văn hóa dân gian korea qua truyện cổ tích báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên

84 1.8K 3
văn hóa dân gian korea qua truyện cổ tích báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3 3.1 Mục tiêu nghiên cứu: 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu: 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Những đóng góp của đề tài 4 6. Cấu trúc: 4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 Chương 1 5 TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN CỔ TÍCH KOREA 5 1.1 Truyện cổ tích- đối tượng nghiên cứu khoa học hấp dẫn 5 1.2 Đặc điểm truyện cổ tích Korea 6 1.3 Về nghệ thuật truyện cổ tích Korea 11 Chương 2 12 VĂN HÓA DÂN GIAN KOREA 12 2.1 Định nghĩa “Văn hóa” và “Văn hóa dân gian” 12 2.2 Đôi nét về văn hóa dân gian Korea 16 Chương 3 20 TRUYỆN CỔ TÍCH KOREA - BỨC TRANH VỀ VĂN HÓA DÂN GIAN 20 3.1 Tín ngưỡng-tôn giáo 20 3.1.1 Tín ngưỡng “vạn vật hữu linh” 20 3.1.2 Tín ngưỡng thờ ông Trời 22 3.1.3 Tín ngưỡng thờ thần Núi 25 3.1.4 Ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đến đời sống tâm linh của người Hàn 27 3.2 Phong tục-tập quán 37 3.2.1 Phong tục hôn nhân 37 3.2.2 Phong tục tang ma 41 3.2.3 Phong tục thờ cúng tổ tiên 43 3.2.4 Phong tục xem phong thủy 46 3.2.5 Phong tục ăn uống 48 3.3 Lễ hội dân gian - Trò chơi dân gian 53 3.3.1 Lễ hội “Cúng Phật” 54 3.3.2 Lễ hội “Múa mặt nạ” 56 3.3.3. Lễ hội “Nhân sâm Kumsan” 58 3.4 Những câu chuyện về động vật 63 Chương 4 67 TÍNH NHÂN VĂN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA DÂN TỘC HÀN 67 4.1 Quan niệm về „tính nhân văn” 67 4.2 Tính nhân văn trong truyện cổ tích Hàn Quốc 69 KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia đồng văn- đồng chủng trong khu vực Đông Á. Từ đầu thế kỷ XIII, Hoàng tử Đại Việt triều Lý là Lý Long Tường do một nguyên cơ đã phiêu bạt tới bán đảo Triều Tiên, đất lành chim đậu đã định cư tại Hoa Sơn- Triều Tiên, mở đầu cho mối quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc. Trong các thế kỷ XVI-XVIII, sứ thần hai nước Đại Việt- Cao Ly cũng đã có những cuộc tao ngộ đầy ý nghĩa ở Trung Quốc, góp phần cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc. Đặc biệt, mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 22/12/1992. Trong gần hai thập niên qua, quan hệ hai nước không ngừng củng cố và phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục… Mối quan hệ Hàn Việt còn biết đến là mối quan hệ của sự tương đồng về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán và các ngày lễ. Đã có khá nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam dành nhiều công sức cho việc tìm hiểu mối quan hệ văn hóa giữa hai dân tộc Việt- Hàn. Tuy nhiên về vấn đề “văn hóa dân gian của người Hàn” dường như vẫn còn ít quan tâm. Vì vậy, việc tìm hiểu về“văn hóa dân gian của người Hàn” sẽ mang lại một nhận thức hoàn chỉnh hơn về bức tranh văn hóa Hàn Quốc và cũng có thể coi là một điều hết sức cần thiết để thắt chặt hơn mối quan hệ Việt - Hàn mỗi ngày một thêm vững chắc. Trong thời đại ngày nay, việc tìm hiểu về vấn đề văn hóa dân gian của một quốc gia có nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc sẽ rất khó khăn. Vì vậy mà người viết đã mượn những câu chuyện cổ tích ngày xưa để tìm hiểu và khám phá ra những bí ẩn của văn hóa dân gian của một dân tộc. Trong di sản văn hóa của nhân loại, truyện cổ tích chiếm một vị trí độc đáo và có lẽ là loại nghệ thuật ngôn từ được nhiều người biết đến nhất. Truyện cổ tích quen thuộc đối với mỗi người, nhiều khi ngay từ thuở còn nhỏ. Truyện cổ tích có sức hấp dẫn đặc biệt đối với tuổi thơ, và thường để lại những dấu vết không phai mờ trong sự hình thành tư tưởng và tình cảm. 2 Mỗi dân tộc đều có gia tài truyện cổ tích của mình. Từ những dân tộc còn đang ở trình độ phát triển thấp, đến những dân tộc đã đạt được tới những nền văn minh rực rỡ, dân tộc nào cũng có kho truyện cổ tích cực kỳ phong phú, nổi tiếng thế giới mà theo các nhà nghiên cứu thuộc trường phái thần thoại học xem truyện cổ tích là “những mảnh vỡ của thần thoại cổ”. Trong nền văn học của mỗi nước, văn học truyền miệng được hình thành thông qua câu chuyện được kể bằng miệng trong dân gian suốt thời gian dài nên có đặc tính hình thành nên nền văn hóa cơ bản một dân tộc. Và đồng thời, truyện cổ cũng có đặc tính biến đổi theo tâm tính của từng dân tộc và tín ngưỡng của bản địa nên có lẽ yếu tố văn hóa bản địa xuất hiện trong truyện cổ tích là điều hiển nhiên. Ở đây, người viết chọn những câu chuyện cổ tích làm đối tượng nghiên cứu là vì bối cảnh tạo nên sự tích ấy là những câu chuyện xuất phát từ tinh thần khoa học buổi sơ khai của thế hệ ông cha, hơn nữa những câu chuyện cổ tích ấy đều mang mô típ biến đổi và mang đậm tín ngưỡng dân gian và cách suy nghĩ của người xưa. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề nghiên cứu về truyện cổ tích Korea không phải là ít. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm về vấn đề này như “Nghiên cứu so sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam” của Jeon Hye Kyung, qua tác phẩm cho thấy tác giả đã nghiên cứu khá sâu săc về sự truyền bá truyện cổ tích Hàn Quốc và Việt Nam nhưng lại chỉ so sánh về truyện cổ tích động vật của Hàn Quốc và Việt Nam. Đề tài “Vài nét về sự tương đồng trong văn hóa dân gian Hàn Quốc và Nhật Bản qua truyện cổ tích” của tác giả Lưu Thị Hồng Việt. Qua đề tài này, tác giả đã cho người đọc thấy được những nét tương đồng trong văn hóa dân gian giữa hai quốc gia là Hàn Quốc và Nhật Bản trên các lĩnh vực về Tín ngưỡng, Phong tục và Lễ hội. Bài Nghiên cứu khoa học của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh “Văn hoá Hàn Quốc qua truyện cổ tích” khoá học: 2005- 2010. Tác giả không những đã nghiên cứu nhiều lĩnh vực của văn hóa Hàn Quốc như về văn hóa ẩm thực, văn hóa thời trang, văn hóa phong tục và văn hóa nghệ thuật của Hàn Quốc mà còn tìm ra được sự tương đồng và khác biệt giữa văn hóa Hàn Quốc và văn hóa Việt Nam qua truyện cổ tích. 3 Trong đề tài “Văn hóa dân gian Hàn Quốc qua truyện cổ tích”, người viết sẽ tập trung nghiên cứu về văn hóa dân gian Hàn Quốc qua các câu chuyện cổ tích có thể khai thác được mà không phân biệt truyện cổ tích động vật, truyện cổ tích sinh hoạt hay truyện cổ tích thần kỳ. Và sẽ có một số so sánh với văn hóa dân gian Việt Nam qua truyện cổ tích. 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu: Qua truyện cổ tích Korea, người viết mong muốn làm rõ vấn đề về văn hóa dân gian của người Hàn nhằm mang lại cho sinh viên ngành Hàn Quốc học cái nhìn cụ thể hơn về thế giới cổ tích của người Hàn cũng như mang lại sự hiểu biết về những tín ngưỡng, phong tục tập quán, những lễ hội, các trò chơi dân gian hay như một số nghề truyền thống của người Hàn trên bán đảo Triều Tiên xa xưa. Thông qua thế giới truyện cổ tích của người Hàn, người viết mong muốn đề cao tính nhân đạo, lòng hiếu thảo hay sự khoan dung của thế hệ ông cha. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Cũng như người Việt, người Hàn cũng có một kho tàng truyện cổ tích độc đáo, thú vị, đa dạng và giàu ý nghĩa. Nhưng người viết chỉ tìm hiểu và khai thác các truyện cổ tích cho thấy nét văn hóa dân gian ẩn mình trong truyện cổ tích mà người Hàn đã dựng nên trải qua các thế hệ ông cha vẫn còn nguyên ý nghĩa. Quyển sách mà người viết sử dụng để nghiên cứu nhiều nhất là “100 chuyện ngày xưa đặc sắc Hàn Quốc” do Đỗ Ngọc Luyến dịch, NXB Hội Nhà Văn của tác giả Seo Jeong Oh. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu người viết sử dụng trong đề tài này là: thu thập và đọc tài liệu; dịch tài liệu và phân tích các chi tiết; tổng hợp và so sánh. Phương pháp tổng hợp và phân tích được dùng để khảo sát nội dung cụ thể của các câu chuyện cổ tích. Phương pháp so sánh dùng để làm rõ sự tương đồng và khác biệt trong quan hệ 4 giữa văn hóa tín ngưỡng hai nước Việt- Hàn cũng như trong cách suy nghĩ của những con người buổi sơ khai qua các mẫu truyện cổ của Việt Nam và Korea. Ngoài ra người viết còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác như phương pháp liên ngành: Tôn giáo học, Xã hội học, Sử học, Tâm lý học… 5. Những đóng góp của đề tài Với đề tài nghiên cứu này, người viết mong muốn mang đến cái nhìn cụ thể hơn về xã hội người Hàn xa xưa cũng như về một số văn hóa dân gian của người Hàn qua thế giới cổ tích, một số tín ngưỡng dân gian, phong tục dân gian, những lễ hội và những trò chơi dân gian của người Hàn. Từ những thành quả nghiên cứu được người viết mong muốn có thể đóng góp thêm một tài liệu tham khảo mới cho những ai quan tâm đến bán đảo Triều Tiên nói chung và đất nước Hàn Quốc nói riêng. 6. Cấu trúc: Mở đầu Chương 1 Truyện cổ tích và đặc điểm truyện cổ tích Korea Chương 2 Văn hóa dân gian Korea Chương 3 Truyện cổ tích Korea – Bức tranh về văn hóa dân gian Chương 4 Tính nhân văn trong truyện cổ tích của dân tộc Hàn Kết luận Tài liệu tham khảo 5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN CỔ TÍCH KOREA 1.1 Truyện cổ tích- đối tượng nghiên cứu khoa học hấp dẫn Truyện cổ tích là gì? Mới nghe, câu hỏi tưởng như thừa, vì chỉ bằng kinh nghiệm tiếp xúc với truyện cổ tích, mọi người dường như đã có thể cảm nhận được truyện cổ tích là gì. Ngay cả nhà bác học Phần Lan, H. Honti, đã từng nói: “Định nghĩa một cách phiến diện một khái niệm mà ai nấy đều đã biết, thực ra là một việc thừa: mọi người đều biết truyện cổ tích là gì và nhờ linh cảm đều có thể phân biệt được truyện cổ tích với các thể loại gần gũi với nó như truyền thuyết, truyện truyền kỳ, giai thoại 1 ”. Tuy nhiên khoa học không thể chỉ dựa vào linh cảm. Chúng ta biết rằng, tài liệu truyện cổ tích hết sức đa dạng, phức tạp nên việc xác định ranh giới giữa truyện cổ tích và một số thể loại văn học dân gian là rất khó. Cổ tích là một từ Hán Việt. “Cổ” có nghĩa là xưa, cũ. Ta có khái niệm “truyện cổ” hoặc “truyện cổ dân gian”, “truyện đời xưa” dùng để chỉ nhiều loại truyện dân gian khác nhau trong đó có truyện cổ tích. Tương đương với khái niệm này trong tiếng Hán là “cố sự” (sự tích đời xưa) hoặc “dân gian cố sự”. Còn “tích” có nghĩa là gì? Nguyễn Văn Khôn trong Từ điển Hán Việt đã có 29 định nghĩa về từ “tích” 1 V.Ia.Prop, Truyện cổ tích Nga, NXB Trường Đaị học tổng hợp Leeningrat, 1984, tr 23, Dẫn theo Chu Xuân Diên, Nghiên cứu văn hóa dân gian, NXB Giáo dục, 2008, tr433 6 trong đó có hai nghĩa liên quan đến khái niệm truyện cổ tích. Thứ nhất “tích” là dấu chân, vết tích. Thứ hai “tích” là dấu vết cũ, dấu chân 2 . Truyện cổ tích là một trong những thể loại văn học dân gian quan trọng và được phổ biến rộng rãi. Khái niệm “truyện cổ tích” có một nội dung khá rộng, thường dùng để chỉ nhiều loại truyện khác nhau về đề tài và cả về phương pháp sáng tác. Khác nhau về đề tài như truyện về loài vật, truyện về các nhân vật dũng sĩ hoặc các nhân vật có khả năng phi thường về trí tuệ, về sức khỏe, truyện về số phận các nhân vật có địa vị thấp kém trong gia đình và xã hội… Khác nhau về phương pháp sáng tác như các truyện thần kỳ, truyện hiện thực. Vì vậy đã có khó khăn trong việc xác định cho khái niệm “truyện cổ tích” một nội dung thật chặt chẽ. Trong Văn học Korea đã nêu lên định nghĩa rằng: “Truyện cổ tích là một thể loại sáng tác dân gian phổ biến của nhiều dân tộc trên thế giới. Nó bắt đầu xuất hiện vào cuối thời kỳ nguyên thủy và phát triển chủ yếu trong xã hội phong kiến, khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp. Cho nên, quan hệ phổ biến nhất được đề cập trong cổ tích là quan hệ giữa người với người” 3 . 1.2 Đặc điểm truyện cổ tích Korea Qua hàng loạt các định nghĩa đã có về truyện cổ tích, người viết nêu lên mấy nội dung nói chung về truyện cổ tích ít nhiều đã có sự thống nhất như sau: Truyện cổ tích đã nảy sinh trong xã hội nguyên thủy, do có những yếu tố phản ánh quan niệm thần thoại của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên và xã hội và có ý nghĩa ma thuật. Song truyện cổ tích phát triển chủ yếu trong xã hội có giai cấp, nên chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân về cuộc sống xã hội muôn màu muôn vẻ với những xung đột đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp. Đây là mâu thuẫn không dung hòa. Bởi vậy truyện cổ tích là tiếng nói chống bất công trong xã hội, nêu cao tinh thần lạc quan, thể hiện mong 2 Chu Xuân Diên, Nghiên cứu văn hóa dân gian, NXB Giáo dục, 2008, tr 435-436 3 Trần Thúc Việt, Văn học Korea, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 32 7 ước một xã hội tốt đẹp. Truyện cổ tích Hàn đã phản ánh khá sinh động cuộc sống nô lệ, làm thuê cuốc mướn của người nông dân, bị địa chủ bóc lột đàn áp (Cây bút lông thần kỳ, Cối xay thần, Nhian và Torixi) các tác giả dân gian đã vạch trần thủ đoạn bóc lột của bọn chúa đất, nhờ các lực lượng siêu nhiên phù trợ cuối cùng người nghèo khổ đã chiến thắng, cái ác bị trừng phạt là một điều tất yếu. Những người nông dân nghèo khổ, cần cù, chăm chỉ cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Người Tiều phu nghèo lấy được tiên nữ (Nàng ốc sên). Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực tại, đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan niệm về công lý xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại. Ở Korea, hai hệ tư tưởng lớn ảnh hưởng mạnh vào dân gian là là Phật giáo và Nho giáo. Cho nên truyện cổ tích thường đề cao những trật tự, phép tắt, nghi thức ứng xử trong quan hệ xã hội và gia đình. Truyện Shim Ch’ong- cô gái hiếu thảo ca ngợi một cô gái sẵn sàng bán mình làm vật hiến tế để có 600 bao gạo cúng chùa nhằm cứu mắt bố sáng lại. Truyện Lòng hiếu thảo của Hổ khi Hổ tin mình cũng là con cái của mẹ chàng tiều phu nên cứ một tháng hai lần bắt thịt heo rừng để trước nhà cho mẹ và em trai ăn. Truyện Cá chép mùa đông ca ngợi chàng hiếu tử trong mùa Đông lạnh giá nhưng vẫn quyết tâm đi tìm mua cá chép cho mẹ già đang đau ốm. Truyện Mối tình nàng Bạch Hổ kể về một chàng trai trọn nghĩa vẹn tình với người mình yêu dù đó không phải là người, chàng lập miếu thờ cầu cho linh hồn nàng Hổ được siêu linh, tịnh độ. Truyện cổ tích Korea không chỉ thể hiện tính khoan dung, đức hy sinh, lòng nhẫn nại của con người, ca ngợi cái tốt, khẳng định việc thiện mà còn phê phán cái xấu, tố cáo cái ác, thể hiện xu thế tất thắng của cái thiện đối với cái ác. Chẳng hạn ông Vua tham lam bị nhấm chìm trong lớp sóng hung dữ (Quà tặng của ông Tiên), mụ dì ghẻ độc ác bị trừng trị đích đáng (Chiếc hài thêu, Con Bê Vàng), kẻ tham lam bị trừng phạt đích đáng (Con Rùa biết nói, Cái Lồng bắt hổ). Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân, và ở một phần chủ yếu, yếu tố tưởng tượng thần kỳ tạo nên một đặc trưng nổi bậc 8 trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ. Ở loại truyện cổ tích về loài vật, có sự kết hợp những điều quan sát hiện thực về các con vật với trí tưởng tượng nhân cách hóa giới tự nhiên. Loại truyện này thời cổ xưa ở dân tộc nào cũng có. Với trí tưởng tượng phong phú, trong truyện cổ tích Hàn Quốc, con vật cũng có thể hiểu và nói chuyện với con người. Đặc biệt trong kho tàng truyện cổ Korea, truyện về con hổ được phản ánh khá nhiều và được khai thác những phẩm chất khá đặc biệt so với các truyện hổ ở nước khác. Thường thì hổ là biểu tượng của sức mạnh, của quyền uy, của sự hung dữ tàn ác… nhưng đa số truyện hổ của Korea lại là những con vật đại diện cho tình cảm cao thượng(Con hổ cao thượng), cho lòng hiếu thảo(Lòng Hiếu thảo của hổ). Truyện cổ tích có nội dung phong phú, phản ánh nhiều mặt của đời sống tự nhiên xã hội. Đó là cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, lao động sản xuất và chinh phục thiên nhiên; quan hệ xung đột giữa con người với con người từ xã hội đến gia đình. Đặc biệt là sự xung đột giữa anh em trong việc chia tài sản sau khi cha mẹ qua đời trong câu chuyện HungPu và NonPu. Những câu chuyện này kết thúc đều có hậu. Những người ở hiền thì gặp lành, được sống một cuộc đời hạnh phúc. Giống như nhiều dân tộc khác trên thế giới, ở bán đảo Triều Tiên, cổ tích là thể loại văn truyền khẩu có nội dung rất phong phú, số lượng rất lớn và nội dung rất rộng rãi. Kho tàng cổ tích Korea cũng bao gồm đủ các loại, nó vừa mang tính quốc tế vừa thể hiện tính dân tộc, vừa mang yếu tố nội sinh vừa có những yếu tố ngoại sinh thể hiện tính đại đồng trong các chủ đề và mô típ. Trong gia tài truyện cổ tích của mỗi dân tộc, có phần sáng tạo riêng của dân tộc đó, có những cốt truyện của riêng dân tộc đó. Nhưng trong gia tài truyện cổ tích của mỗi dân tộc, còn có những cốt truyện có tính chất quốc tế, nghĩa là những cốt truyện mà một số dân tộc khác, thậm chí hầu hết các dân tộc khác cũng đều có. Với mô típ mẹ kế hại con chồng, rồi người con đó sau khi chết linh hồn được hóa thân vào một con vật, một sự vật hay một cái cây nào đó. Với mô típ đó thì ở Việt Nam có truyện Tấm Cám, ở Hàn Quốc có truyện Con Bê Vàng hay truyện Chiếc hài thêu. Cổ tích Việt Nam có truyện [...]... nuôi dưỡng văn hóa dân tộc Có con người là có văn hóa, có dân tộc là có văn hóa dân tộc Văn hóa đó trước hết là 16 văn hóa dân gian, văn hóa của quần chúng nhân dân Qua văn hóa dân gian, nhân dân lao động “tự biểu hiện mình, tự phản ánh cuộc sống của mình” 2.2 Đôi nét về văn hóa dân gian Korea Hàn Quốc là một trong những quốc gia của Đông Bắc Á nên Hàn Quốc cũng có những nét văn hóa dân gian đặc trưng... http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/vhvn-nhung-van-de-chung/678-ngo-duc-thinhvan-hoa-dan -gian- va-van-hoa-dan-toc.html 11 15 Ngữ văn dân gian bao gồm: Tự sự dân gian (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, ngụ ngôn, vè, sử thi, truyện thơ… Trữ tình dân gian (ca dao, dân ca); Thành ngữ, tục ngữ, câu đố dân gian Nghệ thuật dân gian bao gồm: Nghệ thuật tạo hình dân gian (kiến trúc dân gian, hội họa dân gian, trang trí dân gian ); nghệ thuật biểu diễn dân gian (âm nhạc dân gian, ... các hiện tượng văn hóa dân gian phải gắn liền với môi trường sinh hoạt văn hóa của nó, tức là các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, trong đó cộng đồng gia tộc, cộng đồng làng xã giữ vai trò quan trọng Người ta thường nói văn hóa dân gian là “cội nguồn của văn hóa dân tộc” là văn hóa gốc”, văn hóa mẹ” Điều đó hàm nghĩa văn hóa dân gian gắn với lịch sử lâu đời của dân tộc, là nguồn sản sinh và tiếp tục... (ngữ văn, nghệ thuật, tri thức, tín ngưỡng phong tục…), giữa hoạt động sáng tạo và hưởng thụ trong sinh hoạt văn hóa, giữa sáng tạo văn hóa nghệ thuật và đời sống lao động của nhân dân Để nghiên cứu văn hóa dân gian với tư cách là một chỉnh thể nguyên hợp chúng ta cần phải có một quy phạm nghiên cứu tổng hợp Văn hóa dân gian là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với sinh hoạt văn hóa. .. 12 Chương 2 VĂN HÓA DÂN GIAN KOREA 2.1 Định nghĩa Văn hóa và Văn hóa dân gian Về khái niệm văn hóa Văn hóa là một từ Hán –Việt Trong ngôn ngữ cổ của Trung Quốc, văn là từ dùng để chỉ cái vẻ ngoài (cái được biểu hiện ra bên ngoài) Ví dụ như mặt trăng, mặt trời, mây mưa sấm chớp…là văn của trời; vằn lông màu lông là văn của muông thú; Văn của con người là lời nói hay, đẹp; Văn của xã... số truyện cổ tích khác để tìm hiểu về phong tục- tập quán, các lễ hội dân gian và một số trò chơi dân gian của người Hàn thời cổ xưa như truyện Lòng hiếu thảo của Hổ, Sự tích người hóa bò, Chiếc mũ tàng hình, Tài sản kế thừa của ba anh em trai 원장 고소웅, “재미있는 한국어 읽기” 연세대학교 출판부, 1998, tr 100 Lưu Thị Hồng Việt, “Vài nét về sự tương đồng trong văn hóa dân gian Hàn Quốc và Nhật Bản qua truyện cổ tích , Nghiên. .. đổi nhận thức của chúng ta về văn hóa dân gian và cũng do sự tiếp thu ảnh hưởng của các quan niệm Folklore từ các trường phái khác nhau trên thế giới”13 Và Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh cũng cho rằng ngày nay, ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu triển khai công tác sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa dân gian trên các lĩnh vực sau: Ngữ văn dân gian, Nghệ thuật dân gian, Tri thức dân gian, Tín ngưỡng, Phong tục... tích , Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5 (123) 5-2011, tr 65 4 5 11 1.3 Về nghệ thuật truyện cổ tích Korea Chúng ta biết rằng truyện cổ tích là một loại hình truyện kể dân gian được lưu truyền trong nhân dân nên kết cấu cốt truyện, tính cách nhân vật, ngôn từ sử dụng đều phản ánh trình độ nhận thức của người xưa Truyện cổ tích Korea có kết cấu truyện thường theo một trục thời gian và không gian thuận chiều,... dân gian, sân khấu dân gian, trò diễn…) Tri thức dân gian bao gồm: Tri thức về môi trường tự nhiên (địa lý, thời tiết, khí hậu…); tri thức về con người (bản thân): y học dân gian và dưỡng sinh dân gian; tri thức ứng xử xã hội (ứng xử cá nhân và ứng xử cộng đồng); tri thức sản xuất (kỹ thuật và công cụ sản xuất) Tín ngưỡng, phong tục và lễ hội: Các lĩnh vực nghiên cứu trên của văn hóa dân gian nảy sinh, ... mười ngày, Họ hàng nhà ếch Qua tìm hiểu về đặc điểm truyện cổ tích Korea, người viết nhận thấy cổ tích Korea rất đa dạng và phong phú….vì vậy trong khóa luận này em chỉ tập trung phân tích văn hóa dân gian trong truyện cổ tích Lời phán xử của Thỏ, Cục bướu biết hát để tìm hiểu về Tín ngưỡng vạn vật hữu linh; Tìm hiểu truyện Món quà của thần núi, Con chuột huyền bí hay truyện Con hồ ly núi Kim Cương . thuật truyện cổ tích Korea 11 Chương 2 12 VĂN HÓA DÂN GIAN KOREA 12 2.1 Định nghĩa Văn hóa và Văn hóa dân gian 12 2.2 Đôi nét về văn hóa dân gian Korea 16 Chương 3 20 TRUYỆN CỔ TÍCH KOREA. Chương 1 Truyện cổ tích và đặc điểm truyện cổ tích Korea Chương 2 Văn hóa dân gian Korea Chương 3 Truyện cổ tích Korea – Bức tranh về văn hóa dân gian Chương 4 Tính nhân văn trong truyện cổ tích. dưỡng văn hóa dân tộc. Có con người là có văn hóa, có dân tộc là có văn hóa dân tộc. Văn hóa đó trước hết là 16 văn hóa dân gian, văn hóa của quần chúng nhân dân. Qua văn hóa dân gian,

Ngày đăng: 05/11/2014, 19:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan