Kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống kê

13 1.6K 7
Kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống kê

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

7 công cụ thống kê

Kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống SPC (Statistical Process Control) hay SQC (Statistical Quality Control) SQC hay SPC là việc áp dụng các phương pháp thống để thu thập, trình bày, phân tích các dữ liệu một cách đúng đắn, chính xác và kịp thời nhằm theo dõi, kiểm soát và cải tiến quá trình hoạt động của một đơn vị, một tổ chức bằng cách giảm tính biến động của nó. Kiểm soát quá trình là cần thiết vì không có một quá trình hoạt động nào có thể cho ra những sản phẩm giống hệt nhau. Sự biến động này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể phân ra làm hai loại nguyên nhân. - Do biến động ngẫu nghiên vốn có của quá trình, chúng phụ thuộc vào máy móc, thiết bị, công nghệ và cách đo. Biến đổi do những nguyên nhân này là điều tự nhiên, bình thường, không cần phải điều chỉnh, sửa sai. - Do những nguyên nhân không ngẫu nhiên, những nguyên nhân đặc biệt, bất thường mà nhà quản lý có thể nhận dạng và cần phải tìm ra để sửa chữa và ngăn ngừa những sai sót tiếp tục phát sinh. Việc áp dụng SPC giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề như: + Tập hợp số liệu dễ dàng. + Xác định được vấn đề. + Phỏng đoán và nhận biết nguyên nhân. + Loại bỏ nguyên nhân. + Ngăn ngừa các sai lỗi. + Xác định hiệu quả của cải tiến. Việc nghiên cứu, áp dụng các công cụ SCP là điều kiện cần thiết giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng hòa nhập thị trường thế giới. Kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống thường sử dụng 7 công cụ chính là: * Phiếu kiểm tra - Check Sheets. * Biểu đồ nhân quả - Cause and Effect Diagrams. * Biểu đồ kiểm soát - Control Charts. * Biểu đồ mật độ (Biểu đồ cột) - Histograms. * Biểu đồ Pareto - Pareto Charts. * Biểu đồ phân tán - Scatter Diagrams. * Biểu đồ phân lớp (phân tầng) - Stratification. 1. Phiếu kiểm tra: a. Khái niệm: Phiếu kiểm tra là biểu mẫu để thu thập và ghi chép dữ liệu một cách trực quan, nhất quán và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích. b. Tác dụng: Phiếu kiểm tra được sử dụng để thu thập dữ liệu một cách có hệ thống. Có thể sử dụng để: - Kiểm tra lý do sản phẩm bị trả lại. - Kiểm tra vị trí các khuyết tật. - Tìm nguyên nhân gây ra khuyết tật. - Kiểm tra sự phân bố của dây chuyền sản xuất. - Phúc tra công tác kiểm tra cuối cùng. c. Các bước cơ bản để sử dụng phiếu kiểm tra: * Bước 1: Xác định dạng phiếu. Hình thức phiếu phải đơn giản để các nhân viên có thể sử dụng một cách như nhau. * Bước 2: Thử nghiệm trước biểu mẫu này bằng việc thu thập số liệu và lưu trữ một số dữ liệu. * Bước 3: Xem xét lại và sửa đổi biểu mẫu nếu thấy cần thiết. 2. Biểu đồ nhân quả: a) Khái niệm: Biểu đồ nhân quả là một công cụ được sử dụng để suy nghĩ và trình bày mối quan hệ giữa một kết quả cho (ví dụ sự biến động của một đặc trưng chất lượng) với các nguyên nhân tiềm tàng có thể ghép lại thành nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ để trình bày giống như một xương cá. Vì vậy công cụ này còn được gọi là biểu đồ xương cá. Đây là một công cụ hữu hiệu giúp liệt các nguyên nhân gây nên biến động chất lượng, là một kỹ thuật để công khai nêu ý kiến, có thể dùng nhiều trong tình huống khác nhau . b) Tác dụng: - Liệt và phân tích các mối liên hệ nhân quả, đặc biệt là những nguyên nhân làm quá trình quản trị biến động vượt ra ngoài giới hạn qui định trong tiêu chuẩn hoặc qui trình. - Tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề từ triệu chứng, nguyên nhân tới giải pháp. Định rõ những nguyên nhân cần xử lý trước và thứ tự công việc cần xử lý nhằm duy trì sự ổn định của quá trình, cải tiến quá trình. - Có tác dụng tích cực trong việc đào tạo, huấn luyện cán bộ kỹ thuậtkiểm tra. - Nâng cao sự hiểu biết tư duy logic và sự gắn bó giữa các thành viên. c) Cách sử dụng: - Bước 1: Xác định rõ và ngắn gọn các chỉ tiêu chất lượng (CTCL) cần phân tích. Viết CTCL đó bên phải và vẽ mũi tên từ trái qua phải. - Bước 2: Xác định những nguyên nhân chính (nguyên nhân cấp 1): Thông thường người ta chia thành 4 nguyên nhân chính (con người, thiết bị, nguyên vật liệu, phương pháp), cũng có thể kể thêm những nguyên nhân sau: hệ thống thông tin, dữ liệu, môi trường, các phép đo. Người ta cũng có thể chọn các bước chính của một quá trình sản xuất làm các nguyên nhân chính. Biểu diễn những nguyên nhân chính lên sơ đồ. Chỉ tiêu chất lượng cần phân tích - Bước 3: Phát triển biểu đồ bằng việc liệt những nguyên nhân ở cấp tiếp theo (nguyên nhân phụ) xung quanh một nguyên nhân chính và biểu thị chúng bằng những mũi tên (nhánh con) nối liền với nguyên nhân chính. Tiếp tục thủ tục này cho đến các cấp thấp hơn. - Bước 4: Sau khi phác thảo xong biểu đồ nhân quả, cần hội thảo với những người có liên quan, nhất là những người trực tiếp sản xuất để tìm một cách đầy đủ nhất các nguyên nhân gây nên những trục trặc, ảnh hưởng tới chỉ tiêu chất lượng cần phân tích. - Bước 5: Điều chỉnh các yếu tố và thiết lập biểu đồ nhân quả để xử lý. - Bước 6: Lựa chọn và xác định một số lượng nhỏ (3 đến 5) nguyên nhân chính có thể ảnh hưởng lớn nhất đến CTCL cần phân tích. Sau đó cần có thêm những hoạt động như thu thập số liệu, nỗ lực kiểm soát… các nguyên nhân đó. 3. Biểu đồ kiểm soát: a) Khái niệm: Là đồ thị đường gấp khúc, được sử dụng để kiểm tra sự bất thường của quá trình dựa trên sự thay đổi của các đặc tính (đặc tính kiểm soát). Biểu đồ kiểm soát được sử dụng để xác định quá trình có ổn định không, để duy trì tính ổn định của quá trình và để làm cơ sở cho cải tiến quá trình. Biểu đồ kiểm soát bao gồm một đường giá trị trung tâm phản ánh giá trị trung bình của chỉ tiêu cần kiểm soát và hai đường giới hạn kiểm soát: giới hạn kiểm soát trên và giới hạn kiểm soát dưới. Hình 4.6- Biểu đồ kiểm soát b) Tác dụng: Biểu đồ kiểm soát cho thấy sự biến động của quá trình sản xuất hoặc tác nghiệp trong suốt một chu kỳ thời gian nhất định. Do đó được sử dụng để: - Dự đoán, đánh giá sự ổn định của quá trình. - Kiểm soát, xác định khi nào cần điều chỉnh quá trình. - Xác định một sự cải tiến của một quá trình. c) Phân loại: Dựa vào đặc điểm của dữ liệu, người ta chia biểu đồ kiểm soát thành hai loại: Biểu đồ kiểm soát giá trị liên tục và biểu đồ kiểm soát giá trị rời rạc. Đặc tính giá trị Tên gọi Ý nghĩa Giá trị Biểu đồ x (giá trị đo được) Xem Giá trị R (độ rộng khoảng) hay s (phương sai) thể hiện độ phân tán hay tập trung của quá trình. R và s càng nhỏ chứng tỏ quá trình càng tập trung. Biểu đồ - R (giá trị trung bình và khoảng sai biệt) Biểu đồ - s (giá trị trung bình và phương sai) Giá trị rời rạc Biểu đồ Pn (số các đơn vị sai sót) VD: Kiểm tra 100 sản phẩm có 25 sản phẩm sai sót. Vậy số các đơn vị sai sót là 25 đơn vị. Đánh giá một chi tiết là tốt Biểu đồ p (% sai sót) VD: Kiểm tra 100 sản phẩm có 25 sản phẩm sai sót. Vậy % sai sót là 25%. Biểu đồ c (số sai sót) VD: Kiểm tra 100 sản phẩm có 25 sản phẩm sai sót. Trong đó có 5 sản phẩm có 2 sai sót, 20 sản phẩm có 1 sai sót. Vậy số sai sót là 30. Biểu đồ u (số sai sót trên một đơn vị) VD: Kiểm tra 100 sản phẩm có 25 sản phẩm sai sót. Trong đó có 5 sản phẩm có 2 sai sót, 20 sản phẩm có 1 sai sót. Vậy số sai sót trên một đơn vị là 30/100 = 0,3 d. Các công thức tính đường giới hạn kiểm soát: Loại biểu đồ x p Pn c u Đường giới hạn trung tâm n Đường giới hạn kiểm soát trên D4 + 3 n+ 3 +3 +3 Đường giới hạn kiểm soát dưới D3 - 3 n- 3 -3 -3 Ghi Nếu n thay đổi, sử n phải là hằng số n phải là Nếu n thay chú dụng n trung bình hay từng giá trị n i hằng số đổi, sử dụng n trung bình hay từng giá trị n i Trong đó: n: số đơn vị sản phẩm trong một lần lấy mẫu (cỡ mẫu) m: số lần lấy mẫu Các hệ số A, B, C, D tra từ bảng sau: N A2 D3 D4 D2 B3 B4 C4 2 1,880 0 3,267 0 3 1,023 0 2,575 1,69 0 2,57 0,89 4 0,729 0 2,282 2,06 0 2,27 0,92 5 0,577 0 2,115 2,33 0 2,09 0,94 6 0,483 0 2,004 2,53 0,03 1,97 0,95 7 0,419 0,076 1,924 2,70 0,12 1,88 0,96 8 0,373 0,136 1,864 2,85 0,19 1,82 0,97 9 0,337 0,184 1,816 2,97 0,24 1,76 0,97 10 0,308 0,223 1,777 3,08 0,28 1,72 0,97 e. Các bước để xây dựng biểu đồ kiểm soát: B.1. Thu thập dữ liệu. B.2. Tính các giới hạn kiểm soát. Tính đường giá trị trung bình, đường giới hạn kiểm soát trên UCL và đường giới hạn kiểm soát dưới LCL B.3. Vẽ các điểm trên đồ thị. e) Cách đọc biểu đồ kiểm soát: Điều quan trọng nhất trong kiểm soát quá trình là nhìn vào biểu đồ kiểm soát ta có thể đọc được sự biến động của quá trình một cách chính xác và có hành động khắc phục kịp thời khi phát hiện được điều bất thường trong quá trình. • * Quá trình sản xuất ở trạng thái ổn định khi: - Toàn bộ các điểm trên biểu đồ đều nằm trong hai đường giới hạn kiểm soát của biểu đồ. - Các điểm liên tiếp trên biểu đồ có sự biến động nhỏ. • * Quá trình sản xuất ở trạng thái không ổn định khi: - Một số điểm vượt ra ngoài các đường giới hạn của biểu đồ kiểm soát. - Các điểm trên biểu đồ có những dấu hiệu bất thường mặc dù chúng đều nằm trong giới hạn kiểm soát. Các dấu hiệu bất thường biểu hiện ở các dạng sau: + Dạng 1 bên đường tâm: Khi trên biểu đồ xuất hiện trên 7 điểm liên tiếp chỉ ở một bên đường tâm. + Dạng xu thế: Khi các điểm liên tiếp trên biểu đồ có xu hướng tăng hoặc giảm một cách liên tục. + Dạng chu kỳ: Khi các điểm trên biểu đồ cho thấy cùng kiểu loại thay đổi qua các khoảng thời gian bằng nhau. + Dạng kề cận với đường giới hạn kiểm soát: Khi các điểm trên biểu đồ kiểm soát nằm kề cận các đường kiểm soát. 4.6.4. Biểu đồ phân bố (biểu đồ cột): Là một dạng của đồ thị cột, trong đó các yếu tố biến động hay dữ liệu đặc thù được chia thành các lớp hoặc thành các phần và được diễn tả như các cột với khoảng cách lớp được biểu thị qua đường đáy và tần suất biểu thị qua chiều cao. Biểu đồ cột cho thấy hình ảnh tổng thể của một tập hợp dữ liệu. Từ đó nó cho thấy tình trạng tổng thể của tình hình chất lượng trong một khoảng thời gian. a. Quy trình xây dựng biểu đồ phân bố: Để cho dễ hình dung chúng ta sẽ trình bày cách thức xây dựng biểu đồ phân bố qua ví dụ sau: B.1. Thiết lập bảng tần suất: Đầu tiên chúng ta phải thu thập dữ liệu về biến số cần đo lường. Ví dụ để xác định sự phân bố về kích thước đường kính của các ống thép được sản xuất người ta tiến hành thu thập mẫu, đo lường và chỉ ra trong bảng sau: Các kết quả của phép đo max min 2,51 2,517 2,522 2,522 2,51 2,511 2,519 2,532 2,543 2,525 2,543 2,51 2,527 2,536 2,506 2,541 2,512 2,515 2,521 2,536 2,529 2,524 2,541 2,506 2,529 2,523 2,523 2,523 2,519 2,528 2,543 2,538 2,518 2,534 2,543 2,518 2,52 2,514 2,512 2,534 2,526 2,53 2,532 2,526 2,523 2,52 2,534 2,512 2,535 2,523 2,526 2,525 2,532 2,522 2,503 2,53 2,522 2,514 2,535 2,503 2,533 2,51 2,542 2,524 2,53 2,521 2,522 2,535 2,54 2,528 2,542 2,51 2,525 2,515 2,52 2,519 2,526 2,527 2,522 2,542 2,54 2,528 2,542 2,515 2,531 2,545 2,524 2,522 2,52 2,519 2,519 2,529 2,522 2,513 2,545 2,513 2,518 2,527 2,511 2,519 2,513 2,527 2,529 2,528 2,519 2,521 2,529 2,511 2,545 2,503 B.2. Tính độ rộng R: R = giá trị tối đa quan sát được - giá trị tối thiểu quan sát được R = 2,545 - 2,503 = 0,042 B.3. Xác định số lớp: k = Với n là tổng số mẫu quan sát. Với ví dụ này n = 90 nên k = 9 hoặc 10, lấy k = 10. B.4. Xác định độ rộng lớp: h = R/ (k-1) h = 0,042/9 = 0,0047 làm tròn 0,005 B.5. Xác định các lớp và tần suất: Lớp 1: Biên dưới = Xmin - h/2 = 2,503 - 0,005/2 = 2,5005 Biên trên = biên dưới + h = 2,5005 + 0,005 = 2,5055 Điểm giữa = (biên trên + biên dưới)/2 = 2,503 Từ lớp thứ hai trở đi: Biên dưới i = Biên trên i-1 Biên trên i = Biên dưới i + h Ta tính được các lớp như sau: STT Lớp Điểm giữa Tần suất Biên dưới Biên trên 1 2,5005 2,5055 2,503 1 2 2,5055 2,5105 2,508 4 3 2,5105 2,5155 2,513 9 4 2,5155 2,5205 2,518 14 5 2,5205 2,5255 2,523 22 6 2,5255 2,5305 2,528 19 7 2,5305 2,5355 2,533 10 8 2,5355 2,5405 2,538 5 9 2,5405 2,5455 2,543 6 Sau khi xác định các lớp bước tiếp theo người ta phải đếm tần suất xuất hiện trong từng lớp. B.6. Vẽ biểu đồ: Trục tung biểu diễn tần suất. Trục hoành biểu diễn các giá trị biên của lớp. 25 20 15 10 5 0 b. Cách đọc biểu đồ phân bố: Có hai phương pháp cơ bản về cách đọc biểu đồ phân bố. ♦ Cách thứ nhất: Dựa vào dạng phân bố. - Phân bố đối xứng hay không đối xứng. - Có một hay nhiều đỉnh. - Có cột nào bị cô lập không. - Phân bố ngang, phân tán. Từ đó đưa ra các điều chỉnh, cải tiến cụ thể cho quá trình đó. Hình 4.7 - Các dạng phân bố cơ bản ♦ Cách thứ hai: So sánh các giá trị tiêu chuẩn với phân bố của biểu đồ. Ta đưa ra các so sánh. - Tỷ lệ phế phẩm so với tiêu chuẩn. - Giá trị trung bình có trùng với đường tâm của hai giới hạn tiêu chuẩn không? Lệch qua phải hay qua trái? Từ đó đưa ra quyết định làm giảm sự phân tán hay xét lại tiêu chuẩn. Có thể xảy ra những trường hợp sau: (1) Điều kiện lý tưởng nhất. Ngay cả khi có các biến thiên nhỏ trong quá trình thì sản phẩm cũng không bị loại bỏ. Trong các điều kiện lý tưởng khoảng cách từ trị số trung bình đến GHD hoặc GHT thông thường gần bằng vốn sai lệch tiêu chuẩn (≈ 4S) (2) Ở đây cũng chưa có sản phẩm bị loại bỏ. Tuy nhiên chỉ một biến động nhỏ phá vỡ tính ổn định của quá trình cũng có thể phát sinh phế phẩm. Cần có biện pháp giảm bớt độ phân tán. (3) Có sản phẩm được chế tạo vượt ra khỏi giá trị tiêu chuẩn. Cần một cố gắng nhỏ để tăng trị số trung bình lên nhằm đảm bảo sản phẩm nằm trong giá trị chuẩn. (4) Do có phân tán lớn trong quá trình sản xuất nên có một số sản phẩm bị loại bỏ. Cần khắc phục biện pháp sau đây: - Cải tiến quá trình. - Thay đổi các giá trị chuẩn. - Thanh tra toàn diện. (5) Độ phân tán nhỏ so với các giá trị chuẩn. Có thể rút ngắn thêm các giá trị chuẩn hoặc thay đổi quá trình và mở rộng độ phân tán nếu thấy kinh tế hơn. Cũng có thể kết hợp cả hai cách để đọc biểu đồ một cách chính xác hơn. 5. Biểu đồ Pareto. a) Khái niệm: Biểu đồ Pareto là một biểu đồ hình cột, chỉ mức độ xảy ra thường xuyên của các nhóm vấn đề về chất lượng, được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Ngoài ra, trên biểu đồ còn có một đường cong thể hiện mức độ xảy ra tích lũy của các yếu tố chất lượng. b) Tác dụng: - Cho thấy sự đóng góp của mỗi cá thể tới hiệu quả chung theo thứ tự quan trọng, giúp phát hiện cá thể quan trọng nhất. - Biểu đồ Pareto còn có thể biểu thị được hiệu quả của các hoạt động cải tiến được thực hiện ra sao, nhờ đó ta có thể động viên được tinh thần trách nhiệm của nhân viên và công nhân trong các cải tiến đó. c) Cách xây dựng biểu đồ Pareto: B.1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu. Trước khi xây dựng biểu đồ chúng ta phải biết xây dựng biểu đồ để làm gì? Xây dựng biểu đồ Pareto để kiểm tra tình trạng khuyết tật của sản phẩm A hay sản phẩm B hay của quy trình C. Ví dụ xây dựng biểu đồ để kiểm tra sản phẩm đúc bị lỗi. B.2: Phân nhóm dữ liệu. Ví dụ khi nghiên cứu sản phẩm đúc bị lỗi, ta phải thống có những loại lỗi nào đối với sản phẩm đúc, các loại lỗi này được phân nhóm như thế nào? Mỗi loại nhóm là một lỗi hay nhóm các lỗi lại với nhau. Ví dụ ta phân nhóm các lỗi như sau: sứt mẻ, xước, bẩn, rỗ, kẻ hở, dạng khác. Việc phân nhóm dữ liệu ảnh hưởng lớn đến chất lượng một biểu đồ Pareto. B.3: Thu thập dữ liệu: Dựa trên sự phân loại khuyết tật trên chúng ta tiến hành thu thập dữ liệu theo từng loại. B.4: Sắp xếp các nhóm theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. B.5: Tính tổng tích lũy và phần trăm tích lũy. B.6: Vẽ biểu đồ. + Vẽ trục tung, trục hoành và chia độ thích ứng để vẽ biểu đồ. Trục hoành tương ứng với loại khuyết tật, trục tung tương ứng với số lượng khuyết tật. + Vẽ đường thẳng đứng ở bên phải biểu đồ và ghi trên đó phần trăm tích lũy. + Vẽ đường cong tương ứng với số phần trăm tích lũy. B.7: Đọc biểu đồ. Khi đọc biểu đồ ta xác định xem nguyên nhân chính của vấn đề là gì? 6. Biểu đồ phân tán: a) Khái niệm: Biểu đồ phân tán là một kỹ thuật đồ thị để nghiên cứu mối quan hệ giữa hai bộ số liệu liên hệ xảy ra theo cặp [ví dụ (x,y), mỗi số lấy từ một bộ]. Biểu đồ phân tán trình bày các cặp như là một đám mây điểm. Mối quan hệ giữa các bộ số liệu liên hệ được suy ra từ hình dạng của các đám mây đó. Mối quan hệ thuận giữa x và y nghĩa là các giá trị tăng lên của x được gắn với các giá trị tăng lên của y. Mối quan hệ nghịch có nghĩa là các giá trị tăng lên của x kéo theo các giá trị giảm đi của y. Trong biểu đồ phân tán trục tung thường được biểu thị cho những đặc trưng chúng ta muốn khảo cứu (y). Trục hoành biểu thị biến số mà chúng ta đang xét (x). b) Tác dụng: Phát hiện và trình bày các mối quan hệ giữa hai bộ số liệu có liên hệ và xác nhận các mối quan hệ đoán trước giữa hai bộ số liệu có liên hệ. c) Cách sử dụng: - Bước 1: Chọn số liệu theo từng cặp (x,y) từ hai bộ số liệu có liên hệ mà ta cần nghiên cứu mối quan hệ của chúng. Nên có khoảng 30 cặp hoặc hơn. - Bước 2: Ghi tên trục x và y. - Bước 3: Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của x và y, dùng giá trị này để khắc vạch trục hoành x và trục tung y. Cả hai trục có chiều dài như nhau. - Bước 4: Đánh dấu các cặp số liệu (x,y) trên biểu đồ. Khi hai cặp số liệu có cùng giá trị thì vẽ các vòng tròn đồng tâm quanh điểm đã đánh dấu hoặc chấm điểm thứ hai bên cạnh điểm đó. - Bước 5: Kiểm tra hình dạng của đám mây để phát hiện ra loại và mức độ của các mối quan hệ đo.ù d) Cách đọc biểu đồ: Sau khi vẽ xong, biểu đồ phân tán có thể có một trong số các trường hợp sau: + Có giá trị khác thường: Các điểm này nằm xa nhóm phần lớn các điểm quây quần nhau và dễ nhận thấy trên biểu đồ. Việc phát hiện nguyên nhân gây ra điểm bất thường này là chìa khóa mở cánh cửa cải tiến. + Thiếu mối tương quan: Nếu các điểm trên biểu đồ phân tán không tạo thành một xu hướng, khi đó ta không đủ điều kiện để kết luận rằng có mối quan hệ nhân quả giữa hai đặc tính x và y. Quan hệ thuận x tăng, y tăng Quan hệ nghịch x tăng, y giảm Hình 4.9- Biểu đồ phân tán 7. Biểu đồ phân tầng (Stratification): a. Khái niệm: [...]... Tổng hợp Mối liên hệ giữa quá trình giải quyết vấn đề chất lượng với các công cụ thống chủ yếu Một số công cụ thống thông dụng bao gồm: Lưu đồ (Flow chart) được sử dụng để phác hoạ các hoạt động hoặc các công đoạn tạo ra sản phẩm theo một trình tự nhất định từ lúc tiếp nhận đầu vào đến khi kết thúc quá trình Phiếu kiểm tra (Checksheet) được sử dụng để thu thập, sắp xếp và trình bày các thông tin/dữ... (Histogram) được sử dụng để theo dõi sự phân bố của các thông số của sản phẩm /quá trình và từ đó đánh giá được năng lực của quá trình đó Quá trình có đáp ứng được yêu cầu sản xuất sản phẩm hay không? Biểu đồ kiểm soát (Control Chart) được sử dụng để theo dõi sự biến động của các thông số về đặc tính chất lượng của sản phẩm /quá trình Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram) được sử dụng để phân tích mối quan... một vài công cụ thống khi phân tích và giải quyết vấn đề Sử dụng lưu đồ để phân chia khu vực sản xuất và các khâu sản xuất sản phẩm có thể giúp chúng ta nhận biết các vấn đề một cách dễ dàng, đồng thời việc phân chia khu vực này cũng tạo thuận lợi cho việc tìm ra nguyên nhân của vấn đề Khi phân tích thực trạng, chúng ta có thể kết hợp phiếu kiểm tra, biểu đồ phân bố và biểu đồ kiểm soát để phân tích... quản lý cần đưa ra các giải pháp để loại bỏ và thực hiện biện pháp tối ưu nhất Sau khi thực hiện cần tiếp tục theo dõi quá trình để xem mức độ hiệu quả của các giải pháp đó như thế nào, chúng ta có thể sử dụng tiếp tục sử dụng phiếu kiểm tra kết hợp với biểu đồ phân bố và biểu đồ kiểm soát ... ảnh hưởng của nhiều nhân tố chế tạo, trong điều kiện các sản phẩm, các hoạt động giống nhau, nhưng được thực hiện bởi hai quy trình sản xuất, hai bộ phận khác nhau, hoặc trong những thời điểm khác nhau Ví dụ: Để biết được nguyên nhân nào gây ra sự phân tán dữ liệu trong quá trình sản xuất cùng một loại sản phẩm, nhưng do hai người vận hành trên hai thiết bị khác nhau Trong trường hợp này, ta cần phải... tiến b Ứng dụng: Ví dụ về loại biểu đồ phân tầng sau: Người ta gia công đường kính một chi tiết trên hai máy khác nhau và có tỷ số sai hỏng là 15% Các dữ liệu đo được trên máy A và máy B được thu thập bằng biểu đồ phân tầng như sau: Sai lệch về đường kính 0,001 0,002 0,003 0,004 0,005 0,006 0,007 0,008 0,009 5 10 15 /// ///// / ///// ///// / ///// ///// ///// ///// ///// // /// Giới hạn tiêu chuẩn 5 . chóng hòa nhập thị trường thế giới. Kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống kê thường sử dụng 7 công cụ chính là: * Phiếu kiểm tra - Check Sheets. * Biểu. giới hạn kiểm soát trên và giới hạn kiểm soát dưới. Hình 4.6- Biểu đồ kiểm soát b) Tác dụng: Biểu đồ kiểm soát cho thấy sự biến động của quá trình sản

Ngày đăng: 27/03/2013, 10:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan