển của cây lan sinh trưởng và Hồ điệp phát triển cây lan phần Hồ đến Long Đỉnh Đồng Nai điệp. .. các giống hoa lan bán ra Tại Mỹ, Úc, giá thị trường của lan Hồ điệp dao động từ 10 USD cho cây con và 13 80 USD cho cây có hoa đã được trang trí Một cây lan Hồ điệp loại trung bình có giá thường gặp 25 USD, cho thấy lợi nhuận có thể thu về từ việc xuất khẩu lan Hồ điệp là rất lớn Đối với những Lan hồ điệp có vẻ đẹp lộng lẫy, đặc trưng, giá thị trường có thể lên đến > 200 USD/cây Giá lan Hồ điệp trên thị... triển của một số giống lan Hồ điệp đưa vào mô hình; xác định các giống hoa có năng suất và màu sắc hoa phù hợp với điều kiện tỉnh Đồng Nai 2.1 Mục tiêu Xác định một số giống lan sinh trưởng, phát triển tốt, cây lan con sau 18 -20 tháng bắt đầu ra hoa Từ đó, chọn ra những giống lan Hồ điệp thích hợp đưa vào sản xuất và nhân rộng trong mô hình nhà màng tại Đồng Nai 2.2 Vật liệu nghiên cứu và dụng cụ -... có thể đưa sản phẩm ra thị trường) Hiện nay giá lan Hồ điệp từ Bảo Lôc, Trung Quốc, Đài Loan có mặt tại TP.HCM với giá rất cao > 120 đồng/ cây ra hoa Thí nghiệm quy mô nhỏ chỉ phục vụ trong tỉnh Với quy mô lớn hơn > 2 ha, yêu cầu tiêu thụ tại TP.HCM và xuất khẩu mới đặt ra 23.2 Khả năng về ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh (Khả năng cạnh tranh về giá thành và chất lượng sản phẩm)... thế giới 14 trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng tiếp cận và triển khai ứng dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp Đồng Nai là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có tốc độ đô thị hóa nhanh Vì vậy, phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao là sự lựa chọn phù hợp nhất Tỉnh Đồng Nai có diện tích tự nhiên 590.216 ha, trong đó diện... học hỏi và chuyển giao quy trình canh tác hoa tại địa bàn Đồng Nai Mô hình sẽ là nơi cung cấp một lượng cây giống khá lớn và hoa cắt cành, hoa trồng chậu cho tỉnh Đồng Nai và các tỉnh, thành phố trên cả nước - Hiệu quả kinh tế: Việc xây dựng mô hình trồng lan Hồ điệp trên diện rộng với việc áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật: chọn giống tốt năng suất cao, hoa đẹp, phù hợp với thị trường, sử dụng... tính ứng dụng 24 cao Đồng thời có đưa thêm các giống mới vào cơ cấu giống thử nghiệm để xác định các giống hoa có năng suất hoa và màu sắc hoa phù hợp với nhu cầu thị trường, sâu bệnh hại Trên cơ sở đó chọn ra những giống đưa vào sản xuất và nhân rộng mô hình tại Đồng Nai với các vùng sinh thái tương tự mà từ trước đến nay chưa có nghiên cứu chính thức nào về tính thích nghi các giống lan Hồ Điệp tại Đồng . Magnoliophyta (Ngọc Lan) Lớp (Class): Liliopsida (Hành) Bộ (Order): Orchidales Họ (Family): Orchidaceae* Họ phụ (Subfamily): Epidendroideae Tông (Tribe): Vandae Tông phụ (Subtribe): Aeridae. (Alliance): Phalaenopsis Giống (Genus): Phalaenopsis Loài (Species): Phalaenopsis spp (* Orchidoideae: theo hệ thống cũ của R.M.T. Dahlgren và H.T. Clifford, 1982) 9 15.1.2.2. Nguốn gốc. tiên được ông Rumphius xác định dưới tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linné đổi lại là Epidenndrum amabilis. Chi Phalaenopsis do C.L.Blume phát hiện vào năm 1825. Năm 1887, loại Hồ điệp

Ngày đăng: 06/11/2014, 14:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan