Thị trường chứng khoán Việt Nam 10 năm nhìn lại và xu hướng phát triển đến năm 2020

218 714 4
Thị trường chứng khoán Việt Nam 10 năm nhìn lại và xu hướng phát triển đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tháng 072000, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. So với lịch sử 200 năm của thị trường chứng khoán thế giới thì 10 năm hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được xem như điểm kết thúc của một sự khởi đầu. Tuy còn non trẻ, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đã sớm khẳng định tầm vóc và vị thế của mình. Với hai sở giao dịch chứng khoán, 539 công ty niêm yết, có mức vốn hóa đạt khoảng 40% GDP, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, sự năng động của nền kinh tế và hình ảnh của một Việt Nam ngày càng phồn thịnh, phát triển và hoà nhập với nền kinh tế quốc tế. Sau mười năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định và đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu là hoạt động an toàn và hiệu quả. Có thể khái quát một số thành tựu của thị trường chứng khoán Việt Nam như sau: + Cấu trúc của thị trường chứng khoán đang từng bước được hoàn thiện nhằm tăng khả năng quản lý và giám sát của Nhà nước. + Hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán và các chính sách quản lý thị trường tương đối đầy đủ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. + Các Sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán (105 công ty) đã được trang bị công nghệ giao dịch hiện đại phù hợp với tốc độ phát triển của thị trường. + Các định chế trung gian và dịch vụ thị trường ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng hoạt động và năng lực tài chính. + Hoạt động quản lý thị trường của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các SGDCK ngày càng sâu sát và từng bước hoàn thiện. + Nguồn nhân lực của thị trường chứng khoán nói chung được đào tạo cơ bản, đáp ứng được yêu cầu của thị trường hiện nay. Những thành tựu của thị trường chứng khoán là minh chứng thuyết phục cho quyết định mở cửa thị trường này là đúng đắn, là một bước đi tất yếu trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với những thăng trầm của thị trường, rất nhiều vấn đề đang đặt ra cho sự ổn định và phát triển của thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Khoa Ngân hàng – Tài chính là một trong những khoa lớn nhất của Đại học Kinh tế Quốc dân – trường trọng điểm quốc gia, trường hàng đầu trong khối các trường Đại học ở Việt Nam về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Đại học Kinh tế Quốc dân cũng là trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam đào tạo chuyên ngành thị trường chứng khoán (từ năm 2000). Ý thức về trách nhiệm trước sự vận hành của thị trường chứng khoán nói riêng, hệ thống tài chính và nền kinh tế đất nước nói chung, đồng thời nhân kỷ niệm 10 năm thị trường chứng khoán Việt

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH KỶ YẾU HỘI THẢO Thị trường chứng khoán Việt Nam- 10 năm nhìn lại và xu hướng phát triển đến năm 2020 Hà Nội, tháng 6 năm 2010 i BAN CHỈ ĐẠO TT Họ tên Đơn vị / chức vụ Nhiệm vụ 1 GS.TS. Nguyễn Văn Nam Hiệu trưởng Trưởng Ban 2 PGS.TS. Phạm Quang Trung Phó Hiệu trưởng Phó trưởng ban 3 PGS.TS. Phạm Hồng Chương Trưởng phòng QL Khoa học Ủy viên 4 PGS.TS. Đàm Văn Huệ Trưởng phòng Tài chính – Kế toán Ủy viên 5 PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà Trưởng phòng Tổng hợp Ủy viên 6 ThS. Nguyễn Đức Hiển Trưởng phòng TCCB Ủy viên 7 TS. Lê Anh Tuấn Trưởng phòng CTCT&QLSV Ủy viên 8 PGS.TS. Hoàng Xuân Quế Trưởng khoa NH-TC Ủy viên thường trực HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP KỶ YẾU TT Họ tên Đơn vị / chức vụ Nhiệm vụ 1 GS.TS. Nguyễn Văn Nam Hiệu trưởng Chủ tịch 2 PGS.TS. Phạm Quang Trung Phó Hiệu trưởng Phó chủ tịch 3 GS. TS. Cao Cự Bội Nguyên Trưởng Khoa NHTC Phó chủ tịch 4 GS. TS. Mai Ngọc Cường Tổng biên tập T/C Kinh tế & PT Ủy viên 5 PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài Nguyên Trưởng Khoa NH-TC Ủy viên 6 PGS. TS. Hoàng Xuân Quế Trưởng Khoa NH-TC Ủy viên 7 PGS.TS. Nguyễn Thị Bất Bộ môn LTTCTT và Tài chính công Ủy viên 8 PGS.TS. Lưu Thị Hương Bộ môn Tài chính doanh nghiệp Ủy viên 9 PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo Bộ môn Tài chính Quốc tế Ủy viên 10 PGS.TS. Trần Đăng Khâm Trưởng bộ môn TTCK Ủy viên 11 PGS. TS. Vũ Duy Hào Trưởng bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp Ủy viên 12 PGS. TS. Phan Thị Thu Hà Trưởng bộ môn Ngân hàng Thương mại Ủy viên 13 TS. Đặng Ngọc Đức Trưởng bộ môn Tài chính Quốc tế Ủy viên 14 TS. Lê Quốc Hội Phó tổng biên tập Tạp chí Kinh tế & PT Ủy viên BAN TỔ CHỨC TT Họ tên Đơn vị Nhiệm vụ 1 PGS.TS. Hoàng Xuân Quế Trưởng khoa NH-TC Trưởng ban 2 TS. Phan Hữu Nghị Phó Trưởng khoa NH-TC Phó trưởng ban 3 PGS.TS. Trần Đăng Khâm Trưởng Bộ môn TTCK Phó trưởng ban 4 TS. Đinh Ngọc Dinh Bộ môn Ngân hàng thương mại Ủy viên 5 ThS. Trần Đức Thắng Phó GĐ Trung tâm NH-TC Ủy viên 6 GV. Trần Phước Huy Bí thư LCĐ Khoa NH-TC Ủy viên 7 GV. Trần Trọng Phong Bộ môn Ngân hàng thương mại Ủy viên 8 TS. Lê Hương Lan Bộ môn Thị trường chứng khoán Ủy viên 9 ThS. Trần Minh Tuấn Bộ môn Tài chính doanh nghiệp Ủy viên 10 ThS. Phùng Thanh Quang Bộ môn Ngân hàng thương mại Ủy viên ii DANH MỤC BÀI VIẾT HỘI THẢO Stt Tên bài viết/Tác giả Trang PHẦN I: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1 THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TỪ NHẬN THỨC ĐẾN HÀNH ĐỘNG TS. Lê Văn Châu Nguyên Chủ tịch UBCKNN 2 2 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM PGS. TS. Hoàng Xuân Quế Trưởng Khoa Ngân hàng- Tài chính Đại học Kinh tế Quốc dân 8 3 THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM MƢỜI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội 13 4 THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM - MƢỜI NĂM NHÌN LẠI PGS.TS. Đinh Xuân Hạng Học viện Tài chính 18 5 NHÌN LẠI CON ĐƢỜNG CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Hoàng Thị Thanh Thuỳ Phan Hoàng Diệu Phòng Nghiên cứu và Tư vấn đầu tư - CTCP Chứng khoán Tân Việt 24 PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 6 ĐẦU TƢ GIÁN TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TS. Lê Văn Châu Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán VN 29 7 MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ LUẬT CHỨNG KHOÁN 2006 PGS.TS Trần Đăng Khâm Khoa Ngân hàng – Tài chính Đại học Kinh tế Quốc dân 37 8 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM- 10 NĂM NHÌN LẠI PGS. TS. Bùi Anh Tuấn, Hiệu phó Đại học KTQD PGS.TS. Ngô Trí Tuệ, Giám đốc Học viện Kiểm toán NCS. ThS. Phạm Long, Khoa NH-TC, Đại học KTQD NCS. ThS. Ngô Đức Anh, University of Texas, USA 42 9 DOANH NGHIỆP VỚI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN Nguyễn Hữu Tú Phó Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Rồng Việt 51 iii 10 MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THỊ TRƢỜNG TIỀN TỆ VÀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG THỜI GIAN QUA Ở NƢỚC TA PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng Phó tổng biên tập Tạp chí Ngân hàng 57 11 THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN- BIỂU HIỆN SINH ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ THỊ TRƢỜNG Phan Thế Hải Nhà báo- Chủ tịch Công ty CP Đầu tư và truyền thông Vietnet 61 12 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Vũ Hoàng Nam Phó Trưởng Phòng Quản Lý Kinh Doanh Vốn- Sở Giao Dịch NHNo&PTNT VN Phụ trách nhóm đầu tư kinh doanh trái phiếu NHNo&PTNT VN 66 13 BÀN VỀ NGUYÊN NHÂN CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CHƢA CHÖ TRỌNG HOẠT ĐỘNG TẠO LẬP THỊ TRƢỜNG CỔ PHIẾU ThS. Nguyễn Hƣơng Giang Khoa Ngân hàng – Tài chính Đại học Kinh tế Quốc dân 71 14 HIỂU THÊM VỀ RỦI RO HỆ THỐNG VÀ PHI HỆ THỐNG TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN: MÔ HÌNH CAPM VÀ APT NCS. ThS. Phạm Long ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp Khoa NH-TC, Đại học KTQD ThS. Phạm Ngọc Lan Khoa KT-TC, Đại học Lao động Xã hội 74 15 BÀN VỀ HOẠT ĐỘNG TRỰC TIẾP CỦA NHTM TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Th.S Nguyễn Thị Thanh Phƣơng Chi nhánh SGD 2 NHĐT&PTVN 85 16 QUYỀN LỢI THỰC CỦA CỔ ĐÔNG HIỆN NAY Vũ Thị Thanh Thuỷ NCS khoá 29, ĐH KTQD 93 17 ĐÁNH GIÁ THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM NĂM 2009- CƠ HỘI 2010 Trần Hải Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt 96 18 HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬP (M&A) TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA NCS. ThS. Trần Đức Thắng Khoa Ngân hàng – Tài chính Đại học Kinh tế Quốc dân 98 19 MỘT SỐ LỢI THẾ KHI PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP TS. Lê Thị Hƣơng Lan Khoa Ngân hàng – Tài chính Đại học Kinh tế Quốc dân 104 iv 20 TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU VỐN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI – PHÂN TÍCH KIỂM CHỨNG VỚI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN HNX TS. Trần Thị Thanh Tú Khoa Ngân hàng – Tài chính Đại học Kinh tế Quốc dân 107 21 TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU VỐN ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH VẬN TẢI BIỂN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ThS. Trần Minh Tuấn Khoa Ngân hàng – Tài chính Đại học Kinh tế Quốc dân 113 22 THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI NCS. ThS. Phạm Long NCS. ThS. Nguyễn Thị Thuỳ Dƣơng Khoa Ngân hàng-Tài Chính Đại học Kinh tế Quốc dân 118 PHẦN III: XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH CHỨNG KHOÁN 23 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 TS. Nguyễn Sơn Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (UBCKNN) 132 24 ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CHỨNG KHOÁN GIAI ĐOẠN 2010-2020 PGS.TS. Lê Hoàng Nga Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước 139 25 NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Hoài Lê Phó trưởng bộ môn Thị trường chứng khoán & Kinh doanh chứng khoán Học viện Tài chính 142 26 XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Phạm Thanh Tùng CT HĐQT CTCP Chứng khoán Thái Bình Dương Lê Khả Tuyên Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Thái Bình Dương 147 27 TĂNG CƢỜNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CHỨNG KHOÁN: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TS. Lê Thanh Tâm Khoa Ngân hàng – Tài chính Đại học Kinh tế Quốc dân 150 v 28 BÀN VỀ MÔ HÌNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƢỜNG TS. Đinh Ngọc Dinh Khoa Ngân hàng - Tài chính Đại học Kinh tế Quốc dân 156 29 GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TS. Nguyễn Mạnh Hùng Ngân hàng Liên Việt 163 30 XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CHỨNG KHOÁN Nhữ Đình Hoà Tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán Bảo Việt 165 31 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TS. Nguyễn Văn Lâm Giám đốc NHNo&PTNT Bình Phước 167 32 TÍNH BỀN VỮNG CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT TS. Nguyễn Thị Lan Học Viện Tài Chính 171 33 BÀN THÊM VỀ LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU NCS. ThS. Phạm Long NCS. ThS. Đoàn Phƣơng Thảo NCS. ThS. Lê Thu Thuỷ Khoa NH-TC, Đại học KTQD 174 34 KIỂM ĐỊNH HIỆU ỨNG "NGÀY GIAO DỊCH TRONG TUẦN" TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ths. Phạm Việt Hùng Khoa NH-TC, Đại học KTQD 186 35 XÂY DỰNG ĐIỀU KIỆN ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP THEO PHƢƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÕNG TIỀN Ở VIỆT NAM NCS. ThS. Trần Đức Thắng Khoa Ngân hàng – Tài chính Đại học Kinh tế Quốc dân 190 36 KIẾN NGHỊ TẠM DỪNG CHIẾN THUẬT CỔ PHẦN HOÁ NCS. ThS. Phạm Long Khoa NH-TC, Đại học KTQD ThS. Phạm Ngọc Lan, Khoa KT-TC, Đại học Lao động Xã hội 196 37 GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH THỰC TIỄN TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH ThS Nguyễn Thanh Bình Công ty Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (APECS) 207 vi LỜI GIỚI THIỆU Tháng 07/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. So với lịch sử 200 năm của thị trường chứng khoán thế giới thì 10 năm hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được xem như điểm kết thúc của một sự khởi đầu. Tuy còn non trẻ, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đã sớm khẳng định tầm vóc và vị thế của mình. Với hai sở giao dịch chứng khoán, 539 công ty niêm yết, có mức vốn hóa đạt khoảng 40% GDP, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, sự năng động của nền kinh tế và hình ảnh của một Việt Nam ngày càng phồn thịnh, phát triển và hoà nhập với nền kinh tế quốc tế. Sau mười năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định và đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu là hoạt động an toàn và hiệu quả. Có thể khái quát một số thành tựu của thị trường chứng khoán Việt Nam như sau: + Cấu trúc của thị trường chứng khoán đang từng bước được hoàn thiện nhằm tăng khả năng quản lý và giám sát của Nhà nước. + Hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán và các chính sách quản lý thị trường tương đối đầy đủ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. + Các Sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán (105 công ty) đã được trang bị công nghệ giao dịch hiện đại phù hợp với tốc độ phát triển của thị trường. + Các định chế trung gian và dịch vụ thị trường ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng hoạt động và năng lực tài chính. + Hoạt động quản lý thị trường của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các SGDCK ngày càng sâu sát và từng bước hoàn thiện. + Nguồn nhân lực của thị trường chứng khoán nói chung được đào tạo cơ bản, đáp ứng được yêu cầu của thị trường hiện nay. Những thành tựu của thị trường chứng khoán là minh chứng thuyết phục cho quyết định mở cửa thị trường này là đúng đắn, là một bước đi tất yếu trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với những thăng trầm của thị trường, rất nhiều vấn đề đang đặt ra cho sự ổn định và phát triển của thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Khoa Ngân hàng – Tài chính là một trong những khoa lớn nhất của Đại học Kinh tế Quốc dân – trường trọng điểm quốc gia, trường hàng đầu trong khối các trường Đại học ở Việt Nam về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Đại học Kinh tế Quốc dân cũng là trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam đào tạo chuyên ngành thị trường chứng khoán (từ năm 2000). Ý thức về trách nhiệm trước sự vận hành của thị trường chứng khoán nói riêng, hệ thống tài chính và nền kinh tế đất nước nói chung, đồng thời nhân kỷ niệm 10 năm thị trường chứng khoán Việt vii Nam và cũng là 10 năm chuyên ngành thị trường chứng khoán của Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Ngân hàng – Tài chính tổ chức triển khai hội thảo: “Thị trường chứng khoán Việt Nam – 10 năm nhìn lại và định hướng phát triển đến năm 2020”. Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm và tham gia rộng khắp của các nhà quản lý, nhà khoa học, ngân hàng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp, các nghiên cứu sinh, cao học viên và các em sinh viên. Đến nay, Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 37 bài tham luận. Tất cả các bài tham luận đã tiếp cận vấn đề dưới các góc độ khác nhau, thể hiện những góc nhìn sâu sắc và đa chiều về những thành công, hạn chế, nguyên nhân và xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như những vấn đề đặt ra cho việc đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Đâu đó còn có những ý kiến khác nhau, thậm chí là trái chiều về nhận định và bình luận nhưng vượt lên tất cả, chúng ta thấy đằng sau các bài viết là sự trăn trở, là tất cả tâm huyết khoa học và nghề nghiệp của các tác giả! Thay mặt Ban tổ chức, tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã viết bài cho hội thảo và các quý vị đại biểu đã tham dự hội thảo hôm này. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo nhà trường và các phòng, ban chức năng trong trường. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và hỗ trợ về mọi mặt của các cơ quan, của các công ty chứng khoán, các cơ quan thông tấn và báo chí trung ương và Hà Nội. Kính chúc quí đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc hội thảo thành công tốt đẹp! PGS. TS. Hoàng Xuân Quế Trưởng Khoa Ngân hàng – Tài chính Đại học Kinh tế Quốc dân 1 PHẦN I SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2 THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Quá trình chuyển biến từ nhận thức đến thành công TS. Lê Văn Châu Nguyên Chủ tịch UBCKNN Tƣ duy - xuất phát điểm Mười năm để phát triển một thị trường không là quãng đường dài, so với bề dày lịch sử vài trăm năm của thị trường chứng khoán thế giới. Với những kỳ vọng vào sự phát triển lâu dài của thể chế thị trường bậc cao trong nền kinh tế Việt Nam thì mọi thành công cũng mới bắt đầu, và chúng ta cũng chỉ qua giai đoạn sơ khởi. Người ta từng nói "vạn sự khởi đầu nan", điểm khởi đầu nào cũng đầy những khó khăn, bỡ ngỡ, nhưng để vượt qua được những thử thách khó khăn đó lại càng cần nhiều hơn đến sự nỗ lực của từng tập thể cá nhân, thậm chí cả toàn xã hội. Việc chuẩn bị ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam là cả quá trình chuyển biến từ nhận thức đến việc hoạch định chính sách trong công cuộc cải cách kinh tế của Việt Nam, nhất là của những người đã tham gia vào công cuộc cải cách kinh tế mà đặc biệt là việc cải cách ngành tà chính ngân hàng. Từ những năm 1990, khi Việt Nam đã tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng, chuyển hệ thống ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp, đó là chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương là quản lý nhà nước và những chức năng, nhiệm vụ mà trong Luật Ngân hàng Nhà nước đã quy định và hệ thống ngân hàng thương mại làm nhiệm vụ hoạt động kinh doanh. Như vậy, chúng ta đã tách bạch hệ thống chính sách với hệ thống kinh doanh trong ngân hàng. Trên thế giới, bất cứ nước nào cũng cần đến hệ thống ngân hàng để cung cấp vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống ngân hàng không thể có đủ khả năng cung cấp được lượng vốn cần thiết, chính vì thế, để phát triển nền kinh tế của một quốc gia, cần đòi hỏi phải có một kênh khác để tạo vốn cho nền kinh tế, nhằm đảo bảo sự phát triển của thị trường vốn trung và dài hạn. Chính ở hai từ "dài hạn" này mà ý tưởng cho sự ra đời thị trường chứng khoán đã chính thức được hình thành. Tuy nhiên, phải nói thêm rằng sự hình thành ý tưởng về thị trường chứng khoán lúc đó dựa trên những cơ sở thực tiễn vững chắc, mà cơ sở đầu tiên chính là những kết quả đổi mới kinh tế vượt ngoài sự mong muốn, thậm chí, ngoài sức tưởng tượng, của nhiều người. Chính những kết quả đó đã tạo nên mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng và kích thích mạnh mẽ tinh thần tiếp tục đổi mới tư duy theo hướng thị trường - mở cửa. Công cuộc đổi mới kinh tế đất nước chính thức bắt đầu vào giữa năm 1980 của thế kỷ trước và chỉ 5 - 6 năm sau đó, vào những năm đầu của thập kỷ 90, đã bắt đầu xuất hiện những ý tưởng về khả năng xây dựng thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Cần phải nói thêm về bối cảnh đất nước ta lúc đó là đang bị bao vây kinh tế, tức là không thể vay vốn nước ngoài (bao gồm các tổ chức quốc tế) để phát triển sản xuất kinh doanh như hiện nay, càng không thể bàn đến chuyện Việt Nam được nước ngoài tài trợ cho các mục tiêu phát triển. Khởi nguồn của hành động bao vây kinh tế đối với Việt Nam được bắt nguồn từ năm 1979, khi chúng ta giúp cho Campuchia giải phóng khởi sự thảm sát diệt chủng của chế độ Pônpốt. Mỹ là một trong những nước cầm đầu cùng một số quốc gia khác đã bao vây kinh tế Việt Nam. Đến tháng 10/1993, các tổ chức kinh tế quốc tế là Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) mới nối lại quan hệ tín dụng với Việt Nam và cũng từ đó các nước khác cũng mới bắt đầu cho chúng ta vay vốn trở lại. Tôi nhớ, thời gian tiếp đó có khoảng 15 đến 2 Quốc gia dự Hội nghị Câu lạc bộ Paris để giải quyết nợ Chính phủ của Việt Nam tại Paris, và tại Hội nghị này các nước đã quyết định xoá 50% nợ cho Việt Nam (khoảng 500 triệu USD). Tiếp đó là Hội nghị tài trợ cho Việt Nam lần đầu tiên cũng được tổ chức tại Paris và các tổ chức tài chính quốc tế cùng một số quốc gia đã cam kết tài trợ cho Việt Nam trên 2 tỷ USD để thực hiện các dự án phát triển kinh tế. Mấu chốt của vấn đề trong bối cảnh đất nước đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ mở cửa chính là ở chỗ làm thế nào để có thể huy động vốn ở trong nước và quốc tế để phát triển kinh tế, và câu chuyện về một thị trường chứng khoán bắt đầu được nhen nhóm lên cũng chính là từ đó. KỶ YẾU HỘI THẢO Thị trường chứng khoán Việt Nam- 10 năm nhìn lại và xu hướng phát triển đến năm 2020 [...]... chính ngầm trong nền kinh tế 23 KỶ YẾU HỘI THẢO Thị trường chứng khoán Việt Nam- 10 năm nhìn lại và xu hướng phát triển đến năm 2020 NHÌN LẠI CON ĐƢỜNG CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Hoàng Thị Thanh Thuỳ, Phan Hoàng Diệu Phòng Nghiên cứu và Tư vấn đầu tư - CTCP Chứng khoán Tân Việt Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sau 10 năm hình thành và phát triển đã có những bước tiến nhất định, song vẫn... trên, phát triển TTCK trở thành một cấu phần quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung của nước ta 17 KỶ YẾU HỘI THẢO Thị trường chứng khoán Việt Nam- 10 năm nhìn lại và xu hướng phát triển đến năm 2020 THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM - MƢỜI NĂM NHÌN LẠI PGS.TS Đinh Xu n Hạng Học viện Tài chính Mười năm, chặng đường đầu của thị trường chứng khoán( TTCK)... đường 10 năm chưa phải là dài, nhưng thấm đẫm vào đó là không ít gian nan và vất vả Nhưng như câu thành ngữ: "Có công mài sắt, có ngày nên kim", thị trường chứng khoán Việt Nam với bao tâm huyết của nhiều thế hệ chắc chắn sẽ phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững hơn nữa! 7 KỶ YẾU HỘI THẢO Thị trường chứng khoán Việt Nam- 10 năm nhìn lại và xu hướng phát triển đến năm 2020 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ THỊ... báo cáo với Chính phủ và Thủ tướng Võ Văn Kiệt Bản báo cáo này được coi như là một cái sườn để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam và chúng tôi là những người trực tiếp thay mặt nhóm nghiên cứu báo cáo trước thành viên của Chính phủ về mô hình phát triển thị trường chứng khoán của Việt Nam Thực tế là mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam được soạn thảo và thiết kế cho Việt Nam không theo mô hình... động của thị trường mấy năm đầu vô cùng ỳ ạch Thậm chí có một số người kiến nghị tạm đình chỉ giao dịch một thời gian Thời điểm đó số lượng công ty chứng khoán cũng rất ít Đến năm 2006, thị trường chứng khoán mới thực sự phát triển mạnh mẽ Nếu như từ đầu, chúng ta dự kiến thị trường chứng khoán phát triển đến năm 2 010 chiếm khoảng từ 10% đến 15% GDP, thì thực tế năm 2006 con số này đã lên đến trên... hướng phát triển đến năm 2020 THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM MƢỜI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Việc mở cửa thị trường chứng khoán vào tháng 7/2000 là một quyết định lớn thể hiện quyết tâm của Đảng và Chính phủ trong việc tạo thêm một kênh mới nhằm huy động vốn phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước, góp phần hoàn thiện hệ thống các thị trường tài chính và tạo lập đồng... càng phát triển Hoạt động này mang tính hai mặt thúc đẩy TTCK phát triển, nhưng nhiều nhà đầu tư cũng thiệt hại không nhỏ - Giao dịch chứng khoán ngày càng phức tạp Các Cty CK thông đồng với nhà đầu tư thực hiện nhiều gian lận trong giao dịch cổ phiếu, làm giảm tính minh bạch, sự phát triển vững chắc của thị TTCK 12 KỶ YẾU HỘI THẢO Thị trường chứng khoán Việt Nam- 10 năm nhìn lại và xu hướng phát triển. .. lập đồng bộ các yếu tố của một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Sau mười năm hoạt động và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển theo đúng phương châm chỉ đạo của Chính phủ và đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu là hoạt động an toàn và hiệu quả, phát triển thị trường từng bước từ thấp đến cao, hoạt động chứng khoán đã trở thành một ngành của khu vực tài... trong bối cảnh thị trường hiện nay Tuy nhiên, trong mười năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã bộc lộ một số hạn chế và gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển Các yếu tố cơ bản của một thị trường chứng khoán từ hệ thống pháp lý, các chủ thể tham gia thị trường (Cơ quan quản lý các cấp, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký, Công ty chứng khoán, Công ty niêm yết và nhà đầu tư),... tham gia thị trường chưa ổn định, từ các nhà quản lý, công ty phát hành, kinh doanh đến các nhà đầu tư rất bỡ ngỡ, thụ động tham gia thị trường, dù đã trải qua gần 10 năm thăng trầm của thị trường Các nhà đầu tư và các doanh nghiệp chưa hiểu và sử dụng thị trường hiệu quả Tâm lý trông chờ, ỷ lại Nhà nước còn phổ biến Vì vậy, để TTCK Việt Nam phát triển đúng hướng, phù hợp với chiến lược phát triển kinh . trường chứng khoán (TTCK) đến sớm ở một số nước đang trong quá trình chuyển đổi, như Hungary - TTCK Budapest (1990), Trung Quốc - TTCK Thượng Hải (1992), Cộng hoà Séc - TTCK Praha (1993) thì. giá cổ phiếu tăng cao,… thao túng TTCKVN. - Hoạt động hỗ trợ tài chính của các Cty CK cho các nhà đầu tư ngày càng phát triển. Hoạt động này mang tính hai mặt thúc đẩy TTCK phát triển, nhưng. hoạt động và phát triển của TTCK Việt Nam có thể chia làm 4 giai đoạn sau đây: Giai đoạn 1: từ tháng 7-2000 đến hết năm 2001: Đây là thời kỳ đầu phát triển của TTCK. Số lượng cổ phiếu còn

Ngày đăng: 01/11/2014, 13:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lot bia

  • To chuc dieu hanh

  • Tong hop

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan