đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần gas petrolimex

95 419 2
đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần gas petrolimex

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính MỤC LỤC CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4 1.1.1. Khái quát về TCDN và hoạt động của doanh nghiệp 4 1.2.1. Sự cần thiết của việc phân tích TCDN 8 1.2.2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 12 1.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính 14 1.3.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng 18 1.3.3. Phân tích diễn biến vốn và sử dụng vốn 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 34 Fax: (84-4) 8642249 34 Website: www.pgas.com.vn 34 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 34 Công ty cổ phần gas Petrolimex là đơn vị kinh doanh thương mại khí hóa lỏng (LPG) hàng đầu của Việt Nam, sự hình thành và phát triển Công ty Cổ phần gas Petrolimex trải qua qua 3 giai đoạn chủ yếu như sau: 35 Kết luận chương 75 Sinh viên: Nguyễn Hoài Đức Lớp: CQ45/11.08 1 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, trong điều kiện nền kinh tế nước nhà đang hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải luôn luôn củng cố tiềm lực tài chính và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Muốn vậy đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm nắm bắt và kiểm soát được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định tài chính phù hợp để duy trì và phát triển doanh nghiệp. Trên thực tế đã có không ít doanh nghiệp lúng túng trong việc huy động và sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, không bảo toàn được vốn gây ra tình trạng thua lỗ phá sản Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do không có quyết định tài chính đúng đắn, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Trước thực trạng trên, phân tích tài chính càng trở thành vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo- Ths Phạm Thị Thanh Hòa và các anh chị phòng Tài chính – Kế toán Công ty, em đã chọn đề tài: “ Đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex” Với kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về tài chính doanh nghiệp và phân tích tình hình Tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính Công ty Cổ phần Gas Petrolimex Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới Sinh viên: Nguyễn Hoài Đức Lớp: CQ45/11.08 2 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Mặc dù đã hết sức cố gắng song do trình độ lý luận và nhận thức còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tế nên bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các anh chị trong công ty để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn! Em xin trân trọng cảm ơn! Sinh viên: Nguyễn Hoài Đức Lớp: CQ45/11.08 3 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (TCDN) 1.1.1. Khái quát về TCDN và hoạt động của doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng cần có một lượng vốn tiền tệ tối thiểu nhất định. Mỗi loại hình doanh nghiệp, thậm chí từng doanh nghiệp trong thời kỳ khác nhau có phương thức khác nhau để tạo lập nguồn vốn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu từ việc dùng số vốn tiền tệ ban đầu để mua sắm các yếu tố đầu vào cho đến khi sản xuất xong, bán hàng hóa và thu được tiền. Số tiền bán hàng đó được doanh nghiệp sử dụng để trang trải các chi phí, nộp thuế, sau đó tiếp tục phân phối. Do vậy, quá trình hoạt động kinh doanh từ góc độ tài chính cũng chính là quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quĩ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Trong quá trình đó luôn diễn ra sự vận động và chuyển hóa liên tục của các nguồn tài chính, tạo ra các luồng chuyển dịch giá trị mà biểu hiện của nó là các luồng tiền tệ đi vào hoặc đi ra khỏi chu kỳ kinh doanh. Sinh viên: Nguyễn Hoài Đức Lớp: CQ45/11.08 4 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Gắn liền với quá trình phân phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các mối quan hệ tài chính phản ánh bản chất của TCDN. Bao gồm: • Nhóm các mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Quan hệ này được thể hiện chủ yếu ở chỗ doanh nghiệp nộp thuế, lệ phí vào ngân sách Nhà nước • Nhóm mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội khác. Trong đó mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các chủ thể khác là mối quan hệ rất đa dạng, phong phú được thể hiện trong việc thanh toán, thưởng phạt vật chất khi doanh nghiệp và các chủ thể khác như nhà cung cấp, nhà đầu tư, khách hàng v.v. thực hiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nhau • Nhóm mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp: Quan hệ này thể hiện trong việc doanh nghiệp thanh toán tiền lương, thưởng phạt vật chất với người lao động. • Nhóm mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh nghiệp: Quan hệ này phát sinh qua việc các chủ sở hữu đầu tư, góp vốn hay rút vốn đối với doanh nghiệp và trong vệc phân chia lợi nhuận sau thuế. • Nhóm quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: Quan hệ này được thể hiện trong việc hình thành và sử dụng các quỹ trong doanh nghiệp. Từ những vấn đề trên có thể rút ra một số điểm sau: - Xét về hình thức, TCDN là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động. Xét về bản chất, TCDN là các quan hệ kinh tế dưới hình Sinh viên: Nguyễn Hoài Đức Lớp: CQ45/11.08 5 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. - Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính trong doanh nghiệp gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động của quỹ tiền tệ. 1.1.2. Nội dung tài chính nghiệp Tài chính doanh nghiệp bao gồm những nội dung chủ yếu sau: a. Lựa chọn quyết định đầu tư. Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào vào quyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm mới Để đi đến quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét cân nhắc nhiều mặt về kinh tế, kỹ thuật và tài chính. Trong đó, về mặt tài chính phải xem xét các khoản chi tiêu vốn cho đầu tư và thu nhập do đầu tư đưa lại hay nói cách khác là xem xét dòng tiền ra và dòng tiền vào liên quan đến khoản đầu tư để đánh giá cơ hội đầu tư về mặt tài chính. Đó là quá trình hoạch định dự toán vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tự. b. Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể tổ chức huy động vốn kịp thời và đầy đủ điều đầu tiên mỗi doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn huy động gồm cả nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn. Tiếp theo là tổ chức huy động kịp thời, đầy đủ và có lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp. Để có được cơ cấu nguồn vốn thích hợp nhất, cần xem xét cân nhắc Sinh viên: Nguyễn Hoài Đức Lớp: CQ45/11.08 6 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính nhiều mặt như kết cấu nguồn vốn hiện tại của doanh nghiệp, chi phí sử dụng từng nguồn, phân tích điểm lợi và bất lợi của từng phương thức huy động. c. Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc huy động các nguồn vốn mà điều quan trọng và khó khăn hơn là sử dụng số vốn đó như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất. Tiến hành phân loại số vốn hiện có của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau nhằm thuận lợi cho công tác quản lý vốn, đồng thời tránh tình trạng vốn ứ đọng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Theo dõi các khoản thu, chi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tìm các biện pháp nhằm lập lại sự cân bằng giữa thu và chi bằng tiền để đảm bảo khả năng thanh toán. d. Thực hiện việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. Phân phối lợi nhuận là việc giải quyết mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các bên. Việc phân phối lợi nhuận vừa đảm bảo nguồn lực cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp nhưng đồng thời đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu doanh nghiệp, của người lao động. e. Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Công tác kiểm soát được thực hiện thông qua các chứng từ, hóa đơn, sổ sách ghi chép và các báo cáo tài chính. Mặt khác, cần định kỳ tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh như khả năng thanh toán, tốc độ luân chuyển của vốn, khả năng sinh lời… Qua đó, thấy được diểm mạnh, điểm yếu từ đó có điều chỉnh thích hợp. g. Thực hiện kế hoạch tài chính. Các hoạt động của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thông qua việc lập kế hoạch tài chính. Thực hiện tốt kế hoạch tài chính là công việc cần thiết để Sinh viên: Nguyễn Hoài Đức Lớp: CQ45/11.08 7 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra các giải pháp khi thị trường có biến động. Đồng thời kế hoạch tài chính là cơ sở để đề ra các quyết định tài chính nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. 1.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. 1.2.1. Sự cần thiết của việc phân tích TCDN. 1.2.1.1. Khái niệm phân tích TCDN. Phân tích TCDN là tổng thể các phương pháp công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng triển vọng của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định quản lý phù hợp. Phân tích TCDN bao gồm các bước chủ yếu sau: • Thu thập thông tin • Xử lý thông tin • Dự đoán và quyết định 1.2.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích TCDN. Có rất nhiều đối tượng quan tâm, sử dụng thông tin tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng quan tâm dưới góc độ, mục đích khác nhau để đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. Có thể chia các đối tượng quan tâm đến những thông tin về tình hình tài chính của các DN thành hai nhóm: Nhóm có quyền lợi trực tiếp và nhóm có quyền lợi gián tiếp. Nhóm có quyền lợi trực tiếp bao gồm các nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, người cho vay. Nhóm có quyền lợi gián tiếp bao gồm các cơ quan quản lý Nhà nước, người lao động, đối thủ cạnh tranh, nhà phân tích tài chính… Sinh viên: Nguyễn Hoài Đức Lớp: CQ45/11.08 8 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Các đối tượng sử dụng thông tin tài chính khác nhau sẽ đưa ra các quyết định với mục tiêu khác nhau. Vì vậy, phân tích tài chính đối với mỗi đối tượng khác nhau sẽ đáp ứng các vấn đề chuyên môn khác nhau. - Phân tích TCDN đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Các nhà quản lý công ty doanh nghiệp là những người trực tiếp quản lý công ty, họ cần các thông tin để nắm bắt, kiểm soát và chỉ đạo tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty.Các thông tin do các báo cáo tài chính thường không đáp ứng đủ nhu cầu thông tin của họ, chính vì vậy họ cần được cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các nhà quản lý công ty nhằm đáp ứng những mục tiêu sau: Một là: Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính của công ty Hai là: Hướng các quyết định của doanh nghiệp theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của công ty, như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận Ba là: Phân tích tài chính của các doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tài chính. Bốn là: Phân tích tài chính là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động quản lý trong công ty. - Phân tích TCDN đối với nhà đầu tư: Đối với các nhà đầu tư, mục đích của họ là xem xét thực trạng tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không? Lợi tức cổ phần là bao nhiêu? Mức tăng trưởng là cao hay thấp? Nhà đầu tư luôn mong muốn mỗi đồng vốn bỏ ra sinh lời cao nhất đồng thời họ phải tìm cách bảo vệ an toàn cho đồng vốn của mình. Vì vậy, ngoài việc quan tâm đến cổ Sinh viên: Nguyễn Hoài Đức Lớp: CQ45/11.08 9 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính tức, mức độ hoàn vốn, tỷ lệ tăng trưởng, các nhà đầu tư còn quan tâm nhiều đến mức độ rủi ro của các dự án đầu tư. Phân tích TCDN sẽ giúp cho họ biết được giới hạn an toàn của đồng vốn đến mức nào và khả năng sinh lời của nó là cao hay thấp? Từ đó các nhà đầu tư sẽ có cơ sở để xem xét tiếp có lên quyết định đầu tư hay không? Nếu có thì mức độ đầu tư là bao nhiêu thì hợp lý? - Phân tích TCDN đối với người cho vay: Người cho vay bao gồm các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng có thể là các doanh nghiệp khác. Đây là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đảm bảo nhu cầu sản xuất - kinh doanh. Mục đích của họ là muốn biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào? Phân tích TCDN sẽ cho họ biết được những thông tin cần thiết về năng lực tài chính của khách hàng, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn về việc có cho doanh nghiệp vay hay không? Các chủ ngân hàng quan tâm đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp coi đó như nguồn đảm bảo cho ngân hàng có thể thu hồi nợ khi doanh nghiệp thua lỗ hay phá sản. Ngân hàng sẽ hạn chế cho các doanh nghiệp vay khi nó có dấu hiệu không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Cũng giống như các chủ ngân hàng, các nhà cung cấp tín dụng khác như: các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cần thông tin để quyết định có bán hàng trả chậm cho doanh nghiệp hay không. - Phân tích tài chính đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Bao gồm các cơ quan quản lý cấp bộ, cơ quan thuế, thanh tra tài chính, …Các cơ quan dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích, đánh giá tình hình tài chính nhằm mục đích kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời qua đó giúp các cơ quan nhà nước hoạch định các chính sách vĩ mô phù hợp với tình hình chung của các doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Hoài Đức Lớp: CQ45/11.08 10 [...]... dụng vốn 1.4 GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp cho các nhà quản trị thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp để có thể đưa ra được những quyết định, những giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Giải pháp kinh tế nói chung và giải pháp tài chính nói riêng... CQ45/11.08 Luận văn tốt nghiệp 34 Học viện tài chính CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX 2.1 KHÁI QUÁT VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX 2.1.1 Giới thiệu chung Tên công ty: Công ty Cổ Phần Gas Petrolimex Tên tiếng anh: Petrolimex Gas joint Stock Company Tên viết tắt : PGC Trụ sở chính: Số 775 đường Giải Phóng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội... viện tài chính Công ty cổ phần gas Petrolimex là đơn vị kinh doanh thương mại khí hóa lỏng (LPG) hàng đầu của Việt Nam, sự hình thành và phát triển Công ty Cổ phần gas Petrolimex trải qua qua 3 giai đoạn chủ yếu như sau: Giai đoạn 1: Từ năm 1998 trở về trước: Trong giai đoạn này, các Công ty xăng dầu trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam tổ chức kinh doanh gas, tại một số Công ty có các xí nghiệp kinh. .. vi quản lý ở doanh nghiệp thì các giải pháp tài chính thường được áp dụng là: - Chủ động huy động vốn sản xuất kinh doanh, đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tổ chức sử dụng vốn hợp lý và có hiệu quả, tránh để ứ đọng gây lãng phí vốn - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tổ chức và sử dụng vốn lưu động hợp lý, tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động - Nâng cao hiệu quả. .. quyết định số 1669/2003/QĐ-BTM chuyển Công ty gas trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam thành Công ty Cổ phần gas Petrolimex Ngày 24/11/2006 công ty cổ phần gas petrolimex chính thức niêm yết cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, mã chứng khoán là PGC với 20.000.000 cổ phần mệnh giá 10.000đ /cổ phần 2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý 2.1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty Sinh viên:... trường và giá trị sổ sách một cổ phần của công ty Nừu hệ số này nhỏ hơn 1 thì công ty đó có nhiều dấu hiệu xấu trong sản xuất kinh doanh, và triển vọng của công ty trong tương lai là không sáng sủa Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao thì các nhà đầu tư cũng phải thận trọng trong việc xem xét đầu tư vào công ty đó  Tỷ suất cổ tức Tỷ suất cổ tức = Cổ tức một cổ phần Giá thị trường một cổ phần Chỉ tiêu này phản... kết quả kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản khác phải nộp Số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để tính toán các chi tiêu về khả năng sinh lời, tình hình thực hiện nghĩa... tư vào tài sản dài hạn = Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn = hay TSLĐ Tổng tài sản Để đánh giá mức độ hợp lý trong việc đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp cần quan tâm đến đặc điểm sản xuất kinh doanh và tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp 1.3.2.3 Các hệ số hiệu suất hoạt động Các hệ số hoạt động có tác dụng đo lường năng lực quản lý và sử dụng số vốn... chỉ số khác Và phải thận trong với chỉ số này khi xem xét đầu tư  Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (M/B) Hệ số này được xác định như sau: Sinh viên: Nguyễn Hoài Đức Lớp: CQ45/11.08 Luận văn tốt nghiệp 31 Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách = Học viện tài chính Giá thị trường một cổ phần Giá trị sổ sách một cổ phần Phân tích hệ số này nhằm đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường và giá. .. +Cổ tức một cổ phần (DIV) Đây là chỉ tiêu mà các cổ đông của doanh nghiệp quan tâm nhất, vì nó phản ánh số cổ tức mà họ nhận được trên mỗi cổ phần trong năm đó Sinh viên: Nguyễn Hoài Đức Lớp: CQ45/11.08 Luận văn tốt nghiệp Cổ tức một cổ phần thường(DIV) Học viện tài chính 30 = Lợi nhuận sau thuế dành trả cổ tức cho cổ đông thường Số cổ phần thường đang lưu hành +Hệ số trả cổ tức Hệ số này phản ánh công . thực trạng tài chính và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex Với kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về tài chính doanh. nghiệp và phân tích tình hình Tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính Công ty Cổ phần Gas Petrolimex Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo- Ths Phạm Thị Thanh Hòa và các anh chị phòng Tài chính – Kế toán Công ty, em đã chọn đề tài: “ Đánh giá thực

Ngày đăng: 03/11/2014, 03:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan