tiếng cười tự trào trong thơ nguyễn khuyến

81 3K 4
tiếng cười tự trào trong thơ nguyễn khuyến

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ HỒNG TIẾNG CƢỜI TỰ TRÀO TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ HỒNG TIẾNG CƢỜI TỰ TRÀO TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Ngô Thị Phƣợng Sơn La, năm 2014 Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, Thư viện của trường, các bạn bè đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Tiến sĩ Ngô Thị Phượng đã giúp đỡ, chỉ bảo em tận tình trong quá trình thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, ngày 15 tháng 4 năm 2014 Nguyễn Thị Hồng K51 ĐHSP Văn - GDCD MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của khóa luận 5 7. Cấu trúc của khóa luận 6 PHẦN NỘI DUNG 7 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7 1.1 Tác giả Nguyễn Khuyến 7 1.1.1 Cuộc đời và con người 7 1.1.2 Sự nghiệp sáng tác 9 1.2. Trào phúng và tự trào 14 1.2.1 Trào phúng 14 1.2.2 Tự trào 16 1.3. Khảo sát, thống kê những bài thơ thuộc mảng tự trào của Nguyễn Khuyến 17 1.3.1 Thơ chữ Nôm 17 1.3.2 Thơ chữ Hán 19 1.3.3 Tổng số bài thơ có nội dung tự trào 22 1.3.4 Nhận xét 22 Tiểu kết chƣơng 1 23 CHƢƠNG 2. TIẾNG CƢỜI TỰ TRÀO TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN 24 2.1 Tiếng cười tự tin thể hiện bản lĩnh 24 2.2 Tiếng cười phê phán bản thân ở chốn quan trường 29 2.2.1 Tiếng cười đối với bản thân 29 2.2.2 Gián tiếp phê phán chốn quan trường 35 2.3 Tiếng cười hóm hỉnh, tươi vui của một tâm hồn giàu cảm xúc yêu thương . 38 2.3.1 Tiếng cười khi cá thể được giải thoát 38 2.3.2 Tiếng cười khi ở bên gia đình, bạn bè và làng xóm 41 Tiểu kết chƣơng 2 45 CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TIẾNG CƢỜI TỰ TRÀO CỦA NGUYỄN KHUYẾN 46 3.1 Nghệ thuật xây dựng hình tượng thơ độc đáo 46 3.2 Ngôn ngữ và giọng điệu 48 3.2.1 Ngôn ngữ 48 3.2.2 Giọng điệu 50 3.3 Thủ pháp tự trào 54 3.3.1 Cách nói ngược nghĩa 54 3.3.2 Cường điệu phóng đại 55 Tiểu kết chƣơng 3 56 PHẦN KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã có những thay đổi qua từng thời kì nhất định. Đặc biệt từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, văn học đã có sự thay đổi rõ rệt. Dòng văn học trào phúng xuất hiện nhiều tên tuổi: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương…Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của dòng văn học đó. Ông cũng là một trong những đại diện cuối cùng và lớn nhất của nền văn học Việt Nam trung đại chứng kiến những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, tận mắt thấy sự thất bại của triều đình nhà Nguyễn và nhận thấy một cách đau xót nhất sự sụp đổ của một tư tưởng đã lỗi thời cũng như sự bất lực đến hài hước của một loại hình trí thức đại diện cho hệ tư tưởng trước lịch sử. Hơn nữa, Nguyễn Khuyến nhận ra được bộ mặt thật của giai cấp mình và thừa nhận sự thất bại của nó trước hoàn cảnh lịch sử, vì thế ông đã đem ra trào phúng, châm biếm, dùng cái cười để cười xã hội, cười người và cười chính bản thân mình. Nguyễn Khuyến đã đóng góp nhiều thành công cho dòng thơ văn trào phúng Việt Nam. Trong đó, thơ tự trào của ông chiếm vị trí quan trọng cả về số lượng và giá trị nghệ thuật. Có nhiều bài thơ mang ý vị tự trào vào loại hay và tiêu biểu nhất trong văn học dân tộc. Thơ tự trào là một trong những mảng thơ thể hiện rõ tâm trạng của nhà thơ một cách khá chân thực, vừa thể hiện ý thức cá nhân lại vừa mang ý nghĩa xã hội. Qua những bài thơ tự trào, chúng ta có thể cảm nhận được tiếng lòng của tác giả. Như vậy không chỉ thơ trữ tình có thể giúp nhà thơ bày tỏ tâm trạng, tình cảm mà chính mảng thơ tự trào cũng giúp nhà thơ bộc lộ cảm xúc, suy tư một cách rất hữu hiệu. Để hiểu thêm về vấn đề này, tôi xin chọn nghiên cứu đề tài: “Tiếng cười tự trào trong thơ Nguyễn Khuyến”. 2. Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Khuyến là một trong những cây đại thụ của văn học dân tộc. Xuân Diệu từng đánh giá: “Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn có biệt tài và có giá trị tiêu biểu cho văn học nước ta vào hồi cuối thế kỉ XIX”. Thơ của Tam Nguyên 2 Yên Đổ nhẹ nhàng mà sâu sắc. Trải qua biết bao những thăng trầm lịch sử nhưng thơ văn của ông vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong lòng người dân Việt Nam, đặc biệt là những độc giả yêu mến thơ trào phúng. Vì vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự nghiệp thơ văn của ông. Trong số đó có rất nhiều tác giả đề cập đến mảng thơ tự trào. Trần Quốc Vượng khi viết về Tam Nguyên Yên Đổ có nhận xét: “Với nhiều day dứt trong nội tâm, Nguyễn Khuyến đã giải tỏa mặc cảm bằng nhiều cách và ông đã trở thành một nhà thơ châm biếm lớn, cười mình, cười người. Dùng tiếng cười châm biếm để phủ định, để đưa ma cái cũ”. [21, tr.50] Một trong những tác giả viết về Nguyễn Khuyến nhiều nhất phải kể đến đó là nhà nghiên cứu Vũ Thanh. Trong bài Tâm trạng Nguyễn Khuyến qua thơ tự trào, nhà nghiên cứu đã chia thơ tự trào của Nguyễn Khuyến thành hai giọng điệu trào phúng tiêu biểu thể hiện hai loại thái độ với bản thân: Thái độ tự tin vào bản thân và từ nghi ngờ đi đến phủ định. Và theo nhà nghiên cứu thì “giá trị tư tưởng nghệ thuật lớn nhất ở đây là sự phản ánh sâu sắc tâm trạng trữ tình của tác giả qua từng chặng đường đời, qua những cảnh ngộ của cuộc sống. Những biến đổi của thời cuộc và sự trưởng thành nhận thức của nhà thơ, từ tin tưởng chờ mong đến gan lì chai sạn, từ tin tưởng lạc quan đến thất vọng đau khổ, từ khẳng định nhiệt tình đến hoàn toàn phủ định”. [21, tr.267] Cũng trong vấn đề nghiên cứu nói trên, nhà nghiên cứu Vũ Thanh đã viết: “Thơ tự trào của Nguyễn Khuyến ta thấy những bước phát triển khá lí thú của tâm trạng tác giả qua những chặng đường đời,… Trước khi về ở ẩn thơ tự trào Nguyễn Khuyến khác hẳn khi ông đã về Yên Đổ. Nợ thật, nghèo thật nhưng khi nói đến điều đó chính là để chứng tỏ cái chí của mình, coi khinh vật chất tầm thường, quyết đạt được vinh quang trên con đường khoa cử. Phần lớn tiếng cười tự trào của giai đoạn này chưa thật sự sâu sắc, thâm túy. Khi bước vào quan trường thì thơ tự trào đã có sự biến đổi khác hẳn là một giọng thơ ngang ngạnh có vẻ như gàn dở (Tự trào) và tất cả như đượm một nỗi buồn triền miên đau khổ, thất vọng, dằn vặt, đó là nỗi buồn lớn lao, hơn hẳn cái buồn của anh khóa 3 Thắng trước kia. Nếu như trước kia Nguyễn Khuyến tự khẳng định mình thì đến bây giờ Nguyễn Khuyến phủ định mình, giễu cợt mình một cách chua chát (Vịnh Tiến sĩ giấy). Nguyễn Khuyến lên án bọn quan lại vô đạo, không biết chăm lo đến cuộc sống của nhân dân. Tiếng cười ở đây không chỉ mang sắc thái mua vui, giải trí mà còn mang ý nghĩa sâu cay, thâm thúy (Ông phỗng đá) [12, tr.263]. Như vậy nhà nghiên cứu Vũ Thanh mới chỉ làm rõ tiếng cười trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến trước và sau khi về Yên Đổ mà chưa đưa ra một cách cụ thể những cung bậc tiếng cười và những phương diện thể hiện tiếng cười trong thơ tự trào của Nguyễn Khuyến. Trong bài viết Nguyễn Khuyến – thi hào dân tộc của nhà nghiên cứu Vũ Thanh đã nói về điều này: “Nguyễn Khuyến lớn chính vì ông là một trong rất ít những trí thức thời kì ấy sớm nhận ra được sự bất lực của giai cấp mình. Ông đem ra trào phúng và châm biếm thần tượng cao nhất của cả một thể chế xã hội đã tồn tại hàng ngàn năm – Ông tiến sĩ nay đã trở thành thứ đồ chơi bằng giấy để “dứ thằng cu”… Giá trị phê phán càng trở nên sâu sắc hơn khi bản thân sự phê phán lại chính là sự tự phê phán – tự trào. Bởi trong số những “ông nghè tháng Tám” hết thời ấy có cả bản thân ông Tam Nguyên làng Yên Đổ”. [21, tr.12] Quả thực con người ta tự hài hước mình, tự bôi nhọ mình, tự hạ bệ mình và nói như nhà nghiên cứu Vũ Thanh là “tự ăn thịt mình” thì thực là khó lắm. Nhưng còn cay đắng hơn khi Nguyễn Khuyến nhận ra mình cũng là “một quan nhọ, một tiến sĩ giấy, là bậc ăn dưng, lão già giả điếc,…” Nguyễn Khuyến là nhà thơ có những bài thơ tự trào vào loại sâu sắc nhất trong văn học Việt Nam - người giã từ thế kỉ XIX bằng những bài thơ cười ra nước mắt “Năm canh máu chảy đêm hè vắng”. [21, tr.13] Có lẽ nhà nghiên cứu Vũ Thanh là người có thể nói gần đây nhất, trực tiếp nhất đề cập đến mảng thơ tự trào của Nguyễn Khuyến và có những nhận định thật sâu sắc về những vần thơ này. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số tác giả khi nghiên cứu về nhà thơ Nguyễn Khuyến đã ít nhiều đề cập đến mảng thơ tự trào. 4 Bài viết Sự đa dạng và thống nhất trên quá trình chuyển động của một phong cách và dấu hiệu chuyển mình của tư duy thơ dân tộc của Nguyễn Huệ Chi cũng có những nhận xét về con người Tam Nguyên Yên Đổ: “Con người đó cũng không quên nhìn lại mình, tự vấn mình như một kẻ sỹ chân chính thầm để những giọt nước mắt chảy vào trong và đành cười nhạo thân phận nhơ nháo tỉnh say, say tỉnh của mình”. [21, tr.55] Và khi nói về nội dung thơ tự trào của Nguyễn Khuyến, Trần Quốc Vượng đã nhận định: “Nguyễn Khuyến cáo quan về quê làm một cụ nghè sống cuộc đời như phỗng đá, anh giả điếc, mù lòa, mẹ mốc, gái góa. Sống như vậy dường như nhà thơ muốn chạy trốn cuộc đời, chạy trốn giai cấp”. [1, tr.48] Như vậy, nhìn một cách tổng thể cho đến bây giờ cũng đã có một số học giả cùng với các công trình nghiên cứu về thơ tự trào của Nguyễn Khuyến. Do những mục đích nghiên cứu khác nhau nên các tác giả, các công trình nghiên cứu trên đã phần nào phản ánh những cung bậc, phương diện của tiếng cười tự trào trong thơ Nguyễn Khuyến. Từ sự kế thừa, tiếp thu những phát hiện của các học giả, tôi chọn vấn đề: “Tiếng cười tự trào trong thơ Nguyễn Khuyến” để nghiên cứu làm rõ đặc điểm, sắc thái của tiếng cười trong mảng thơ tự trào với hi vọng góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu nghiên cứu Nguyễn Khuyến – một nhà thơ lớn của văn học trung đại Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những bài thơ tự trào của Nguyễn Khuyến. Tiếng cười tự trào của Nguyễn Khuyến được thể hiện ở nhiều góc độ và nhiều phương diện khác nhau. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Thơ Nguyễn Khuyến có số lượng và nội dung phản ánh cuộc sống khá phong phú và sinh động. Với thời gian, trình độ và khả năng nghiên cứu có hạn cho nên chúng tôi chỉ tập trung làm nổi bật tiếng cười tự trào qua những tác phẩm tiêu biểu trong cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến - Mã Giang Lân – NXB Giáo dục. 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của khóa luận là nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện nội dung và nghệ thuật thơ tự trào của Nguyễn Khuyến để từ đó thấy được đặc điểm và ý nghĩa của tiếng cười tự trào trong thơ của ông. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện khóa luận này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: 5.1 Phương pháp thống kê phân loại Phương pháp này được sử dụng để thống kê phân loại cụ thể số lượng những bài thơ, câu thơ theo từng cấp độ, phương diện của tiếng cười tự trào, qua đó rút ra được kết luận chính xác. 5.2 Phương pháp phân tích tác phẩm văn học Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài này. Qua việc phân tích tác phẩm ta có thể thấy được nội dung tư tưởng và nghệ thuật độc đáo được gửi gắm trong mỗi tác phẩm, cũng như thấy được tài năng và trí tuệ uyên thâm của tác giả. 5.3 Phương pháp so sánh Trong quá trình nghiên cứu, ngoài việc tập trung so sánh những bài thơ, câu thơ có chứa tiếng cười tự trào của Nguyễn Khuyến chúng tôi còn so sánh, mở rộng những bài thơ, câu thơ có chứa tiếng cười tự trào của Nguyễn Khuyến với các tác giả khác có liên quan đến khóa luận. 6. Đóng góp của khóa luận - Tìm hiểu “Tiếng cười tự trào trong thơ Nguyễn Khuyến” để hiểu sâu hơn về nội dung, tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc. - Thấy được những đóng góp to lớn của Nguyễn Khuyến trong thơ văn trào phúng Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, đặc biệt là mảng thơ tự trào. - Là tài liệu tham khảo cho học sinh, những người nghiên cứu, tìm hiểu thơ văn Nguyễn Khuyến. [...]... bài thơ có nội dung tự trào Nội dung Tổng số bài thơ có nội dung tự trào Tỷ lệ (%) Thơ chữ Nôm 27 60 Thơ chữ Hán 18 40 Tổng số 45 100 1.3.4 Nhận xét Qua khảo sát thống kê những bài thơ có chứa tiếng cười tự trào của Nguyễn Khuyến, chúng tôi rút ra những nhận xét sau: Tổng số bài thơ có chứa tiếng cười tự trào là 45 bài Thơ chữ Nôm có 27 bài thơ chiếm 42.1% trong tổng số 64 bài Thơ chữ Hán có 18 bài thơ. .. số 64 bài Thơ chữ Hán có 18 bài thơ chiếm 26.1% trong tổng số 69 bài Như vậy, số lượng bài thơ có chứa tiếng cười tự trào chiếm khá lớn, trong đó thơ chữ Nôm nhiều hơn thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ trào phúng chủ yếu căn cứ vào thơ chữ Nôm của ông Còn thơ chữ Hán thì hầu hết là thơ trữ tình Thơ tự trào của Nguyễn Khuyến chứa đựng tiếng cười hóm hỉnh nhưng sâu cay, thâm thúy, thể hiện... bài thơ để tự trào, tự thuật, cười bản thân để tự răn mình Nguyễn Khuyến không nằm ngoài số đó Theo số liệu thống kê, thơ tự trào của Nguyễn Khuyến chiếm số lượng khá lớn, 45 tác phẩm Đối tượng trào phúng của nhà thơ chính là chân dung của bản thân mình Nguyễn Khuyến đã dùng tiếng cười để chế giễu bản thân, từ hình dáng bên ngoài đến phẩm chất bên trong, từ bản thân đến cuộc sống gia đình… Mỗi bài thơ. .. Những vấn đề chung Chƣơng 2: Tiếng cƣời tự trào trong thơ Nguyễn Khuyến Chƣơng 3: Nghệ thuật biểu hiện tiếng cƣời tự trào của Nguyễn Khuyến 6 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Tác giả Nguyễn Khuyến 1.1.1 Cuộc đời và con ngƣời Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn (một ngọn núi cao, đẹp trong huyện), tự là Miễn Chi (nghĩa là “Gắng lên”, do chữ Khuyến mà ra) Ông sinh ngày... khoảng 200 bài thơ và thơ chữ Nôm có khoảng 100 bài với nhiều thể loại khác nhau Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng, vừa là nhà thơ trữ tình Còn trong thơ chữ Hán thì hầu hết là thơ trữ tình Có thể nói, trên cả hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nhà Nguyễn gần như sụp đổ, các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất... Nhưng một trong những người làm thơ tự trào nhiều nhất và hay nhất phải kể đến là Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến Thơ tự trào của Nguyễn Khuyến có vị trí quan trọng không 16 chỉ tạo nên thành công trong sự nghiệp sáng tác thơ của ông mà còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển của dòng văn học trào phúng Việt Nam 1.3 Khảo sát, thống kê những bài thơ thuộc mảng tự trào của Nguyễn Khuyến 1.3.1 Thơ chữ... chung nhất Tự trào là thơ làm ra để tự cười mình, đem những tâm tư, cảm nghĩ, thói xấu của mình ra để cười nhạo chế giễu Tự trào biểu hiện trên nhiều phương diện: - Tự trào về diện mạo - Tự trào về phẩm chất tính cách - Tự trào về bản thân, gia đình, cuộc sống Như vậy, đối tượng bị cười nhạo trong thơ tự trào chính là chủ thể Nói cách khác, đối tượng cười nhạo chính là tác giả Mỗi nhà thơ đều có nỗi niềm,... nhà thơ Ông làm thơ tự trào, tự cười chính bản thân mình để răn mình Mỗi bài thơ tự trào lại có những nét độc đáo riêng biệt cho thấy tài năng nghệ thuật của Nguyễn Khuyến 22 Tiểu kết chƣơng 1 Nguyễn Khuyến là gương mặt độc đáo, đại diện cho lớp nho sĩ cuối thế kỉ XIX Ông đã để lại cho đời một di sản văn chương quý báu Đặc biệt mảng thơ tự trào là một thành công tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác thơ. .. những vần thơ tự trào theo từng tâm trạng khác nhau, phủ định hay khẳng định Tiếng cười tự trào không chỉ để tự răn mình mà từ đó còn phê phán, lên án mạnh mẽ, vạch trần bản chất xấu xa của kẻ thù.Nhưng chung quy lại thơ tự trào để thổ lộ, giãi bày tâm sự, những điều bí bách trong lòng Ở nước ta thời trung đại, không chỉ có Nguyễn Khuyến mà Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Tú Xương… cũng có thơ tự trào Nhưng... tự là tự nhiên, tự mình không kiên cưỡng, trào là cười giễu [4,tr.478] Trong tác phẩm của Nguyễn Khuyến có hai mảng sáng tác quan trọng là kết quả của hai nguồn cảm hứng chính: trữ tình và trào phúng Có thể xem tự trào là một mảng của thơ ca trào phúng việt Nam Tuy chưa có một khái niệm nào rõ ràng và chính xác về tự trào nhưng qua nghiên cứu và tìm hiểu có thể đưa ra khái quát chung nhất Tự trào . trong thơ Nguyễn Khuyến trước và sau khi về Yên Đổ mà chưa đưa ra một cách cụ thể những cung bậc tiếng cười và những phương diện thể hiện tiếng cười trong thơ tự trào của Nguyễn Khuyến. Trong. Tiếng cười tự trào trong thơ Nguyễn Khuyến . 2. Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Khuyến là một trong những cây đại thụ của văn học dân tộc. Xuân Diệu từng đánh giá: Nguyễn Khuyến là một nhà thơ. là những bài thơ tự trào của Nguyễn Khuyến. Tiếng cười tự trào của Nguyễn Khuyến được thể hiện ở nhiều góc độ và nhiều phương diện khác nhau. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Thơ Nguyễn Khuyến có số

Ngày đăng: 01/11/2014, 12:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan