mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp

37 802 1
mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường thất nghiệp và lạm phát là vấn đề quan tâm đặc biệt không chỉ với những nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô mà còn là mối quan tâm rất lớn của người dân bởi tầm quan trọng của nó, và điều này ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập việc làm và đời sống của mọi tầng lớp trong xã hội. Có thể nói lạm phát và thất nghiệp là thước đo thành tựu của một nền kinh tế của một quốc gia. Lạm phát và thất nghiệp nếu ở chừng mực vừa phải và phát huy tác dụng tích cực là nhân tố giúp cho ổn định và phát triển kinh tế, trái lại nó sẽ gây đình đốn trong sản xuất. Ở Việt Nam vào những năm 1989 cho thấy tình trạng lạm phát rất nghiêm trọng và nghiêm trọng hơn với mức tăng giá 3 chữ số, năm cao nhất đạt chỉ số giá 557% vượt qua lạm phát phi mã với chỉ số trên tác hại và biểu hiện của nó không kém gì siêu lạm phát cũng có thể nói là siêu lạm phát. Đời sống nhân dân khổ cực khó khăn, hàng hoá ngày càng khan hiếm giá cả đắt đỏ, thị trường rối loạn. Sau năm 1989 với quyết tâm của Đảng và Chính phủ với những đổi mới tích cực trong hệ thống kinh tế như hệ thống ngân hàng và những thay đổi của chính sách tiền tệ. Chúng ta đã có những bước đầu thành công không những kiềm chế lạm phát ở mức thấp mà vẫn đảm bảo ổn định kinh tế cao giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, đây chỉ mới là những thành công bước đầu chưa ổn định. Trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta còn non yếu cho việc nghiên cứu về lạm phát và thất nghiệp cũng như mối quan hệ giữa chúng trở thành điều hết sức quan trọng. Từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn qua đường cong Philips của A.William Phillips đến mối quan hệ giữa chúng trong dài hạn ở Việt Nam sẽ diễn biến như thế nào để có thể nhận định một cách đúng đắn bản chất thật của mối quan hệ này. Qua đó giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý và kịp thời để giải quyết khó khăn không chỉ trong ngắn hạn mà có thể duy trì lâu dài nền kinh tế bền vững. Vì những lí do trên mà nhóm 3-DHTN7TH đã chọn đề tài “Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp” để tìm hiểu. Nhóm đã có rất nhiều cố gắng để hoàn thành bài tiểu luận này nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót mong sẽ được sự góp ý của thầy Nguyễn Dụng Tuấn và các bạn để bài tiểu luận của nhóm 3 được hoàn chỉnh hơn. Chúng em chân thành cảm ơn! PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Lạm phát 1.1. Khái niệm -Lạm phát là tình trạng mức giá chung tăng lên (trong một thời gian nhất định). -Hay đó là tình trạng phát hành tiền quá mức. -Giảm phát là tình trạng mức giá chung giảm xuống theo thời gian (Sự phát hành tiền tệ không đủ mức cần cho lưu thông hàng hóa). 1.2.Các thước đo lạm phát. 1.2.1.Chỉ số giá: -Mức giá chung là mức giá trung bình của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ. Mức giá đó được đo bằng chỉ số giá. -Chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Consumer Price Index) phản ánh sự biến động giá cả của một giỏ hàng hoá và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của xã hội. Công thức tính có thể viết như sau: I p = ∑ i p .d Trong đo: I p - chỉ số giá chung (có thể viết là CPI) i p - chỉ số giá cả từng loại hàng. d- tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại, nhóm hàng trong giỏ ( d=1 Nó phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội). 1.2.2.Tỷ lệ lạm phát -Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mô và sự biến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát: -Tỷ lệ lạm phát được tính như sau: Trong đó : g p (nL) - tỷ lệ lạm phát (%) I p1 - chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu. I p0 - chỉ số giá cả thời kỳ trước đó được chọn làm gốc để so sánh 1.3. Phân loại lạm phát 1.3.1.Căn cứ quy mô lạm phát -Lạm phát vừa phải (một chữ số): tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Giá tăng chậm, đồng tiền tương đối ổn định. gp I p1 I p0 = x100- 1) ( -Lạm phát phi mã( ba chữ số): tỷ lệ 10% - 999%. Khi lạm phát phi mã ở mức cao thì tiền mất giá nhanh, gây tác động không tốt đối với sản xuất và đời sống. -Siêu lạm phát (trên ba chữ số): từ 1000% trở lên. Loại này gây tác hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế. 1.3.2.Căn cứ vào thời gian lạm phát. - Lạm phát kinh niên thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát đến 50% một năm. - Lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm, với tỷ lệ lạm phát trên 50% một năm. - Siêu lạm phát kéo dài trên 1 năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm. 1.3.3.Căn cứ vào nguyên nhân lạm phát. -Lạm phát do cầu -Lạm phát do cung -Lạm phát do tiền -Lạm phát dự kiến -Lạm phát do nhập khẩu quá nhiều. 1.4.Tác hại của lạm phát .  Sản lượng và việc làm: Đi đôi với tăng giá, sản lượng quốc dân cũng thay đổi theo có thể tăng hoặc giảm ,cũng có khi không thay đổi .  Phân phối lại thu nhập  Giữa người cho vay và người vay.  Giữa người hưởng lương và trả lương.  Giữa người mua và bán các loại cổ phiếu.  Giữa chính phủ với dân chúng.  Thay đổi cơ cấu kinh tế Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế, đặc biệt khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của giá cả tương đối. Trong trường hợp đó sẽ có những doanh nghiệp, ngành nghề có thể phất lên, trái lại cũng không ít doanh nghiệp và ngành nghề đi đến suy sụp thậm chí phá sản.  Nền kinh tế kém hiệu quả  Lạm phát làm sai lệch tín hiệu giá  Mất nhiều thời gian và sức lực đối phó lạm phát  Chi phí thực đơn  Rối loạn thị trường vốn, biến dạng đầu tư  Giảm năng lực cạnh tranh hàng hóa trong nước 1.5. Các nguyên nhân gây ra lạm phát. Phần này đề cập đến một số lý thuyết và quan điểm nhằm lý giải những nguyên nhân gây ra và duy trì, thúc đẩy lạm phát. 1.5.1. Lạm phát cầu kéo. Diễn ra khi tổng cầu tăng, đường tổng cầu theo giá dịch chuyển sang bên phải. Trong thực tế, khi xảy ra LP cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hoá.Kết quả là nền kinh tế sảy ra lạm phát và có tăng trưởng.lạm phát và tăng trưởng cùng chiều. 1.5.2.Lạm phát do cung (lạm phát do chi phí đẩy) Nguyên nhân dẫn đến lạm phát này là do chi phí sản xuất trong nền kinh tế gia tăng và năng lực quốc gia bị giảm sút. Đồ thị minh họa : Hình 1: Do chi phí sản xuất Hình 2: Do năng lực quốc gia • Do chi phí sản xuất tăng lên : AS s dịch chuyển sang trái kết quả gây ra lạm phát vừa bị suy giảm kinh tế .Lạm phát và thất nghiệp có quan hệ cùng chiều (hình 1) • Năng lực quốc gia giảm, có thể do giảm sút nguồn nhân lực, nguồn vốn; do sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên; do chiến tranh hay thiên tai nghiêm trọng. Tác động này làm AS và AS L dịch sang trái cùng với mức giảm của sản lượng tiềm năng .( hình 2) AS L AS S E1 P Y Y1=Y* P 1 AD1 AD2 Y2 E2 P 2 Lạm phát Tóm lại, cả 2 trường hợp lạm phát do dịch chuyển đường cung lên trên hoặc sang trái, mặc dù cơ chế tác động hơi khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng giống nhau: nền kinh tế vừa bị lạm phát, vừa bị sụt giảm sản lượng. Tình trạng này thường được gọi là lạm phát đình đốn. Mức độ lạm phát và đình đốn sản xuất nhiều hay ít phụ thuộc vào độ dốc đường AD. Nếu AD càng dốc đứng thì tỷ lệ lạm phát càng cao, càng nằm ngang thì sự đình đốn sản xuất càng trầm trọng. 1.5.3.Lạm phát dự kiến Là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai. Giá cả trong trường hợp này tăng đều với một tỷ lệ tương đối ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ, vì mọi người đã có thể dự tính trước mức độ của nó nên được gọi là lạm phát dự kiến. Cho thấy lạm phát dự kiến xảy ra như thế nào. Đó là đường AD và đường AS dịch chuyển lên trên cùng một tốc độ. Vì lạm phát đã được dự kiến nên chi phí sản xuất (kể cả tiền lương) và cả nhu cầu chi tiêu cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ lạm phát . Như vậy, sản lượng vẫn giữ nguyên nhưng giá cả đã tăng lên theo dự kiến. Tỷ lệ lạm phát dự kiến một khi đã hình thành thì trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian. Chỉ khi những cú sốc mới trong nền kinh tế (có thể từ trong nước hoặc từ nước ngoài) sẽ đẩy lạm phát khỏi trạng thái này. 1.5.4.Lạm phát do tiền tệ. -Lượng tiền phát hành quá nhiều trong lưu thông gâ y ra mất cân đối giữa cung tiền và cầu tiền Trong chương 5 nghiên cứu lý thuyết số lượng tiền tệ và đã biết đẳng thức (M/P) = LP (i,Y) khi thị trường tiền tệ cân bằng. Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (Y) đạt mức cân bằng, nghĩa là (i) và (Y) là ổn định (Y đạt tiềm năng = Y P ), cầu tiền thực tế là không đổi và do vậy M/P cũng sẽ không thay đổi. Điều đó có nghĩa là nếu lượng cung tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả (P) cũng tăng với tỷ lệ tương ứng, nói cách khác tỷ lệ lạm phát sẽ bằng tỷ lệ tăng tiền. Như vậy, lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. 1.5.5. Lạm phát do nhập khẩu quá nhiều . ASL AS S1 E 2 P Y Y * P1 0 AD 1 E1 P 3 =1,05P 2 =P 2 AS S2 E 3 AS S3 AD 3 AD 2 P 2 =1,05P 1 Do nhu cầu nhập khẩu tăng dẫn đến cầu ngoại tệ tăng >giá ngoại tệ tăng >cầu tiền nội tệ nhiều tiền hơn. 1.6. Biện pháp kiềm chế lạm phát:  Lạm phát do cầu kéo (tác động lên cầu):  Thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thu hẹp  Giảm chi ngân sách  Phát hành công trái, tung vàng, ngoại tệ ra bán  Lạm phát do chi phí đẩy (tác động lên cung):  Khai thông các nguồn lực trong nước  Thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh tự do và bình đẳng  Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất II.THẤT NGHIỆP. 2.1. Khái niệm . - Một người được coi là thất nghiệp khi : + Trong độ tuổi lao động +Có khả năng ,có nhu cầu lao động +Không tìm được việc làm, việc làm không ổn định. -Lực lượng lao động là tổng của số người có việc làm và số người thất nghiệp. 2.2. Các chỉ tiêu thể hiện tình trạng thất nghiệp 2.2.1.Số người thất nghiệp Được tính theo 2 cách: - Thống kê theo các dấu hiệu thất nghiệp Dân số Lực lượng lao động Có việc Thất nghiệp Ngoài lực lượng lao động ("ốm đau, nội trợ, Ngoài độ tuổi lao động - Tính từ lực lượng lao động xã hội và người có việc làm: Số người thất nghiệp = Tổng lực lượng lao động xã hội – số người trong danh sách lao động của các đơn vị lao động 2.2.2. Tỷ lệ thất nghiệp Để đo lường mức thất nghiệp trong nền kinh tế chúng ta sử dụng chỉ tiêu “ tỷ lệ thất nghiệp”: Tỷ lệ thất nghiệp(%) = Số người thất nghiệp nghiệp Lực lượng lao động x100 2.2.3. Thời gian thất nghiệp Thời gian thất nghiệp bao giờ cũng được hiểu là thời gian trung bình, được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. 2.2.4. Tần số thất nghiệp -Là số lần trung bình 1 người lao động bị thất nghiệp trong 1 thời kỳ nhất định (ví dụ: 1 năm bị thất nghiệp 3 lần). -Tần số thất nghiệp phụ thuộc vào: + Sự thay đổi nhu cầu lao động của các doanh nghiệp. + Sự gia tăng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động. Trong ngắn hạn,khi tổng cầu không đổi mà có sự biến động về cơ cấu của nó và khi có tỷ lệ tăng dân số cao thì tần số thất nghiệp bị đẩy lên nhanh.Tần số thất nghiệp lớn, nghĩa là thường xuyên có số thất nghiệp nhiều, tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao. 2.3. Phân loại thất nghiệp và các loại thất nghiệp 2.3.1. Phân theo đặc tính của người thất nghiệp Phân theo các tiêu chí sau đây: - Tiêu chí tuổi tác. - Tiêu chí giới tính. - Tiêu chí ngành nghề. - Tiêu chí lãnh thổ. - Tiêu chí dân tộc. 2.3.2. Phân loại theo lý do thất nghiệp - Bỏ việc - Mất việc - Chưa có việc - Ngoại lệ 2.3.3. Phân loại theo tính chất của thất nghiệp a. Thất nghiệp tạm thời Loại này chủ yếu bao gồm những người đang đi tìm việc, xuất thân từ thành phần bỏ việc cũ tìm việc mới, hoặc từ thành phần mới gia nhập hay tái nhập lực lượng lao động. b. Thất nghiệp cơ cấu (gọi là thất nghiệp bất tương xứng). Xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu về lao động. Đây là loại thất nghiệp gắn với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung trên thị trường lao động.Sự mất cân đối này có thể xảy ra do 2 nguyên nhân: thiếu kĩ năng và khác biệt về nơi cư trú…. c. Thất nghiệp chu kỳ (còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu, thất nghiệp theo thuyết Keynes). Là loại thất nghiệp được tạo ra bởi tình trạng suy thoái nền kinh tế, sản lượng tụt xuống thấp hơn số lượng thất nghiệp. Do tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ sụt giảm, buộc các doanh nghiệp phải sản xuất ít hơn, thậm chí có khi phải đóng cửa. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải sa thải công nhân, tạo nên thất nghiệp hàng loạt. Đặc điểm cơ bản để phần biệt thất nghiệp chu kỳ với các loại thất nghiệp khác là mức thất nghiệp gần như ở khắp mọi nơi. d. Thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển Xảy ra khi các yếu tố ngoài thị trường gây ra, khi tiền công được ấn định cao hơn mức tiền công cân bằng. Do sự không linh hoạt của tiền lương chủ yếu do việc quy định mức lương tối thiểu của người lao động. 2.3.4.Phụ thuộc vào mối quan hệ cung - cầu lao động. a) Thất nghiệp tự nguyện Chỉ những người "tự nguyện" không muốn làm việc, do việc làm và mức lương tương ứng chưa hoà hợp với mong muốn của mình. b.Thất nghiệp không tự nguyện Là thất nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi tổng cầu sụt giảm, sản xuất bị đình trệ, mất việc,…. 2.3.5.Thất nghiệp tự nhiên. Là loại thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng. 2.4. Tác hại của thất nghiệp * Đối với cá nhân người lao động:  Giảm thu nhập.  Kỹ năng, chuyên môn mai một.  Hạnh phúc gia đình bị đe dọa. * Đối với xã hội.  Sản lượng nền kinh tế giảm sút.  Chính phủ phải tăng chi tiêu cho trợ cấp.  Tệ nạn xã hội, tội phạm gia tăng. 2.5. Nguyên nhân của thất nghiệp  Tìm kiếm việc làm  Luật tiền lương tối thiểu.  Công đoàn.  Tiền lương hiệu quả.  Sức khỏe công nhân.  Sự luân chuyển nhân công.  Sự nỗ lực của công nhân  Chất lượng công nhân. 2.6.Biện pháp giảm thất nghiệp.  Đối với thất nghiệp chu kỳ:  Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng  Thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng  Cuối cùng tăng Tổng cầu.  Đối với thất nghiệp tự nhiên:  Phát triển thị trường lao động ,tăng cường hoạt động dịch vụ và giới thiệu việc làm.  Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực.  Tạo thuận lợi trong việc cư trú,di cư lao động.  Chuyển dịch CCKT nông nghiệp và nông thôn,khuyến khích đầu tư tư nhân.  Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp.  Giảm thuế suất biên đối với thu nhập. III. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Khi nói đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, các nhà kinh tế thường đề cập đến khái niệm “đánh đổi”. Đánh đổi có nghĩa là được cái này mất cái kia, chọn cái này phải bỏ cái kia. A.W. Phillips đã phát hiện ra rằng thất nghiệp giảm thì lương có khuynh hướng tăng, lương tăng sẽ làm tăng giá. Như vậy, thất nghiệp giảm sẽ kéo theo tình trạng lạm phát tăng. Phát hiện này đã dẫn đến một luận điểm cho rằng giữa lạm phát và thất nghiệp có sự đánh đổi với nhau. Vậy thì sự đánh đổi này được thể hiện như thế nào? Có phải luôn xảy ra tình trạng đánh đổi không? 3.1. Đường Phillips ban đầu. Dựa vào kết quả thực nghiệm nhiều năm về tiền lương, giá cả, thất nghiệp ở Anh ra đời đường Phillips ban đầu. Đường này cho thấy mối quan hệ nghịch giữa thất nghiệp và lạm phát và nó cũng phù hợp với thực tế kinh tế nhiều nước Tây Âu thời kỳ những năm 50. Tức là có sự “đánh đổi” giữa lạm phát và thất nghiệp. Đường Phillips được xây dựng hoàn chỉnh và có dạng như sau: Gp = - ε (u - u * ) (*) Trong đó: gp - tỷ lệ lạm phát. U - tỷ lệ thất nghiệp thực tế. U * - tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. ε - độ dốc đường Phillips. Đường này cho thấy những đặc điểm sau đây (hình a): - Lạm phát bằng không khi thất nghiệp thực tế bằng tỷ lệ tự nhiên. - Khi thất nghiệp thực tế thấp hơn thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát xảy ra. - Độ dốc ε càng lớn thì một sự tăng, giảm nhỏ của thất nghiệp sẽ gây ra sự tăng, giảm đáng kể về lạm phát. Độ lớn của ε phản ánh sự phản ứng của tiền lương. Nếu tiền lương có độ phản ứng mạnh thì ε lớn, nếu có tính ì cao thì ε nhỏ (đường Phillips sẽ xoay ngang). Nếu đường Phillips gần như nằm ngang thì lạm phát phản ứng rất kém với thất nghiệp. Đồ thị: Đường Phillips gợi cho những người làm chính sách lựa chọn các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khoá và tiền tệ. 3.2. Đường Phillips mở rộng. Thực tế ngày nay giá cả đã không hạ xuống theo thời gian do có lạm phát dự kiến, vì thế đường Phillips đã được mở rộng thêm bằng việc bao gồm cả tỷ lệ lạm phát dự kiến và có dạng như sau: Gp = gp e - ε (u-u * ) (**) Gp e là tỷ lệ lạm phát dự kiến. AS L1 AS L2 L A S S 1 E 1 P Y Y 1 P 1 A D Y 2 E 2 P 2 A S S 2 Hình c: Năng lực quốc gia giảm AS L AS S1 E 1 P Y Y 1 P 1 A D Y 2 Hình b: Chi phí sản xuất tăng E2 P 2 AS S 2 F Đồ thị: [...]... doanh nghiệp là rất quan trọng 2.3.2 Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam trong ngắn hạn Như những nhìn nhận chung về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam, có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn ở Việt Nam, nhưng nếu do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng của giá cả năng lượng như dầu mỏ thì hầu như lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ. .. tài khoá và tiền tệ Đó là cơ sở để xây dựng đường Phillips dài hạn: 0= - ε (u-u*) Hay: u = u* Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (xét trong dài hạn) cho dù tỷ lệ lạm phát thay đổi như thế nào Vậy trong dài hạn lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau PHẦN II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM I Đôi nét tình hình lạm phát và thất nghiệp trên... trưởng kinh tế sẽ thấp và tỷ lệ thất nghiệp lại gia tăng do ảnh hưởng của các chính sách này và ngược lại Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Tỉ lệ lạm phát (%) 12.60 19.89 6.52 11.75 18.58 Tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị (%) 4.64 4.65 4.60 4.29 3.60 Bảng 3: Thống kê tình hình lạm phát và thất nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 20082011 Biểu đồ 7: Mối liên hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Năm 2007, cuộc khủng... những giai đoạn này, mặc dù tỷ lệ lạm phát gia tăng nhanh nhưng nền kinh tế cũng sụt giảm nhanh và tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng cao qua các năm Việc đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp hầu như phụ thuộc rất lớn vào yếu tố bên trong, mà quan trọng đó là các chính sách vĩ mô phát triển kinh tế của Nhà nước Để cắt giảm lạm phát nhanh chóng, đưa lạm phát về mức hợp lý cho sự phát triển kinh tế Nhà nước thực... III: NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 3.1 Nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam Chúng ta biết rằng lạm phát là mức tăng giá chung của cả nền kinh tế Nguyên nhân gây ra lạm phát có thể là từ bên ngoài (khách quan) hay những vấn đề nội tại của nền kinh tế (nguyên nhân chủ quan) , nhưng căn nguyên của lạm phát Việt Nam chính là yếu tố tiền tệ 3.1.1 Lạm phát do yếu tố... lên) sẽ đẩy chi phí sản xuất và giá cả lên, sản lượng và việc làm giảm xuống Như vậy, cả thất nghiệp và lạm phát tăng lên - không có sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát trong ngắn hạn - đó là thời kỳ đình trệ Đồ thị: gp PC1 u u* PC2 Hình b: Đường Phillips mở rộng 3.3 Đường Phillips dài hạn (LPC) Trong ngắn hạn, tỷ lệ thất nghiệp thực tế có thể không bằng tỷ lệ thất nghiệp dự kiến, nhưng trong dài... tài chính diễn ra ở Mỹ và sau đó lan rộng ra toàn thế giới và Việt Nam cũng không năm ngoài khu vực trên Trong ba năm từ 20072009, dường như không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp Từ năm 2010 cho đến nay thì lại thay đổi theo hướng lạm phát giảm thì thất nghiệp tăng, điều này đúng với giả thuyết về đường cong Phillips trong ngắn hạn 2.3.3 Tác động của lạm phát và thất nghiệp đối với nền kinh... tăng và thất nghiệp giảm Nếu không có sự tác động của các chính sách thì vì giá tăng lên thì ms r⇓ (do msr =msn/p), lãi suất tăng lên và ad dần dần được điều chỉnh trở lại mức ban đầu ⇒ lạm phát và thất nghiệp sẽ quay trở về trạng thái ban đầu Nhưng khi lạm phát đã được dự kiến, tiền lương và các chi phí khác cũng được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát nên giá cả dừng lại ở tỷ lệ dự kiến và thất nghiệp. .. khi thất nghiệp thực tế bằng thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát bằng tỉ lệ dự kiến Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn thất nghiệp tự nhiên thì tỷ lệ lạm phát thấp hơn tỷ lệ dự kiến Đường này gọi là đường Phillips ngắn hạn ứng với thời kỳ mà tỷ lệ lạm phát dự kiến chưa thay đổi Trong thời kỳ này nếu có những cú sốc cầu, giả sử tổng cầu tăng lên nhanh, nền kinh tế đi dọc đường Phillips lên phía trên, lạm phát. .. tăng trưởng khá nhanh Năm 2007 12.6 Tỉ lệ lạm phát 0 Tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 4.64 Tăng trưởng kinh tế 8.64 2008 200 9 19.89 6.52 4.65 4.60 6.32 5.32 2010 2011 11.75 18.58 4.29 3.60 6.78 5.89 Bảng4: Thống kê tình hình lạm phát, thất nghiệp và tăng trưởng GDP Việt Nam(2007-2011) (Đơn vị: %) Biểu đồ 8: Mối quan hệ của lạm phát và thất nghiệp đến tăng trưởng GDP Việt Nam Biểu đồ: Tăng trưởng . nhân.  Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp.  Giảm thuế suất biên đối với thu nhập. III. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Khi nói đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, các nhà kinh tế. cho việc nghiên cứu về lạm phát và thất nghiệp cũng như mối quan hệ giữa chúng trở thành điều hết sức quan trọng. Từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn qua. bộ phận doanh nghiệp là rất quan trọng. 2.3.2. Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam trong ngắn hạn. Như những nhìn nhận chung về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt

Ngày đăng: 05/11/2014, 23:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2.Các thước đo lạm phát.

  • 1.3. Phân loại lạm phát

  • 1.4.Tác hại của lạm phát .

  • 1.5. Các nguyên nhân gây ra lạm phát.

  • II.THẤT NGHIỆP.

  • 2.1. Khái niệm .

  • 2.2. Các chỉ tiêu thể hiện tình trạng thất nghiệp

    • 3.1. Đường Phillips ban đầu.

    • 3.2. Đường Phillips mở rộng.

    • 3.3. Đường Phillips dài hạn (LPC)

    • 2.3.1.Đánh giá tổng quan giai đoạn 2008 - 2011

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan