Tiểu thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi phía Bắc

108 706 0
Tiểu thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi phía Bắc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHẠM THỊ DUNG TIỂU THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI THỔ PHỈ CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN VIẾT VỀ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. CAO THỊ HẢO THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ XÁC NHẬN CỦA KHOA CHUYÊN MÔN XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN TS. Cao Thị Hảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Thị Dung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu đề tài Tiểu thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi phía Bắc, đến nay chúng tôi đã hoàn thành và được phép bảo vệ luận văn. Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học, cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Với sự biết ơn chân thành tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Cao Thị Hảo - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá tình thực hiện đề tài. Xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm GDTX thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ và động viên trong trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới bạn bè cùng gia đình và những người thân đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khóa học này. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Thị Dung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 8 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Đóng góp mới của luận văn 9 7. Bố cục của luận văn 9 PHẦN NỘI DUNG 10 Chƣơng 1: ĐỀ TÀI THỔ PHỈ TRONG DÒNG VĂN HỌC VIẾT VỀ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI 10 1.1. Đề tài là gì? 10 1.1.1. Khái niệm đề tài 10 1.1.2. Các phương diện biểu hiện của đề tài 11 1.2. Những đề tài tiêu biểu trong văn học dân tộc và miền núi 14 1.2.1. Đề tài “truyện đường rừng” 14 1.2.2. Đề tài về chiến tranh, cách mạng 15 1.2.3. Đề tài xây dựng cuộc sống mới của đồng bào miền núi 17 1.3. Đề tài thổ phỉ trong dòng văn học viết về dân tộc và miền núi 20 Chƣơng 2: HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƢỜI MIỀN NÚI TRONG CUỘC ĐẤU TRANH TIỄU PHỈ 25 2.1. Hiện thực cuộc sống cay đắng, tủi nhục của đồng bào miền núi phía Bắc và tội ác man rợ của thổ phỉ trong những năm loạn phỉ 25 2.1.1. Hiện thực cuộc sống cay đắng, tủi nhục của đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc 25 2.1.2. Hiện thực tội ác của thổ phỉ 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.2. Những con người lương thiện, thức tỉnh, đấu tranh bảo vệ cuộc sống yên bình 43 2.2.1. Những cán bộ cách mạng kiên cường bám dân, chống phỉ 43 2.2.2. Những người con của núi rừng giác ngộ và đi theo cách mạng 50 2.2.2.1. Những người đứng đầu thôn bản, dòng họ, có uy tín 50 2.2.2.2. Những thanh niên có nhiệt huyết, giác ngộ và đi theo cách mạng xây dựng cuộc đời mới 54 Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU 61 3.1. Cốt truyện và yếu tố ngoài cốt truyện 61 3.1.1. Cốt truyện 61 3.1.1.1. Kiểu cốt truyện lịch sử 62 3.1.1.2. Kiểu cốt truyện đời tư 66 3.1.2. Yếu tố ngoài cốt truyện 70 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 76 3.2.1. Khắc họa nhân vật qua miêu tả ngoại hình 76 3.2.3. Khắc họa nhân vật qua miêu tả nội tâm 83 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật 90 3.3.1. Sử dụng phổ biến nghệ thuật so sánh 90 3.3.2. Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ dân gian của các dân tộc thiểu số 93 KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đề tài miền núi là một trong những mảng đề tài lớn trong văn học Việt Nam. Hiện thực miền núi đã được nhiều cây bút quan tâm, nhận thức, thể hiện và đạt được nhiều thành tựu. Mỗi nhà văn khơi sâu vào một “mạch nguồn riêng” về số phận và bản sắc của mỗi dân tộc để góp phần tạo nên tầm vóc riêng cho văn xuôi hiện đại. Có thể thấy “mảnh đất bình dị này” là nơi duy nhất có sự hiện diện đầy đủ của văn hóa các dân tộc anh em. Nhiều thế hệ nhà văn bao gồm cả những tài năng từ miền xuôi lên gắn bó máu thịt với miền núi như Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Mạc Phi, Ma Văn Kháng, Trung Trung Đỉnh Cùng những nhà văn vốn là người dân tộc thiểu số đã không ngừng lao động nghệ thuật để hình thành nên một “bộ phận đẹp đẽ” của văn học viết về dân tộc và miền núi. Văn học viết về dân tộc và miền núi có vị trí rất quan trọng trong nền văn học dân tộc. Với khả năng khơi gợi cái riêng, sự đặc sắc của mỗi dân tộc, vùng miền, nó đã đem lại sự phong phú, đa dạng và tầm vóc riêng cho nền văn học hiện đại Việt Nam. Nhà nghiên cứu Phong Lê đã từng nhận xét rất chính xác: “Văn xuôi miền núi chiếm lĩnh được một vẻ riêng, không thay thế được, không ai bắt chước được”. Có thể nói, văn học dân tộc và miền núi vừa thể hiện được đặc trưng riêng của mỗi dân tộc, vừa góp phần làm phong phú, giàu có cho đời sống văn học Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu về văn học dân tộc và miền núi hứa hẹn nhiều khám phá thú vị, góp phần hoàn chỉnh diện mạo nền văn học dân tộc. 1.2. Nhắc đến văn học viết về chiến tranh của đồng bào dân tộc miền núi, chúng ta đều không thể không nhắc đến Bức thư làng mục của Nguyễn Chí Trung, Em đợi bộ đội Awa Hồ của Y Điêng, Đất nước đứng lên, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Bài ca chim Chơrao của Thu Bồn và đặc biệt là Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải của Ma Văn Kháng, Rừng động của Mạc Phi, Hoa hậu xứ Mường của Phượng Vũ, Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam Các tác phẩm này đã thể hiện tấm lòng yêu nước mãnh liệt của đồng bào dân tộc như sông, như suối với không khí cách mạng hừng hực, phản ánh sinh động những tháng năm lịch sử đau thương và anh dũng của những người con dân tộc miền núi. Mỗi nhà văn với phong cách và bút Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ pháp khác nhau, đã phần nào phản ánh được cái hồn của đồng bào dân tộc qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Tác phẩm của các nhà văn dường như đều hướng tới cái nhìn hiện thực. Văn học trở về với bản chất đích thực của nó, đó là cuộc sống, đó là những mất mát, đớn đau có thực nhưng cũng là sự trưởng thành của mỗi dân tộc từ tự phát đến tự giác đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù, giải phóng quê hương đem lại cuộc sống tự do và hạnh phúc. 1.3. Nghiên cứu về tiểu thuyết của các giả Phượng Vũ, Mạc Phi, Đoàn Hữu Nam, Ma Văn Kháng đã có khá nhiều bài viết, bình luận, đánh giá, nhận xét về nội dung và phong cách nghệ thuật, Tuy nhiên, đi sâu vào tìm hiểu đề tài thổ phỉ trong tiểu thuyết của các nhà văn này để thấy được đời sống hiện thực, thấy được một giai đoạn lịch sử của đồng bào các dân tộc miền núi thì vẫn là một khoảng trống. Hi vọng, đề tài này sẽ giúp cho chúng ta có thêm những hiểu biết về một thời kì lịch sử của các đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc nói riêng và lịch sử dân tộc Việt nói chung. Đồng thời, qua đó góp phần khẳng định những đóng góp của các nhà văn cho văn học nước nhà. Những tiểu thuyết viết về đề tài thổ phỉ như Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải của Ma Văn Kháng, Rừng động của Mạc Phi, Hoa hậu xứ Mường của Phượng Vũ, Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam,… tiếp tục mở rộng và hoàn thiện bức tranh hiện thực miền núi với sự tái hiện trên quy mô lớn của quá trình cách mạng, những giai đoạn lịch sử hào hùng của các dân tộc ít người vùng địa đầu của tổ quốc. 2. Lịch sử vấn đề Có thể nói, các tác phẩm Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải của Ma Văn Kháng, Rừng động của Mạc Phi, Hoa hậu xứ Mường của Phượng Vũ, Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam đã tái hiện những giai đoạn lịch sử cách mạng sôi động, dữ dội mà bi tráng, oai hùng của các dân tộc Thái, H‟mông, Mường, Dao. Ngay từ khi ra đời, các tiểu thuyết về đề tài miền núi này đã nhận được sự quan tâm của giới phê bình và bạn đọc. Mặc dù còn có nhiều ý kiến khen chê khác nhau nhưng không thể phủ nhận những đóng góp của các nhà văn cho nền văn học nước nhà với mảng đề tài về dân tộc và miền núi. Cho đến nay, đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu về các tác giả và các tác phẩm này. Trong lời giới thiệu Tiểu thuyết về đề tài dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện viết: Bộ ba tiểu thuyết của ông làm “sống lại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ bức tranh đời sống hiện thực mang tính chất sử thi về con đường của các dân tộc miền núi phía Bắc làm cuộc đổi đời, đi theo cách mạng mà vẫn giữ gìn và phát huy được phẩm cách của mình” [39, tr. 11]. Cũng trong bài viết này, Nguyễn Ngọc Thiện đã khẳng định rằng thế giới nhân vật trong bộ ba tiểu thuyết (Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn) của Ma Văn Kháng mang nét đặc sắc hơn cả: “Tác giả đã xây dựng được những chân dung chân thực, đầy chất biếm họa về loại hình nhân vật địch, nhân vật tiêu cực, Rực rỡ, bừng sáng lên là số lượng đông đảo các nhân vật đáng kính, đáng yêu hoặc đáng được thông cảm về những vấp váp, không may mắn trong số phận của họ, Nổi bật lên, trở thành hình tượng văn học sống động trong lòng người đọc là những người con yêu quý của dân tộc Hmông: Pao, Seo Ly, Seo Cả, Giàng A Pùa. Đó là những Paven Coocxaghin, Đavưđốp, Đankô của Việt Nam” [39, tr. 12]. Để khẳng định thành công của tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe cả về nội dung và nghệ thuật, Trần Đăng Xuyền cho rằng: “Đồng bạc trắng hoa xòe tái hiện thực tế lịch sử của Lào Cai từ 1945 đến 1947 Có những cảnh viết sinh động Có những nhân vật được Ma Văn Kháng xây dựng rất công phu Bằng hình tượng nghệ thuật, Ma Văn Kháng đã chứng minh rằng đồng bào các dân tộc ít người, mặc dù bị chìm đắm trong đau khổ, tăm tối nhưng đều có mầm mống, khả năng cách mạng”. Tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế như “nhiều nhân vật trong “Đồng bạc trắng hoa xòe” có hiện tượng hành động lấn át tâm lí” [42]. Trong bài viết Chiều sâu một vùng đất biên giới của Nghiêm Đa Văn. Tác giả cho rằng: “Ma Văn Kháng đã dựng lại trong “Đồng bạc trắng hoa xòe” bức tranh toàn cảnh xã hội và phong tục đặc biệt bằng những hình tượng sinh động cụ thể Ma Văn Kháng đã huy động đến hàng trăm nhân vật thuộc các dân tộc khác nhau Nhiều nhân vật được khắc họa có số phận đầy đặn, có diện mạo rõ ràng. Đồng bạc trắng hoa xòe là một cái mốc bên đường đánh dấu sự vươn lên của anh từ thể loại nhỏ đến tiểu thuyết quy mô có tầm sử thi” [41]. Cũng trong khoảng thời gian này, bài viết Đọc Đồng bạc trắng hoa xòe của nhà văn Hoàng Tiến đã đưa ra những ý kiến xác đáng rằng, Ma Văn Kháng đã “tái hiện một giai đoạn lịch sử ngắn ngủi nhưng rắc rối vào bậc nhất của Cách mạng Việt Nam hiện đại, tiến hành trên một vùng núi thế tập phiên thần nghèo nàn và lạc hậu”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hoàng Tiến còn chú ý đến những thủ pháp nghệ thuật như “uống rượu sớm mai", “vẽ long trong mây” để tạo nên cái duyên ngầm trong tác phẩm Đồng bạc trắng hoa xòe. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra một nhược điểm lớn: “Nhiều nhân vật xử lí chưa hết mức. Có những nhân vật xuất hiện ở phần một rồi mất hút Tác giả giống như một phù thủy non tay quyết gọi âm binh lên dày đặc, nhưng không đủ sức sai phái chúng làm hết việc, để chúng rơi vãi, thậm chí quên cả chúng đi” [29]. Cùng với đánh giá chung về bộ ba tiểu thuyết về dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng, còn có nhiều bài phê bình, nhiều bài nghiên cứu tập trung viết về tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe. Bài viết Đọc các sáng tác miền núi của Ma Văn Kháng, nghĩ về trách nhiệm của nhà văn trước một đề tài lớn, nhà phê bình Nguyễn Văn Toại đã quan tâm đánh giá về nội dung phản ánh cuộc sống mới, con người mới ở đề tài miền núi của nhà văn: “Ma Văn Kháng đã phát hiện và biểu dương kịp thời những nhân tố tích cực, dù mới chỉ manh nha trong cuộc sống và con người các dân tộc, hi vọng góp thêm một tiếng nói riêng vào việc đổi mới cách nhìn hiện thực miền núi” [35]. Nhà nghiên cứu Trần Bảo Hưng trong bài Đồng bạc trắng hoa xòe của Ma Văn Kháng đã thể hiện sự đánh giá khách quan, công bằng về thành công cũng như hạn chế của tác phẩm. Tác giả khẳng định “Khó nhất đối với Ma Văn Kháng khi viết “Đồng bạc trắng hoa xòe” vẫn là vấn đề xây dựng nhân vật, vì kinh nghiệm chưa có là bao Bản thân sự kiện đã rất hấp dẫn, nhiều khi tác giả cũng bị lôi cuốn theo không cưỡng lại được. Nhân vật trong tác phẩm do đó chưa thật nổi, còn chìm vào sự kiện, tác giả chưa làm chủ được sự kiện”. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra thành công mà tiểu thuyết đã đạt được trong việc xây dựng nhân vật: “Ma Văn Kháng chú ý xây dựng các tuyến nhân vật đan kẽ nhau, các nhân vật cứ tầng tầng, lớp lớp xuất hiện và hoạt động, tạo cho tác phẩm ít nhiều có không khí sử thi. Tính ra “Đồng bạc trắng hoa xòe” có tới hơn sáu chục nhân vật, Nhân vật nào ra, mở đầu ở đâu, cắt ở đâu, anh ấy rất lưu ý, nên người đọc thấy không rối, mà người viết thì đỡ vất vả” [8, tr. 4]. Từ những chi tiết về phong tục tập quán, ngôn ngữ hàng ngày của nhân vật, Nhà phê bình Nguyễn Văn Toại đã từng có nhận xét về Mạc Phi qua bộ tiểu thuyết “Rừng động” và vấn đề thể hiện con người miền núi trong sáng tác văn học: “Nhà văn thông thuộc ngôn ngữ của nhân vật khó có thể đem tiếng nói của người này đặt [...]... thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi phía Bắc 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Lựa chọn luận văn Tiểu thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi phía Bắc , chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là đề tài thổ phỉ trong tiểu thuyết của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi phía Bắc 3.2 Phạm... tộc và miền núi 1.3 Đề tài thổ phỉ trong dòng văn học viết về dân tộc và miền núi Viết về thổ phỉ là một trong những vấn đề thu hút được nhiều tác giả quan tâm Và đây là một đề tài khá tiêu biểu của dòng văn học dân tộc và miền núi Đề tài thổ phỉ đã tái hiện một thời kì lịch sử đau thương, nhiều mất mát nhưng cũng rất tự hào của Đảng, bộ đội và nhân dân các dân tộc thiểu số phía Bắc trong công cuộc đấu... nghiên cứu một cách hệ thống về đề tài thổ phỉ trong tiểu thuyết của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi ở phía Bắc nước ta Qua đó chỉ ra một hiện thực đau thương mà anh dũng của những người dân miền núi trong những năm tháng đen tối dưới sự thống trị của thực dân Pháp và sự tàn bạo, độc ác của bọn thổ phỉ Đồng thời cũng góp phần khẳng định những đóng góp to lớn của các nhà văn Ma Văn Kháng,... Phi, Phượng Vũ và Đoàn Hữu Nam khi viết về dân tộc và miền núi Khẳng định vị trí của họ trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại 7 Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn chúng tôi triển khai thành ba chương: Chương 1: Đề tài thổ phỉ trong dòng văn học viết về dân tộc và miền núi Chương 2: Hiện thực cuộc sống và con người miền núi trong cuộc... Tóm lại, đề tài thể hiện phạm vi rộng hẹp khác nhau của hiện thực đời sống xã hội xung quanh, gắn liền với một giai đoạn lịch sử xã hội cụ thể, gắn liền với hiện thực khách quan và chịu sự chi phối bởi vốn sống của nhà văn Việc lựa chọn đề tài đã bắt đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả 1.2 Những đề tài tiêu biểu trong văn học dân tộc và miền núi Văn học viết về dân tộc và miền núi có... luận văn thạc sĩ đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về các tác giả và các tiểu thuyết này Có thể kể tới luận văn thạc sĩ Giá trị tiểu thuyết Rừng động của Mạc Phi trong văn xuôi về đề tài miền núi của Cầm Thị Lệ Hương Trong luận văn, tác giả chỉ rõ những giá trị cơ bản của Rừng động với tư cách một tiểu thuyết tiêu biểu về đề tài miền núi trong văn học Việt Nam hiện đại Đồng thời luận văn. .. Luận văn thể hiện một cái nhìn khái quát, toàn diện về đề tài thổ phỉ trong dòng văn học viết về dân tộc và miền núi Luận văn đi sâu khảo sát, nghiên cứu, phân tích, lí giải các tiểu thuyết để thấy được hiện thực lịch sử về cuộc sống đau thương, nghèo đói, lạc hậu và u mê của đồng bào miền núi phía B¾c dưới chế độ thống trị của phìa tạo, lang đạo, thổ ty cùng sự oanh tạc của bọn thổ phỉ, bọn phản động... biên ải của Ma Văn Kháng, Rừng động của Mạc Phi, Hoa hậu xứ Mường của Phượng Vũ, Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam trong mảng đề tài viết về dân tộc và miền núi Phần lớn các ý kiến đánh giá, các công trình nghiên cứu xoay quanh giá trị nội dung, nghệ thuật, đặc sắc của bút pháp tự sự, phong cách nhà văn, nghệ thuật trần thuật, dấu ấn văn hóa và phong cách của mỗi nhà văn Vấn đề thổ phỉ cũng được các nhà nghiên... tiễu phỉ Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 ĐỀ TÀI THỔ PHỈ TRONG DÒNG VĂN HỌC VIẾT VỀ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI 1.1 Đề tài là gì? 1.1.1 Khái niệm đề tài Trong việc phản ánh cuộc sống, khả năng của văn học là hết sức to lớn và phong phú Đối tượng của nó bao gồm toàn bộ thế giới thiên nhiên, đời sống xã hội và cuộc sống... chất của đối tượng thổ phỉ, đồng thời giải quyết hai vấn đề trung tâm của khu vực miền núi là vấn đề thổ phỉ và vấn đề dân tộc trong thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao Hoa hậu xứ Mường viết về cuộc chiến của Việt Minh chống lang đạo phản động; Thổ phỉ viết về thời kì nhiều biến động diễn ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, nơi có đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống những năm 50 . thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi phía Bắc , chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là đề tài thổ phỉ trong tiểu thuyết của một số nhà văn. cứu đề tài: Tiểu thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi phía Bắc . 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Lựa chọn luận văn Tiểu thuyết. Sau một thời gian nghiên cứu đề tài Tiểu thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi phía Bắc, đến nay chúng tôi đã hoàn thành và được phép bảo vệ luận văn. Với

Ngày đăng: 02/11/2014, 22:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan